Dấu Hiệu Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Là Gì? Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Có Vô Sinh Không?

Theo những thống kê gần đây thì tỉ lệ vô sinh ở nam giới đang có những dấu hiệu gia tăng rõ rệt. Giờ đây, vô sinh đã trở thành một trong những nỗi lo ngại đáng sợ của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ và đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ ly hôn cao. Vô sinh có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do môi trường sống ô nhiễm, thời gian làm việc và sinh hoạt thiếu hợp lí,… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân ít ai chú ý đến chính là vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, túi giãn tĩnh mạch bìu. Đây là hiện tượng mà các tĩnh mạch bị xoắn giãn một cách bất thường, dẫn đến tình trạng chảy sệ của tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có đến 80% số ca mắc bệnh nằm ở tinh hoàn trái tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn.

Một số nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh như dòng máu chảy ngược, tăng nhiệt độ bìu do mặc quần lót quá chật, thường xuyên tắm nước nóng, vận động mạnh và có thể do chế độ ăn uống thường ngày.

Dòng máu trong các tĩnh mạch ở tinh hoàn khi bị ứ đọng lại và không di chuyển được về tim để trao đổi chất, do đó vùng tinh hoàn không có đủ chất dinh dưỡng và oxi để nuôi dưỡng, lâu dần tinh hoàn teo nhỏ lại gây ảnh hưởng về chất và số lượng tinh trùng giảm khả năng thụ thai.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

– Thể tích tinh hoàn nhỏ hơn so với người cùng tuổi.

– Khi giãn mạch thừng tinh nặng sẽ thấy vùng bìu sưng to lên.

– Cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu.

– Sờ vào gốc dương vật thấy có nhiều búi như sợi mì.

– Tinh hoàn có biểu hiện bên to bên nhỏ.

– Khi bệnh nặng sẽ có cảm giác đau âm ỉ nhẹ, áp lực lớn ở vùng bìu.

– Khi khám bìu ở tư thế đứng, sờ sẽ thấy thừng tinh dày lên, có nhiều tĩnh mạch giãn mềm, nổi ngoằn ngèo trên da như “búi giun”.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tỉ lệ vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh hoàn lên đến 40% các ca vô sinh nam và có khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn với các cấp độ khác nhau.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng nhiệt độ ở bìu, trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận vào tĩnh mạch tinh hoàn, ứ đọng máu tĩnh mạch ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng, làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng từ đó dẫn đến vô sinh.

Như vậy vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không vẫn đang là vấn đề mà các nhà nghiên cứu đang tranh luận, do đó các bạn cũng không nên lo lắng thái quá khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh (Varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lành tính, tiến triển từ từ nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể gây thiểu năng sinh dục cho bệnh nhân. Bệnh thường hay gặp ở nam thiếu niên.

Giải phẫu:

Đám rối tĩnh mạch thừng tinh có 3 nhóm chính:

Tĩnh mạch tinh trong dẫn máu từ tinh hoàn về tĩnh mạch thận nếu là bên trái và về tĩnh mạch chủ dưới nếu là bên phải.

Tĩnh mạch ống dẫn tinh dẫn máu về tĩnh mạch chậu trong.

Tĩnh mạch tinh ngoài dẫn máu vào tĩnh mạch thượng vị dưới.

Các tĩnh mạch này thông nối với nhau, ngoài ra hệ tĩnh mạch tinh của hai bên tinh hoàn cũng thông nối.

Giải phẫu bệnh:

Khoảng 80% giãn tĩnh mạch thừng tinh là ở bên trái, vì sự ngược dòng của dòng máu vào trong tĩnh mạch tinh trong là nguyên nhân gây ra giãn và xoắn tĩnh mạch tinh, sự khác biệt giữa cấu trúc các tĩnh mạch tinh trong bên trái và bên phải và về nguồn gốc phôi thai của chúng có thể giải thích giãn tĩnh mạch thừng tinh thường bị bên trái.

Theo quan điểm của một số tác giả: tĩnh mạch tinh trong bên trái dài và không có van nên dễ gây ứ máu giật lùi. Còn các tĩnh mạch khác đổ vào tĩnh mạch chậu ít khi bị giãn.

Bệnh nguyên:

Sự hình thành giãn tĩnh mạch thừng tinh có sự tham gia của một trong 3 yếu tố sau:

Tăng cao áp lực tĩnh mạch thận trái.

Thông nối của các tĩnh mạch bàng hệ.

Sự khiếm khuyết của các van trong tĩnh mạch tinh trong.

Bệnh sinh:

Mặc dù giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được phát hiện trong tuổi thiếu niên, sinh bệnh học của sự hình thành tĩnh mạch giãn vẫn còn là giả thuyết. Có thể là đa yếu tố.

Một số tác giả cho rằng những thay đổi sinh lý bình thường xảy ra trong dậy thì và hậu quả là sự gia tăng dòng máu tinh hoàn có thể đã làm bộc lộ những bất thường tĩnh mạch tiềm ẩn trở nên quá tải và do đó làm giãn tĩnh mạch.

Do trở ngại lưu thông của tĩnh mạch thừng tinh, do tăng áp lực tĩnh mạch thận bên trái.

Nguyên nhân tại chỗ: khối u chèn ép, di căn của K vùng tiểu khung, K thận trái.

Triệu chứng: Triệu chứng cơ năng:

Cảm giác khó chịu, nặng tức.

Đau tức vùng bìu.

Các cảm giác trên thường xuyên giảm khi nằm và không xuất hiện khi mới thức giấc, ngược lại thường tăng khi ngồi lâu, đứng lâu hay khi hoạt động gắng sức trong thời gian dài.

Triệu chứng thực thể:

Nhìn:

Bìu bên bệnh thường sa thấp hơn bên lành.

Nhìn thấy bìu bên bệnh có các tĩnh mạch nổi lên vằn vèo.

Sờ:

Sờ như một búi len (khi mới bị) hoặc như búi giun (khi đã bị lâu).

Vẫn sờ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn, vẫn bấu được màng tinh hoàn.

Kích thước tinh hoàn bình thường hoặc teo nhỏ hơn bên lành, mật độ mềm hơn bên lành.

Dồn ép có nhỏ đi nhưng không mất hẳn.

Dấu hiệu Curling dương tính: cách làm:

Thì 1: bệnh nhân nằm, y sinh ngồi bên cạnh dồn đẩy khối phồng lên trên bụng cho nhỏ hết sau đó dùng một ngón tay chẹt lấy thừng tinh ở tại lỗ bẹn nông.

Thì 2: cho bệnh nhân đứng lên bỏ tay ra và quan sát: kết quả khối u to từ dưới lên Curling dương tính là giãn tĩnh mạch thừng tinh, khối u to từ trên xuống là Curling âm tính gặp trong thoát vị bẹn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể chia làm 3 độ dựa trên khám lâm sàng:

Độ 1: búi tĩnh mạch giãn nhỏ, khó sờ thấy.

Độ 2: búi tĩnh mạch giãn khá to, dễ sờ thấy.

Độ 3: búi tĩnh mạch giãn to, nhìn rõ qua bìu.

Cận lâm sàng:

Chụp tĩnh mạch tinh: có thể phát hiện đến 70%. Theo WHO, chụp tĩnh mạch tinh được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh, tuy nhiên đây là biện pháp xâm lấn, kết quả tùy thuộc vào kỹ năng của người thực hiện.

Siêu âm Doppler bìu: cũng như chụp tĩnh mạch tinh có khả năng phát hiện được giãn tĩnh mạch thừng tinh từ 85 – 100%, nhưng độ đặc hiệu chỉ có 55%.

Chụp mạch máu phóng xạ hạt nhân: kỹ thuật này được đưa ra trong những năm 1980 mà sự chính xác tùy thuộc vào sự cương tụ máu của bìu.

Làm các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục và phân tích tinh dịch đồ trong các trường hợp vô sinh.

Siêu âm bụng hoặc CT bụng nếu nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh là thứ phát do u sau phúc mạc.

Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định:

Triệu chứng lâm sàng:

Cảm giác tức nặng khó chịu khi đi lại.

Búi tĩnh mạch giãn như búi len, búi giun.

Vẫn sờ thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn, bấu được màng tinh hoàn.

Dấu hiệu Curling dương tính.

Cận lâm sàng: siêu âm, chụp tĩnh mạch tinh…

Nhiều trường hợp chỉ cần khám xét lâm sàng tỷ mỷ cũng chẩn đoán xác định được giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Chẩn đoán phân biệt:

Thoát vị bẹn mà tạng thoát vị là mạc khối: khối u có thể dồn nhỏ và mất trong ổ bụng, lỗ bẹn nông rộng, u to lên khi ho, rặn, dấu hiệu Curling âm tính.

Nang nước thừng tinh: có thể đóng ngăn thành nhiều túi nhỏ, sờ thấy túi tròn căng dồn nắn không nhỏ lại.

Điều trị: Điều trị căn nguyên:

Nếu tìm được căn nguyên phải điều trị căn nguyên trước.

Điều trị cụ thể:

Điều trị bảo tồn:

Mặc quần sịp, treo cao bìu, dùng các thuốc làm bền vững thành mạch, kháng sinh, chống viêm…

Điều trị phẫu thuật: Chỉ định:

Đối với nam thiếu niên: chỉ định phẫu thuật khi giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2, 3 kết hợp với chậm phát triển hoặc teo tinh hoàn cùng bên.

Đối với nam giới trưởng thành:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây khó chịu hoặc đau tức bìu kéo dài.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh kết hợp với bất thường tinh dịch đồ trên một cặp vợ chồng vô sinh sau khi đã đánh giá người vợ.

Phương pháp mổ:

Phương pháp Parona-Traica: cắt búi tĩnh mạch giãn, lộn màng tinh hoàn ôm lấy tĩnh mạch giãn vào trong, treo búi tĩnh mạch và tinh hoàn vào lỗ bẹn nông.

Phương pháp Ivanisevich: thắt tĩnh mạch giãn ở trên cao ở trên ống bẹn.

Thắt tĩnh mạch tinh giãn qua nội soi ổ bụng.

Với các phương pháp mổ mở sự trợ giúp của kính lúp thường dễ dàng nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, giúp tránh bị biến chứng teo tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn về sau.

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

XEM THÊM:

  Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:

  ► Rối loạn quá trình sinh tinh do sự thay đổi mô học của tinh hoàn, bất thường của tinh dịch đồ.

  ► Có sự thay đổi nhiều hormon khác trong cơ thể người bệnh.

  ► Có thể cảm thấy căng nhức hay nặng ở bìu. Cảm giác đau nhiều hơn về cuối ngày, khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu. Khi nằm ngửa sẽ thấy đỡ đau hơn.

  ► Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to có thể thấy một khối sưng phía trên bìu. Với giãn tĩnh mạch thừng tinh vừa có thể sờ thấy búi tĩnh mạch rối. Còn đối với giãn tĩnh mạch ít chỉ phát hiện khi ho hoặc rặn.

Dấu hiệu của giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

  Nếu bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh mà làm những công việc nặng, đứng hay ngồi lâu sẽ có triệu chứng:

  ◈ Sờ vào gốc dương vật thấy có những búi rối ngoằn nghoèo.

  ◈ Một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên kia (thường là tinh hoàn trái).

Ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

  Nhiều nam giới có triệu chứng đau, căng tức ở bìu nhưng chủ quan không đi khám, khi bệnh nặng, tới gặp bác sĩ thì mới biết mình bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinhhay còn gọi giãn tĩnh mạch thừng tinh trái là hiện tượng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn hơn một cách bất thường gây tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

  Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng của nam giới. Cụ thể là số lượng và chất lượng tinh trùng giảm sút… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn mà phái mạnh cần chú ý.

  Tại thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khám Đa Khoa Đông Á là địa chỉ nhận được sự tin tưởng của đông đảo nam giới, nhất là những người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đa Khoa Đông Á với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh nam khoa nói chung và bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nói riêng, cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ là lựa chọn đáng tin cậy cho mọi nam giới đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

  Bạn vẫn còn đang thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh? Đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline 028 35355558 hoặc nhấp vào bảng tư vấn trực tiếp, mọi thắc mắc của bạn sẽ nhanh chóng được tư vấn tỉ mỉ, chi tiết.

Bệnh Lý Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh (Varicocele)

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Theo quan điểm của một số tác giả tĩnh mạch tinh trong bên trái dài và không có van nên dễ gây ứ máu giật lùi. Còn các tĩnh mạch khác đổ vào tĩnh mạch chậu ít khi bị giãn. Sự hình thành giãn tĩnh mạch tinh hoàn có sự tham gia của một trong 3 yếu tố sau:

Tăng cao áp lực tĩnh mạch thận trái.

Thông nối của các tĩnh mạch bàng hệ.

Sự khiếm khuyết của các van trong tĩnh mạch tinh trong.

Mặc dù giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được phát hiện trong tuổi thiếu niên, sinh bệnh học của sự hình thành tĩnh mạch giãn vẫn còn là giả thuyết. Có thể là đa yếu tố

Một số tác giả cho rằng những thay đổi sinh lý bình thường xảy ra trong dậy thì và hậu quả là sự gia tăng dòng máu tinh hoàn có thể đã làm bộc lộ những bất thường tĩnh mạch tiềm ẩn trở nên quá tải và do đó làm giãn tĩnh mạch.

Do trở ngại lưu thông của tĩnh mạch thừng tinh, do tăng áp lực tĩnh mạch thận bên trái.

Nguyên nhân tại chỗ: Khối u chèn ép, di căn của K vùng tiểu khung, K thận trái.

Triệu chứng, dấu hiệu của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đám rối tĩnh mạch tinh hoàn có 3 nhóm chính:

Tĩnh mạch tinh trong dẫn máu từ tinh hoàn về tĩnh mạch thận nếu là bên trái và về tĩnh mạch chủ dưới nếu là bên phải.

Tĩnh mạch ống dẫn tinh dẫn máu về tĩnh mạch chậu trong.

Tĩnh mạch tinh ngoài dẫn máu vào tĩnh mạch thượng vị dưới.

Các tĩnh mạch này thông nối với nhau, ngoài ra hệ tĩnh mạch tinh của hai bên tinh hoàn cũng thông nối. Nếu bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ có những triệu chứng sau đây.

Triệu chứng cơ năng

Cảm giác khó chịu, nặng tức.

Đau tức vùng bìu.

Triệu chứng thực thể

Bìu bên bệnh thường sa thấp hơn bên lành.

Nhìn thấy bìu bên bệnh có các tĩnh mạch nổi lên vằn vèo.

Sờ như một búi len (khi mới bị) hoặc như búi giun (khi đã bị lâu).

Vẫn sờ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn, vẫn bấu được màng tinh hoàn.

Kích thước tinh hoàn bình thường hoặc teo nhỏ hơn bên lành, mật độ mềm hơn bên lành.

Dồn ép có nhỏ đi nhưng không mất hẳn.

Dấu hiệu Curling dương tính: cách làm:

Thì 1: Bệnh nhân nằm, y sinh ngồi bên cạnh dồn đẩy khối phồng lên trên bụng cho nhỏ hết sau đó dùng một ngón tay chẹt lấy thừng tinh ở tại lỗ bẹn nông.

Thì 2: Cho bệnh nhân đứng lên bỏ tay ra và quan sát kết quả khối u to từ dưới lên là Curling dương tính là giãn tĩnh mạch thừng tinh, khối u to từ trên xuống là Curling âm tính gặp trong thoát vị bẹn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể chia làm 3 độ dựa trên khám lâm sàng

Độ 1: búi tĩnh mạch giãn nhỏ, khó sờ thấy.

Độ 2: búi tĩnh mạch giãn khá to, dễ sờ thấy.

Độ 3: búi tĩnh mạch giãn to, nhìn rõ qua bìu.

Triệu chứng cận lâm sàng

Chụp tĩnh mạch tinh: có thể phát hiện đến 70%. Theo WHO chụp tĩnh mạch tinh được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên đây là biện pháp xâm lấn, kết quả tùy thuộc vào kỹ năng người thực hiện.

Siêu âm Doppler bìu: cũng như chụp tĩnh mạch tinh có khả năng phát hiện được giãn tĩnh mạch thừng tinh từ 85 – 100%, nhưng độ đặc hiệu chỉ có 55%.

Chụp mạch máu phóng xạ hạt nhân: kỹ thuật này được đưa ra trong những năm 1980 mà sự chính xác tuỳ thuộc vào sự cương tụ máu của bìu.

Làm các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục và phân tích tinh dịch đồ trong các trường hợp vô sinh.

Siêu âm bụng hoặc CT bụng nếu nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh là thứ phát do u sau phúc mạc.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh Để chẩn đoán xác định giãn tĩnh mạch thừng tinh cần dựa vào các dấu hiệu sau: Triệu chứng lâm sàng:

Cảm giác tức nặng khó chịu khi đi lại.

Búi tĩnh mạch giãn như búi len, búi giun.

Vẫn sờ thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn, bấu được màng tinh hoàn.

Dấu hiệu Curling dương tính.

Cận lâm sàng: siêu âm, chụp tĩnh mạch thừng tinh

Nhiều trường hợp chỉ cần khám xét lâm sàng tỷ mỷ cũng chẩn đoán xác định được giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Chẩn đoán phân biệt giãn tĩnh mạch thừng tinh với các bệnh khác

Thoát vị bẹn mà tạng thoát vị là mạc khối: khối u có thể dồn nhỏ và mất trong ổ bụng, lỗ bẹn nông rộng, u to lên khi ho, rặn, dấu hiệu Curling âm tính.

Nang nước thừng tinh: có thể đóng ngăn thành nhiều túi nhỏ, sờ thấy túi tròn căng dồn nắn không nhỏ lại.

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Khi bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn nếu tìm thấy căn nguyên cần điều trị căn nguyên trước. Sau đó mới áp dụng các biện pháp điều trị tiếp theo: điều trị bảo tồn hay phẫu thuật

Điều trị bảo tồn

Mặc quần sịp treo cao bìu, dùng các thuốc làm bền vững thành mạch, kháng sinh, chống viêm.

Điều trị phẫu thuật

Đối với nam thiếu niên: chỉ định phẫu thuật khi Giãn tĩnh mạch tinh hoàn (Giãn tĩnh mạch thừng tinh) độ 2, 3 kết hợp với chậm phát triển hoặc teo tinh hoàn cùng bên.

Đối với nam giới trưởng thành:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây khó chịu hoặc đau tức bìu kéo dài.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh kết hợp với bất thường tinh dịch đồ trên một cặp vợ chồng vô sinh sau khi đã đánh giá người vợ.

Phương pháp Parona-Traica: cắt búi tĩnh mạch giãn, lộn màng tinh hoàn ôm lấy tĩnh mạch giãn vào trong, treo búi tĩnh mạch và tinh hoàn vào lỗ bẹn nông.

Phương pháp Ivanisevich: thắt tĩnh mạch giãn ở trên cao ở trên ống bẹn.

Thắt tĩnh mạch tinh giãn qua nội soi ổ bụng.

Với các phương pháp mổ mở sự trợ giúp của kính hiển vi vi phẫu thường dễ dàng nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, giúp tránh bị biến chứng teo tinh hoàn hoặc tràn dịch màng tinh hoàn về sau.

Phòng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng giãn tĩnh mạch tinh hoàn (hay còn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh) gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để phòng tránh được nam giới nên thực hiện một số biện pháp sau:

Không nên mặc quần sịp quá chật, nên mặc quần sịp được làm từ chất liệu vải cotton, không nên mặc những quần làm bằng vải nilon, không thấm mồ hôi, dễ ngứa ngáy.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo, phơi quần áo khô ráo, ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời, không mặc quần áo ẩm, tránh vi khuẩn có thể xâm nhập

Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời

Nếu bạn có các dấu hiệu như khó chịu, nặng tức, đau tức vùng bìu và các cảm giác trên thường xuyên giảm khi nằm và không xuất hiện khi mới thức giấc, ngược lại thường tăng khi ngồi lâu, đứng lâu hay khi hoạt động gắng sức trong thời gian dài hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị tránh gây những biến chứng nguy hiểm.

” chúng tôi – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng..”

– Group bacsidanang.com