Dấu Hiệu Gãy Xương Kín / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Thế Nào Là Gãy Xương Kín? Cách Nhận Biết?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gãy xương kín là trường hợp gãy xương tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện ngoài da. Tuy không nguy hiểm và khó phát hiện như gãy xương hở nhưng người bệnh cần phải nhận biết dấu hiệu gãy xương kín để có hương thăm khám, điều trị kịp thời.

1. Gãy xương kín là gì?

Gãy xương kín là tình trạng gãy xương nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện bên ngoài da. Ngược lại, gãy xương hở là có vết thương ngoài da thông với ổ xương gãy, thậm chí có thể nhìn thấy đầu xương gãy từ phía bên ngoài.

Thực tế, gãy xương hở nghiêm trọng hơn gãy xương kín, bởi người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ và phải điều trị đồng thời nhiều tổn thương tại một thời điểm trong một thời gian khá dài.

Một số nguyên nhân gây ra gãy xương kín là cho chấn thương, té ngã, tai nạn, vận động viên trong quá trình tập luyện hoặc do bệnh lý loãng xương. Ngoài ra, tình trạng chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương.

2. Dấu hiệu gãy xương kín như thế nào?

Gãy xương kín có nguy hiểm hay không là những thông tin mà rất nhiều độc giả quan tâm. Thực tế, gãy xương kín không có biểu hiện rõ như gãy xương hở nên đôi khi rất khó nhận biết, từ đó có thể biến thành thương tật và không thể điều trị khỏi. Đặc biệt những trường hợp nứt xương hay rạn xương tại lúc xảy ra tai nạn, nếu không được phát hiện, chẩn đoán từ sớm sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh sau này.

Theo đó, muốn biết một người có bị gãy xương kín hay không cần phụ thuộc vào các dấu hiệu gãy xương kín như sau:

Cảm thấy, nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương bị gãy.

Đau ở vùng chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đặc biệt đau tăng khi vận động.

Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy.

Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.

Có phản ứng tại điểm gãy khi chạm nhẹ lên vùng bị thương.

Biến dạng chi gãy khiến chi bị ngắn lại, gập góc hay xoắn vặn…

Khi thăm khám nghe thấy tiếng lạo xạo của của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.

Ngoài ra, tình trạng sốc cũng là dấu hiệu của gãy xương, tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra với các đối tượng gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Do đó muốn tìm ra chính xác dấu hiệu của gãy xương kín thì phải dựa vào quan sát và nếu thấy bệnh nhân có từ 2 đến 3 các dấu hiệu nghiêm trọng trên hoặc có biểu hiện sốc nguy hiểm thì cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến các cơ quan y tế để chăm sóc và điều trị.

3. Sơ cứu gãy xương kín

Để hạn chế tối đa biến chứng cũng như hạn chế được sự di lệch của đầu xương gãy, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát khác tại vùng tổn thương thì bệnh nhân cần được sơ cứu, điều trị kịp thời.

3.1. Xử trí

Cần gọi cấp cứu y tế

Đánh giá và xử trí các vấn đề về đường thở, nhịp thở và tuần hoàn, nhất là các trường hợp gãy xương nghiêm trọng.

Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết.

Băng kín các vết thương, đồng thời kiểm soát chảy máu.

Cố định xương gãy tạm thời bằng nẹp, băng ép.

Nâng cao chi bị gãy thường xuyên sau khi cố định để giảm sưng, phù nề.

Theo dõi bệnh nhân thường xuyên về tình trạng toàn thân.

3.2. Nguyên tắc cố định xương gãy

Sau các bước xử trí gãy xương kín cần chú ý đến các nguyên tắc cố định xương gãy như sau:

Nẹp sử dụng điều trị gãy xương kín phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và vững chắc. Nẹp có thể làm bằng gỗ, tre hoặc thanh kim loại…

Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân mà phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương.

Cố định trên và dưới vị trí xương gãy 1 khớp. Với gãy xương đùi phải bất động được 3 khớp.

Nếu trong trường hợp gãy xương kín đặc biệt gãy xương đùi cần phải kéo liên tục bằng một lực không đổi.

Sau khi đã sơ cứu xong cần phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị hoặc gọi cấp cứu y tế.

4. Điều trị gãy xương kín

Nguyên tắc cơ bản điều trị chung cho bệnh gãy xương là: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.

Sau khi sơ cứu gãy xương và di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện thì các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán hình ảnh gãy xương bằng cách chụp X-quang, CT hoặc MRI, máy quét xương nhưng phổ biến nhất là chụp X-quang. Phẫu thuật có thể là phương án mà các bác sĩ cân nhắc để điều trị gãy xương, tùy vào mức độ nghiêm trọng và nhận định gãy xương kín hay gãy xương hở để có hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:

Băng bột cố định: Để điều trị gãy xương dùng băng bột cố định thì các bác sĩ sẽ sử dụng bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc.

Nẹp cố định: Các khuôn bột, nẹp sẽ hạn chế, đồng thời kiểm soát chuyển động của khớp gần đó. Phương pháp nẹp cố định khá tốt cho một số loại gãy xương.

Kéo liên tục: Lực kéo dùng điều trị gãy xương để sắp xếp lại một hoặc nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định;

Cố định ngoài: Bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành. Nếu trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một khung cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được;

Mổ hở và cố định bên trong: Bác sĩ sẽ sắp sếp lai các mảnh xương gãy về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các dụng cụ cố định xương chuyên dụng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị bệnh lý, đồng thời cấp cứu, phẫu thuật cứu sống nhiều ca bệnh gãy xương, chấn thương nặng. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại đem lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Quang Minh đã được đào tạo tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình lớn trong nước cũng như được đào tạo chuyên sâu về Thay khớp, Nội soi khớp, Phẫu thuật bàn tay… do các chuyên gia của Hội Chấn thương chỉnh hình Mỹ, Úc, Châu Âu giảng dạy. Là người có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phẫu thuật.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Gãy Xương Hàm Trên. Dấu Hiệu, Chuẩn Đoán Và Điều Trị Gãy Xương Hàm Trên

Gãy xương hàm trên (gãy xương lefort) là gì? Những dấu hiệu khi bị gãy xương hàm trên

Biểu hiện choáng váng và đau nhức: Do xương hàm trên liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh và trung ương não cho nên khi bị gãy xương hàm trên thì kèm với biểu hiện đau buốt, đau nhói hoặc đau râm ran khắp phần đầu và mặt thì bệnh nhân còn kèm theo biểu hiện choáng váng nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ gãy xương và chảy mất máu.

Khó hoặc không thể vận động: Khi bị gãy xương hàm trên, mặc dù không chuyển động khi nhai nhưng chức năng nhai, nuốt hoặc há miệng của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề do khi bị gãy thì phần gãy sa xuống gây cản trở và đau.

Biến dạng mặt: Là một trong những trường hợp gãy xương hàm trên nặng với các biểu hiện như chảy máu miêng, mũi hay bầm tím, sưng nề toàn vùng miệng. Các biểu hiện biến dạng bên trong vòm miêng còn xuất hiện như lợi, má đều xuất huyết và sưng tím, phù nề và rất khó cử động hoặc nuốt nước bọt.

Xẹp phần giữa mặt: Đây là một trong những biến dạng nặng được tách ra với các loại biến dạng thông thường ít nguy hiểm hơn như sưng phù má hoặc tím bầm. Sự xẹp giữa mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do đường gãy ngang hình răng cưa ngay tại phần mặt gây nên.

Các phương pháp chuẩn đoán gãy xương hàm trên

Phương pháp chuẩn đoán bên ngoài: Đối với gãy xương hàm mặt trên thì các phương pháp chuẩn đoán cục bộ và sơ lược bên ngoài cho phép nhìn thấy rõ những tổn thương tổng quan có tác dụng quan trọng trong phục hồi tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Sự biến dạng của khuôn mặt bên ngoài do gãy xương, sự biến dạng trong khuôn miệng, vòm họng và sự ảnh hưởng dập nát của các mô mềm xung quanh bên ngoài có thể được xem xét kỹ càng để áp dụng các phương pháp kéo nắn hoặc may chỉ. Bên cạnh đó còn đánh giá khả năng dập nát phần mềm để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cao có thể xảy ra.

Khi chụp X-quang chuẩn đoán gãy xương hàm Le Fort I sẽ tiến hành chụp phim sọ thẳng và sọ nghiêng để phát hiện chính xác đường gãy, đối với chụp X-quang chuẩn đoán gãy xương hàm Le Fort II thực hiện 4 kiểu chụp X-quang gồm: chụp X-quang Blondeau, X-quang Hirtz, X-quang phim sọ thẳng và X-quang sọ nghiêng. Đối với X-quang chuẩn đoán gãy xương hàm Le Fort III gồm 5 kiểu chụp X-quang: chụp X-quang Blondeau, chụp X-quang Hirtz, chụp X-quang phim sọ thẳng, chụp X-quang sọ nghiêng và chụp X-quang cắt lớp vi tính (Scanner).

Điều trị gãy xương hàm trên

Đối với gãy xương hàm trên thì dễ gây ra sự tắc đường thở gây ngạt do chảy máu nhiều hoặc tình trạng xuất huyết trong nên các phương pháp kiểm soát và sơ cứu cầm máu, thông đường thở cho bệnh nhân là hết sức quan trọng và cấp thiết. Sau khi đã thông và đảm bảo đường thở an toàn cho tính mạng của nạn nhân thì các phương pháp chống nhiễm trùng phải được áp dụng lập tức trước khi tiến hành bất cứ phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật hoặc phẫu thuật nào.

Để tiến hành chống nhiễm trùng các bác sỹ sẽ tiến hành tiêm huyết thanh phòng uốn ván, huyết thanh giải mẫn cảm và các loại kháng sinh phòng và điều trị nhiễm trùng. Sau khi tiến hành xong hai bước trên thì mới áp dụng các phương pháp điều trị khác cụ thể:

Các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm: Nắn chỉnh theo khớp cắn trung tâm bằng tay hoặc dây thép tạm thời; nắn chỉnh bằng máng chỉnh hình; phương pháp liên hoàn Stout kéo chỉnh liên tục bằng cao su; phương pháp kéo qua xông Nélaton luồn qua mũi họng hoặc sử dụng bộ dụng cụ ngoài.

Phương pháp điều trị phẫu thuật: Thông thường sau khi tiến hành điều trị bảo tồn đã liền xương thì áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu phẫu thuật gồm có phẫu thuật treo xương hàm vào gò má; phẫu thuật cố định bằng cung Tiguerstedt, phẫu thuật cố định bằng cung Ginested, phẫu thuật treo xương hàm vào mấu mắt ngoài của xương trán.

Dấu Hiệu Gãy Xương Cẳng Tay, Cánh Tay

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Đức Hòa – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Gãy xương cẳng tay, cánh tay là một trong những chấn thương thường xảy ra trong va chạm, tai nạn… Bệnh nhân cần nắm rõ các dấu hiệu gãy xương cẳng tay, cánh tay để kịp thời chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cánh tay bao gồm nhiều xương như: Xương trụ, xương quay, xương cánh tay. Gãy xương cẳng tay, cánh tay là gãy một hoặc nhiều xương kể trên.

Gãy xương cánh tay thường xảy ra do tai nạn như: Ngã xe, ngã chống tay, tai nạn giao thông, đâm chém nhau, đánh nhau…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương cẳng tay, cánh tay, được chia làm 2 loại là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp:

Nguyên nhân trực tiếp: Do bị va đập mạnh như bị đánh trực diện, bị tai nạn giao thông, tai nạn tạo ra áp lực vào cánh tay

Nguyên nhân gián tiếp: Do khi ngã bàn tay duỗi thẳng ra để chống. Vị trí gãy có thể là từ cổ tay đến vai

Những đối tượng có nguy cơ cao dễ gãy xương cẳng tay, cánh tay gồm:

Người già: Xương đã lão hóa

Đau nhức trong xương cánh tay, cơn đau tăng lên khi cử động

Có tiếng gãy răng rắc khi xảy ra va chạm

Sưng đau

Bầm tím

Cánh tay biến dạng, cổ tay cong lại…

Không thể cử động cánh tay như bình thường

Có những cử động lạ

Khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay, điều quan trọng là phải được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra với bệnh nhân và tình trạng tổn thương kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục giải phẫu cánh tay.

Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là phẫu thuật ít xâm lấn với nhiều ưu điểm vượt trội như: Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Bệnh viện sẽ sử dụng thường quy các loại đinh, nẹp khóa mang đến những ưu điểm vượt trội như: Giúp bệnh nhân được cố định xương vững chắc theo trục giải phẫu, giảm nguy cơ gãy nẹp vít, giảm các nguy cơ khớp giả,…

Giảm đau trong mổ và sau mổ: Thực hiện kỹ thuật giảm đau tiên tiến nhất dưới hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của kỹ thuật giảm đau, đây là một điểm nổi bật của Bệnh viện Vinmec Hải Phòng đó là bệnh viện không đau.

Biểu hiện của bệnh viện sau mổ có thể đáp ứng tập phục hồi chức năng, vết mổ liền khô tốt, bệnh nhân ổn định thể trạng, không sốt.

Ngoài ra, khách hàng phẫu thuật tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng được thụ hưởng những lợi ích vượt trội bao gồm:

Thời gian nằm viện ngắn, giảm tối đa chi phí lưu trú, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.

Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.

Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.

Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày.

Bảo hiểm: Vinmec ký kết với nhiều đối tác bảo hiểm tư nhân lớn. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.

Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo…

Để đăng ký khám và điều trị, Quý khách có thể liên hệ theo địa chỉ:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng – Võ Nguyên Giáp, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Hotline: 0225 7309 888

Đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Khi Bị Gãy Xương

Đôi khi nạn nhân chỉ bị gãy xương đơn, nhưng người cứu cấp không biết cách hoặc không cẩn thận để nó biến thành gãy xương kép. Gãy xương kép khó điều trị hơn gãy xương đơn vì các tổ chức xung quanh vết thương bị hủy hoại nhiều và dễ nhiễm độc.

Theo bản điều tra chung thì hầu hết những tai nạn xe cộ đều do bất cẩn mà ra. Nếu ta ở nhà lầu hay nhà có gác cao, nên chong đèn cả trên lẫn dưới, sẽ tránh được nhiều tai nạn vì trợt chân cách vô lý. Nếu ở trên lầu đi xuống, cẩn thận nhận xét nền nhà trước khi đặt chân lên, có thể có vỏ trái cây hoặc một món đồ chơi nào đó mà em bé trong nhà quên dẹp đi lại gây nên tai nạn đáng tiếc chăng. Nên dùng cản chặn phía trên cầu thang để em bé khỏi té xuống lầu.

Không nên chạy nhảy khi mang guốc cao gót. Đế giày cao su cũng không bảo đảm ta được trên nền nhà ướt. Phải hết sức cẩn thận khi nền gạch được đánh si ra bóng láng cũng như đoạn đường lầy lội.

Tránh việc dùng ghế, thùng gỗ, thùng đựng trái cây hay thùng rượu không, để thế thang. Một thùng gỗ dựng đứng lên không vững chắc gì cả, vì chỉ có vài cây đinh yếu ớt chống đỡ mà thôi. Nếu nó không chịu nổi thì những cây đinh long ván rất có thể làm cho ta bị rách da, lủng thịt nguy hiểm, thêm vào những thương tích khác do việc ngã té mà ra.

Phải lựa thang tốt mà dùng. Hãy sửa lại hoặc hủy bỏ những thang hư. Những thang đứng, cao, dùng trong việc sơn sửa nhà cửa, phải được đặt trên nền đất bằng phẳng, chêm, chặn cẩn-thận, hay phải có người đứng giữ cẩn thận.

Nền nhà tắm phải được khô ráo và chùi sạch nước xà bông để bớt tai nạn. Ở các nước u Mỹ, nhà tắm được liệt vào hàng thứ ba trong các chỗ gây tai nạn chết người.

Khi qua đường nên cẩn thận ngó trước ngó sau, vì khi ta làm bộ không nhìn thấy xe, không có nghĩa là xe không thể đụng ta được.

Không phải mọi dấu hiệu đều lộ ra trong mỗi trường hợp gãy xương. Nạn nhân thương nghe hay cảm thấy tiếng xương gãy. Trong trường hợp gãy xương, chỗ bị thương rất đau nhức, đặc biệt khi rờ mó đến. Nếu nạn nhân không thể cử động được hay cử động cách vô cùng khó khăn và nhức nhối chỗ bị thương, ta nên nghi người ấy bị gãy xương và phải điều trị theo cách gãy xương. Ví dụ trong một tai nạn xảy ra mà nạn nhân không thể ngồi dậy được hay không nhúc nhích nổi tay hay chân bị thương thì tay hay chân ấy chắc đã bị gãy rồi. Có khi nạn nhân bị gãy xương mà có thể vẫn đi đứng được, vì xương mới rạn nứt chứ chưa gãy lìa.

Theo quan niệm của nhiều người thì khi không thể cử động các ngón tay được có nghĩa là xương cánh tay trước đã bị gãy, nhưng đó không phải là một lý do vững chắc để ta tin theo. Tuy xương cánh tay bị gãy thật, nạn nhân vẫn có thể cử động ngón tay được, tuy rất đau đớn. Trong nhiều trường hợp ta nên yêu cầu nạn nhân lấy tay chỉ đúng chỗ đau có thể biết được chỗ xương bị gãy. Chỗ da thịt bị gãy xương có thể bầm tím, sưng lên và thay đổi hình thể. Có thể nạn nhân không cử động được các khớp xương kế cận. Nạn nhân có thể cảm thấy tiếng lộp cộp của hai khúc xương va chạm nhau, nhưng người cứu thương không nên cố tạo ra tiếng ấy hay thử coi có tiếng va chạm của hai khúc xương chăng.

Ta có thể so sánh phần nghi bị gãy xương với phần lành lặn ở bên kia cơ thể coi nó có bị biến dạng chăng. Có thể lấy tay rờ bóp nhẹ dọc theo chỗ bị nghi gãy xương để dò xem, nạn nhân cảm thấy đau đớn nhiều, và lắm khi ta có thể nhận ra xương gãy.

Gãy xương là bị kích ngất (còn gọi là bất tỉnh).

Mọi triệu chứng gãy xương đơn đều có thể phát lộ trong trường hợp gãy xương kép, và có một vết thương từ chỗ xương gãy trồi ra ngoài da. Thường có một đầu xương gãy ló ra ngoài.

Vết thương này gây chảy máu nhiều và gây kích ngất cũng trầm trọng hơn vết gãy xương đơn. Nếu có một vết thương gần chỗ xương bị gãy, ta nên coi như đó là trường hợp gãy xương kép. Như trên đã nói, nếu không săn sóc cẩn thận vết gãy xương đơn, ta có thể biến nó thành gãy xương kép và điều nầy vô cùng nguy hiểm, vì ngoài việc gây cho nạn nhân thêm đau đớn, vết thương dễ bị nhiễm độc, lâu lành, nếu không may một huyết quản lớn hay dây thần kinh bị đứt, có thể làm cho nạn nhân chết hoặc phải mang tật suốt đời.

Cách săn sóc vết gãy xương đơn

1. Gọi bác sĩ lập tức. Trong khi chờ đợi bác sĩ ta có thể…

2. Dùng que đỡ để chỗ xương gãy không bị xê dịch. Không được dời nạn nhân đi trước khi cột que đỡ để tránh làm vết gãy xương đơn thành gãy xương kép. Nếu nghi nạn nhân bị gãy xương, cứ điều trị theo cách gãy xương.

3. Ngừa kích ngất. Nếu đã bị kích ngất, nên ngừa nó thành nặng thêm.

Nếu bác sĩ sẽ đến sớm và không có chảy máu, ta không cần phải xé hay cổi quần áo nạn nhân, nhưng trái lại, nếu bác sĩ không đến ngay được hoặc có dấu máu trong áo quần, ta cổi hoặc xé ra đủ để xem xét vết thương và coi họ có bị gãy xương kép không. Nếu tiện, ta nên cắt theo đường may của áo quần mặc ngoài, rồi cắt xé cẩn thận và nhẹ nhàng áo quần lót bên trong. Nếu bị thương ở mắt cá hay bàn chân, phải cắt dây hoặc da giày để cởi giày ra.

Nếu tay hay chân bị gãy, không nên níu kéo tay hay chân ấy, cũng không nên dời nạn nhân đi trước khi bác sĩ đến nếu tình trạng cho phép như vậy.

HÃY NHỚ: Dây thắt mạch là một vật dụng rất nguy hiểm.

Phải dùng dây thắt mạch với tài khéo léo đặc biệt. Nếu thắt lỏng, có thể làm xuất huyết tĩnh mạch thêm, còn nếu quá chặt các cơ cấu ngầm bên dưới sẽ bị hư đi và sanh ra chứng thúi thịt phần ngoài chỗ thắt mạch. Nên ghi chú cẩn thận giờ, phút dùng dây thắt mạch để gởi theo nạn nhân.

Có thể dùng vải thưa sát trùng đắp lên vết thương rồi băng chặt lại.

Nếu nạn nhân bị gãy xương bàn tay, ta có thể băng bó cẩn thận, cột băng treo và đưa nạn nhân đến bệnh viện mà không sợ bị nguy hại nhiều. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng và điều trị kích ngất.

Gãy xương ống chân và Gãy xương cánh tay trong

Que đỡ là một vật dụng dùng để giữ xương gãy nằm yên một chỗ cho đến khi bác sĩ sửa lại hai đoạn xương lìa nhau. Một miếng ván, một khúc gỗ, một cành cây, cán chổi, cây gậy, cán dù, một xấp báo cũ, áo mưa v.v… đều có thể dùng làm que đỡ được cả. Nếu có cấp bách lắm và không thể tìm được que đỡ thích đáng, ta có thể lấy một bó rơm, hay một áo bành tô (áo tây mặc ngoài) để dùng còn hơn là để xương gãy trơ ra như vậy. Que đỡ phải đủ dài để giữ chặt cánh tay hay ống chân. Nên lấy giẻ rách, bông-gòn, len hay vật gì mềm và êm để lót vào giữa lớp băng và que đỡ. Để cột que đỡ ta có thể dùng dây băng, băng cà-vạt, dây nịch hay rẻo vải cũng được. Nhớ cột vừa đủ chặt để giữ cho xương gãy vào que đỡ, mà không nên quá chặt. Ta cũng có thể dùng thân thể nạn nhân để làm que đỡ cho họ. Một ống xương cánh tay gãy có thể được buộc chặt vào ngực. Một ống chân gãy có thể được buộc chặt vào chân lành. Đó cũng là một cách dùng que đỡ hữu hiệu vậy. Que đỡ cùng được dùng trong trường hợp gãy xương sống mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau.

Trong mọi trường hợp cứu cấp, người cứu thương phải thật bình tĩnh để trí được sáng-suốt hầu nhận xét và điều trị hợp cách và có khoa học.

Nếu nạn nhân bị gãy xương tay, sau khi cột que đỡ, ta có thể dùng băng treo để đỡ, treo tay lên, nạn nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ít mỏi tay và ít chảy máu. Trong nhiều trường hợp nạn nhân có thể đi tới lui cách dễ dàng với băng treo.

Que đỡ bằng tạp chí, Que đỡ và băng treo