Dấu Hiệu Em Bé Sắp Mọc Răng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Dấu Hiệu Bé Sắp Mọc Răng

12 dấu hiệu cảnh báo bé sắp mọc răng

1. Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

2. Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

3. Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

4. Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

5. Bị đau: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

6. Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

7. Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

8. Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

9. Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

10. Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

11. Có thể nổi cục ở lợi: Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

Dấu Hiệu Mọc Răng Ở Trẻ Em Dễ Và Mẹo Mọc Răng Không Sốt Cho Bé

Mọc răng ở trẻ sơ sinh là niềm vui dành cho cha mẹ nhưng đằng sau đó là cả một quá trình khó khăn đối với cả bé và gia đình. Để cùng con vượt qua bước ngoặt đầu đời này, Nha khoa Quốc tế DC Dentist sẽ chỉ ra cho mẹ những dấu hiệu mọc răng ở trẻ em dễ nhận biết và lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc mọc răng ở trẻ em. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em

Trẻ nhỏ trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển trong những năm tháng đầu đời. Mọc răng ở trẻ sơ sinh là một cột mốc thực sự quan trọng nhưng cũng khiến cho cả mẹ và bé gặp không ít khó khăn. Nếu lần đầu làm mẹ và chưa có nhiều kinh nghiệm, Nha khoa Quốc tế DC Dentist sẽ chỉ ra cho mẹ dấu hiệu mọc răng ở trẻ em dễ dàng nhận biết.

– Nướu bị sưng đỏ. Mẹ có thể vệ sinh tay thật sạch sau đó nhẹ nhàng sờ vào vùng nướu này để kiểm tra có cứng không. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện dịch lỏng tích tụ, có màu hơi xanh.

– Trẻ cắn, nhai đồ vật cứng, đây là biểu hiện thường gặp ở hầu hết các trẻ khi chiếc răng sữa đầu tiên nứt khỏi lợi.

– Cơn đau do mọc răng sẽ ảnh hưởng đến vùng tai nên nếu mẹ thây bé hay vò tai cũng là dấu hiệu của việc mọc răng.

– Sốt nhẹ khi mọc răng là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu sốt cao trên 38 độ kèm theo các triệu chứng khác thì cần đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra và xử lý kịp thời.

– Trẻ cáu kỉnh và quấy khóc do bị đau, đặc biệt là vào buổi tối vì răng sẽ phát triển nhanh hơn vào ban đêm.

– Bỏ bú hoặc bú kém hơn do nướu khó chịu dẫn đến việc bé lười ăn hơn hẳn so với bình thường.

– Rối loạn giấc ngủ, nhất là giấc ngủ đêm.

Khi trẻ mọc răng có sự thay đổi về cơ thể, tâm lý khiến cho con đau nhức và khó chịu. Chính bởi thế, mẹ cần quan tâm và nhẹ nhàng với con hơn để giúp xoa dịu cho con trong giai đoạn khó khăn này.

Thay vì việc để cho con nhai gặm những đồ vật cứng không được vệ sinh, mẹ có thể dùng tay để mát xa vùng nướu đang đau nhức vì mọc răng cho con. Điều này cần được thực hiện khi tay mẹ đã được đảm bảo sát khuẩn sạch sẽ, có thể quấn thêm gạc và mát xa nhẹ nhàng theo đường hình tròn.

Dùng khăn lạnh chấm lên miệng và nướu

Điều này không chỉ giúp xoa dịu cơn đau mà còn ngăn ngừa tình trạng phát ban, làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Thực hiện đơn giản bằng cách lấy khăn mềm dành cho trẻ sơ sinh, chấm với nước mát hoặc nước lạnh và lau nhẹ nhàng vùng da xung quanh miệng trẻ, sau đó mở miệng của bé để mát xa vùng nướu bên trong.

Đồ mát luôn có tác dụng làm giảm cơn đau nhức, khó chịu. Chính vì thế, mẹ có thể cho con ăn các loại đồ mát như sữa chua, hoa quả lạnh,… Tuy nhiên chỉ sử dụng phương pháp này dành cho trẻ đã biết ăn đặc và lưu ý cho con ngồi thẳng khi ăn.

Giã dập lá hẹ tươi lấy nước cốt, có thể hòa thêm một chút nước đun sôi để nguội cho bớt mùi hăng. Vệ sinh tay thật sạch sau đó đeo gạc quanh ngón trỏ, chấm nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi cho con bắt đầu từ hai bên khoang má, nướu, lưỡi để làm sạch mọi mảng bám. Nhờ có mẹo này mà nhiều bé khi mọc răng không hề có dấu hiệu sốt.

Mấy Tháng Bé Mọc Răng Và Dấu Hiệu Mọc Răng Ở Bé Sơ Sinh

Tháng thứ 6 mọc răng cửa thứ nhất hàm dưới, nửa sau tháng thứ 7 mọc răng cửa thứ nhất hàm trên.

Tháng thứ 7 mọc răng cửa thứ hai hàm dưới, tháng thứ 8 mọc răng cửa thứ hai hàm trên.

Từ 12 đến 16 tháng mọc răng hàm thứ nhất hàm dưới và hàm trên.

Từ 16 đến 20 tháng mọc răng nanh hàm dưới và hàm trên.

Từ 20 đến 30 tháng mọc răng hàm thứ hai hàm dưới và hàm trên.

Sau đó, hàm răng sữa của bé sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong khoảng thời gian 6 đến 8 tuổi. Là khi bé trong giai đoạn thay răng. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng dần, tới khi bé 12 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 28 chiếc răng vĩnh viễn.

6 dấu hiệu bé mọc răng dễ nhận biết

Dấu hiệu 1: Chảy nhiều dãi, nước bọt. Quá trình mọc răng kích thích nước dãi trong khoang miệng bé chảy ra nhiều hơn.

Dấu hiệu 2: Cằm và quanh miệng nổi mẩn. Nước dãi chảy nhiều tiếp xúc với các vùng da này khiến bé bị mẩn đỏ.

Dấu hiệu 3: Ho. Chảy nước dãi dẫn đến tình trạng bé bị ho hoặc ho sặc. Nếu bé bị họ mà không kèm theo các triệu chứng bệnh lý như cảm cúm, dị ứng thì đó là do những chiếc răng đang chuẩn bị nhú lên.

Dấu hiệu 4: Sốt mọc răng . Khi mọc răng hệ miễn dịch của bé thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng sốt, cơn sốt sẽ kéo dài khoảng 3 ngày trước và sau khi bé mọc răng và sẽ tự hết.

Dấu hiệu 5: Cáu gắt, biếng ăn. Răng tách lợi nhú lên nên khiến bé bị sưng, đau nướu. Đây chính là lý do bé khó tính hơn bình thường, lười bú mẹ và ngủ không ngon giấc.

Kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng

Thay đổi chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vitamin C và canxi đồng thời lựa chọn đồ ăn mềm, loãng.

Nếu bé sốt cao mẹ nên ẵm bé để da chạm da, giúp điều hòa thân nhiệt và cho bé bú liên tục.

Lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Cho bé uống nước tráng miệng, dùng gạc hoặc khăn mềm để đánh răng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh vùng cằm, cổ thường xuyên để bé không bị nổi mẩn đỏ.

Mọc răng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên trong đời của bé. Bằng việc quan sát các dấu hiệu, mẹ có thể biết khi nào con đang mọc răng và dành cho bé sự chăm sóc tốt nhất ở giai đoạn này.

Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Hàm Là Gì? Bé Mọc Răng Hàm Trong Bao Lâu?

Cập nhật ngày: 16/01/2020

Những dấu hiệu bé mọc răng hàm sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng có giải pháp can thiệp khi con trẻ quấy khóc lúc mọc răng. Có thể bạn chưa biết bé mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng khi con bạn bắt đầu có thể tiếp cận nhiều loại thực phẩm hơn. Đặc biệt thời điểm bé mọc răng hàm thường kèm theo dấu hiệu sốt cao và hay bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường dẫn đến bố mẹ không có biện pháp giúp con vượt qua cảm giác khó chịu, điều này khiến quãng thời gian con mọc răng hàm trở thành nỗi lo lắng đối với các vị phụ huynh. Dấu hiệu bé mọc răng hàm

Các thường được thể hiện rất rõ ra bên ngoài nên chỉ cần quan sát kĩ hơn một chút là bố mẹ có thể biết con đang mọc răng. Vậy đâu là những biểu hiện bé mọc răng hàm mà bố mẹ cần lưu ý?

– Dấu hiệu bé mọc răng hàm không chịu ăn

Khi những chiếc răng hàm nhú lên khỏi lợi khiến vùng lợi trở nên sưng đỏ và đau nhức. Lúc này bé tỏ ra khó chịu khi ăn uống bất kì thứ gì ngay cả việc ngậm ti mẹ cũng không còn là niềm vui của trẻ. Vì thế nếu thấy dấu hiệu bé mọc răng hàm bỏ ăn hay bé mọc răng hàm biếng ăn bố mẹ nên có biện pháp kịp thời để không ảnh hướng tới việc ăn uốn của trẻ.

Nước bọt tiết ra là do sự điều khiển hệ thống thần kinh trung ương. Vào thời điểm con mọc răng, dây thần kinh số 5 bị kích thích cùng với cấu tạo khoang miệng của trẻ nông cộng với chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt khiến dãi chảy ra ngoài nhiều hơn.

– Hay cắn là dấu hiệu bé mọc răng hàm

Khi răng nhú lên và mọc ra ngoài lợi sẽ khiến lợi bị ngứa ngáy, vì thế trẻ sẽ có thói quen nhai và căn mọi vật xung quanh để làm dịu bớt sự khó chịu.

– Bé mọc răng hàm sốt mấy ngày

Vào thời điểm mọc răng hàm thân nhiệt của trẻ tăng cao do lúc này hệ miễn dịch của trẻ dần giảm sút là cơ hội thuận lợi cho các virut gây sốt tấn công.

Bé mọc răng hàm bị đau và bứt rứt khiến bé chẳng chịu chơi, hơn nữa tình trạng sốt và đau nhức càng diễn biến phức tạp vào ban đêm nên trẻ thường quấy khóc vào thời điểm này.

Thời điểm mọc răng sức đề kháng của con yếu hơn nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, và nguy cơ tiêu chay là rất cao, đi tướt mọc răng có thể diễn ra 4 – 5 lần/ngày. Thế nhưng đi tướt cũng là một biểu hiện của một số bệnh lý khác mà mẹ cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Khi nào bé mọc răng hàm?

Sau khi đã nắm bắt được những dấu hiệu bé mọc răng hàm bố mẹ cũng cần biết mấy tuổi bé mọc răng hàm bởi vẫn có trẻ mọc sớm hoặc mọc muộn hơn so với dự định. Thông thường bé bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 6 đó là thời điểm mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Khi răng sữa mọc hoàn thiện sẽ tới mọc răng hàm và thường nó rơi vào khoảng tháng thứ 13 – 14. Thời gian mọc răng nói trên không áp dụng cho mọi trẻ em bởi cũng có trẻ mọc đúng thời điểm nhưng cũng có trẻ mọc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào việc bổ sung canxi trong quá trình mang thai. Nếu con mọc răng hàm muộn hơn rất nhiều so với thời gian dự kiến thì bố mẹ nên đưa con tới gặp sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Theo quy trình mọc răng hàm của trẻ, thì dấu hiệu bé mọc răng hàm đầu tiên sẽ mọc trong khoảng thời gian từ tháng 13 – tháng 19 còn răng hàm dưới mọc từ tháng 14 – tháng 18. Tiếp đến răng hàm thứ 2 sẽ mọc trong khoảng tháng thứ 25 – 33 với răng hàm trên và từ 23 – 31 đối với răng hàm dưới. Cứ mỗi thời điểm mọc răng con trẻ sẽ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc kèm theo hiện tượng sốt. Và chúng cũng nhanh chóng hết khi chiếc răng mọc trồi lên khỏi lợi.

Sốt mọc răng hàm kéo dài bao lâu? Tùy theo từng thời điểm mọc răng, vì răng hàm không mọc liên tiếp từng cái mà sẽ có sự ngắt quãng giữa các đợt mọc răng. Bé sốt mọc răng hàm mấy ngày? Thông thường bé bị sốt khoảng 8 ngày khi mọc răng, 4 ngày trước khi răng bắt đầu nhú lên và 4 ngày sau khi răng nhú hoàn toàn.

Cách giảm đau cho bé mọc răng hàm

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Khi con mọc răng nước dãi cháy rất nhiều thì đây chính là dấu hiệu bé mọc răng hàm, vì vậy các mẹ chú ý lau miệng cho con thường xuyên để tráng sự xâm nhập của vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

– Cho con ăn đồ ăn mềm

Con bị đau nhức răng và gặp khó khăn trong việc ăn uống, lúc này mẹ có thể chế biến đồ ăn mềm nhuyễn để con không cần nhai mà nuốt trực tiếp, tốt nhất nên cho con ăn soup hoặc cháo loãng.

Liên tục kẹp nhiệt độ để kiểm tra tình trạng sốt của con, nhất là vào ban đêm. Nếu còn sốt khoảng 38 – 38,5 độ C thì mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm ấm đặt lên trán hoặc lau người cho trẻ. Trong trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống.

Trong trường hợp con sốt li bì, tiêu chảy mất nước và liên tục quấy khóc thì mẹ nên nhanh chóng đưa con tới gặp bác sĩ để có giải pháp kịp thời đồng thời giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các cách xử lý khi có dấu hiệu bé mọc răng hàm mà Nha khoa Nevada đã cung cấp, bạn có thể liên hệ theo số hotline: 1800.2045 để được nhận tư vấn miễn phí sớm nhất.