Gãy Xương Sườn Sau Số 5

Xin hỏi BS, Tôi bị ngã gãy xương sườn sau số 5-6-8 chệch lên 1 nửa giữa 2 đầu các xương bị gãy vào ngày 6/9/2023. Vậy có phải nẹp cố định không? Hiện tại chỉ uống thuốc theo toa của BS không can thiệp gì khác. Chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương. Hiện tại tôi đang dùng thuốc gồm: Calcium D, Décontractyl, Daeshin Protase và 1 loại thuốc giảm đau.

Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.

Trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Cạnh lởm chởm của xương gãy có thể làm tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan nội tạng như phổi.

Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương sườn thường tự lành trong một hoặc hai tháng. Bạn có thể tiếp tục hít thở sâu và tránh các biến chứng phổi như viêm phổi nếu biết cách kiểm soát cơn đau.

Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bao gồm:

– Thuốc. Bạn phải uống thuốc giảm đau đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy đau khi hít thở sâu thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm phổi. Nếu thuốc uống không đủ, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc gây tê kéo dài xung quanh các dây thần kinh có vai trò cung cấp dưỡng chất cho xương sườn;– Điều trị. Khi cơn đau của bạn được kiểm soát, bác sĩ có thể hướng dẫn tập thở để giúp bạn thở sâu hơn vì thở nông có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Cách phòng tránh gãy xương sườn:

– Chườm đá lên vùng bị thương;– Nghỉ ngơi nhiều hơn;– Dùng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu thuốc không kê toa kém hiệu quả;– Trong khi lành bệnh, bạn phải ho hoặc hít thở sâu ít nhất một lần một giờ, điều này có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi hay xẹp mô phổi;– Nếu bạn đã bị gãy xương sườn và không bị thương ở cổ hay lưng thì nên nằm nghiêng về bên bị thương, điều này cho phép hít thở sâu hơn.

Gãy Xương Sườn: Những Điều Cần Biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha – Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị nứt hay gãy rời. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.

Trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gãy xương sườn có thể gây tổn thương các tạng lân cận như phổi có thể gây suy hô hấp và tử vong,hoặc tạo ra mảng sườn di động khi gãy nhiều xương sườn gây suy hô hấp và suy tuần hoàn.

1.1 Gãy xương sườn

Điểm đau khu trú: Có thể đau tự nhiên khi bệnh nhân thở hoặc khám tìm điểm đau chói (dùng ngón tay trỏ ấn dọc theo xương sườn từ trước ra sau để tìm điểm đau chói hoặc dùng lòng bàn tay ấn nhẹ lên xương ức của bệnh nhân để tìm điểm đau chói nằm trên xương sườn gãy).

Điểm biến dạng xương sườn: Xác định bằng cách sờ dọc theo bờ sườn từ trước ra sau sẽ thấy ở điểm gãy xương bị gồ lên hoặc mất sự liên tục của xương sườn. Chính tại điểm này khi đặt ngón tay vào và bảo bệnh nhân hít thở thì có thể xác định được các triệu chứng di động bất thường và “lạo xạo” xương của đầu xương sườn gãy.

1.2 Mảng sườn di động

Mảng sườn di động là một thể gãy xương sườn rất đặc biệt, trong đó có ít nhất 3 sườn liền nhau bị gãy ở cả hai đầu và các điểm gãy ở mỗi đầu đều nằm gần như trên cùng một đường thẳng đi qua các điểm gãy ở phía đầu đó của các sườn gãy cạnh nó. Ngoài các triệu chứng của gãy xương sườn, mảng sườn di động còn có các triệu chứng đặc biệt khác là:

Di động ngược chiều của mảng sườn di động so với cử động hô hấp chung của lồng ngực: Khi hít vào,toàn bộ lồng ngực nở ra nhưng mảng sườn di động thì thụt vào. Khi thở ra thì lồng ngực xẹp lại nhưng mảng sườn di động lại lồi ra.

Toàn trạng bệnh nhân thường biểu hiện suy hô hấp và suy tuần hoàn nặng.

1.3 Tràn khí dưới da

Thường do xương sườn gãy chọc vào gây rách lá thành màng phổi và nhu mô phổi,khí từ phổi thoát qua khoang màng phổi rồi qua vết rách lá thành để tràn vào tổ chức dưới da thành ngực.

Vùng ngực bị tràn khí dưới da thường bị biến dạng, phồng to. Có khi tràn khí dưới da lan rộng lên cả vùng cổ,mặt…làm biến dạng nặng các vùng này trông rất đáng sợ,nhưng nó thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân

Có dấu hiệu ấn “lép bép” dưới da vùng bị tràn khí dưới da.

1.4 Tràn máu khoang màng phổi

Máu chảy vào khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi có thể từ các mạch máu thành ngực,trung thất hoặc nhu mô phổi bị tổn thương.

Có Hội chứng tràn dịch khoang màng phổi: Rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ đục (hội chứng ba giảm).Lồng ngực căng,các khe liên sườn giãn rộng.

Chọc hút thăm dò khoang màng phổi: Thường chọc ở liên sườn VII trên đường nách giữa hoặc liên sườn VIII đường nách sau.

1.5 Tràn khí khoang màng phổi

Khí vào khoang màng phổi thường là từ nhu mô phổi hoặc phế quản bị tổn thương.

Có Hội chứng tràn khí khoang màng phổi: Rung thanh giảm,rì rào phế nang giảm,gõ ngực thấy vang trống (tam chứng Galliard). Lồng ngực căng vồng, các khe liên sườn giãn rộng.

Thường có triệu chứng tràn khí dưới da vùng ngực bị tổn thương.

Chọc hút khoang màng phổi: thường chọc ở liên sườn II đường giữa đòn.

1.6 Tràn khí màng phổi van

Là một thể tràn khí màng phổi đặc biệt, trong đó khí tràn vào khoang màng phổi ở thì thở vào qua vết tổn thương của phế quản nhưng khí đó không thoát ra được trong thì thở ra,dẫn tới tràn khí khoang màng phổi với áp lực tăng dần.

Có Hội chứng tràn khí khoang màng phổi nặng và nhanh.

Gõ thấy vùng đục của tim và trung thất bị lệch sang bên lành.Nghe phổi có thể thấy tiếng rít của khí đi qua vết tổn thương khí quản trong thì thở vào.

Bệnh nhân thường bị Suy hô hấp và Suy tuần hoàn rất nhanh và nặng nếu không cấp cứu kịp thời.

1.7 Tràn khí trung thất

Xảy ra khi khí thoát ra từ phế quản bị tổn thương tràn vào trung thất, dẫn đến hiện tượng chèn ép các mạch máu và tim trong trung thất và vùng cổ.

Cổ bệnh nhân bạnh to ra,các tĩnh mạch vùng cổ nổi căng.Mặt bệnh nhân nề,tím.Có thể sờ thấy dấu hiệu “lép bép” dưới da vùng nền cổ và cổ.

Bệnh nhân cũng thường có các triệu chứng Suy hô hấp nặng.

Trong lúc khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên xương sườn, nghe phổi và xem khung xương lồng ngực di chuyển khi thở.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm hình ảnh sau đây:

X-quang. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để thấy được xương. Tuy nhiên, phương pháp này thường không hiệu quả khi chẩn đoán các xương sườn bị gãy gần đây, đặc biệt là nếu các xương chỉ bị nứt. X-quang cũng rất hữu ích trong việc chẩn đoán tình trạng xẹp phổi;

Chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này thường có thể phát hiện ra xương sườn bị gãy mà X-quang bỏ lỡ. Chấn thương các mô mềm và mạch máu cũng dễ thấy trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Công nghệ này chụp X-quang từ nhiều góc độ và kết hợp lại để mô tả các lát cắt ngang của cấu trúc bên trong cơ thể;

Chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này được sử dụng để xem xét các mô mềm và các cơ quan xung quanh xương sườn để xác định có tổn thương không. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện dấu vết gãy xương sườn khó thấy. Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường năng lượng và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang;

Xạ hình xương. Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc phát hiện tình trạng gãy xương do chấn thương lặp đi lặp lại như ho từng cơn dài. Trong lúc xạ hình xương, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu. Chất này tập trung trong xương, đặc biệt ở những nơi mà xương đang lành và có thể được nhìn thấy bằng máy quét.

Trước hết phải cấp cứu chống Sốc, Suy hô hấp và Suy tuần hoàn:

Đảm bảo thông suốt đường hô hấp: Đặt tư thế dễ thở, hút sạch miệng, hầu họng và khí phế quản (nếu cần có thể dùng đèn soi thanh quản, đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản để hút và giữ lưu thông đường thở).

Đảm bảo lượng Oxy và khí trao đổi trong phổi: Cho thở Oxy, nếu cần thì cho thông khí phổi nhân tạo.

Phục hồi khối lượng máu lưu hành: Truyền dịch, truyền máu,trợ tim…

Giảm đau: Thường dùng các thuốc giảm đau toàn thân hoặc phong bế thần kinh liên sườn.

Xử lý các tổn thương: Cố định xương sườn gãy, hút hết máu và khí khoang màng phổi để phổi nở ra hoàn toàn.

Kháng sinh, nâng đỡ toàn trạng…

Cụ thể

Gãy xương sườn: Thông thường nếu chỉ gãy đơn thuần một vài xương sườn thì chỉ cần cố định bằng băng dính. Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau.

Mảng sườn di động: Khi phát hiện ra thì phải lập tức cố định ngay mảng sườn di động bằng các biện pháp tạm thời tại chỗ như: Dùng bàn tay áp chặt lện mảng sườn, cho bệnh nhân nằm nghiêng để đè lên mảng sườn di động, đặt đệm bông lên vị trí có mảng sườn và băng vòng quanh lồng ngực, dùng kìm có mấu kẹp vào mảng sườn và giữ bằng tay…Tiếp đó có thể thực hiện các biện pháp cơ bản điều trị mảng sườn di động như: Kết xương sườn bằng kim loại, kéo liên tục mảng sườn, khâu cố định trên khung, khâu cố định các sườn gẫy vào nhau, thở máy.

Tràn máu, khí khoang màng phổi: Phải hút sạch máu trong khoang màng phổi và làm phổi nở ra sát thành ngực. Có thể dùng biện pháp chọc hút hoặc dẫn lưu khoang màng phổi:

Chọc hút khoang màng phổi: Là biện pháp điều trị đơn giản, dễ làm nhưng phải theo dõi chặt chẽ và phải làm nhiều lần mới có thể làm cho phổi nở ra sát thành ngực.

Dẫn lưu khoang màng phổi tối thiểu: Là biện pháp điều trị triệt để hơn, làm cho phổi nở ra sát thành ngực nhanh hơn, qua ống dẫn lưu có thể theo dõi được tiến triển của chảy máu trong ngực. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có điều kiện vô khuẩn tốt, có máy hút liên tục và theo dõi chặt chẽ.

Với hơn 22 năm tuổi nghề, Bác sĩ Mai Anh Kha từng đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa và Phó khoa Ngoại – Bỏng tạo hình bệnh viện Trung ương Huế và công tác tại các đơn vị y tế lớn khác như Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Giao thông 5. Hiện tại, đang Bác sĩ Ngoại chấn Thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

XEM THÊM:

Gãy Xương Sườn Và Cách Điều Trị

Gãy xương sườn và cách điều trị gãy xương sườn bạn cần biết để xử lý kịp thời khi chẳng may gặp phải chấn thương này. Triệu chứng gãy xương sườn như thế nào, sơ cứu gãy xương sườn ra sao và cách chữa trị. Một vài thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Rạn xương sườn hay gãy xương sườn là một chấn thương thường gặp trong tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay do té ngã, chơi thể thao,… khi có vật va đập trực tiếp vào lồng ngực hay phần thân trên. Ngoài ra, bệnh lý loãng xương hay ung thư xương có thể khiến xương sườn dễ bị gãy ngay khi ho hoặc cử động mạnh.

Sơ cứu khi gãy xương sườn

Có thể chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn hay không thông qua những dấu hiệu như: cảm giác đau đớn tại khu vực xương bị gãy đặc biệt khi thở sâu; cảm nhận được âm thanh khi xương gãy; đau khi ho,…Trước khi đợi đưa bệnh nhân cấp cứu, công việc cần làm đó là sơ cứu. Các bước sơ cứu gãy xương sườn đóng vai trò quan trọng giúp tránh các biến chứng nguy hiểm nhất là sốc do đau, có thể nguy hại đến tính mạng.

Gãy xương sườn

Là tổn thương gãy xương, nhưng khác với các loại gãy xương khác như: gãy xương đòn, gay xuong dui, gãy xương cẳng tay,…. thường được sơ cứu bằng cách bất động, cầm máu và dùng thuốc. Gãy xương sườn do tính chất của lồng ngực là di động bởi vậy không nên cố định xương gãy bằng băng dính quanh ngực như một số trường hợp sai lầm mắc phải, mà chủ yếu là thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể dùng: Paracetamol hoặc thuốc tê Xylocaine, Marcaine có tác dụng giảm đau tại chỗ bằng phong bế dây thần kinh liên sườn; thuốc gây tê vùng bằng Morphine.

Cách điều trị gãy xương sườn

Sau bước sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh các tổn thương đến phổi, gan, lá lách hay gây ra biến chứng viêm phổi. Sau khi chụp X-quang ngực, chụp CT, MRI và siêu âm chẩn đoán đánh giá tình trạng vết thương ở xương sườn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu tình trạng chưa thuyên giảm.

Điều trị gãy xương sườn thường sử dụng thuốc

Hầu hết những người bị gãy xương sườn đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà chúng sẽ tự lành. Trong quá trình điều trị bạn cần: Nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh; Ngủ ở tư thế nằm thẳng trên lưng hoặc phần thân hơi dựng đứng trên một chiếc ghế nghiêng để tránh áp lực lên xương sườn; Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi, magie, vitamin D, K, photpho; Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích bởi chúng có thể làm chậm quá trình liền xương,…

Đau Bụng Kinh Như Gãy Xương Sườn

Đau bụng kinh (hay còn gọi thống kinh) là hiện tượng đau vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, khi nội tiết tố chưa ổn định. Tuy nhiên, phụ nữ trung niên, người đã sinh con cũng có thể bị đau bụng kinh.

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ

Tùy theo đặc điểm sức khỏe và sinh lý của từng người mà mức độ đau thường không giống nhau. Thông thường, cơn đau bụng kinh sẽ kéo dài 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ kinh rồi hết. Tuy nhiên, có những trường hợp, chị em bị đau bụng suốt cả chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ là do khí huyết kém lưu thông, dẫn đến nội tiết tố không ổn định, từ đó gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khí huyết kém lưu thông cũng làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa.

Đau bụng kinh như gãy xương sườn – Cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm

Như đã thấy, khí huyết kém lưu thông là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau bụng kinh ở phụ nữ. Trên thực thế, có rất nhiều chị em phải hứng chịu cảm giác đau bụng kinh dữ dội, được ví như việc gãy 10 cái xương sườn, đứng ngồi không yên, bụng co thắt, quằn quại, không thể làm bất cứ việc gì, thậm chí bị choáng ngất vì đau.

Đau bụng kinh như gãy xương sườn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống

Không chỉ xuất hiện những cơn đau đến “chết đi sống lại”, chu kỳ kinh của chị em còn có thêm các dấu hiệu bất thường khác như: Lượng máu kinh quá nhiều, vón cục thâm đen, kéo dài nhiều ngày, người xanh xao, vã mồ hôi,… Một số chị em còn gặp tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… Những hiện tượng này có thể cảnh báo bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như:

– Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung di chuyển đến những cơ quan khác như buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và bám lại ở đó. Theo thời gian, các mô nội mạc tử cung này có thể phát triển thành những khối u nang lành tính. Cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra rất dữ dội và có thể ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày. Ngoài triệu chứng đau bụng, bệnh có thể làm xuất hiện những biểu hiện khác như: Đau vùng chậu trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt ra nhiều, đau khi tiểu tiện,…

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội

– U xơ tử cung: Là khối u lành tính phát triển từ thành tử cung. Cơn đau này có thể được kích hoạt bởi tình trạng viêm hoặc đơn giản là do chính khối u xơ ép vào tử cung người bệnh. Đau bụng nặng, máu kinh nhiều là triệu chứng điển hình của u xơ tử cung.

– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Các bệnh viêm vùng chậu như: Nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,… thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Tình trạng viêm có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội.

Những bệnh lý kể trên không chỉ gây đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của chị em mà còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng cải thiện triệu chứng, hạn chế tác động tiêu cực của bệnh.

Sản phẩm thảo dược giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, an toàn

Nhìn chung, đau bụng kinh dữ dội có thể cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Hiện nay, một thực tế đáng báo động đó là rất nhiều chị em có thói quen “lạm dụng” thuốc giảm đau để đối phó với tính trạng này. Nhưng việc dùng thuốc tây để giảm đau bụng kinh lại được ví như “con dao hai lưỡi” vì dù chúng có thể giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng nhưng thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hơn thế, thuốc tây cũng chỉ có tác dụng tạm thời, sử dụng kéo dài sẽ dẫn đến nhờn thuốc, hiệu quả giảm dần. Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá cao việc sử dụng sản phẩm thảo dược, giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh một cách hiệu quả, an toàn, không lo tác dụng phụ. Cụ thể, sản phẩm có những thành phần như:

– Các thảo dược thiên nhiên (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau, cải thiện thể trạng người bệnh, từ đó giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

– Acid amin N-Acetyl L cysteine có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, thúc đẩy khả năng miễn dịch, giảm kích thước và sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung.

Nhờ tác động vào nguyên nhân sâu xa, sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà rất an toàn.

Nguyễn Duyên

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX: Hỗ trợ lưu thông khí huyết

Phụ Lạc Cao EX thành phần chứa: N-Acetyl-L -Cysteine, cao đan sâm, cao đương quy, cao hương phụ, cao nga truật, cao sài hồ bắc hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh; Hỗ trợ giảm triệu chứng: Đau bụng kinh; bế kinh, kinh nguyệt không đều.

Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, đau tức vùng bụng, hông trong kinh kỳ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX – Hỗ trợ lưu thông khí huyết

Cách dùng:Ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 -3 tháng.

Sản xuất bởi:

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất và Thương Mại Hồng Bàng – Chi nhánh Phú Thọ.

Trụ sở: Lô A2CN1-CCNTT vừa và nhỏ Từ Liêm – Minh Khai Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

ĐCSX: Số 2201 Hùng Vương – Gia Cẩm – Việt Trì – Phú Thọ.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu

ĐC: 171 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gãy Xương Sườn : Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị?

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Khi bị bạn sẽ cảm thấy đau chói vùng xương đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một vài điểm khác biệt so với cơn đau do tim. Đau do sẽ trầm trọng hơn khi:

Một số triệu chứng khác như:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ về gãy xương sườn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương ngực. Ví dụ như do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao…Xương sườn cũng có thể bị gãy bởi những chấn thương lặp đi lặp lại từ thể thao như chơi golf, chèo thuyền, hoặc tình trạng ho nặng, kéo dài.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ gãy xương sườn:

Loãng xương khiến mật độ khoáng chất trong xương giảm sút. Điều này làm giảm chất lượng xương. Xương giòn và rất dễ gãy.

Những môn thể thao đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, boxing, đấu vật…làm tăng nguy cơ chấn thương ngực.

Ung thư làm cho xương yếu. Vì vậy, xương dễ bị gãy khi bị lực tác động hơn.

4. Những biến chứng khi bị gãy xương sườn

Khung sườn như chiếc áo giáp, giúp bảo vệ những cơ quan bên trong lồng ngực. Đó là tim, phổi, mạch máu… Vì vậy, có thể làm tổn thường đến các cơ quan bên trong, đưa đến những biến chứng nguy hiểm.

Đầu xương gãy có thể đâm chọc vào phổi, khiến phổi bị xẹp. Ngoài ra, còn có thể gây tràn máu vào màng phổi, tràn khí màng phổi… Đây là những trường hợp cần được can thiệp y tế ngay.

Đầu gãy sắc nhọn của xương sườn có thể làm rách động mạch chủ hoặc những mạch máu quan trọng khác.

Nếu bị gãy những xương sườn phía dưới, đầu xương gãy có thể đâm và làm tổn thương gan, lách, thận…

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương sườn, bạn sẽ được yêu cầu đi chụp phim lồng ngực.

X – quang ngực có thể phát hiện được 75% trường hợp gãy xương sườn. Đây là xét nghiệm rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện tình trạng xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi nếu có.

CT – scan có thể phát hiện được những trường hợp mà chụp X – quang bỏ sót. Hơn nữa, CT – scan có thể phát hiện được tổn thương mô mềm và các cơ quan kèm theo, như phổi, gan, thận, lách…

Hầu hết, gãy xương sườn cần khoảng 6 tuần để lành. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lành xương còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Điều trị gãy xương sườn đã có nhiều thay đổi gần đây. Bác sĩ đã từng điều trị bằng cách quấn chặt thân trên để xương sườn không bị di chuyển. Tuy nhiên, cách này dễ gây khó thở và các biến chứng phổi, như viêm phổi.

Ngày nay, có thể tự lành mà không cần dụng cụ hỗ trợ hay băng.

Phụ thuộc và mức độ sưng, đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn.

Hãy dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.

Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ với tư thế thẳng đứng hơn trong một vài đêm đầu sau chấn thương.

Những trường hợp gãy trầm trọng, như gây khó thở, thì cần đến phẫu thuật. Một vài trường hợp phải cần đến đinh để cố định xương sườn.

Những thông tin điều trị này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc điều trị là khác nhau giữa mỗi cá nhân. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.