Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ). Đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
2. Căng tức ngựcPhần lớn các dấu hiệu mang thai thông thường đều có triệu chứng này và không loại trừ dấu hiệu có thai sau chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi thành công, người phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức bên ngực, và thấy ngực càng ngày càng to dần lên theo sự gia tăng kích thước của thai nhi. Nếu chị em quan sát kỹ hơn, có thể quan sát thấy hai bên ngực to không đồng đều, có thể là bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại bên phải to hơn bên trái.
3.Cảm giác nóng trong người vì thân nhiệt tăng lênThân nhiệt tăng lên sau khi trứng đã làm tổ thành công là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi và có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi; và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
4.Cơ thể mệt mỏiMệt mỏi là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thường gặp nhất, và sau khi chuyển phôi thành công, chị em phụ nữ cũng có các dấu hiệu này. Cơ thể mệt mỏi, bởi nó phải hoạt động mạnh mẽ tăng cường hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý: Thụ tinh trong ống nghiệm là một giải pháp mang thai cuối cùng có thể áp dụng nên cần hết sức cẩn trọng. Người phụ nữ cần phải chuẩn bị tốt nhất về thể chất và tinh thần để có thể nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Đồng thời cần theo dõi những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi để sớm phát hiện và xử lý các vấn đề sức khỏe.
5. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta HGC.
Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi, mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.
Sau khi chuyển phôi thành công, có những thay đổi nhỏ về thể chất và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chị em. Chẳng hạn như chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn trong một hoặc hai tuần đầu, và họ có thể nhận ra rằng, mình mệt, ngủ trưa nhiều hơn và muốn đi ngủ sớm hơn. Điều này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, một số chị em không cảm nhận được những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi nhỏ này. Ngoài ra, một số triệu chứng mang thai khác có thể gặp là bị co thắt hoặc chảy máu. Nhưng nếu phôi thai làm tổ cao trên thành tử cung thì bạn sẽ không có dấu hiệu này. Một số những triệu chứng có thai khác có thể không xuất hiện cho đến giai đoạn sau của thai kỳ, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng.
Những lưu ý để tránh chuyển phôi bị thất bại
Khi chuyển phôi mà chị em gặp táo bón và cố rặn ép có thể khiến cho phôi thai bị rơi ra ngoài khỏi nơi bám. Cho nên bạn phải tránh táo bón trước cả tháng bằng cách ăn nhiều trái cây, ăn chuối, uống nước cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước.
Đi tiểu sớm sau khi chuyển phôi cũng là vấn đề. Cho nên bạn nên uống ít nước trong thời gian chuyển phôi để sau khi chuyển phôi, thời gian mắc tiểu càng lâu càng tốt.
Để tăng cao khả năng chuyển phôi thành công, chị em không nên dùng điện thoại. Nếu người nhà liên lạc thì nên liên hệ qua người khác và nhắn tin lại.
Không nên tức giận bởi khi tức giận sẽ nên gây tình trạng tức ngực, đau tim, tim đập nhanh ảnh hưởng đến phôi thai.
Kiêng café và các chất kích thích khác để thai có thể dễ dàng bám chặt vào tử cung. Ngoài ra nên ăn nhiều loại trái cây và ăn uống đủ chất để phôi thai có thể phát triển tốt hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ ngắn để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngoài những lưu ý trên, bạn nên thực hiện đúng theo những yêu cầu của bác sĩ và uống thuốc theo đúng quy định sau:
Đặt Utrgestant 200mg 3 lần, mỗi lần 1 viên trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày thứ 14 (liều 600mg/ngày) Uống Progynova 2mg ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày thứ 14 Uống Predisone 5mg 2 lần mỗi lần 1 viên trước 2 ngày chuyển phôi cho đến ngày 14 Uống Spasmaverine ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên từ ngày chuyển phôi cho đến ngày ngày thứ năm sau chuyển phôi (riêng mình thì uống đủ 14 ngày, lần 2 viên).
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp