Dấu Hiệu Chuyển Dạ Bao Lâu Thì Sinh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chuyển Dạ Sau Bao Lâu Thì Sinh?

“Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?” là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu khi mang thai trong tháng cuối.

Chuyển dạ là quá trình sinh lý, trong đó thai và nhau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua âm đạo. Đây là giai đoạn cuối cùng để kết thúc thời kỳ thai nghén và cũng là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất đối với sức khoẻ, tính mạng của mẹ và con. Do đó bà bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu chuyển dạ và theo dõi sát các dấu hiệu đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trước khi bước vào cơn chuyển dạ thật, bà bầu thường xuất hiện cơn chuyển dạ giả. Chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò sinh lý, cơn gò Braxton-Hicks. Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cơn chuyển dạ thật.

Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ những ngày đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ban đầu, các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng nhưng càng gần ngày sinh, các cơn co càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn khiến nhiều mẹ không phân biệt được đâu là dấu hiệu chuyển dạ giả và thật. Điều này khiến bà bầu vô cùng hoang mang vì không biết liệu mình sắp sinh chưa.

Đặc điểm phân biệt giữa chuyển dạ thật và giả

Để phân biệt chuyển dạ thật hay cơn gò sinh lý, mẹ bầu hãy dựa vào các đặc điểm sau:

Đặc điểm

Chuyển dạ giả

Chuyển dạ thật

Vị trí cơn đau

Các cơn co thắt thường chỉ xuất hiện ở phần bụng dưới hoặc vùng chậu.

Các cơn co thắt thường bắt đầu ở phần dưới lưng, sau đó lan sang bụng trên, bụng dưới, thậm chí cả hai bên sườn, hai bên bắp đùi.

Ngoài cách phân biệt trên, mẹ bầu có thể nhận biết các cơn co thắt thật khi chúng diễn ra trong hoặc sau khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như bụng bầu tụt xuống, tăng tiết dịch nhầy âm đạo, dịch nhầy có màu nâu, rò rỉ nước ối, đau lưng,…

Cơn chuyển dạ giả cách cơn chuyển dạ thật bao lâu?

Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.

“Chuyện dạ sau bao lâu thì sinh? ” hay “Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?” là những câu hỏi thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu chỉ là các cơn co do chuyển dạ giả thì các mẹ cứ bình tĩnh bởi các cơn gò Braxton-Hicks thường xuất hiện ở tháng đầu trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, cơn chuyển dạ thật thường xảy ra trước 2 tuần so với ngày dự sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, không có khoảng thời gian chính xác nào giữa các cơn chuyển dạ và thời điểm mẹ bầu “vỡ chum”. Vì điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Theo Hà Nguyễn (Tổng hợp) (Khám phá)

Chuyển Dạ Giả Bao Lâu Thì Chuyển Dạ Thật Chuẩn Bị Sinh Con?

1. Chuyển dạ giả khác chuyển dạ thật như thế nào?

Trước khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì chuyển dạ thật thì các mẹ bầu phải phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật như thế nào. Những cơn co thắt chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo thời điểm mẹ sắp sinh, tuy nhiên trước vài tuần hoặc 1 – 2 tháng thì những cơn gò sinh lý giả sẽ diễn ra nhiều mẹ lầm tưởng. Một số dấu hiệu để phân biệt chuyển dạ giả và thật như sau:

Các cơn co thắt chuyển dạ giả sẽ cảm thấy đau và di chuyển vùng bụng dưới còn đau chuyển dạ thật sẽ bắt đầu đau từ phần lưng và bao quanh vùng bụng.

Các cơn co thắt chuyển dạ giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên, có cường độ và độ dài bất thường. Còn những cơn co thắt của chuyển dạ thật sẽ mạnh, đau và khó chịu, tuần suất đều đặn khoảng 5 – 7 phút/lần.

Các cơ co thắt chuyển dạ giả mẹ chỉ cần thay đổi tư thế hoặc chuyển động là có thể giảm dần hoặc biến mất. Các cơn co thắt thật dù mẹ có làm gì thì bụng vẫn đau và không có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Chuyển dạ giả bao lâu thì chuyển dạ thật ?

Thông thường, các cơn chuyển dạ giả sẽ xuất hiện từ tháng 7 – 8 của thai kỳ và cường độ của chúng khá nhẹ, vì thể mẹ bầu sẽ cảm thấy luôn đau bụng râm ran. Càng gần ngày dự sinh thì các cơn chuyển dạ giả xuất hiện nhiều với cường độ cũng mạnh hơn. Ở thời kỳ này, một số mẹ bầu sẽ thấy ra huyết trắng lợn cợn, đây là dịch nhầy có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra ngoài, sẽ kích thích cổ tử cung mở, do đó khoảng 1 – 2 tuần sau khi xuất hiện chuyển dạ giả thì mẹ bầu sẽ sinh.

Một số mẹ bầu có dấu hiệu bụng tụt xuống thấp gần như em bé sẽ chui ra và lo lắng bắt đầu đi khám. Tuy nhiên, đây chỉ là biểu hiện cho thấy em bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Với dấu hiệu chuyển dạ giả này thì khoảng 1 tuần nữa thì các cơn chuyển dạ thật bắt đầu xuất hiện, em bé sẽ chào đời.

Chính vì vậy để trả lời cho câu hỏi chuyển dạ giả bao lâu thì chuyển dạ thật ? thì không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Cho dù là bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm lâu năm cũng khó có thể trả lời được chính xác câu hỏi chuyển dạ giả bao lâu thì chuyển dạ thật, tất cả chỉ dựa trên dự đoán để người mẹ có thể ước chừng được khoảng thời gian em bé chào đời để có thể đến bệnh viện đúng lúc, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3. Cách giảm đau khi chuyển dạ sinh con

Sau khi đã biết được chuyển dạ giả bao lâu thì chuyển dạ thật thì các mẹ nên học cách giảm đau khi chuyển dạ để đảm bảo sự thoải mái cho bản thân. Một số cách giảm đau khi chuyển dạ như:

Massage là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, lo lắng và kiểm soát các cơn co thắt. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân massage lưng, hông trong những cơn co hoặc massage tay ở giữa những cơn co, giúp thư giãn hiệu quả.

Nước ấm có thể giúp giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả. Các cơn đau làm căng cơ trên cơ thể, khiến mẹ bầu khó chịu, việc tắm vòi hoa sen với nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giảm đau nhanh chóng.

Chườm ấm giúp giảm căng cơ, vì thế nó cũng có tác dụng hạn chế cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ bầu có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt thóc hoặc một chai nhựa chứa nước ấm. Túi hạt có thể làm nóng qua lò vi sóng, chúng sẽ giữ ấm được trong vòng cả giờ đồng hồ hoặc lâu hơn thế. Với chai nhựa chứa nước thì có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn hoặc vải mềm trước khi chườm.

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những loại dầu thơm phù hợp sẽ có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp mẹ giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Một số tinh dầu thơm hữu ích gồm: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi,..

Khi chuyển dạ, mẹ có thể lựa chọn bất kỳ tư thế nào mà mình cảm thấy thoải mái và giảm đau hiệu quả nhất. Có rất nhiều tư thế giảm đau khi chuyển dạ nhưng tư thế đi lại nhẹ nhàng là cách tốt nhất để giảm đau và giúp bé di chuyển xuống vùng chậu nhanh hơn.

3.7. Suy nghĩ đến những điều thú vị

Nếu mẹ càng nghĩ đến cơn đau đẻ thì sẽ cảm nhận cơn đau càng trầm trọng hơn. Vì thế, mẹ hãy giữ tinh thần được thoải mái tối đa, hình dung ra những khung cảnh thiên nhiên yên bình, cánh đồng hoa hay bãi biển thơ mộng chẳng hạn, kết hợp với hít thở đúng đắn thì mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Lan Hương tổng hợpMẹ – Bé –

Mẹ Ra Máu Bao Lâu Thì Sinh Và Các Dấu Hiệu Sớm Chuyển Dạ

Ra huyết hồng khi sắp sinh là hiện tượng gì?

Máu báo sinh thực tế là 1 loại chất nhờn xuất hiện do cổ tử cung riết ra. Trong giai đoạn mang thai thì lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ màng ối, giúp thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại cho âm đạo.

Các chất này khi tiết ra sẽ không gây nguy hiểm, chúng có màu trong suốt hoặc đục, đôi lúc ra sẽ có pha 1 chút với máu tươi hoặc máu đã đặc dính. Chất nhầy này được sinh ra do các lớp niêm mạc tử cung xếp dày lên nhau để bảo vệ em bé. Dưới sự tác động của môi trường lớp dịch nhầy bảo vệ này sẽ chảy ra để chuẩn bị cho giai đoạn mẹ chuyển dạ.

Lúc này máu báo sinh cũng sẽ ra nhưng hàm lượng không chỉ, chỉ một vài giọt đỏ tươi hoặc có màu cà phê đi kèm với dịch nhờn trong tử cung của mẹ. Người ta thường gọi tình trạng này là ra huyết hồng trước sinh.

Mẹ ra máu bao lâu thì sinh?

Ra máu báo bao lâu thì đẻ? Với những ai mới mang thai lần đầu mà gặp hiện tượng này thì sẽ vô cùng hoảng hốt. Một số ông bố bà mẹ còn cho rằng đây là hiện tượng bé sắp ra đời và phải đem đi bệnh viện gấp.

Nhưng trong các trường hợp thực tế, khi máu báo sinh chảy ra đến khi mẹ chuyển dạ sẽ mất 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian giữa 2 mốc này sẽ tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai, cơ địa của me cùng nhiều yếu tố tác động khác. Một số mẹ khi xuất hiện tượng này thường chỉ mất thêm 1 – 2 ngày là sinh được còn một số mẹ khác phải mất từ 1 – 2 tuần mới sinh em bé. Ngoài ra, việc ra máu ở cổ tử cung với mẹ bầu chỉ là hiện tượng báo rằng cổ tử cung của mẹ đang mở, chuẩn bị cho giai đoạn sắp chuyển dạ mà thôi.

Chính vì vậy, khi gặp hiện tượng huyết hồng ra bạn nên để ý thêm một số dấu hiệu khác như bụng tụt, bị vỡ ối hoặc các cơn gò đau tử cung bắt đầu xuất hiện. Đây là những dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ rõ ràng hơn và bạn hãy nắm bắt để biết đâu là thời điểm sắp sinh hợp lý nhất.

Máu báo sắp sinh nhiều hay ít, bao nhiêu thì nguy hiểm?

Theo các bác sĩ chuyên về khoa sản, lượng máu báo sinh sẽ xuất hiên với 1 lượng rất nhỏ. Trường hợp mẹ có hiện tượng ra huyết nhiều từ 1 – 3 tiếng cùng một số biểu hiện bất thường khác như mặt tái xanh, xây xẩm hay chóng mắt là lúc bạn nên đưa mẹ tới bác sĩ khám ngay lập tức.

Bởi vì nếu gặp tình trạng trên thì mẹ bầu có thể đang gặp một số trường hợp nguy hiểm như:

Vỡ tử cung: đây là tình trạng tử cung của mẹ bì rách từ niêm mạc qua lớp cơ. Khi gặp hiện tường này mẹ thường có dấu hiệu choáng mặt, da mặt bị tái đi, nhịp thở nhanh và hơi thở ngắn, chân tay lạnh toát, vã mồ hô, mạch nhanh, huyết áp hạ xuống,…

Nhau bong non: đây là hiện tượng bong sớm rau thai khi thai chưa trưởng thành, tình trạng này là biến trứng nghiêm trọng của thai kỳ và thường diễn ra với biến chứng đột ngột, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Hiện tượng này gây ra thường cho biến chứng rối loạn đông máu.

Một số dấu hiệu sắp chuyển dạ mẹ cần biết Tiêu chảy

Do các hooc môn sinh ra trong cơ thể mẹ trong giai đoạn mang thai sẽ có lợi cho sự ra đời của em bé nên có khi sẽ gây ra kích thích đường ruột của mẹ, khiến mẹ hay có tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Vỡ ối

Khi mang thai, thai nhi sẽ phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ thì đây là dấu hiệu báo rằng thai nhi sắp chào đời. Nước ối có thể chảy thành giọt từ từ hoặc thành giọng, khi có dấu hiệu vỡ nước ối bạn hãy đưa mẹ đến bác sĩ ngay để được khám cụ thể.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Đây là dấu hiệu rõ ràng, chính xác nhất báo hiệu mẹ sắp bước vào giai đoạn sinh em bé. Nếu gặp trường hợp này thì đã số bé đã bắt đầu chuẩn bị tinh thần để chào đời.

Các cơn gò tử cung báo hiệu chuyển dạ sẽ thật sự mạnh và mẹ sẽ thấy rất khó chịu khi cơn gò đến. Tuy nhiên, việc này diễn ra trong bao lâu thì tùy vào số lần mang thai vào cơ địa của từng bà bầu nữa.

Qua bài viết chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi mẹ ra máu bao lâu thì chuyển dạ. Hy vọng bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích nhất về thời điểm bé bắt đầu chào đời.

Bụng Bầu Tụt Xuống Bao Lâu Thì Sinh Và Có Phải Là Dấu Hiệu Chuyển Dạ?

Xuất hiện cảm giác lạ và bụng bầu sa xuống có phải là dấu hiệu chuyển dạ? Những tuần cuối thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác bụng bầu của mình là lạ, nhiều lúc sa xuống tới mức cảm tưởng như thai nhi sắp chui ra ngoài. Dấu hiệu này đặc biệt chính xác với những mẹ bầu chuẩn bị sinh con lần đầu. Một số mẹ khác thì lại chia sẻ rằng bụng đau âm ỉ như cảm giác đau trong ngày “đèn đỏ” trước khi sinh một vài ngày. Cũng có mẹ thì bụng căng cứng tới mức chỉ có thể ngồi thẳng lưng vì khi nằm sẽ có cảm giác không thở nổi.

Cảm giác khác lạ ở bụng bầu

Những tuần cuối thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác bụng bầu của mình là lạ, nhiều lúc sa xuống tới mức cảm tưởng như thai nhi sắp chui ra ngoài. Dấu hiệu này đặc biệt chính xác với những mẹ bầu chuẩn bị sinh con lần đầu. Một số mẹ khác thì lại chia sẻ rằng bụng đau âm ỉ như cảm giác đau trong ngày “đèn đỏ” trước khi sinh một vài ngày. Cũng có mẹ thì bụng căng cứng tới mức chỉ có thể ngồi thẳng lưng vì khi nằm sẽ có cảm giác không thở nổi.

Dịch nhầy âm đạo thay đổi

Nếu chịu khó quan sát, gần ngày sinh mẹ sẽ thấy vùng kín tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, theo một vài kinh nghiệm của các mẹ bầu thì loại dịch nhầy này hơi lợn cợn, dai dai, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu. Bản chất của dịch nhầy này chính là nút nhầy có vai trò bịt kín cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Khi dịch nhầy chảy ra cũng có lúc cổ tử cung bắt đầu mở.

Đau bụng quằn quại

Đau bụng thường đi kèm với các cơn co thắt. Khi mẹ cảm thấy các cơn co thắt dồn dập cứ khoảng 10 phút một cơn, kèm theo đó là bụng đau mỗi lúc một tăng thì đó chính là các cơn chuyển dạ thật.

Với dấu hiệu này có rất nhiều mẹ nhầm lẫn với các cơn chuyển dạ giả. Tuy nhiên, rất đơn giản để thật – giả bằng các yếu tố:

Bụng đau quằn quại và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế.

Đầu tiên, cơn đau này sẽ xuất hiện ở lưng dưới, truyền tới phần bụng rồi tiếp tới hai chân.

Tần suất co thắt ngày một dồn dập, lúc đầu khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng dần lên.

Rò rỉ nước ối, vỡ ối

Rất nhiều mẹ bầu trước khi sinh đều thấy một chất dịch gần như trong suốt như nước tiểu nhưng không có mùi khai chảy ra ngoài. Đó chính là dấu hiệu cho thấy mẹ bị vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối. Cả hai trường hợp này mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện dù là nước ối ra ít hay ra nhiều. Tuyệt đối không được chủ quan vì khi nước ối chảy ra có nghĩa là môi trường sống của thai nhi bị đe dọa, bé sẽ nhanh chóng chào đời.

Khi nào mẹ cần nhập viện?

Các dấu hiệu trên thường diễn ra trước khi sinh vài ngày để mẹ chuẩn bị sẵn tâm lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, các biểu hiện sắp sinh xuất hiện một cách đột ngột, mẹ cần lưu ý nhập viện ngay nếu:

– Ra máu hoặc dịch tiết âm đạo lẫn máu tươi.

– Ối vỡ, đặc biệt nguy hiểm khi dịch ối chảy ra có màu xanh lá hoặc màu nâu. Đó có thể là phân su của bé.

– Mẹ cảm thấy đau đầu, hoa mắt hoặc sưng phù trầm trọng. Đây thường là dấu hiệu của tiền sản giật- một biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.

Mẹ – Bé – Tags: sắp sinh