Chị Gái Thế Trung Olympia Vì Sao Mất / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Hành Trình Dài Từ Lời Hứa Với Chị Gái Đã Khuất… Đến Quán Quân Đường Lên Đỉnh Olympia 2023 Của Trần Thế Trung

“Chị ơi, cuối cùng Trung đã được đứng trên sân khấu của Chung kết Olympia năm thứ 19 cũng là ước mơ mà chị đã nói với Trung ngày xưa. Trung đã đạt được ước mơ của mình cho dù kết quả có ra sao. Cảm ơn chị đã luôn luôn truyền cảm hứng cho Trung!”. Ngay trước giây phút công bố người chiến thắng Đường lên đỉnh Olympia 2023, những lời nhắn gửi của Trần Thế Trung tới người chị gái đã khuất của mình đã khiến BTV Diệp Chi, cả trường quay cũng như khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ theo dõi trận Chung kết không ngăn nổi giọt nước mắt nghẹn ngào xúc động. Hành trình đến với chiếc vòng nguyệt quế hôm nay của Thế Trung là một hành trình dài mà ở đó luôn có hình bóng của người truyền lửa là chị gái, luôn có nỗ lực không ngừng nghỉ của một nam sinh xứ Nghệ muốn đưa cầu truyền hình lần đầu tiên về với ngôi trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An. Tự tìm bằng được cơ hội đến với Đường lên đỉnh Olympia

Hành trình dài của Trần Thế Trung không chỉ là thí sinh nhất cuộc thi Quý I nên phải chờ đợi nhiều tháng mới tới trận Chung kết hôm nay. Hành trình dài hơn cả là niềm đam mê và khát khao đã thôi thúc em tự tìm kiếm cơ hội để được đến với Đường lên đỉnh Olympia.

Được biết, nam sinh Nghệ An bắt đầu xem và làm quen với các câu hỏi của Đường lên đỉnh Olympia từ khi còn học tiểu học, dù ngày ấy em không trả lời được nhiều câu hỏi ở chương trình.

“Mặc dù đã theo dõi chương trình từ khi còn nhỏ nhưng phải đến khi cùng chị gái theo dõi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15, em mới quyết tâm tham gia cuộc thi trong tương lai. Lúc đó, chị gái của em đã bày tỏ mong muốn được thấy em tham gia cuộc thi này, muốn em có thể đặt chân tới trận chung kết”, Thế Trung cho biết.

Năm lớp 9, chị gái Trung không may qua đời, đây là một cú sốc lớn với gia đình cũng như bản thân Trung. Khi ấy, em càng quyết tâm biến mong muốn khi xưa của chị thành hiện thực.

Đậu thủ khoa đầu vào lớp chuyên Vật lý – Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, giỏi tiếng Anh và đam mê tìm hiểu lịch sử, kiến thức xã hội, những tưởng cánh cửa chinh phục Olympia sẽ được mở ra từ đây. Tuy nhiên, tân nam sinh chuyên Lý lại không biết làm cách nào để có thể tham gia Đường lên đỉnh Olympia và nghĩ rằng nếu nhà trường tổ chức cuộc thi để chọn thí sinh thì cơ hội sẽ đến với học sinh trong trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, trường THPT chuyên Phan Bội Châu không có sân chơi cho học sinh ở cuộc thi này.

“Cuối cùng Nghệ An đã có nhà vô địch Olympia”

Đó là lời hô vang trong chiến thắng đầy tự hào của người con xứ Nghệ ngay tại trường quay Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Lời hô vang đó cũng cho người nghe thấy một hành trình không hề dễ dàng để giành được chiếc vòng nguyệt quế cao quý nhất và trở thành nhà vô địch.

Thầy giáo Trần Ngọc Thắng – giáo viên chủ nhiệm của Thế Trung – từng nhận xét cậu học sinh của mình có thế mạnh lượng kiến thức rộng, sâu, khả năng xử lý tình huống nhanh và rất tự tin. Dù tình huống bất lợi hay có lợi, em đều rất tự tin.

Tham gia cuộc thi này, sự tự tin của Thế Trung không chỉ ở chỗ sở hữu lượng kiến thức rộng mà còn xuất phát từ sự gắn bó với Đường lên đỉnh Olympia từ khi còn nhỏ qua chiếc tivi. Ở cuộc thi Tuần, Thế Trung khá dễ dàng giành chiến thắng (305 điểm) trước các đối thủ đến từ tỉnh Bình Thuận, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh.

Càng đến càng vòng thi sau, sự dễ dàng đối với thí sinh đã không còn. Ở cuộc thi Tháng, Thế Trung gặp khó khi phải đối đầu với các ứng viên sáng giá khác. Tuy nhiên, chung cuộc, Trung đã một lần nữa giành vòng nguyệt quế với điểm số cao, 280 điểm và cách biệt đến 155 điểm so với thí sinh đứng thứ Nhì. Sau chiến thắng này, nam sinh THPT chuyên Phan Bội Châu bước vào vòng thi Quý I bằng một tâm thế hết sức tự tin.

Phần thi Về đích của cuộc thi Quý gay cấn không kém gì ở trận chung kết. Ở vòng thi Quý I, lựa chọn gói câu hỏi 80 điểm trong phần thi Về đích cùng ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối cùng, Thế Trung xuất sắc giành thêm 80 điểm, nâng điểm số của mình lên 240. Sự lựa chọn liều lĩnh của Thế Trung trong phần thi Về đích giúp cậu học trò rút ngắn khoảng cách với thí sinh dẫn đầu đoàn leo núi lúc đó là Hoàng Minh chỉ 10 điểm.

Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với Thế Trung khi Hoàng Minh bị trừ 15 điểm vì trả lời sai câu hỏi bằng tiếng Anh ở phần thi của thí sinh khác. Đó là giây phút cả Thế Trung và các cổ động viên vỡ òa khi cầu truyền hình đầu tiên của trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia đã về với trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Hành trình từ khi Khởi động đến Về đích của trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 một lần nữa thử thách chàng trai Nghệ An. Với những đối thủ nặng ký, ngang sức ngang tài, niềm đam mê cháy bỏng với Olympia và đặc biệt là sự tự tin, bình tĩnh đã giúp Thế Trung chiến thắng thuyết phục.

Sự tự tin, bình tĩnh đó phát huy ngay khi Khởi động, giúp Thế Trung dẫn đầu phần thi này với 100 điểm. Ở phần thi Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc, em tiếp tục giữ phong độ, trả lời nhanh và trúng nhiều câu hỏi nên đã sở hữu 200 điểm.

Trước khi bắt đầu phần thi Về đích mang tính quyết định, Thế Trung vẫn cho thấy sự bình tĩnh đáng ngưỡng mộ: Em là người vinh dự kết thúc Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Hành trình vừa rồi là một hành trình dài của em và các bạn. Em sẽ không hối tiếc điều gì cả cho dù kết quả có ra sao”.

Chọn gói câu hỏi 40 điểm và trả lời đúng 2/3 câu, Thế Trung đã chính thức trở thành tân Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 một cách thuyết phục với 245 điểm.

Ngay sau khi được trao vòng nguyệt quế, Thế Trung bày tỏ trong xúc động: “Em vẫn chưa tin được. Em đã hoàn thành được ước mơ lớn nhất là đội trên mình chiếc vòng nguyệt quế danh giá của trận Chung kết. Đầu tiên, em muốn dành thành tích này cho chị gái – người đã truyền lửa, truyền cảm hứng và ước mơ cho em thi Olympia từ còn rất sớm. Tiếp theo em xin dành tặng bố mẹ, thầy cô và bạn bè những người đã đồng hành với em trong suốt hành trình dài”.

Hành trình chinh phục đỉnh Olympia, chinh phục ước mơ từ thuở nhỏ của nam sinh Nghệ An đã khép lại với một cái kết đẹp, một cái kết hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của em. Ngay sau vinh quang này, một hành trình mới lại mở ra chờ đón bước chân chinh phục của em./.

Ngày 15/9/2023

Trần Thế Trung Và Hành Trình Giành Vòng Nguyệt Quế Olympia

Với sự tự tin, Trần Thế Trung – lớp 12 chuyên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã xuất sắc vượt qua 4 vòng thi và giành vòng nguyệt quế cuộc thi đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19. Em cũng là thí sinh đầu tiên mang vinh dự này về cho tỉnh Nghệ An.

Chinh phục cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

“Bây giờ em đã hoàn thành ước mơ lớn nhất là giành được vòng nguyệt quê danh giá của chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Món quà này em muốn dành tới người chị thân yêu của em, người đầu tiên đã truyền lửa, tiếp thêm động lực, ý chí, niềm tin, truyền cho em cảm hứng, ước mơ với Olympia khi em còn từ nhỏ.

Và em tin chị vẫn luôn dõi theo em, bên cạnh em suốt chặng đường dài sau này. Điều thứ hai, món quà này em muốn dành cho bố mẹ, nhà trường, bè bạn, những người thân yêu của em và cuối cùng Nghệ An đã có nhà vô địch Olympia, em rất tự hào,” Trần Thế Trung vui mừng chia sẻ cảm xúc ngay sau khi cuộc thi kết thúc.

Suốt những năm Trung học cơ sở, trong khi những người bạn cùng tuổi chỉ thích tặng đồ chơi, áo quần thì “quà” của gia đình tặng Trung chủ yếu là những cuốn sách về khoa học, lịch sử để cậu bé thỏa sở thích khám phá.

Năm lớp 9, một cú sốc lớn đến với gia đình Trung, khi người chị gái của em không may qua đời. Những tưởng Trung sẽ từ bỏ niềm đam mê của mình. Nhưng, vì lời hứa với mẹ, với chị Trung đã nỗ lực vượt qua và em đã đậu thủ khoa đầu vào lớp chuyên Vật lý – Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu.

Với đầu vào thuận lợi, Trung cũng được thầy giáo chủ nhiệm và các thầy cô ở tổ Vật lý lựa chọn, tạo nguồn cho đội tuyển quốc gia. Nhưng, Trung đã từ chối vì muốn dành thời gian cho cuộc thi Olympia mà mình đã mơ ước. Khó khăn của Trung lúc bấy giờ là đã rất nhiều năm, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu không có sân chơi cho học sinh ở cuộc thi này. Không nản lòng, Trung cùng với một bạn học khác ở lớp chuyên Tin đã viết đơn lên nhà trường đề nghị được tổ chức cuộc thi cấp trường.

“Thực ra lúc ấy chúng em cũng không biết làm thế nào để đến được với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Thế nên, em nghĩ, nếu nhà trường có một cuộc thi để chọn thí sinh thì cơ hội sẽ đến với học sinh trong trường dễ dàng hơn,” Trần Thế Trung chia sẻ.

Hy vọng là vậy, nhưng không ngoài dự đoán, lá đơn của Trung và người bạn cùng khóa đã không được chấp nhận vì đơn giản là “chưa có tiền lệ.” Không nản lòng, sau đó, Trung lại viết một bức tâm thư lên diễn đàn của Trường với những lời “thú nhận” rất tâm huyết: “Em nghĩ học sinh trường Phan đâu cứ cần phải học chuyên?. Học đều thì cũng là giỏi và nếu học sinh ấy có thể làm rạng danh nhà trường bằng cách này hay cách khác thì cũng là niềm tự hào rồi phải không?… Em mong các anh chị và các thầy cô nếu đọc được tâm thư này thì hãy hiểu cho tâm sự của em và tạo điều kiện cho học sinh nhà trường tham gia sân chơi trí tuệ đầy bổ ích này…”

Bức tâm thư của Trung khi đó không ký tên nhưng không hiểu vì sao rất nhiều học sinh trong trường đã đoán được chủ nhân của bài viết. Điều đáng mừng hơn, tâm sự của Trung cuối cùng cũng khiến ban giám hiệu nhà trường thay đổi.

Ngay trong năm đó, một cuộc thi cấp trường đã được tổ chức khá quy mô. Nhớ lại cuộc thi này, Trung cho biết: “Vòng thi đầu tiên dù tổ chức bằng hình thức thi viết nhưng thí sinh ngồi kín hết hội trường. Phải đến vòng 3, nhà trường mới chọn được thí sinh cuối cùng. Điều bất ngờ, là đối thủ cạnh tranh với em ở vòng thi cuối cũng chính là bạn học đã cùng viết đơn với em và em may mắn đã là người được chọn”.

Từ cuộc thi cấp trường, Trung đã có một chặng đường khá dài để đến với vòng thi tuần của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Thế nhưng, trái với tâm trạng hồi hộp, lo lắng, Trung đến với vòng thi tuần với một tâm thế rất bình tĩnh: “Lần đầu tiên đứng ở trường quay S14 của Đài Truyền hình Việt Nam em thấy thực thân quen như dành cho mình. Có thể, vì cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã gắn bó với em từ rất lâu rồi,” Trung nhớ lại.

Món quà dành cho chị gái

Sinh ra trong một gia đình công nhân viên chức bình thường. Bố là sỹ quan quân đội, mẹ công tác trong ngành Giáo dục nên Trung thừa hưởng được nền giáo dục tốt từ mẹ và đức tính trầm tĩnh, chắn chắn của bố.

Bước vào trận thi đấu cuối cùng vào ngày 15/9, Trung giữ cho mình một tâm thế tự tin, thoải mái và không nghĩ nhiều đến thắng thua bởi với em “Đi đến trận chung kết này đã là một thành công rất lớn. Em chờ đợi trận đấu này vì đây là cơ hội để các thí sinh giao lưu, học hỏi, để tất cả các thí sinh tham dự cuộc thi năm nay có dịp được gặp gỡ nhau. Em cũng muốn cảm ơn tất cả mọi người đã cổ vũ cho em trong suốt chặng đường đã qua. Sự cổ vũ này là áp lực nhưng cũng là động lực để em tiếp tục cố gắng và thi đấu hết mình,” Trung tâm sự.

Với điểm số 245, Trung đã xuất sắc vượt qua các đối thủ và giành được vòng nguyệt quế Olympia.

“Em cảm thấy niềm vui vỡ òa khi bạn Thế Trung về đích, nhất là khoảnh khắc bạn bước lên bục vị trí thứ nhất thì tất cả các bạn cùng thầy cô ở Quảng trường không thể nói nên lời. Em thấy bạn rất bình tĩnh bởi có những câu hỏi bạn trả lời không đúng và bị trừ số điểm nhưng bạn vẫn không hề nao núng hoặc bạn nhận được số điểm từ câu hỏi của thí sinh khác bạn ấy cũng không tỏ ra quá vui mừng. Chính sự tự tin ấy là một phần giúp cho Trung chiến thắng,” em Lê Linh Đan – học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu cho biết.

Còn thầy Mai Văn Quyền – giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu vui mừng chia sẻ: “Tôi cũng từng nhiều học sinh tham gia nhiều cuộc thi khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi có cảm xúc vỡ òa như hôm nay. Quả thực là một ngày đáng nhớ khi chúng tôi những thầy cô cùng học sinh trong trường chung một niềm tự hào.”

Khi chị gái qua đời, Trung suy sụp rất nhiều. Đó cũng là cú sốc lớn đối với cả gia đình chúng tôi. Nhưng sau đó, cháu lại là người vực cả nhà dậy bằng sự quyết tâm, bằng niềm tin vào cuộc sống. Và suốt thời gian qua, Trung luôn cố gắng không ngừng nghỉ để đến hôm nay đã hực hiện trọn vẹn lời hứa đến với Đường lên đỉnh Olympia với chị gái”.

Đặc biệt, dù là một học sinh thiên về khối tự nhiên nhưng Trung có biệt tài ghi-ta, đàn và hát khá hay.

Hiện Trung tham gia rất nhiều câu lạc bộ ở trường như Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Bóng rổ, Mô phỏng Liên hợp quốc, Báo chí và tuyên truyền và giữ luôn vai trò Trưởng ban kỹ thuật của tờ Nội san Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu. Bạn bè cũng quý mến Trung vì cậu là một người rất nghiêm túc và thẳng thắn nhưng cũng là một người rất tình cảm./.

Trần Thế Trung Và Hành Trình Đưa Cầu Truyền Hình Olympia Về Nghệ An

Năm lớp 9, một cú sốc lớn đến với gia đình Trung, khi người chị gái của em không may qua đời. Những tưởng Trung sẽ từ bỏ niềm đam mê của mình. Nhưng, vì lời hứa với mẹ, với chị Trung đã nỗ lực vượt qua và em đã đậu thủ khoa đầu vào lớp chuyên Vật lý – Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Với đầu vào thuận lợi, Trung cũng được thầy giáo chủ nhiệm và các thầy cô ở tổ Vật lý lựa chọn, tạo nguồn cho đội tuyển quốc gia. Nhưng, Trung đã từ chối vì muốn dành thời gian cho cuộc thi Olympia mà mình đã mơ ước. Khó khăn của Trung lúc bấy giờ là đã rất nhiều năm, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu không có sân chơi cho học sinh ở cuộc thi này. Không nản lòng, Trung cùng với một bạn học khác ở lớp chuyên Tin đã viết đơn lên nhà trường đề nghị được tổ chức cuộc thi cấp trường.

Trần Thế Trung là một trong những gương thanh niên tiêu biểu Nghệ An.

Hy vọng là vậy, nhưng không ngoài dự đoán, lá đơn của Trung và người bạn cùng khóa đã không được chấp nhận vì đơn giản là “chưa có tiền lệ”. Không nản lòng, sau đó, Trung lại viết một bức tâm thư lên diễn đàn của Trường với những lời “thú nhận” rất tâm huyết: “Em nghĩ học sinh trường Phan đâu cứ cần phải học chuyên?. Học đều thì cũng là giỏi và nếu học sinh ấy có thể làm rạng danh nhà trường bằng cách này hay cách khác thì cũng là niềm tự hào rồi phải không?… Em mong các anh chị và các thầy cô nếu đọc được confessinons (bộc bạch) này thì hãy hiểu cho tâm sự của em và tạo điều kiện cho học sinh nhà trường tham gia sân chơi trí tuệ đầy bổ ích này…”.

Bức tâm thư của Trung khi đó không ký tên nhưng không hiểu vì sao rất nhiều học sinh trong trường đã đoán được chủ nhân của bài viết. Điều đáng mừng hơn, tâm sự của Trung cuối cùng cũng khiến ban giám hiệu nhà trường thay đổi. Ngay trong năm đó, một cuộc thi cấp trường đã được tổ chức khá quy mô. Nhớ lại cuộc thi này, Trung cho biết: “Vòng thi đầu tiên dù tổ chức bằng hình thức thi viết nhưng thí sinh ngồi kín hết hội trường. Phải đến vòng 3, nhà trường mới chọn được thí sinh cuối cùng. Điều bất ngờ, là đối thủ cạnh tranh với em ở vòng thi cuối cũng chính là bạn học đã cùng viết đơn với em và em may mắn đã là người được chọn”.

Đưa cầu truyền hình về quê hương

Từ cuộc thi cấp trường, Trung đã có một chặng đường khá dài để đến với vòng thi tuần của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Thế nhưng, trái với tâm trạng hồi hộp, lo lắng, Trung đến với vòng thi tuần với một tâm thế rất bình tĩnh: “Lần đầu tiên đứng ở trường quay S14 của Đài Truyền hình Việt Nam em thấy thực thân quen như dành cho mình. Có thể, vì cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã gắn bó với em từ rất lâu rồi”, Trung nhớ lại.

Trong suốt quá trình tham dự cuộc thi, Trần Thế Trung cũng đã có rất nhiều kỷ niệm. Nếu như, ở vòng thi tuần đầu tiên, Trung khá dễ dàng khi có chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ đến từ các tỉnh Bình Thuận, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh thì sang vòng thi 2, Trung gặp khó khăn khi rơi vào “dớp” của Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. “Nhiều năm nay, cộng đồng Olympia đều quan niệm, thí sinh thi tuần 2, tháng 2, quý 1 sẽ không bao giờ vượt qua được vòng thi tháng. Thế nên, trước vòng thi này, hầu hết các thí sinh đều rất lo lắng”, Trung chia sẻ.

Người thân chia vui với Trần Thế Trung sau khi em đưa cầu truyền hình về Nghệ An.

Thực tế, Trung bước vào vòng 2 không dễ dàng khi người chơi cùng em là ứng cử viên sáng giá đến từ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, với bản lĩnh vững vàng, Trung đã cán đích với điểm số rất cao, 280 điểm và cách biệt đến 155 điểm so với thí sinh đứng thứ Nhì. Sau chiến thắng này, Trung cũng chính thức “phá dớp” của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và bước vào vòng thi quý bằng một tâm thế hết sức tự tin.

Điều bất ngờ, đối thủ của Trung ở vòng thi cuối lại chính là một người bạn khá thân thiết ở trong cộng đồng Olympia, thí sinh Nguyễn Hoàng Minh đến từ Trường THPT Trần Phú (Hà Nội). Thực tế, qua 3 vòng thi đầu tiên, Nguyễn Hoàng Minh cũng là thí sinh luôn dẫn đầu với điểm số khá cao. Chính vì thế, chiến thắng cuối cùng đầy kịch tính của Trần Thế Trung trong tình thế “tưởng như mọi thứ đã kết thúc” đã khiến cho trường quay thực sự “bùng nổ”. Chiến thắng này, cũng giúp Trung trở thành thí sinh đầu tiên ghi tên vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 và lần đầu tiên đưa cầu truyền hình về với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và với thành phố Vinh.

Áp lực là động lực

Không đến khi lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia Trung mới trở thành gương mặt nổi tiếng ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trước đó, Trung không chỉ đậu thủ khoa đầu vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu mà còn xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý năm học 2023 – 2023.

Đặc biệt, dù là một học sinh thiên về khối tự nhiên nhưng Trung có biệt tài ghi ta, đàn và hát khá hay. Hiện Trung tham gia rất nhiều câu lạc bộ ở trường như Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Bóng rổ, Mô phỏng Liên hợp quốc, Báo chí và tuyên truyền và giữ luôn vai trò Trưởng ban kỹ thuật của tờ Nội san Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

Bạn bè cũng quý mến Trung vì cậu là một người rất nghiêm túc và thẳng thắn nhưng cũng là một người rất tình cảm. Em đã từng bật khóc ở trường quay Đường lên đỉnh Olympia khi nói về người chị đã mất: “Chị chính là người thôi thúc ước mơ Olympia trong em để em có thể đứng được ở đây ngày hôm nay. Hy vọng ở một nơi tốt đẹp hơn, chị vẫn sẽ theo dõi em trong phần thi về đích này, hỗ trợ em về mặt tinh thần để hoàn thành cuộc thi một cách tốt nhất”.

Bước vào trận thi đấu cuối cùng vào ngày 15/9 tới, Trung giữ cho mình một tâm thế tự tin, thoải mái và không nghĩ nhiều đến thắng thua bởi với em “Đi đến trận chung kết này đã là một thành công rất lớn. Em chờ đợi trận đấu này vì đây là cơ hội để các thí sinh giao lưu, học hỏi, để tất cả các thí sinh tham dự cuộc thi năm nay có dịp được gặp gỡ nhau. Em cũng muốn cảm ơn tất cả mọi người đã cổ vũ cho em trong suốt chặng đường đã qua. Sự cổ vũ này là áp lực nhưng cũng là động lực để em tiếp tục cố gắng và thi đấu hết mình”, Trung tâm sự.

Mỹ Hà

Mạng Xã Hội Dậy Sóng Vì Câu Chuyện Xúc Động Của Quán Quân Trần Thế Trung Ở Chung Kết Olympia

Trước đó, ở câu hỏi cuối cùng của vòng thi về đích, khi chiến thắng đã gần trong tầm tay Trung đã có một lời chia sẻ rất chân thật về người chị gái đã mất của mình. Câu chuyện của em không chỉ khiến cho bố mẹ, những người ngồi trên trường quay S14 mà còn khiến hàng triệu khán giả theo dõi qua sóng truyền hình xúc động:

” Chị ơi, cuối cùng Trung đã được đứng trên sân khấu của trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Và đây cũng là ước mơ mà chị đã nói với Trung ngày xưa. Trung đã đạt được ước mơ của mình, dù kết quả có ra sao. Cảm ơn chị đã luôn luôn truyền cảm hứng cho Trung”, Trung nói sau khi trả lời câu cuối cùng.

Câu chuyện xúc động của Trung được rất nhiều cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu chia sẻ. Ảnh: MH

“…Bố em, một sỹ quan quân đội trong bộ quân phục đã không kìm nén được khi trên sân khấu con trai ông vừa đăng quang nói dành tặng vòng nguyệt quế không phải cho mẹ mà là cho người chị gái đã mất. Có gì đó nghèn nghẹn, có gì đó như là hạnh phúc, đau xót trong ông vì con gái đã mất và đứa con trai đã thực sự trưởng thành! Và phía dưới sân khấu, trên bốn đầu cầu truyền hình các tỉnh, hàng triệu người xem cũng đã rơi nước mắt…”, anh viết.

Cựu học sinh trường Phan này còn nói rằng “Tôi cũng là người Xứ Nghệ, và cũng ra đi từ mái trường em đang học nên tự hào và luôn nỗ lực, học hỏi để tiến về phía trước là điều tôi luôn tự nhủ để dặn lòng: Cả trí tuệ và cảm xúc yêu thương luôn là hai điều cần phải được nuôi dưỡng mới… thành Nhân. Cảm ơn em đã cho mọi người thấy những giọt nước mắt trên sân chơi trí tuệ hôm nay để nghĩ nhiều hơn về ngày mai”.

Một cổ động viên khác, chị Hồng Nhung thì chia sẻ rất chân tình: “Trần Thế Trung. Em là con người thông minh, bản lĩnh và giỏi giang. Nhưng quan trọng hơn, em là một người có tâm, có tình nghĩa sâu nặng. Ngưỡng mộ em”.

Còn thầy giáo Nguyễn Vương Linh – Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn) thì viết rằng: “Một ngày để cho tất cả chúng ta lắng lòng mình lại và ngẫm rằng phải chăng: Trí tuệ luôn cần những cảm xúc, yêu thương mới là động lực cho mỗi người trong hành trang của mình”.

Từ trường Phan, cô giáo Lê Thị Lan cũng đã có dòng chia sẻ rất ý nghĩa về một học trò xuất sắc của nhà trường. Cô viết “một kết quả ngọt ngào nhưng thực sự không bất ngờ bởi ở em hội tụ đầy đủ khí chất của một nhà leo núi: Trí tuệ, bản lĩnh và sự quyết tâm. Em luôn có một thái độ rõ ràng. Học ra học, chơi ra chơi, không để lẫn lộn vào nhau. Đây là điều mà nhiều học sinh không làm được. Không thể phủ nhận là em đã được trời ban tặng cho trí tuệ tuyệt vời nhưng chính thái độ của em đã đưa em lên được đỉnh Olympia”.

Trước đó, ngay sau khi trận chung kết kết thúc rất nhiều cổ động viên cũng đã gửi lời chúc mừng đến Trần Thế Trung. Từ Hà Nội, thầy giáo Trần Ngọc Thắng – giáo viên chủ nhiệm của Trung cho biết: “Khi đến phần thi Về đích, dù không nói ra nhưng tất cả chúng tôi đều vô cùng hồi hộp, chờ đợi. Lúc đó, em đã có lợi thế khi có số điểm dẫn đầu và đang bị theo sát bởi Hải Đăng. Nhưng em rất chắc chắn, làm chủ phần chơi của mình. Gói câu hỏi 40 điểm mà Trung lựa chọn cũng không làm chúng tôi bất ngờ và tin rằng em có sự lựa chọn đúng đắn cho phần chơi của mình”.

Tại điểm cầu Hà Nội, thầy Thắng cũng hào hứng nói: Sau chiến thắng nghẹt thở, tất cả chúng tôi ngồi xem lại những hình ảnh, clip về cuộc thi vừa rồi cũng như không khí cổ vũ cho Trung tại Nghệ An và chưa có niềm vui nào hơn thế.

Mỹ Hà

Vì Sao Thế Giới Ngày Càng Ghét Trung Quốc?

Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.

Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?” Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là “kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt”.

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng” như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.