Chảy Máu Mũi Không Rõ Nguyên Nhân / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Chảy Máu Mũi Không Rõ Nguyên Nhân

Chảy máu mũi ở trẻ em, còn gọi là chảy Máu Cam. Có nhiều trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên. Lượng máu chảy có khi ít, khi nhiều, bệnh tái phát nhiều lần. Xét nghiệm Huyết Học số lượng tiểu cầu bình thường, các yếu tố đông máu bình thường. Không phát hiện dấu hiệu bệnh lý, hay còn gọi là: không rõ nguyên nhân.

Do cơ thể trẻ em nóng (nhiệt) lại ăn nhiều đồ cay, nóng, ngọt dẫn đến cơ thể càng nóng hơn. Dẫn đến áp lực mạch máu tăng cao, gây xuất huyết ở những nơi thành mạch máu mỏng nhất, thường ở mũi, chân răng. Nhưng đa số xuất huyết ở mũi, nên gọi là chảy máu Cam (bệnh Cam chỉ xuất hiện ở trẻ em, như: cam ruột – tức cam còi, cam răng, cam mũi – hay chảy nước mũi, cám mắt – ra nhiều gèn rỉ mắt, cam tai – viêm tai giữa, máu cam – chảy máu mũi…). Sau khi xuất huyết, áp lực thành mạch máu giảm, trẻ sẽ không xuất huyết trong một thời gian. Đến một thời điểm lại xuất huyết. Vì sau một thời gian ăn uống, bồi dưỡng, trẻ lại bình phục như trước. Do không biết kiêng cữ đồ cay, nóng, ngọt nên bệnh chảy máu mũi lại tái phát. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại mãi, đa số bệnh chấm dứt khi trẻ trưởng thành. Ngoài ra khi trẻ bị viêm nhiễm có sốt (viêm amidal cấp, viêm họng, sốt vi rút, viêm phổi do vi rút, Rubella, tay chân miệng, sốt xuất huyết…), có thể trẻ sẽ xuất huyết rất nhiều, ồ ạt, khó cầm. Chảy máu mũi thường xảy ra vào lúc 1 – 5 giờ sáng. Do thời điểm này nhiệt độ giảm sâu, gây co mạch, dễ xuất huyết. Chảy máu mũi cũng hay xảy ra ban ngày, khi trẻ chạy nhảy nhiều, áp lực thành mạch máu tăng cao, dễ chảy máu… Khi trẻ bị chảy máu liên tục, nhiều lần, đi khám lại không phát hiện ra bệnh lý. Điều này gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và các bé rất nhiều. Khi trẻ bị chảy máu nhiều, gây thiếu máu trầm trọng, ăn uống giảm sút, lâu phục hòi sức khỏe. Làm cho trẻ thiếu tập trung, học hành giảm sút…2. Phương pháp điều trị theo YHCT: Đông y là lựa chọn tốt nhất, cho trẻ bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân. Thời gian điều trị thường dưới 10 ngày. Ở những trẻ bị nặng, tái phát chảy máu nhiều lần, mỗi năm nên uống 2 – 3 đợt thuốc để tránh tai phát. Nếu kiêng cữ tốt, chỉ sau 1 – 2 đợt điều trị đã có thể khỏi dứt điểm. Với những bé chảy máu quá nhiều, thiếu máu nặng, cần uống thêm thuốc bổ để nâng cao sức khỏe. ***Phương pháp điều trị: dùng thuốc Lương Huyết Chỉ Huyết để chữa cả gốc lẫn ngọn. Vì theo Đông Y: – Huyết Nhiệt (máu nóng) thì Lương Huyết (làm mát máu). – Xuất Huyết (chảy máu) thì Chỉ Huyết (cầm máu). – Chảy máu ở đâu, thuộc kinh gì, thì dùng loại thuốc cầm máu đi vào kinh đó, hoặc phải dùng vị thuốc khác dẫn thuốc cầm máu đi vào kinh đó.3. Các bài thuốc điều trị:*Bài 1: Tứ Sinh Thang 1. Lá Sen tươi: 60g 2. Ngải Cứu tươi: 8g 3. Tắc Bá Diệp tươi: 60g 4. Địa Hoàng tươi: 20g – Cách dùng: rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước vắt nước cho trẻ uống, ngày 3 lần, mỗi lần 20ml – 50ml. Hoặc thêm nước vừa đủ uống, xay sinh tố, vắt nước cốt, chia 3 lần, uống trong ngày. Hoặc sắc uống. – Tác dụng: Lương Huyết Chỉ Huyết. – Chữa bệnh: chữa chảy máu mũi không rõ nguyên nhân ở trẻ em. – Kết quả: liều lượng trên do tôi nghiên cứu, áp dụng vào thực tế điều trị cho hiệu quả rất cao trên 95% khỏi bệnh. Nếu giã hoặc xay sinh tố thì sau 3 – 7 ngày điều trị, bệnh không tái phát. Mỗi năm nên uống 2 – 3 đợt để phòng tái phát.

**Bài 2: Tiểu Nhi Tỵ Nục Vũ Gia Thang: 1. Cỏ Mực tươi: 80g 2. Trắc Bá Diệp tươi: 80g 3. Hắc Chi Tử: 16g 4. Đạm Trúc Căn tươi: 80g (hoặc toàn cây) 5. Xích Đồng Nam Hoa: 30g– Cách dùng: rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt nước cốt uống ngày 3 lần, mỗi lần 15ml – 30ml. Hoặc sắc uống. – Tác dụng: Lương Huyết Chỉ Huyết. – Chữa bệnh: chữa chảy máu mũi không rõ nguyên nhân ở trẻ em.– Kết quả: đạt trên 95% khỏi sau 3 – 7 ngày điều trị. Mỗi năm có thể uống 2 – 3 đợt để phòng tái phát.

***Bài 3: Chỉ Huyết Cam Vũ Mai Lộ: Xạ Tiễn Thảo tươi: 100g – Cách dùng: rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt uống. – Tác dụng: Lương Huyết Chỉ Huyết. – Chữa bệnh: Đặc hiệu với bệnh chảy máu Cam (máu mũi) không rõ nguyên nhân ở trẻ em. – Kết quả: đạt trên 95% khỏi sau 3 – 7 ngày điều trị. Mỗi năm có thể uống 2 – 3 đợt phòng tái phát. Xạ Tiễn Thảo là cây cỏ nhỏ, cao cỡ 20cm. Cây sinh trưởng vào mùa xuân, hạ. Đến thu, đông thì lụi tàn. Cây thường mọc trên núi đá vôi, độ cao vài nghìn mét. Cây ưa bóng râm, ưa ẩm… chưa nhân giống thành công. Cây chỉ thấy số ít người dân tộc Nùng sử dụng chữa chảy máu cam rất hiệu quả.Ghi chú: Các bài thuốc trên đều đạt tỷ lệ đỡ khỏi rất cao. Trước đây (thế kỷ 20) chỉ cần uống 3 – 7 là khỏi rứt. Có nhiều trường hợp dùng 1 – 3 ngày cũng khỏi rứt điểm, không tái phát. Nhưng ngày nay rất nhiều thức ăn độc hại, tẩm ướp nhiều cay, nóng, hóa chất, thuốc tây… dẫn đến bệnh chảy máu mũi cứ dai dẳng, tái phát nhiều lần. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý kiêng cữ cho các bé.4. Kiêng cữ với trẻ chảy máu mũi không rõ nguyên nhân: Muốn cho trẻ không bị tái phát, gia đình (ông, bà, bố, mẹ) cần phải kiêng cữ cho bé. Nhắc nhở bé phải kiêng cữ những thứ có thể gây chảy máu mũi. Những thứ trẻ bị chảy máu mũi cần kiêng: – Các loại thức ăn, nước uống có vị Ngọt: bánh, kẹo, nước ngọt… Các loại quả ngọt thì cho bé ăn ít. Vì chất ngọt làm tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng nhiệt lượng của cơ thể, gây xuất huyết. – Các loại thức ăn có vị Cay như: hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, rau húng, tía tô, kinh giới, bò khô, mỳ tôm, bim bim… Cay nóng sẽ làm xuất mồ hôi, giãn cơ, giãn mạch máu, tăng nhiệt lượng của cơ thể, gây xuất huyết. – Không ăn mặn: ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, dễ gây xuất huyết. ***Nên cho trẻ ăn nhiều đồ mát: sắn dây, bột sắn dây, sữa chua không đường, quả Thanh long, nấu canh xương hạt sen, canh lá dâu non, canh đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh cả vỏ, canh ốc, hến, ngao, sò…5. Kinh nghiệm: Khi các bé bị chảy máu mũi thường xuyên, gia đình cần để ý, chăm sóc các bé nhiều hơn. Khi để ý các bé, sẽ thấy sự thay đổi của các bé, có thể biết được thời điểm các bé chuẩn bị xuất huyết: – Đêm ngủ lấy tay lấy tay kiểm tra lưng, đầu của các bé. Nếu thấy nhiều mồ hôi, dùng khăn khô, mềm lau cho các bé. Nếu áo bé bị ướt, thay áo khác cho bé. Nếu không lau mồ hôi, không thay áo ướt cho bé, bé có thể bị cảm lạnh, do bị lạnh suốt đêm. Cần lưu ý: khi bé có nhiều mồ hôi trộm (lúc ngủ), rất nhiều mồ hôi khi vận động, có thể các bé sẽ xuất huyết trong vài ngày tới. Hãy kiêng đồ Mặn, Ngọt, Cay, nóng như trên, cho bé ăn đồ mát và uống thuốc Cầm máu để phòng bệnh. Cần bổ xung thuốc Thu Liễm mồ hôi cho các bé, để chống xuất mồ hôi quá nhiều, tăng sức đề kháng cho bé. – Thỉnh thoảng chú ý môi của bé: nếu thấy môi của bé đỏ như tô son môi, thì có thể bé sẽ xuất huyết trong vòng vài giờ. Có thể sẽ xuất huyết trong khoảng 1 – 5 giờ sáng, hoặc trong ngày. Cần cho bé uống thuốc phòng xuất huyết ngay. Nếu không có thuốc thì chườm nước ấm cho bé ở các vị trí: trán, hai nách, ngực, háng, lưng… để giảm nhiệt, đến khi môi trở về bình thường. Có thể cho uống thêm thứ mát càng tốt: nước sắn dây, rau má, cỏ mực… không cho đường. – Để phòng bệnh, nên cho các bé ăn các thứ mát tuần 2 – 3 lần. – Khi các bé bị chảy máu mũi, thường chảy một bên nhiều hơn, cũng có bé bị cả hai bên. Cần bình tĩnh, cho bé ngồi cúi xuống, để máu không chảy ngược vào đường thở, dùng ngón tay ấn nhẹ vào một bên sống mũi, để ép mạch máu mũi không cho chảy. Lấy khăn nhúng nước lạnh, đắp lên Trán, Sống mũi sẽ làm co mạch máu, ngưng xuất huyết. Lau chùi, vệ sinh sạch chỗ máu chảy.

Vũ Thủy

Các Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi

Các nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nhiều người thường xuyên bị chảy máu mũi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Ngay dưới bề mặt niêm mạc mũi có chứa rất nhiều các mạch máu nhỏ nên chúng dễ dàng bị tổn thương. Chảy máu mũi được đánh giá là thường xuyên nếu nó xảy ra hơn 1 lần/tuần.

Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi bao gồm:

Không khí khô hanh: khi đó niêm mạc mũi của bạn cũng bị khô và dễ bị chảy máu, nhiễm trùng.

Những nguyên nhân khác gây chảy máu mũi bao gồm:

Viêm xoang cấp

Viêm xoang mạn

Dị ứng

Sử dụng Aspirin

Hemophilia và các rối loạn đông máu kháng

Sử dụng các thuốc chống đông như wafarin, heparin

Các chất gây kích thích, ví dụ như amoniac

Sử dụng cocain

Cảm lạnh thông thường

Lệch vách mũi

Dị vật ở mũi

Sử dụng các thuốc xịt mũi thường xuyên, ví dụ như các thuốc để điều trị dị ứng

Chấn thương mũi

Những nguyên nhân hiếm gặp hơn như:

Nghiện rượu

Chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền

Xuất huyết giảm tiểu cầu

Bạch cầu cấp

Polyp mũi

Phẫu thuật mũi

U mũi

Ba tháng giữa thai kì

Nhìn chung, chảy máu mũi không phải là một triệu chứng hoặc hậu quả của tăng huyết áp. Nó có thể xảy ra nhưng hiếm gặp, tăng huyết áp nặng có thể gây chảy máu mũi nhiều và kéo dài.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết chảy máu mũi không nguy hiểm và sẽ tự cầm.

Nhưng nếu bạn bị chảy máu mũi với các đặc điểm như sau thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

Sau chấn thương, ví dụ như tan nạn ô tô

Chảy máu nhiều

Kèm theo khó thở

Kéo dài trên 30 phút, mặc dù bạn đã ấn cánh mũi

Chảy máu mũi ở trẻ em dưới 2 tuổi

Không nên tự lái xe mà hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó chở đi.

Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân nếu bạn thường xuyên chảy máu mũi, kể cả nó có thể dễ dàng tự cầm.

Các bước bạn có thể thực hiện khi bị chảy máu mũi:

Ngồi thẳng và cúi về phía trước. Duy trì ở tư thế này, bạn có thể giảm huyết áp ở các tĩnh mạch mũi, giúp hạn chế chảy máu. Cúi về phía trước sẽ giúp bạn tránh nuốt máu, có thể gây kích ứng dạ dày.

Xì mũi nhẹ nhàng để đẩy các cục máu đông. Xịt thuốc làm thông mũi.

Bóp chặt mũi. Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ véo hai lỗ mũi chặt lại, ngay cả khi chỉ có một bên bị chảy máu. Thở qua miệng của bạn. Tiếp tục bóp chặt mũi trong 10 phút. Động tác này sẽ tạo áp lực trên các điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường thì máu sẽ ngừng chảy.

Lặp lại. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại các bước này cho đến 15 phút sau.

Sau khi máu đã ngừng chảy, để giữ cho nó không xuất hiện một lần nữa, bạn không nên ngoáy hoặc xì mũi, không nên cúi xuống trong vài giờ và giữ đầu của bạn ở cao hơn mức tim.

Các mẹo giúp ngăn ngừa chảy máu mũi bao gồm:

Giữ ẩm lớp niêm mạc mũi. Đặc biệt là là trong những dịp thời tiết lạnh và khô, bạn có thể bôi một lớp dầu Vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh (bacitracin, Neosporin) bằng tăm bông 3 lần/ ngày. Xịt mũi bằng nước mũi cũng có thể giúp làm ẩm mũi.

Cắt móng tay . Giữ móng tay ngắn giúp hạn chế chảy máu do ngoáy mũi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm. Một máy tạo độ ẩm sẽ chống lại ảnh hưởng của không khí khô đến niêm mạc mũi.

Nguyên Nhân Khiến Chúng Ta Chảy Máu Mũi

Chảy máu mũi là hiện tượng khá phổ biến và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi đấy!

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi là vấn đề khá khó chịu – và thậm chí khiến nhiều người giật mình nữa – nhưng đó không phải là điều hiếm khi xảy ra. Mỗi năm, có đến 60 triệu người tại Mỹ gặp phải một lần chảy máu mũi – theo thống kê từ Yale Medicine. Được giới y học gọi bằng cái tên “chảy máu cam” (epistaxis), tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ từ 2 – 10 tuổi và người lớn từ 50 – 80 tuổi.

Mũi có chứa nhiều mạch máu nhằm giúp làm ấm và làm ẩm không khí bạn hít vào. Các mạch máu này nằm gần bề mặt bên trong của mũi, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi môi trường khô, hắt hơi quá mạnh, hoặc vô tình bị tác động bởi ngón tay đưa vào mũi. Máu chảy ra từ khu vực này của mũi được gọi là “chảy máu mũi trước”.

Ít phổ biến hơn so với chảy máu mũi trước là chảy máu mũi sau, bắt nguồn từ các nhánh của động mạch bên trong khoang mũi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, nặng hơn, và trong nhiều trường hợp sẽ cần hỗ trợ y tế.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

1. Ngồi xuống và bóp chặt phần mềm của mũi, ngay phía trên hai lỗ mũi, trong khoảng 10 phút, bằng một miếng khăn giấy hay khăn bông.

2. Đừng ngửa đầu ra sau. Thay vào đó hãy chúi về phía trước và thở bằng miệng. Hành động này sẽ buộc máu chảy ra ra khăn giấy trên mũi bạn, ngăn máu không chảy ngược vào cổ họng và đi vào dạ dày.

3. Đặt một túi đá bọc vải có sẵn trong tủ lạnh lên mũi để làm các mạch máu co lại và giảm sưng.

4. Đừng nằm xuống. Giữ mũi phía trên tim sẽ giúp giảm áp lực máu trong các mạch máu bên trong mũi và từ đó giảm tình trạng chảy máu mũi.

5. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thực hiện các động tác tạo áp lực như trên, hãy sử dụng các loại thuốc nhỏ/xịt có tác dụng thông mũi như Afrin: xịt hai lần vào mỗi lỗ mũi mỗi 10 phút/lần, tối đa 3 lần, cho đến khi máu ngừng chảy.

Cách làm máu mũi ngừng chảy

Giữ màng mũi ẩm, đặc biệt trong thời tiết lạnh, khô, bằng cách xoa một lớp gel gốc dầu vào mỗi lỗ mũi, hoặc sử dụng thuốc xịt mũi có thành phần muối.

Đừng ngoáy mũi, hoặc nếu phải ngoáy thì hãy cắt móng tay trước để tránh bị thương.

Sử dụng máy tạo ẩm để giúp không khí trong nhà bạn không bị khô.

Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ Mộ cổ vị vua “nam thần” tết lộ “Thời kỳ Đen tối” 1.400 năm trước Xe điện Tesla chở người nộm lần đầu bay gần sao Hỏa

Có nhiều cách để làm máu mũi ngừng chảy, nhưng Yale Medicine khuyến nghị bạn nên làm theo các bước sau:

Cách phòng chống chảy máu mũi

Chảy máu mũi thường xảy ra bất ngờ và không lường trước được. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ chảy máu mũi bằng cách thực hiện một vài biện pháp phòng chống như sau:

Vì Sao Bạn Bị Chảy Máu Mũi, Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Là Gì?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. Tuy nhiên, mỗi một nguyên nhân đều có các biểu hiện bệnh khác nhau. Do đó, người bệnh phải thật cảnh giác khi chảy máu mũi.

Ảnh hưởng của các mô dọc theo mũi bị sưng do phản ứng cơ thể bị kích ứng là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu cao. Lúc này, các mao mạch có xu hướng giãn nên sẽ gây ra hiện tượng chảy máu cam. Ngoài nhỏ giọt, máu có thể chảy khi bạn hắt hơi hoặc xì mũi.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị lệch vách ngăn, khi có luồng không khí đi qua sẽ làm mũi khô, gây kích ứng và xảy ra hiện tượng chảy máu mũi.

Việc hắt hơi thường xuyên sẽ gây loét các lớp lót của vách ngăn, đây chính là phần trung tâm giữa hai lỗ mũi. Nếu vách ngăn bị rách hoặc tổn thương sẽ gây chảy máu.

Những ai có thói quen ngoáy mũi cũng rất dễ chảy máu. Không những vậy, việc ngoáy mũi còn làm rụng lông, ảnh hưởng đến niêm mạc, làm vỡ mạch máu, gây chảy máu. Ngoài ra, thói quen này còn tạo “cơ hội” cho vi khuẩn xâm nhập dễ hơn vào cơ thể dẫn đến nhiễm khuẩn mũi.

Xuất hiện khối u hoặc bị khuẩn xoang

Những trường hợp chảy máu mũi nhưng có mùi hôi hoặc màu thẫm rất dễ là biểu hiện của khối u hoặc nhiễm khuẩn khoang. Bởi vậy, nếu có dấu hiệu này bạn cần đi kiểm tra nội soi, chụp CT để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Huyết áp tăng cao cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi, đặc biệt ở người lớn tuổi. Huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch cũng tăng, điều này sẽ dễ làm nứt vỡ thành mạch và gây chảy máu mũi, thậm chí xuất huyết đáy, xuất huyết não…

Giảm tiểu cầu là một trong những bệnh về máu có thể gây chảy máu cam. Do đó, bạn cần xét nghiệm máu và điều trị kịp thời nếu do nguyên nhân này.