Cách Phân Biệt Giới Từ In On At / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Cách Dùng Của 3 Giới Từ “In”, “On” Và “At”

1. Giới từ “in”, “on”, “at” được dùng để chỉ thời gian.

“in”: vào … (khoảng thời gian dài)

Ta đặt “in” trước các từ chỉ thời gian dài như: năm, tháng, tuần, mùa, …

Example:

in 1980 (vào năm 1980)

in 1980s (vào những năm của thập niên 80)

in February (vào tháng hai)

in this week (trong tuần này)

in Summer (vào mùa hè).

“on”: vào … (ngày trong tuần)

Ta đặt “on” trước những từ chỉ những ngày trong tuần, hoặc một dịp nào đó.

Example:

on Sunday (vào ngày Chủ nhật)

on Monday (vào ngày thứ bảy)

on this occasion (nhân dịp này)

on this opportunity (nhân cơ hội này).

“at” : vào lúc … (giờ trong ngày, hoặc một khoảnh khắc)

Ta đặt “at” trước từ chỉ mốc thời gian rất ngắn cụ thể như giờ giấc trong ngày.

Example:

at 2 o’clock (vào lúc 2 giờ)

at that moment (vào lúc đó)

at that time (vào lúc đó),

at present (hiện tại).

2. Giới từ “in”, “on”, “at” được dùng để chỉ nơi chốn

Phân biệt cách dùng của In – On – At

“in”: ở … (trong một nơi nào đó)

Ta đặt “in” trước từ chỉ khu vực địa lý rộng lớn, hoặc từ chỉ vị trí lọt lòng, ở trong lòng một cái gì đó.

Example:

in the bed (ở trên giường)

in a box (ở trong một cái hộp)

in this house (ở trong ngôi nhà này)

in the street (ở trên đường phố)

in New York (ở New York)

in Vietnam (ở Việt Nam),

in Asia (ở châu Á).

“on”: ở … (trên mặt một cái gì đó)

Ta đặt “on” trước từ chỉ đồ vật để chỉ vị trí tiếp xúc trên mặt phẳng của đồ vật đó.

Example:

on this table (ở trên cái bàn này)

on this surface (ở trên mặt phẳng này)

on this box (ở trên cái hộp này).

“at”: ở … (tại một nơi nào đó không được cụ thể)

Ta đặt “at” trước từ chỉ nơi chốn để chỉ vị trí một cách chung chung.

Example:

He is at school (anh ấy đang ở trường học)

at home (ở nhà)

at work (ở nơi làm việc).

Phân Biệt Cách Dùng Mạo Từ “A”, “An”, “The”

I. Những điểm chung về mạo từ a và an

Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.

Ví dụ: He has seen a baby (chúng ta không biết em bé nào, nội dung này chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một em bé.

II. Phân biệt cách dùng “a” và “an”

1.1. Dùng “an” trước:

Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o“. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam)

Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô)

Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng)

Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P

1.2. Dùng “a” trước:

Dùng “a“ trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h“. Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…

Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·

Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)

Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand. Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)

Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)

Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter). Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)

Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day. Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)

III. Cách dùng mạo từ xác định “The”

Dùng “the“ trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết. Ví dụ: The man next to Lin is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là người đàn ông nào

Người đàn ông bên cạnh Lin là bạn của tôi. VD: The sun is big. (Chỉ có một mặt trời, ai cũng biết)

Với danh từ không đếm được, dùng “the” nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng “the” nếu nói chung. Ví dụ: Chili is very hot (Chỉ các loại ớt nói chung): Ớt rất cay. VD: The chili on the table has been bought (Cụ thể là ớt ở trên bàn): Ớt ở trên bàn vừa mới được mua.

Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng “the“. Ví dụ: Students should do homework before going to school (Học sinh nói chung)

The + danh từ + giới từ + danh từ:

Ví dụ: The girl in uniform(cô gái mặc đồng phục), the Gulf of Mexico(Vịnh Mexico).

Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only. VD: The only moment (khoảnh khắc duy nhất), the best week (tuần tốt lành nhất).

Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên). Ví dụ: In the 1990s (những năm 1990)

The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ:

Ví dụ: The boy whom you have just met is my son. Cậu bé bạn vừa nói chuyện là con trai tôi

The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật.

Ví dụ: The sharp = sharps (loài cá mập)

Đối với “man” khi mang nghĩa “loài người” tuyệt đối không được dùng “the“. Ví dụ: Man is polluting the environment seriously (Loài người đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).

Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The worker (Giới công nhân)

The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều:

Ví dụ: The poor = The poor people

The poor people are supported by government. Người nghèo được hỗ trợ bởi cơ quan chính phủ

The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The Beatles.

The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg

The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Peters = Mr/ Mrs Peters and children

Thông thường không dùng “the“ trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó:

Tương tự, không dùng “the” trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner. Ví dụ: We usually dinner at 7 p.m this morning. Chúng tôi thường ăn tối vào lúc 7 giờ

Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể: Ví dụ: The dinner that my mother cooked was very delicious. Bữa tối mà mẹ tôi nấu rất ngon

Không dùng “the” trước một số danh từ như: home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university v.v… khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính. Ví dụ: I went to hospital because I was sick: Tôi đi đến bệnh viện vì tôi bị ốm

Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng “the“. Ví dụ: The teacher left the school for lunch. Giáo viên đã rời khỏi trường đi ăn trưa.

2.2. Khi nào phải sử dụng “the” và không sử dụng “the” trong một số trường hợp điển hình

Những trường hợp phải dùng mạo từ “the”:

– Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều). VD: The Red Sea, The Atlantic Ocean, the Great Lakes.

– Trước tên các dãy núi: The Rocky Mountains.

– Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trị hoặc trên thế giới: The Earth, The Sun

– The school, colleges, universities + of + danh từ riêng

– The university of London + the + số thứ tự + danh từ

– Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực với điều kiện tên khu vực đó phải được tính từ hóa

– Trước tên các nước có hai từ trở lên

– Trước tên các nước được coi là một quần đảo. Ví dụ: The Hawaii

– Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử

– Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số

– Trước tên các môn học cụ thể: The jazz music

– Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các nhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạc cụ đó

Những trường hợp không sử dụng mạo từ “the”: 

– Trước tên một hồ. Lake Geneva

– Trước tên một ngọn núi.

– Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao

– Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng

– Trước tên các nước chỉ có một từ. Spain, Japan, Vietnam

– Trước tên các nước mở đầu bằng New, một tính từ chỉ hướng

– Trước tên các lục địa, tiểu bang, thành phố, quận, huyện

– Trước tên bất kì môn thể thao nào

– Trước các danh từ trừu tượng

– Trước tên các môn học chung

– Trước tên các ngày lễ, tết

– Trước tên các loại hình nhạc cụ trong các hình thức âm nhạc cụ thể

Nếu các bạn muốn tìm hiểu hơn về tiếng anh và cách sử dụng tiếng anh đừng ngần ngại liên hệ với Inspirdo Edu qua hotline 0943 556 128 hoặc email info@inspirdoedu.com để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Từ Láy Là Gì? Cách Phân Biệt Từ Láy Và Từ Ghép?

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều từ láy, từ láy có thể xuất hiện trong các văn bản, hay trong các cuộc giao tiếp, đối thoại hằng ngày. Tuy nhiên với nhiều người, do chưa hiểu cụ thể về loại từ này, nên đã có những nhầm lẫn khi sử dụng từ láy. Vậy từ láy là gì? Và cách phân biệt từ láy và từ ghép ra sao?

Từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh, thăm thẳm, lanh lảnh, ……

Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tiếng Việt vốn nổi tiếng phong phú và phức tạp. Tiếng Việt cũng có một loại từ nữa đó là từ ghép, khá giống với từ láy. Và để phân biệt từ láy và từ ghép thì không phải ai cũng làm được, có một vài cách giúp chúng ta phân biệt được hai loại từ này mà bạn có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành. Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm. ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Cách Phân Biệt Các Danh Từ, Động Từ, Tính Từ Dễ Lẫn Lộn

Bài tập Danh từ, Động từ, Tính từ

Phân biệt các Danh từ, Động từ, Tính từ dễ lẫn lộn

Cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ được VnDoc sưu tầm, tổng hợp những kiến thức cơ bản về từ loại danh từ, động từ, tính từ và các bài tập có đáp án đi kèm giúp các em học sinh tiểu học củng cố các dạng bài tập luyện từ và câu chuẩn bị cho các kỳ thi. Mời các em cùng tham khảo.

I – GHI NHỚ VỀ TỪ LOẠI:

– Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.

– Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.

– Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,…(không học ở tiểu học).

II – GHI NHỚ VỀ DANH TỪ – ĐỘNG TỪ – TÍNH TỪ:

1. Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

V.D:

– DT chỉ hiện tượng: mưa, nắng, sấm, chớp,…

– DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

– DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ; nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại: DT riêng và DT chung.

+ Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,…)

+ Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại:

– DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

– DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,…).

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng – đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

– DT chỉ đơn vị tự nhiên: Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

– DT chỉ đơn vị đo lường: Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

– DT chỉ đơn vị tập thể: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó,…

– DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…

– DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

* Cụm DT:

– DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

2. Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

V.D: – Đi, chạy, nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động)

– Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái)

* Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái:

– Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,…

+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,…

+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,…

+ ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,…

– Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,… Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).

VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

Anh ấy đứng tuổi rồi.

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT (kết hợp được với các từ chỉ mức độ )

– Các “ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,…Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.

– Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.

VD: Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

– ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

– ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng,… ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1: Bố mẹ rất lo lắng cho tôi

ĐT nội động Q.H.T Bổ ngữ

– ĐT ngoại động: là những ĐT hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập, cắt,…). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2: Bố mẹ rất thương yêu tôi.

ĐT ngoại động Bổ ngữ

– Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

* Cụm ĐT:

– ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT. Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.

Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

3. Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,…

* Có 2 loại TT đáng chú ý là:

– TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,…)

– TT chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,…)

* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái:

– Từ chỉ đặc điểm:

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,…). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật…

Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.

VD: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: Cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,…

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,…

– Từ chỉ tính chất:

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

VD: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…

Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.

– Từ chỉ trạng thái:

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

VD: Trời đang đứng gió.

Người bệnh đang hôn mê.

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT (từ trung gian), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học, chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.

* Cụm TT: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… để tạo tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như ĐT) ngay trước nó là rất hạn chế )

Trong cụm TT, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

4. Cách phân biệt các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn:

Để phân biệt các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.

a – Danh từ:

– Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,…)

– DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,… ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,… )

– DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? Khi nào?…)

– Các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…)

– Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT)

b – Động từ:

– Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,… ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,…)

– Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? Chờ bao lâu?…)

c – Tính từ:

– Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rất tốt, đẹp lắm,…)

Lưu ý: Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,…. Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,… Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.

III – BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1: Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.

a. Xếp các từ trên vào 2 loại: DT và không phải DT

b. Xếp các DT tìm được vào các nhóm: DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.

Bài 2:

Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.

b) Bác nông dân đang cày ruộng.

c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

d) Em có một người bạn bè rất thân.

Bài 3:

Cho các từ: cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu (với mỗi từ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.

– Anh ấy đang suy nghĩ.

– Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

– Anh ấy sẽ kết luận sau.

– Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

– Anh ấy ước mơ nhiều điều.

– Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

Bài 6:

Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ:

– Đi ngược về xuôi.

– Nhìn xa trông rộng.

– Nước chảy bèo trôi.

Bài 7:

Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau:

– Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

– Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.

– Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.

– Nước chảy đá mòn.

Bài 8:

Xác định từ loại của những từ sau:

Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.

Bài 9:

Xác định từ loại của những từ sau:

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.