Cách Nhận Biết Kim Cuong / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Cách Nhận Biết Kim Cương Thiên Nhiên

Mua kim cương không giống với việc mua bất kì thứ hàng hóa nào mà bạn từng làm. Bạn đang mua một mặt hàng vô cùng hiếm và nó nằm trong danh sách những thứ có nhu cầu cao nhất với giá cao ngất ngưởng. Để ngăn điều không may xảy ra, bạn cần phải đề phòng và học hỏi nhiều để biết được đâu mới là một viên kim cương thật sự. Vì thế, chúng tôi quyết định đưa ra một vài mẹo nhỏ có thể giúp được bạn.

1. KIỂM TRA CHỨNG CHỈ

Điều đầu tiên mà một người luôn cần phải làm là yêu cầu cấp chứng chỉ cho bất kì lần mua kim cương nào. Một chứng chỉ chất lượng như GIA, IGI, AGS cũng như một giám định viên độc lập làm việc cho một tổ chức chuyên nghiệp là những nơi tốt nhất mà bạn nên tìm đến để chứng thực cho viên kim cương của mình.

Dù bạn chọn cách kiểm tra nào đi nữa, thì cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất để nói lên một viên kim cương là thật hay giả chính là kiểm tra các loại giấy tờ thủ tục và xác nhận với một nhà ngọc học hay giám định viên chuyên nghiệp. Một tờ chứng chỉ sẽ đảm bảo rằng viên kim cương của bạn đã được các chuyên gia “xác thực” là hàng xịn. Bằng chứng là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn mua một viên kim cương mà mình chưa được nhìn tận mắt, ví dụ như khi mua trực tuyến. Hãy yêu cầu một chứng chỉ. Đọc nõ thật kĩ càng bởi không phải tất cả chứng chỉ đều giống nhau. Nên để một cơ quan chuyên đánh giá (như GIA, AGSL, LGP, PGGL) hay một giám định viên độc lập làm việc cho một tổ chức chuyên nghiệp (như Hiệp hội các Giám định viên Mĩ) chứ không phải bất kì một cửa hàng bán lẻ nào cấp giấy chứng chỉ kim cương cho bạn.

Chứng chỉ sẽ báo cáo rất nhiều thông tin về viên kim cương của bạn, như trọng lượng, kích thước, tỉ lệ, cấp độ tinh khiết, cấp độ màu sắc, và cấp độ cắt mài.

Chứng chỉ cũng có thể nói lên những thông tin mà bạn không mong muốn nghe được từ người bán trang sức nào. Bao gồm:

Huỳnh quang, hay cách mà viên kim cương phát sáng dưới tia cực tím.

Độ bóng, hay độ nhẵn của bề mặt.

Đối xứng, hay mức độ các cạnh đối lập phản chiếu độ hoàn hảo của nhau.

2. KIỂM TRA BẰNG HƠI NƯỚC

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao diễn viên trong phim hay hà hơi lên những viên kim cương trước khi đặt tiền của họ lên bàn chưa? Đó là bởi vì hơi thở của bạn sẽ tạo ra hơi nước, và sự thực là viên kim cương của bạn sẽ xóa sạch lớp hơi nước ấy chỉ trong một hoặc hai giây. Trong khi một viên kim cương giả sẽ giữ lớp hơi nước đến tận năm giây.

Thỉnh thoảng người bán trang sức kim cương sẽ đánh tráo thành đá giả, nên cách kiểm tra bằng hơi nước này có thể không cho thấy kết quả chính xác lắm.

Hãy đặt viên kim cương trước miệng rồi hà hơi vào nó như khi bạn đang đứng trước gương. Nếu viên đá đó vẫn giữ nguyên trạng thái mờ đục trong khoảng hai giây thì có thể nó là hàng nhái, do kim cương thật sẽ phân tán nhiệt từ hơi thở của bạn ngay lập tức và không để bị mờ đi một cách dễ dàng. Thậm chí ngay cả khi bạn chờ hơi nước bay hết rồi nhìn vào, chắc chắn kim cương thật trông sẽ càng tinh khiết hơn viên giả rất nhiều.

3. KIỂM TRA CÁCH ĐỘ LẤP LÁNH

Một viên kim cương nên lấp lánh ánh trắng và phát ra nhiều màu khác nhau. Hãy để viên kim cương dưới ánh sáng để xem cách nó lấp lánh như thế nào.

Một viên kim cương giả sẽ có màu cầu vồng và bạn có thể nhìn thấy màu sắc này ngay cả bên trong nó.

Kim cương thật khúc xạ ánh sáng rất tốt. Khi ánh sáng đi vào viên kim cương, nó sẽ bị kim cương phản chiếu vào các góc khác nhau, tạo ra nhiều màu sắc rực rỡ của cầu vồng và phân tán ánh sáng đó.

Một loại đá thay thế kim cương nổi tiếng khác là đá Moisanite. Loại đá này lại có độ khúc xạ lớn gấp đôi kim cương, điều này đồng nghĩa với việc nó lấp lánh ánh lửa hơn kim cương rất nhiều. Nếu đặt dưới ánh sáng trên cao hay trực tiếp chiếu vào, đá Moissanite thường phát ra ánh sáng “quả cầu disco” và ánh cầu vồng ở tất cả các hướng

Bà Reyne Hirsch – chuyên gia về nghệ thuật trang trí thế kỉ XX đồng thời là chuyên viên tư vấn cho thị trường trực tuyến toàn cầu Lofty – chia sẻ: “Con người có một quan niệm sai lầm rằng kim cương lấp lánh như cầu vồng, nhưng họ không biết rằng chúng phản xạ màu xám nhiều hơn. Nếu bạn nhìn thấy một viên đá với màu sắc cầu vồng (ở bên trong) thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy nó không phải là kim cương.”

4. KIỂM TRA BẰNG KÍNH LOUPE CHUYÊN NGHIỆP

Hãy kiểm tra các phần không hoàn hảo

5. KIỂM TRA BẰNG BÁO HAY DẤU CHẤM

Phương pháp kiểm tra bằng dấu chấm

Đây là cách vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện để kiểm tra xem liệu họ đang nhìn thấy một viên kim cương thật hay chỉ là một viên đá CZ.

Đầu tiên, hãy lấy ra một mẩu giấy trắng và chấm lên đó.

Sau đó đặt úp sấp viên đá mà bạn đang phân vân lên trên tờ giấy. Hãy nhớ là phải để đỉnh tròn của viên kim cương trên tờ giấy (không đặt ngang) và lên trên chính giữa dấu chấm.

Đây là kết quả khi bạn đặt viên đá lên dấu chấm…

6. KIỂM TRA ĐỘ DẪN ĐIỆN

Với cách kiểm tra này, bạn sẽ phải đi tới cửa hàng trang sức tại địa phương. Một điều mà ít ai biết đó là kim cương có khả năng dẫn điện rất mạnh. Kiểm tra khả năng dẫn điện của một viên đá đặc biệt hữu ích khi bạn đang phân vân liệu đó có phải là một viên kim cương thật hay chỉ là đá Moissanite. Tất nhiên là viên Moissanite (nếu được chế tác kĩ lưỡng) sẽ vô cùng khó khăn khi phân biệt nó với một viên kim cương xịn. Nhưng cách đơn giản để chứng minh sự khác nhau chính là đá Moissanite không dẫn điện mạnh như kim cương. Thị trường ngày nay càng ngày càng có nhiều đá Moissanite, vì thế hầu hết người bán trang sức nào cũng có một thiết bị kiểm tra cầm tay nhằm xác định đó là hàng thật hay nhân tạo.

7. KIỂM TRA BẰNG X-QUANG

Kim cương có cấu trúc phân tử radiolucent, có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong hình ảnh x-quang. Thủy tinh, đá Cubic Zirconium và tinh thể, tất cả đều có tính radiopaque (chắn bức xạ), vì thế chúng hiện lên rõ ràng dưới tia X-quang.

Nếu bạn muốn kiểm tra kim cương bằng X-quang, bạn sẽ phải đến một phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra kim cương hay phải thương lượng với cơ quan chụp X-quang tại địa phương.

Nếu bạn vẫn không chắc chắn, hãy nhờ các nhà ngọc học giám định viên kim cương của mình. Một viên kim cương nhân tạo có thể chứa một lượng nhỏ niken hay những chất kim loại khác được sử dụng làm chất xúc tác. Sau khi tiếp xúc với tia cực tím ở cường độ cao, các chất xúc tác đó có thể tạo ra các lân quang tồn tại khá ngắn; hầu như kim cương tự nhiên sẽ không có lân quang. Ngoài ra, các nhà ngọc học cũng có thể sử dụng sự hấp thụ quang phổ X-quang hoặc quang phổ hồng ngoại để phân biệt sự khác nhau trong việc phân bố độ hụt ni-tơ.

Rất không may rằng cũng giống như tất cả các ngành công nghiệp khác, luôn có những kẻ lừa đảo dễ dàng lấy đi tiền của bạn. Càng ngày càng có nhiều hàng giả hàng nhái tràn lan, nhưng cũng có nhiều cách để ngăn chặn chúng trước khi quá muộn. Hãy chỉ mua ở những cửa hàng trang sức mà bạn tin tưởng, hay là được đánh giá có chất lượng tốt. Một viên kim cương thật vẫn có thể có vài điểm không hoàn hảo tuy nhiên hàng giả chắc chắn có vẻ ngoài vô cùng hoàn mĩ. Hãy nhớ kĩ những điểm không hoàn hảo xuất hiện trong viên kim cương và hỏi người bán trang sức bất kì câu hỏi nào bạn muốn.

Bằng cách tự trang bị kiến thức cho bản thân trước khi mua kim cương, bạn sẽ không để mình phải chịu bất kì tổn thất tài chính nào cũng như những lo lắng về mặt tinh thần. Về mặt lâu dài, những cố gắng này sẽ cực kì có giá trị.

Cách Nhận Biết Kim Cương Nhân Tạo

Nhận biết kim cương nhân tạo như thế nào?

Trước hết ta cần biết kim cương nhân tạo là kim cương được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Với môi trường gần như y hệt trong môi trường trong thiên nhiên. Nhưng vì giá thành quá cao nên kim cương nhân tạo hiện nay rất ít xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh kim cương thiên nhiên thì có một số kim cương nhân tạo khác như CVD, CZ,.. cũng rất hay bị nhầm lẫn.

Cách đầu tiên và dễ dàng nhất bạn có thể làm chỉ bằng mắt thường đó là “soi” những vết xước

Kim cương thiên nhiên được biết đến như là vật cứng rắn nhất trong tự nhiên. Chúng không thể bị cắt bởi bất cứ vật gì ngoại trừ chính nó. Thậm chí người ta còn dùng nó làm vật liệu khoan cắt các vật liệu cứng khác. Do vậy trang sức kim cương là gần như không thể bị trầy xước. Cho dù qua quá trình sử dụng lâu dài. Một lưu ý nhỏ đó là kim cương vẫn bị cắt bởi kim cương nên nếu để các viên kim cương cùng nhau chúng sẽ dễ dàng làm trầy nhau. Cho nên nếu bạn thấy có những vết xước vết trầy và khi bạn lấy giấy nhám chà lên một bề mặt của viên kim cương mà thấy nó bị xước thì chính xác đó chính là kim cương nhân tạo.

Nhận biết kim cương nhân tạo bằng chiết suất ánh sáng

Mặc dù đều là kim cương nhưng mỗi loại sẽ có một chiết suất ánh sáng khác nhau. Ví dụ như kim cương thiên nhiên có chiết suất 2,417; kim cương nhân tạo CVD có chiết suất là 2,420; đá CZ lại có chiết suất là 2,18,.. Do đó mỗi loại sẽ phát ra những tia sáng khác nhau. Một viên kim cương thiên nhiên thật sự khi được chiếu ánh sáng vào sẽ phát ra ánh sáng cầu vồng bên ngoài và ánh sáng xám trắng bên trong. Nếu một viên kim cương có ánh sáng chiếu ra khác thì đó chính là kim cương nhân tạo.

Hãy cẩn thận với những viên kim cương không có tạp chất!

Do được sản xuất trong phòng thí nghiệm với quy trình hoàn hảo, các viên kim cương nhân tạo thường hoàn hảo đến bất ngờ. Trái lại kim cương trong thiên nhiên dù có xuất sắc đến đâu vẫn sẽ bị lẫn ít nhiều tạp chất.

Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite, một loại khoáng thạch có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.

Cách Nhận Biết Kim Cương Thô Tự Nhiên

KIM CƯƠNG THÔ LÀ GÌ?

Kim cương thô là loại kim cương tự nhiên, chưa qua quá trình xử lý cắt gọt và đánh bóng. Với 8 mặt lồi đều là hình tam giác hoặc các khối lập phương, được cắt theo tỷ lệ khác nhau của bát diện đều.

Kim cương thô được đánh giá là kim cương cứng nhất trong tự nhiên với độ cứng là 10/10 thang đo Mohs, có thể nói những viên kim cương thô được tìm thấy lần đầu tiên ở vùng New England của Úc, những viên kim cương khi được tìm thấy thường nhỏ và nó được dùng để đánh bóng những viên kim cương khác chính vì vậy có độ cứng rất tuyệt vời. Ngoài sử dụng để chế tác trang sức, thì kim cương thô còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế tác máy móc như: làm mũi khoan, mài.

Kim cương thô thường có nhiều màu sắc khác nhau, trong chúng được lẫn nhiều tạp chất nên đã tạo được những màu sắc rực rỡ cho những viên kim cương có trong tự nhiên.

CÁCH NHẬN BIẾT KIM CƯƠNG THÔ

Kim cương thô mới được khai thác có nhiều hình dạng khác nhau như tinh thể đôi, tinh thể bát diện…mà chưa có hình dạng rõ ràng như một viên kim cương đã qua gia công. Sau khi được các chuyên gia nghiên cứu và chế tác, mới cho ra hình dạng kim cương bắt mắt, hoàn hảo như bạn thấy trong các cửa hàng.

Màu sắc của kim cương thô thường sẽ không cố định ở một màu nào cả, nó có thể là viên đá có vỏ màu xanh, màu vàng, nhưng tất cả đều không rõ ràng, màu sắc sẽ hạ xuống từ 2 đến 3 phần sau khi sản phẩm hoàn thành qua quá trình xử lý ban đầu. Những thợ mài lành nghề có thể cảm giác về màu sắc cuối cùng của kim cương, nhưng thường không chính xác 100%.

Độ tinh khiết là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng kim cương. Kim cương có độ tinh khiết càng cao thì càng đẹp và có giá trị. Những viên kim cương có vết bẩn hay có khiếm khuyết sẽ kém rực rỡ. Vì những dấu viết đó làm thay đổi đường đi của ánh sáng vào kim cương, khiến kim cương không sáng đẹp hoàn hảo. Một viên kim cương thô 10 cara chưa chắc là một viên kim cương có giá trị. Vì có thể bên trong nó chứa nhiều tạp nhất, theo các chuyên gia thì kim cương có giá trị phải dựa vào độ tinh khiết và độ bóng.

Lớp vỏ dày của viên kim cương khiến chúng ta có khó thể quan sát được bên trong của viên kim cương, muốn loại bỏ chúng cần trải qua quá trình cắt nhưng đối với những viên kim cương thô thì để chúng có giá trị người ta sẽ không cho phép đánh bóng quá nhiều mà chỉ cần qua vài đường cắt tỉ mỉ thì nó sẽ trở nên hoàn hảo hơn.

Viên kim cương thô lớn nhất thế giới đã có chủ

Viên kim cương thô nặng hơn 1.000 carat đã được bán đấu giá tại Canada với giá 53 triệu USD trước khi được cắt nhỏ và đánh bóng.

Theo Reuters, viên kim cương với tên gọi Our Light (Ánh sáng của chúng ta) đã được một tổ chức sưu tầm kim cương của Anh mua lại với giá 53 triệu USD từ Tập đoàn khai thác kim cương Lucara Diamond.

“Viên kim cương nặng 1.109 carat (0,22 kg) đã được bán với giá 47.777 USD mỗi carat cho tổ chức sưu tầm Graff Diamonds của Anh”, Tập đoàn Lucara Diamond thông báo hôm 25/9.

Viên kim cương được Tập đoàn Lucara Diamond khai thác tại mỏ Karowe (Botswana) hồi tháng 11/2015. Các chuyên gia về đá quý nhận định viên kim cương có độ tuổi khoảng 2,5 – 3 tỷ năm.

Đại diện của Graff Diamonds, công ty đã mua lại viên kim cương cho biết “Our Light” sẽ được cắt nhỏ và đánh bóng. Việc chế tạo sẽ được thực hiện hết sức chi tiết để giữ được vẻ đẹp đặc trưng của viên kim cương.

Lucara Diamond từng đưa Our Lightra bán đấu giá hồi tháng 6/2016. Tuy nhiên, mức giá thấp ngoài dự kiến mà các tay đấu giá đưa ra đã khiến công ty này hủy bỏ ý định bán viên kim cương.

Với khối lượng 1.109 carat, Our Light hiện là viên kim cương thô lớn nhất thế giới còn tồn tại. Đây cũng là viên kim cương thô lớn thứ 2 từng được khai thác trong lịch sử.

Trước đó, viên kim cương Cullinan nặng 3.106,75 carat (0,62 kg) được khai thác tại Nam Phi từ năm 1905. Cullinan sau này được cắt thành 105 viên kim cương nhỏ hơn. Trong số đó, nhiều viên đã được đính lên vương miện của Nữ hoàng Anh.