Các Phân Biệt Tục Ngữ Và Thành Ngữ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Phân Biệt Thành Ngữ Và Tục Ngữ

Bài viết mới

KÍNH CHÚC THẦY SINH NHẬT VUI, KHOẺ, BÌNH AN!- Phương Nguyên by Phương Nguyên Today at 11:20

Thơ Nguyên Hữu by Nguyên Hữu Today at 10:03

Góc Nhỏ Lệ Tình by Lệ Tình Today at 07:12

TỐNG CANH TÝ NGHÊNH TÂN SỬU by Ma Nu Today at 03:47

Dòng thơ họa của Nguyễn Thành Sáng &Tam Muội – Thơ họa Nguyễn Thành Sáng & Tam Muội (1) by Nguyễn Thành Sáng Yesterday at 20:46

Tập thơ Thao Thức riêng bài của Nguyễn Thành Sáng (1) by Nguyễn Thành Sáng Yesterday at 20:45

Thơ Nguyễn Thành Sáng by Nguyễn Thành Sáng Yesterday at 18:20

Vườn Đào mãi nhớ 3 by buixuanphuong09 Yesterday at 16:44

CÓ THẦY! by buixuanphuong09 Yesterday at 12:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sat 06 Feb 2021, 22:40

Thơ ngụ ngôn Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sat 06 Feb 2021, 22:24

TỐNG CANH TÝ NGHÊNH TÂN SỬU by Ma Nu Sat 06 Feb 2021, 20:05

7 chữ by Tinh Hoa Sat 06 Feb 2021, 15:51

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sat 06 Feb 2021, 15:39

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Sat 06 Feb 2021, 15:25

TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU by Lê Hải Châu Sat 06 Feb 2021, 11:50

Án Oan Hồ Duy Hải by mytutru Sat 06 Feb 2021, 10:05

Mừng Thầy Sinh Nhật by Ai Hoa Sat 06 Feb 2021, 10:03

Chút tâm tư by tâm an Sat 06 Feb 2021, 07:01

MỪNG SINH NHẬT THẦY VÀ CÁC BẠN by vu manh hung Fri 05 Feb 2021, 09:11

MỪNG SINH NHẬT THẦY by mytutru Fri 05 Feb 2021, 00:19

TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU by Lê Hải Châu Thu 04 Feb 2021, 17:43

Thơ Thái Bá Tân by Việt Đường Thu 04 Feb 2021, 12:43

trang thơ Đường Luật VMH by vu manh hung Thu 04 Feb 2021, 09:32

CẢNH NHÀN by buixuanphuong09 Wed 03 Feb 2021, 17:13

CÒN QUẬY NHIỀU by buixuanphuong09 Wed 03 Feb 2021, 14:23

THƠ ĐỜI PHẠM BÁ CHIỂU by phambachieu Tue 02 Feb 2021, 22:18

THƠ CỰC NGẮN PHẠM BÁ CHIỂU by phambachieu Tue 02 Feb 2021, 22:00

Sao Vua chín cái nằm ngang by Ai Hoa Tue 02 Feb 2021, 16:16

TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU by Lê Hải Châu Tue 02 Feb 2021, 11:52

Âm Dương Lịch

Ho Ngoc Duc’s Lunar Calendar

Tác giả Thông điệp

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Phân Biệt Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ

2. Ca dao và dân ca: – Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao vàdân ca không rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao. Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng. Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga. Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được.. Nội dung của dân ca cũng nhue nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh. Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca) :

tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

B. Thời kỳ xuất hiện: So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người. Xét nội dung những câu ” Năm cha, ba mẹ“, hay ” Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, ” Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang“.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ… Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca:

1. Nội dung của tục ngữ: Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả. Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người. VD:

Quá mù ra mưa Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Cái sảy nảy cái ung Cõng rắn cắn gà nhà …

2. Hình thức của tục ngữ: Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội Gà què ăn quẩn cối xay Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm …

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma Bút sa, gà chết Có tật giật mình

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ

May tay hơn hay thuốc Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể lục bát

Cá tươi thì xem lấy mang Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai

Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người…nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.

3. Nội dung của ca dao: Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào…thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.

Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.

Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương Tuyệt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…

Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.

4. Hình thức nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao. Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc. Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao noi:

Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:

Mặt nạc đóm dày Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn[/cente] Ca dao ngoài nghệ thuật cụ thể hoá, còn có nghệ thuật nhân cách hoá, dùng vật vô tri để gán cho những tâm tư, tình cảm con người.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền

Một số thể cổ điển của ca dao: Thể phú: Là trình bày, diễn tả…

Đường lên xứ lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong…

Thể tỉ: là so sánh, người ta thường mượn một cái khác để ngụ ý, so sánh, hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là phương pháp nghệ thuật chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết. So sánh trực tiếp:

Gối mền, gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Lối tỉ gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, một phương pháp nghệ thuật tế nhị hơn:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa

…. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng – Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? – Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? ………. Ca dao còn một phương pháp nghệ thuật độc đáo nữa là cách biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình. Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn [center] Cơm trắng ăn với chả chim Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no

Trên trời có đám mây vàng Bên sông nước chảy có nàng quay tơ Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ thiếu….xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm năm. Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài có tính chất chống giai cấp phong kiến. Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời: vd:Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại hay:Thấy những lời kêu trách Nghe những lời kêu trách Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy, nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát, của cả bài. Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều được trau chuốt. Hát giặm Nghệ Tĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi VD:Trai: Tiết thanh nhàn thong thả Muốn thăm hỏi vài câu Cuốc thánh thót kêu sầu Gió phảng phất mùa sâu Nhớ trong sách đã lâu: Chuyện “Tư mã phượng cầu” Thương thì mũi tìm trâu Trâu đâu tìm chạc mũi Gái: Trời mở rộng phong quang Giã ơn trời mở rộng phong quang Em đánh tiếng đua sang Đêm tàn canh vò võ Tay em cầm con bấc đỏ Mong bỏ đĩa dầu đầy Mời bạn ở lại đây Đôi ta giở lời rày Tình đó với nghĩa đây Trai: Giống như đọi nác đầy Bưng nhẩn nhẩn trên tay Không khuy sơ một hột Gió nỏ triềng một hột Công đôi ta thề thốt Kể đã mấy niên rồi Lòng đã quyết lứa đôi Ngãi đã quyết thề bồi Nhất ngôn nói hẳn lời Đừng bốn chốn ba nơi Đừng trăn gió chào mời Trăng nhiều trăng rạng rỡ Trăn nhiều đèn rạng rỡ Gái: Em đã có chồng rồi Em đã có lứa rồi Vung úp đã vừa nồi Đũa ghép đã thành đôi Bạn đừng có ỡm ờ với tôi! Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại Trai: Têm một quả trầu không Bỏ vô hộp con rồng Đi băng nội băng đồng Qua năm bảy khúc sông Qua chín mười đỗi đồng Nghe tin em đã có chồng Anh quăng lắc vô bụi Bạn gạt tùa vô bụi.

Anh thương em một tháng hai kỳ Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày Năm rộn mà chầy Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ) Xuân qua rồi hè /đến Thu đã muộn, đông rồi Nhớ bạn cũ chưa nguôi, Sang lập xuân vũ thuỷ Đêm em nằm em nghĩ Nghĩ kinh trập, xuân phân, Lòng tưởng sự ái ân Sang thanh minh, cốc vũ Đêm dêm nằm nỏ ngủ Nhớ bạn mãi thường thường Tiết lập hạ nhớ thương Bước sang tuần tiểu mãn Trông ra ngoài chán chán Tiết mang hiện lại gần Người đập đất, gánh phân Để mùa màng gặt hái Anh thương em mãi mãi Sang hạ chí tiết hè Em nghe tiếng sầu ve Em buồn trong gia sự Bạn buồn trong gia sự *** Tiết tiểu thử, đại thử Trời nắng sốt lắm thay! Ra ngồi tựa cột cây Anh với em than thở Bạn với mình than thở *** Tiết lập thu, xử thử Ai diều sáo mặc ai Vàng lác đác giếng tây Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ) Nhớ mãi người bạn cộ *** Vừa đến tiết bạch lộ Bầy chim trắng bay sang Cây heo hắt lá vàng Sang thu phân hàn lộ. *** Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy) Tiết sương giáng lại kề Trông bạn cũ ta về Sang lập đông giá rét Tiết tiểu tuyết, đại tuyết Trời giá rét lắm thay Sang đông chí cấy cày Dạ bồi hồi nhớ bạn Tiết tiểu hàn chưa dạn Đã bước sang đại hàn Dạ tưởng nhớ người ngoan Vừa năm cùng tháng tận Vừa cuối mùa cuối tận. *** Phận lại ngồi trách phận Phận nỏ giám trách phận Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp

6. Hát ví Nghệ Tĩnh: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn…. Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.

1. Hát phường vải:Giai đoạn 1: Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng. Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.

Hát dạo

Bấy lâu thức nhắp mơ màng Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng * Bấy lâu nghe hết tiếng nàng Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng Nghe tin anh cũng vội mừng Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang * Bấy lâu anh mức chi nhà Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu * Đồn rằng cá uốn thân vây Đồn em hay hát, hát hay anh tìm * Chốn này vui vẻ, tưng bừng Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi * Đêm khuya trời tạnh sương im Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần. * Dừng xa, khoan kéo, ơi phường! Hình như có khách viễn phương tới nhà * Đi qua nghe tiếng em reo, Nghe xa em kéo, muốn đeo em về. * Đi ngang trước cửa nàng Kiều, Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu * Đi ngang thấy búp hoa đa`o Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai * Đồn đây là chốn Đao` Nguyên Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi * Lạ lùng anh mới tới đây, Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng * Đến đây vàng cũng như son Ai ai thời cũng như con một nhà

Khi nháy mắt, khi nhện sa Khi chuột rích trong nhà Khi khách kêu ngoài ngõ Tay em đưa go đủng đỉnh Tay em chìa khoá động đào Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen * Mừng rằng bạn đến chơi nhà Cam lòng thục nữ gọi là trao tay

Hát hỏi

Em có chồng rồi, em nói rằng chưa Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh * Em chưa có chồng, em mới đến đây Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà Anh về chẻ lạt bó tro Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng. Em về đục núi lòn qua, Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng * Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc, Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây Hai ta tình nặng nghĩa dày, Đối ra đáp được, lúc này tính sao? * – Đến đây hỏi khác tương phùng Chim chi một cánh bay cùng nước non? -Tương phùng nhắn với tương tri, Lá buồm một cánh bay đi khắp trời * – Lá gì không nhánh, không ngành? Lá gì chỉ có tay mình trao tay? – Lá thư không nhánh, không ngành, Lá thư chỉ có tay mình trao tay. * – Nghe tin anh hoc có tài Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng? – Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày! * – Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi? – Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa? * Nghe anh bôn tẩu bấy lâu Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh? – Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi Cầu danh, cầu lợi, cầu tài Cầu cho đây đó làm hai giao hoà * Nhớ em nhất nhật một ngày Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông – Chờ em nửa tháng ni rồi Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng * – Nghe tin anh giỏi, anh tài Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng? – Thiên thai là của nàng Kiều Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra

Lê Thị Thu Hoài @ 12:57 03/03/2012 Số lượt xem: 20816

Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Thành Ngữ Và Tục Ngữ

Bài “Bàn về thành ngữ, tục ngữ” của Lê Xuân Mậu trong tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 5 (91) – 2003, tác giả viết: “Với những đơn vị “lưỡng tính” thực ra khó xác định được khởi nguồn của nó là thành ngữ hay tục ngữ, gọi tất cả là “thành ngữ bị tục ngữ hóa” có thể là không bao quát mọi trường hợp…”.

Theo chúng tôi nghĩ thành ngữ và tục ngữ không thể “lưỡng tính”, không thể là một câu vừa là tục ngữ vừa là thành ngữ được, cũng không thể nói “thành ngữ bị tục ngữ hóa” và càng không thể như Phạm Thuận Thành cho (theo Lê Xuân Mậu) tục ngữ không thể có nghĩa bóng, chỉ có thành ngữ mới có nghĩa bóng. Nói như vậy là không có căn cứ, phiến diện, thiếu thuyết phục.

Theo chúng tôi, muốn phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, phải có cơ sở khoa học, có tiêu chí để phân định.

Đầu tiên xin nói về tục ngữ: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, gọn sắc, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý mà nội dung thuộc về những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nhân dân. Tục ngữ là một phán đoán, chẳng hạn “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Còn thành ngữ chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) diễn đạt một khái niệm một cách có hình ảnh.

Xét về mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu, là một phán đoán, còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu. Xin nêu ví dụ:

Tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Thành ngữ “Tôi chúc chị “Mẹ tròn con vuông”

Xét về mặt ý nghĩa thì tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, là một phán đoán, còn thành ngữ diễn đạt một khái niệm – ngang một từ, một cụm từ.

Nộidung của tục ngữ thuộc về đúc rút kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, chẳng hạn đúc rút về kinh nghiệm canh tác: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Còn thành ngữ là một hình ảnh sinh động, biểu cảm, giàu tính hình tượng. Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn: “Chân cứng, đá mềm” (tu từ hoán dụ).

“Kiến bò miệng chén (tu từ ẩn dụ).

Nói tục ngữ không có nghĩa bóng là sai. Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu “Có sừng thì đừng hàm trên”. Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống. Một số câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen như:

Chuồn chuôn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Câu tục ngữ trên đúc rút kinh nghiệm về dự báo thời tiết của nhân dân.

Thành ngữ mang tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và tính hình tượng bóng bẩy. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào trong lời nói, chẳng hạn: Tôi mong anh đi “chân cứng đá mềm” tức mong anh đi mạnh khoẻ.

Một điều đáng lưu ý nữa là: Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Còn thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên “đâm bị thóc, chọc bị gạo” mà mất đoàn kết hay Anh cũng như “kiến bò miệng chén” thôi.

Tóm lại tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn. Tục ngữ thường là những câu đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống, về thiên nhiên – xã hội. Tục ngữ thường được dùng độc lập, còn thành ngữ là một ngữ (cụm từ) cụm từ cố định, là một thành phần câu, thường được dùng chêm xen trong câu nói. Thành ngữ là một hình ảnh giàu tính hình tượng, giàu tính biểu cảm.

Chúng tôi xin có một số ý kiến nhỏ mong góp thêm ý cùng bàn luận về thành ngữ, tục ngữ.

Ca Dao Tục Ngữ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Thành Ngữ Và Tục Ngữ

Ca dao là một từ Hán Việt. Trong đó, “ca” dùng để chỉ những bài hát; còn từ “dao” được dùng để chỉ những bài hát ngắn, thường không có chương khúc, giai điệu.

Vì vậy, có thể hiểu ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, được dùng để miêu tả, ngụ ý hay diễn đạt tình cảm. Hầu hết ca dao đều là lời thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc để diễn xướng và phản ánh thế giới nội tâm của con người.

Ca dao được lưu truyền theo hình thức truyền miệng nên rất ngắn gọn, súc tích và sử dụng thể thơ dân tộc (thơ lục bát hoặc lục bát biến thể) cho dễ thuộc, dễ nhớ. Bên cạnh đó, ca dao cũng sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ gần gũi, đời thường và được diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.

Phản ánh lịch sử: Ca dao thường nhắc tên các sự kiện lịch sử và bày tỏ quan điểm, thái độ của nhân dân chứ không đi sâu vào quá trình hay diễn biến của nó.

Phản ánh phong tục – tập quán, nếp sống hay đời sống tình cảm của nhân dân trong quan hệ gia đình, lứa đôi, đất nước,…. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ, điển hình là những bài ca dao than thân.

Ca dao thể hiện tiếng cười bông đùa, trào phúng.

Là những bài thơ ca truyền miệng của trẻ em và hầu như không có tác giả, ví dụ như vè. Đồng dao được chia thành hai loại chính là: gắn với trò chơi hoặc gắn liền với công việc của trẻ nhỏ.

“Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến hỏi ông trời

Xin vài cái bánh

Gặp xe thì tránh

Đội mũ trên đầu

Đi chậm đi mau

Lâu lâu lại ngồi!”

“Em là con gái nhà nông,

Thấy anh gánh lúa vừa mừng vừa thương.

Mồ hôi ướt đẫm trán lưng,

Hỏi anh có mệt gánh giùm cho anh.

Mời anh bát nước chè xanh,

Thi nhau ta gánh cho nhanh bạn cùng.”

“Ru con, con ngủ cho lâu

Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về

Ru con, con ngủ cho mê

Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày

Ru con, con ngủ cho say

Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng

Ru con, con ngủ cho nồng

Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người.”

“Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

“Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.”

“Cô kia đứng ở bên sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

“Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là gì? Đây là một thể loại văn học dân gian, được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích và có nhịp điệu nên rất dễ nhớ và dễ truyền đạt.

Trong các câu tục ngữ, cả hình thức và nội dung luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh và thống nhất. Một câu tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa là: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm sống thực tế

* Ví dụ về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Chúng ta có thể giải thích câu tục ngữ này theo hai nghĩa như sau:

Nghĩa đen: Nếu để mực rây ra tay thì sẽ bị dính màu đen của mực. Còn nếu ngồi gần đèn thì sẽ được nhìn rõ tất cả mọi vật do đèn chiếu sáng vào.

Nghĩa bóng: Cha ông ta muốn nhắn nhủ rằng môi trường sống có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến nhận thức và lối sống của mỗi cá nhân. Nếu sống sống trong môi trường có nhiều điều xấu, con người sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị tha hóa về đạo đức sống. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có nhiều điều tốt đẹp thì chúng ta sẽ sống lành mạnh, có ích hơn cho gia đình và xã hội.

Tính hình tượng trong câu tục ngữ thường được thể hiện qua các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Ông cha ta muốn thông qua những sự vật, hiện tượng thân thuộc để thể hiện quan niệm và đúc kết thành chân lý, kinh nghiệm; vừa sáng tạo nhưng lại rất sâu sắc. Chính tính hình tượng hóa này sẽ giúp chúng ta dễ hiểu và biết các suy ngẫm.

Bên cạnh đó, tục ngữ thường được gieo vần liền hoặc vần cách, được ngắt nhịp linh hoạt tạo nên sự hài hòa, cân đối và nhịp nhàng.

Tục ngữ đúc kết và phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động.

Ví dụ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Ví dụ: “Ăn lông ở lỗ”, “Một người làm quan cả họ được nhờ”, “Cá lớn nuốt cá bé”,..

Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,…

Những câu ca dao tục ngữ Việt Nam hay nhất

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.”

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.”

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.”

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.”

Theo đôi theo lứa mới thành thất gia.”

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than!”

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.”

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”.

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

“Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng”.

Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.”

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.”

Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.”

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.”

Cười người hôm trước hôm sau người cười.”

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông.

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò!”

“Kính lão đắc thọ”.

“Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”.

“Đường mòn nhân nghĩa không mòn”.

“Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho”.

“Én bay thấp mưa ngập cầu ao

Én bay cao mưa rào lại tạnh.”

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.”

Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm

Nhờ trời hòa cốc phong đăng

Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi

Được mùa dù có tại trời

Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.

“Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”.

“Tháng bảy mưa gãy cành tràm”.

“Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”.

“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”.

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

Dạy con, dạy thuở còn thơ,

Dạy vợ, dạy thuở ban sơ mới về.”

Học buôn, học bán cho tày người ta.

Con đừng học thói chua ngoa,

Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Dù no dù đói cho tươi,

Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan.

Phòng khi đóng góp việc làng,

Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.

Trước là đẹp mặt cho chồng,

Sau là họ mạc cũng không chê cười.”

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh trỉnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trọng bấy nhiêu lời cho chuyên.”

“Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”.

“Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp”.

“Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay”.

“Nước đổ lá khoai”

“Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi”.

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”.

Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!”

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

“Thân tự lập thân”.

“Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân”.

“giúp lời không ai giúp của, giúp đũa không ai giúp cơm”.

“Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo”.

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng”.

Nước non a vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây”.

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui”.

Có về Hà Nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang”.

Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An”.

Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ Việt Nam

Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam đều là những câu nói ngắn gọn, súc tích; phản ánh tri thức của con người về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Bởi vậy mà rất khó để phân biệt hai khái niệm này.

Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ qua một số đặc điểm sau:

Là cụm từ được cấu tạo cố định và thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Là những câu nói ngắn gọn, có vần điệu và được đúc kết từ những tri thức, kinh nghiệm sống thực tế của người dân.

Chưa diễn đạt trọn vẹn một ý mà chỉ đề cập đến như một khái niệm.

Thành ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, thường là một vế câu được dùng để tạo câu hoặc chen thêm vào các câu nói.

Ví dụ: Chúc cậu “mẹ tròn con vuông”.

Diễn đạt trọn vẹn một ý. Đó có thể là lời đánh giá, sự nhận xét hay một kinh nghiệm sống, một lời khuyên,… nhằm khuyên răn và hướng dẫn con người cách sống, cách ứng xử đúng đắn.

Tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học, được dùng độc lập.

Ví dụ: “Thất bại là mẹ thành công”.