Bạn đang xem bài viết Top 12 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất Hiện Nay được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xử lý nước thải là gì?
Cụ thể, xử lý nước thải có tên gọi tiếng Anh là wastewater treatment, là quá trình loại bỏ những chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải (nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản …) trước khi xả ra môi trường.
Tùy từng loại nước thải khác nhau sẽ có phương án xử lý khác nhau. Theo đó, công nghệ xử lý nước thải có tính axit sẽ không giống với công nghệ xử lý nước thải kim loại nặng như crom 6, nước thải nhiễm mặn, nước thải nhiễm dầu hay nước thải sinh hoạt thông thường. Nội dung tiếp theo của bài viết này Thanh Bình sẽ bật mí chi tiết cho quý khách.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến quý khách là phương pháp sinh học. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật để chuyển hóa các chất hữu cơ thành tế bào mới không gây hại hoặc ít gây hại cho môi trường và sức khỏe nhân loại.
Sử dụng vi sinh để xử lý nước thải
Công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh có nhiều ưu điểm nổi trội như chi phí thấp, dễ áp dụng, dễ thực hiện, phát sinh ít bùn thải hơn so với các phương pháp sinh học khác nên không gây ô nhiễm môi trường.
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại nước thải để cung cấp các chất (nitơ, photpho, chất khoáng…) hoặc thiết bị hỗ trợ phù hợp nhằm duy trì và hình thành sự sinh trưởng của vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí, trong đó vi sinh xử lý nước thải biofix đang được ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Hiện nay, phương pháp vi sinh đang được áp dụng để phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản như protein, tinh bột, dầu mỡ cho đến các hợp chất phức tạp như lipid, xenlulozo, dầu mỏ … Mặt khác cũng có thể xử lý nước thải giàu amoni và kim loại nặng như chì, kẽm, sắt, nhôm, đồng, thủy ngân.
Quá trình xử lý chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh vật kỵ khí (không được cung cấp oxy) sẽ được chia thành 4 giai đoạn chính sau đây:
Thủy phân
Acid hóa
Acetate hóa
Methane hóa
Trong khi đó, vi sinh vật trong xử lý nước thải hiếu khí lại được cung cấp oxy liên tục để tạo điều kiện lý tưởng nhất cho các vi khuẩn xử lý nước thải sinh trưởng, phát triển và được chia làm 3 giai đoạn:
Oxy hóa chất hữu cơ
Vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới
Vi sinh vật phân hủy nội bào.
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
Công nghệ xử lý nước thải AO cũng được ứng dụng để xử lý những nguồn nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải từ ngành chế biến thủy hải sản, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt, ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo – thực phẩm và xử lý nước thải nhiễm mặn, nhiễm dầu.
Theo các chuyên gia, đây là công nghệ xử lý sinh học liên tục, khác với việc sử dụng vi sinh xử lý nước thải, AAO là sự kết hợp đồng thời của 3 hệ vinh sinh: Kỵ khí (Anaerobic), thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Oxic) để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước thải để bảo vệ môi trường.
Xử lý nước thải bằng tảo hoặc bèo tây
Dùng bèo tây và tảo cũng là một trong những cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cho hiệu quả khả quan và ổn định vì hai loại thực vật này đều có thể phát triển mạnh mẽ trong nước thải, vô cùng thân thiện với môi trường đặc biệt còn có thể thu hồi chất dinh dưỡng vào sinh khối để sử dụng cho mục đích khác.
Sở dĩ tảo và bèo tây có thể loại bỏ và hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước thải để chuyển đổi thành thành các chất dinh dưỡng của cơ thể sống là nhờ quá trình quang hợp.
Hiện, phương pháp này có thể áp dụng xử lý nước thải chứa crom 6 nói riêng, kim loại nặng nói chung; xử lý nước thải nhiễm mặn, giàu amoni, nhiễm dầu … Tóm lại là hầu hết các loại nước thải nông nghiệp, phân gia súc, nước thải đô thị đều có thể sử dụng ao tảo hoặc bèo tây để khử chất gây ô nhiễm.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao, dễ sử dụng, dễ quản lý, quý khách có thể mua javen xử lý nước thải và các nguyên liệu hóa chất một cách dễ dàng. Phù hợp xử lý nước thải có tính axit, chứa crom 6, nước thải giàu amoni, nhiễm dầu, chất bẩn, tạp chất và kim loại nặng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học cũng tiềm ẩn một số mặt hạn chế nhất định. Đó là trong quá trình xử lý có thể tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp từ những phản ứng hóa học, giá thành cao.
Khi nhắc đến các công nghệ xử lý nước thải hóa học thì đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những phương án sau đây:
Xử lý nước thải bằng phương pháp oxy hóa và khử
Với phương pháp oxy hóa khử, chúng ta sẽ cần dùng tới các chất oxy hóa như Clo hóa lỏng và dạng khí, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, dioxit clo, clorat canxi, bicromat kali, oxy không khí, ozon… để làm sạch nước thải.
Thông qua quá trình oxy hóa, thành phần những chất độc hại có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành các chất ít độc hơn và được tách ra khỏi nước thải.
Nhược điểm, phương án này tiêu tốn một lượng rất lớn các tác nhân hóa học nên chỉ được dùng trong trường hợp tạp chất trong nước thải không thể loại bỏ bằng các phương pháp khác.
Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học thứ hai là trung hòa. Phương án này được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, điển hình như:
Bổ sung những tác nhân hóa học
Trộn nước thải với kiềm hoặc axit
Dùng kiềm hấp thụ khí axit và dùng nước axit hấp thụ amoniac.
Sử dụng vật liệu lọc trung hòa axit.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý – cơ học
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là đưa các chất phản ứng vào nước thải, những chất này sẽ phản ứng với chất bẩn và tách chúng ra khỏi nước thải dưới dạng hòa tan không độc hại hay dạng cặn lắng.
Xử lý bằng quá trình keo tụ tạo bông
Phù hợp khi khử màu, cặn lơ lửng, vi sinh vật, xử lý nước thải chứa kim loại nặng, nhiễm dầu giảm độ đục của nước thải. Đa phần keo tụ đều ở dạng Al(III); Al2(SO4)3, Fe(III), FeCl3, 14H2O.
Tuy vậy, trong thực tế phèn sắt vẫn được ưu tiên nhiều hơn phèn nhôm. Đồng thời, để tăng khả năng tạo bông lắng nhanh và đặc chắc như sét, silicat hoạt tính và polymer thì các chất trợ keo tụ cũng không thể thiếu trong quá trình này.
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải MET
Công nghệ MET xử lý nước thải là công nghệ cơ học, khi dòng nước chảy vào máy với áp lực dòng chảy qua van hơi vào khu vực phân tách vừa đủ sẽ bị phân tách thành những tia nhỏ.
Lúc này, nước ở dạng phân tử sẽ được hòa trộn với oxi, tạo kết tủa dạng oxit, kim loại sẽ lắng lại trên bề mặt cát, phần nước còn lại được đẩy xuống đáy bể và tiếp tục được xử lý yếm khí. Áp dụng được với các nguồn nước thải chứa kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, chất khí, vi sinh vật…
Xử lý bằng phương pháp trích ly pha lỏng
Phương pháp hóa lý này phù hợp xử lý nước thải nhiễm dầu, chứa phenol, các ion kim loại và axit hữu cơ. Chỉ áp dụng khi nồng độ chất bẩn trong nước thải lớn hơn 3 – 4g/l vì chỉ như vậy chất thu hồi sau xử lý mới bù đắp được chi phí trong quá trình trích ly pha lỏng. Việc chọn đúng chất trích ly và vận tốc của nó khi trộn với nước thải quyết định hiệu quả của phương pháp này.
Xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa
Phương pháp điện hóa, điển hình là xử lý nước thải bằng công nghệ plasma được đánh giá cao vì có thể xử lý triệt để các chất gây độc hại trên cơ sở giữa hai dạng năng lượng là điện và hóa học. Việc xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa cần có sự am hiểu nhất định về kỹ thuật cũng như cách vận hành hệ thống.
Thông tin từ giới chuyên môn, hiện nay có hai cách làm sạch nước thải bằng phương pháp điện hóa, bao gồm;
Phương pháp keo tụ điện hóa
Thích hợp khi áp dụng xử lý các chất thải chứa màu hữu cơ khó phân hủy bằng phương pháp sinh học, ví dụ như nước rỉ rác, nước thải từ ngành công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giấy …
Nguyên lý hoạt động của keo tụ điện hóa dựa trên cơ sở hòa tan các anốt để tạo ra nhôm hidroxit hoạt tính cao nhằm keo tụ những chất gây ô nhiễm, tạp chất chứa trong nước thải.
Phương pháp oxy hóa điện hóa
Phương pháp này có khả năng oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ chứa thành phần độc hại thành CO2 và nước, hoặc có thể biến chất hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh phenol thành các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng vi sinh. Để tăng hiệu quả điện thế oxy hóa người ta bắt buộc phải sử dụng kết hợp với các vật liệu anốt có quá thế oxy cao như PbO2, SnO2 pha Sb2O3.
Một số phương pháp xử lý nước thải tiên tiến khác
Xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton
Xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton cũng được xem là công nghệ oxy hóa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, khả năng khử màu của phương pháp này được đánh giá rất cao nên thường được ứng dụng cho ngành dệt nhuộm.
Cụ thể, Fenton dùng ion sắt như một chất xúc tác H2O2 bằng cách tạo ra các gốc tự do cùng khả năng oxy hóa cao nhằm mục đích oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải, giúp nguồn nước xả ra môi trường trở nên an toàn hơn.
Quy trình Fenton trong làm sạch nước thải gồm 4 bước quan trọng:
Bước 1: Điều chỉnh nồng độ pH
Bước 2: Phản ứng oxy hóa
Bước 3: Trung hòa và keo tụ
Bước 4: Quá trình lắng.
Xử lý nước thải bằng phương pháp Johkasou
Hệ thống công nghệ xử lý nước thải tại chỗ Johkasou là công nghệ tân tiến của Nhật Bản, phù hợp áp dụng cho hầu hết các hộ gia đình, tòa chung cư, khách sạn, nhà hàng … nhờ khả năng xử lý đồng thời tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải phát sinh từ phòng ăn, nhà bếp, khu vệ sinh.
Trên thực tế, phương pháp Johkasou làm sạch nước thải là nhờ các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí để tách bỏ BOD, chất hữu cơ, vô cơ, hệ vi khuẩn độc hại trong nguồn nước thải.
Ưu điểm của quy trình xử lý nước thải Johkasou là an toàn, độ bền cao, hệ thống gọn nhẹ, thể tích chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại với cùng số người sử dụng, bùn lắng dễ dàng được thu gom triệt để nhất là khi sử dụng dịch vụ thông hút bể phốt của Thanh Bình.
5
/
5
(
189
bình chọn
)
2 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Tốt Nhất Hiện Nay
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; phòng khám, bệnh viện đa khoa, nha khoa. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, thuốc dư, chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh (trong các bệnh viện có khoa xạ trị). Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo 2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất hiện nay.
Lượng nước thải phát sinh dự kiến của các bệnh viện:
Trung tâm KTMT đô thị và KCN -Trường ĐHXD, Hà Nội, 2002
Đối với các cơ sở y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp nước thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp thường dao động từ 10 m 3/ngày đến 70 m 3/ngày đối với các cơ sở y tế dự phòng và từ 1 m 3/ngày – 3 m 3/ngày đối với các trạm y tế xã/phường.
Bảng thông số đối với nước thải bệnh viện
Tính chất nước thải dệt nhuộm – trung tam quan trắc
Nước thải bệnh viện có các thông số ô nhiễm khá cao: đặc biệt là nồng độ Amoni trong nước thải vượt tiêu chuẩn xả thải gấp 8 lần. Đặc biệt lượng Amoni trong nước thải sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh. Nếu lượng nước thải này phát sinh ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng – gây mùi hôi thối, kênh đen, phú dưỡng hóa…
– Công nghệ xử lý AAO.
– Công nghệ xử lý AO.
2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trên được áp dụng và đang hoạt động rất hiệu quả tại các trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc. Với những ưu điểm mà 2 công nghệ trên đem lại: các công nghệ trên được xác định là công nghệ tối ưu cho việc xử lý nước thải. Công nghệ xử lý AAO và AO khác nhau do công nghệ AAO có giai đoạn kỵ khí giúp hiệu quả xử lý tăng cao, công nghệ xử lý AAO phù hợp với các bệnh viện có nước thải ô nhiễm vào mức nghiệm trọng.
Thuyết minh quy trình
Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vi trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt đọng luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.
Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat : NO 3– ® N 2 ) ra khỏi dòng thải.
Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A.
Khi thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chúng tôi luôn đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về hệ thống xử lý nước thải như sau:
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải
Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
Chi phí đầu tư thấp.
Sử dụng ít hóa chất.
Chi phí xử lý bùn thải thấp.
Hiện đại hóa cao.
Tự động hóa cao cho người vận hành.
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
Hotline : 0917 34 75 78 – Email : kythuat.bme@gmail.com để được hỗ trợ.
CÁC DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH ĐÃ THỰC HIỆNNGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN CUNG CẤP BÙN VI SINH VỚI CÁC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN SAU: NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN VẬN CHUYỂN BÙN VI SINH DẠNG LỎNG TOÀN QUỐC
3 Cách Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Trong thời đại công nghệ và kỹ thuật phát triển vượt bậc như hiện nay, cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên thoái mái và thuận tiện hơn rất nhiều. Thế nhưng mọi thứ cũng không hề hoàn hảo như vậy, vì chính sự phát triển này đã thúc đẩy nhiều tiêu cực sinh ra. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là điều mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy được. Từ các hoạt động sản xuất, vui chơi cho đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta cũng đã thải ra không ít nguồn nước độc hại. Và nếu lượng nước thải này không được xử lý mà đã đưa ra ngoài môi trường sống tự nhiên thì chắc chắn sẽ có nhiều hệ lụy từ đó sinh ra. Để giữ môi trường được xanh sạch đẹp, bạn nên trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý nước thải càng sớm càng tốt !
Những cách xử lý nước thải phổ biếnNước thải là từ dùng để chỉ các nguồn nước được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, ngoài ra, những hoạt động sản xuất cũng sản sinh ra một lương nước thải khổng lồ. Thông thường thì lượng nước thải sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau nhằm loại bỏ các chất độc hại rồi mới tiến hành đưa ra ngoài môi trường sống. Tuy nhiên, quá trình xử lý nước thải đòi hỏi rất nhiều yêu cầu khác nhau và đồng thời nó cũng tiêu tốn nhiều chi phí nên không ít doanh nghiệp hiện nay thường bỏ qua bước này.
Cách xử lý nước thải bằng phương pháp lý họcBên trong nước thải có chứa rất nhiều chất khác nhau, trong đó các hợp chất không tan và trôi lơ lững là chiếm phần lớn. Chính vì thế mà trong quá trình xử lý nước thải, người ta thường tiến hành các giải pháp cơ học để loại bỏ những tạp chất này trước. Và phương án được xem là hiệu quả nhất chính là sử dụng các song chắn rác. Tùy thuộc vào nguồn chất thải, hàm lượng chất rắn không tan và cả mức độ cần làm sạch mà chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau.
Trong hệ thống loại bỏ chất thải rắn, những song chắn rác sẽ được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau. Hình dạng các song chắn này phụ thuộc vào kích thước của khe hở, thông thường thì khoảng cách giữa các song chắn dao động từ 60-100mm ( Đối với song chắn thô) và 10-25mm ( Đối với song chắn mịn). Theo hình dạng của song chắn, chúng ta có thể phân chia chúng thành hai loại: Song chắn rác và lưới chắn rác. Cả song chắn và lưới chắn đều có thể thiết kế di động hay cố định, điều này phụ thuộc vào mục đích cụ thể nào đó.
Lưu ý: Trong quá trình vận hành hệ thống, chúng ta cần phải hạn chế tốc độ của dòng chảy dưới mức 0,3m/s. Nếu làm được điều này thì cát và sỏi bên trong nước thải mới đủ thời gian lắng xuống dưới được.
Cách xử lý nước thải bằng phương pháp Hóa – Lý
Để tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể trộn lẫn nước thải nhiễm kiềm nặng với nước thải nhiễm Acid với nhau.
Cho vào hệ thống xử lý chất thải các chất hóa học với liều lượng và nồng độ phù hợp.
Sử dụng các nguyên vật liệu có tác dụng trung hòa acid.
Cách xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh họcSau khi các hợp chất vô cơ và hữu cơ không hòa tan trong nước đã được xử lý hoàn toàn, chúng ta cần tiến hành công đoạn tiếp theo là xử hợp chất hữu cơ hòa tan. Ở đây chúng ta sẽ có 2 phương pháp sinh học chính:
Phương pháp kị khí: Đây là cách xử lý chất hữu cơ hòa tan bằng một số loại vi sinh vật kị khí, ưu điểm của phương pháp này là sinh vật hoàn toàn có thể hoạt động dù trong môi trường thiếu Oxy.
Phương pháp hiếu khí: Trái ngược hoàn toàn với phương pháp kị khí, nếu muốn áp dụng phương pháp này chúng ta phải tiến hành cung cấp Oxy liên tục vì các vi sinh vật chỉ có thể hoạt động khi có không khí.
Quá trình phân hủy sẽ trải qua 4 giai đoạn:
Những Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Phổ Biến Nhất
Xử Lý Nước Thải Bằng Ozone, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Tiên Tiến Nhất
Lâu nay, nước thải công nghiệp đang là vấn nạn của toàn xã hội. Các nhà khoa học, doanh nghiệp luôn tìm giải pháp xử lý trước khi đưa ra môi trường Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là ứng dụng công nghệ ozone: xử lý nước thải bằng ozone
Phải nói, vấn đề xử lý nước thải doanh nghiệp đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Theo Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường thì: nước thải có chứa kim loại nặng, hóa chất, a xít, xút trong tẩy rửa, dầu mỡ máy móc, thuốc bảo vệ thực vật… Khi ra môi trường, nó còn mang theo màu vật phẩm, mùi thành phẩm khó chịu. Đồng thời, nước thải còn là nơi trú ngụ, phát sinh các vi khuẩn gây các bệnh.
Khi ra sông suối, ruống đồng, nước thải làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí khu vực xung quanh, phá hủy và làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh. Nguy hiểm nhất là các sinh vật, hoa màu bị chết hay không phát triển nổi. Ngay cả con người sống xung quang khu vực cũng mắc dịch bệnh hay ủ bệnh lâu dài. Việc một số doanh nghiệp cố tình xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến dân cư. Mỗi lần phát hiện doanh nghiệp lén xả nước thải lại tạo ra làn sóng dư luận phẫn nộ. Thậm chí, đã dựng thành phim cho thấy nước thải công nghiệp không còn là vấn đề của doanh nghiệp, địa phương mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
Nhà nước quy định các doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt cấp độ tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Việc xử lý nước thải cần khoản đầu tư, xây dựng quy trình hệ thống và vận hành nghiêm túc. Theo ông Lâm, đa phần các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải. Nhưng một số doanh nghiệp đầu tư xử lý không hợp chuẩn hay bỏ qua một số công đoạn. Thậm chí còn lén xả nước chưa hề xử lý ra môi trường.
Cách làm chưa nghiêm túc này giảm được chút chi phí nhưng nhiều khi doanh nghiệp phải gánh chịu những hậu quả to lớn. Khi bị phát hiện, đơn vị xả thải sẽ bị kiểm tra hệ thống xử lý nước, bị phạt nặng về xã thải ô nhiễm. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải đền bù thiệt hại cho cư dân sống trong khu vực.
Xử lý bằng Ozone đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, vấn để xử lý nước thải có nhiều phương cách khác nhau. Tuy nhiên, ozone là giải pháp tối ưu nhất. Theo bà Dương Thị Thùy Linh, thành viên nhóm nghiên cứu “Xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình Peroxone” của Viện khoa học và công nghệ môi trường- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì ozone xử lý được cả sáu vấn đề của nước thải hiện nay. “Khí ozone khử màu, khử mùi, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả. Nguyên tử oxy còn phá vỡ cấu trúc các phân tử hữu cơ như mạch benzen (C6H6), hợp chất gốc thơm CHC, phân tử thuốc trừ sâu… và phân hủy chúng thành các chất hóa học cơ bản và trung tính. Đồng thời, phản ứng oxy hóa khử biến những hóa chất kim loại trong nước thành chất kết tủa, kết hợp với phần từ vô cơ như phốt pho, lưu huỳnh… thành những dạng khí thoát khỏi nước.
Điều đặc biệt nữa là ozone còn tạo nên các chất tẩy khác song hành. Phản ứng của ozone với nước và một số hóa chất khác trong nước sinh ra các hợp chất H2O2 , OH&… có tính chất khử và hòa tan tạp chất kim loại, hữu cơ, vô cơ… Các Ion âm như OH-, O- , O2H2- có tác dụng bắt các tạp chất lững lơ, làm cho nước tinh sạch hơn.
Nhóm nghiên cứu của bà Thùy Linh thì ozone khử được trên 90% hàm lượng COD, BOD5 và SS, tiêu diệt trên 95% chỉ số coliform…. Nước thải của máy ozone không phát sinh sản phẩm thứ cấp gây độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường. Nếu thêm công đoạn xử lý ozone thứ cấp, sẽ đảm bảo đưa nước thải thành nước cấp đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
“Việc ứng dụng công nghệ ozone cũng cho phép hệ thống hoạt động ổn định ở mọi nhiệt độ môi trường trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Trong khi đó, các hệ thống thiết kế thông thường, có sử dụng bể phân hủy hiếu khí, chạy rất chậm vào mùa đông do vi khuẩn hiếu khí hoạt động kém trong điều kiện thời tiết lạnh.
Hệ thống xử lý nước thải bằng ozone theo nguyên tắc bình thông nhau nên không tốn chi phí bơm nước như các thiết kế thông thường khác. Do máy ít tiêu tốn điện năng nên giảm trên 40% chi phí vận hành so với hệ thống thông thường. Ngoài ra, còn giảm 30 – 70% diện tích xây dựng cơ bản do không tốn nhiều diện tích xây bể điều hòa nhờ khâu tuyển nổi – tách rác được thực hiện linh hoạt, tự động. Quá trình dùng ozone để oxy hóa – khử các chất thải và Coliform diễn ra nhanh gấp hàng chục lần so với xử lý bằng vi sinh hiếu khí. Đồng thời, hệ thống được thiết kế tự động theo nguồn nước thải nên chỉ cần một nhân viên cũng vận hành được.” Bà Dương Thị Thùy Linh cho biết.
Chọn nhà cung cấp máy ozone nào cho tốt?
Hiện nay, trên thị trường có một số nhà cung cấp cho xử lý nước thải. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần KT An Đạt Phát là một trong những đơn vị cung cấp hàng đầu về chất lượng tại Việt Nam. Với 11 năm kinh nghiệm cung cấp và phát triển công ty đã cho ra thị trường hàng ngàn máy Ozone xử lý nước thải, Lino chuyên cung cấp các máy Ozone công suất lớn từ 20g/h – 200g/h sử dụng làm sạch nước, khử mùi, khử màu, khử hóa chất độc hại trong các nhà máy sản xuất nhỏ, hộ cá thể, doanh nghiệp đơn lập. Ngoài ra, Lino đang chú trọng sản xuất máy ozone với công suất lớn (trên 500 g/h) theo công nghệ châu Âu dùng cho xử lý nước thải trong khu công nghiệp. Điểm ưu thế là Lino sản xuất trong nước đã cho ra được nhiều máy ozone có độ bền cao giảm được trên 50% chi phí so với việc mua máy ngoại nhập cùng công suất.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 260 khu công nghiệp tập trung. Xử lý nước thải cho các nhà máy trong các khu công nghiệp tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước. Vì vậy, ứng dụng công nghệ ozone trong xử lý nước thải là giải pháp tối ưu giảm chi phí và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Công Nghệ Phổ Biến Cho Xử Lý Nước Thải Giết Mổ Hiện Nay
XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ (Công suất Q =45m 3/ngày.đêm)
Lưu lượng nước thải giết mổ cần xử lý
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh trong ngày: Công suất Qng = 45m3/ngày.đêm
Lưu lượng nước thải phát sinh trong giờ: Công suất Qh = 1.8m3/h
Tính chất nước thải trước và sau xử lý:
Kết quả qua nhiều công trình tương tự chúng tôi đã thi công thì kết quả mẫu nước thải chưa xử lý có tính chất tương tự như sau:
Mẫu nước thải khu giết mổ chưa xử lý Tích chất nước thải sau xử lý
Nước thải sau thải ra môi trường tiếp nhận là: QCVN 14: 2008/BTNMT – Cột B theo quy chuẩn xả thải.
Tiêu chí lựa chọn công nghệ
Lượng nước thải phát sinh trong khu giết mổ chứa hàm lượng BOD, COD, tạp chất, phân, lông động vật và chất hữu cơ cao.
Để tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như nhân công quản lý và vận hành hệ thống nên chúng tôi đã nghiên cứu và tính toán kỹ để đưa ra công nghệ hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí tối đa. Vì vậy chúng tôi đã thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh theo công nghệ mới nhất hiện nay có hồ sơ kỹ thuật và bản vẽ chi tiết đi kèm. Và chi phí xây dựng thấp nhất nhưng hiệu quả xử lý tốt nhất.
Công nghệ xử lý thuộc loại thông dụng, dựa trên cơ sở hiện đại không có yêu cầu quá cao về vận hành, dễ sử dụng, dễ bổ sung hoặc nâng cao hiệu quả xử lý cũng như tự động hóa thiết bị.
Thiết bị được lắp đặt tương đối đơn giản, phổ biến trên thị trường, dễ bảo trì và sửa chữa thay đổi,
Công nghệ đơn giản dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải giết mổ:
Có nhiều phương pháp ứng dụng xử lý nước thải khu giết mổ tập trung như: sử dụng màng lọc, phương pháp hoá học, phương pháp sinh học… Trong các phương pháp trên, thì phương pháp xử lý bằng phương pháp tổng hợp hiện đại nhờ vi si hiếu khí và vi sinh yếm khí thì hiệu quả xử lý đạt cao nhất.
Phương pháp này dựa trên cơ sở sinh học nhằm loại bỏ toàn bộ chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxi hoá sinh hoá
Thuyết minh công nghệ xử lý Bể thu gom nước thải
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải giết mổ
Nước thải trong quá trình giết mổ được phát sinh từ công việc vệ sinh khu vực giết mổ, nước thải trong quá trình rửa thịt; rửa dụng cụ, công cụ dùng trong quá trình mổ động vật cũng như nước thải trong quá trình chế biến, cạo long, làm ruột… Từ hệ thống cống thu nước thải của khu giết mổ được dẫn vào Bể thu gom (lưu lượng khoảng 16m 3/ngày.đêm). Tại Bể thu gom có đặt thiết bị Song chắn rác thô nhằm giữ lại các vật thể rắn có kích thước lớn phát sinh trong quá trình giết mổ (bao ni lông, long động vật, vật dụng, rác thải trong quá trình vệ sinh, lông, phân, xương vụn …) nhằm tránh các sự cố về máy móc (nghẹt bơm, gãy cánh bơm, tắc nghẽn đường ống…) và sau đó nước thải tiếp tục được bơm qua Bể điều hòa, tại Bể điều hòa có vách ngăn tách dầu mở và tuyển nổi.
Bể UASB (UASB – Chăn Bùn thải không khí Kéo)
Bể điều hòa với mục đích là điều hòa chất lượng, lưu lượng nước thải. Vì lưu lượng cũng như nồng độ nước thải ở mỗi thời điểm là không giống nhau, nên thông qua Bể điều hòa giúp cho các công đoạn xử lý tiếp theo có hiệu quả hơn. Bể điều hòa được cung cấp không khí từ máy thổi khí theo hệ thống ống khoan lỗ phân phối khí đều được đặt ở sát đáy bể. Không khí được cung cấp nhằm xáo trộn, tránh hiện tượng phân hủy kị khí tại bể này, đồng thời cân bằng ổn định nồng độ và tính chất nước thải, nhằm ổn định pH, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn xử lý vi sinh.
Trong UASB với dòng nước đi ngược từ dưới lên và được phân tán đều trong bể tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh yếm khí phân giải hết chất hữu có có trong nước thải.
Khí metan tạo ra ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí – lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này, bùn được tiếp xúc nhiều với chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phân hủy xảy ra tích cực. Các loại khí tạo ra trong điều kiện yếm khí (chủ yếu CH 4 và CO 2) sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ, giúp cho việc hình thành những hạt bùn hoạt tính và giữ cho chúng ổn định. Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khi va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ và hạt bùn được tách ra lại lắng xuống dưới, để giữ cho lớp bùn ở trạng thái lơ lửng, vận tốc dòng hướng lên giữ ở khoảng 0,6 – 0,9 m/h. Bùn trong bể yếm khí là vi sinh vật yếm khí và tùy nghi đóng vai trò phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ.
Bể UASB bể xử lý yếm khí bằng phương pháp dòng chảy ngược. Quá trình xử lý tại bể yếm khí có thể làm sạch được tới 80-90% các chất gây ô nhiễm. Tại Bể yếm khí phần lớn các chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn.
Quá trình phân huỷ yếm khí
Sau khi qua bể yếm khí thì còn khoảng 10 -20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy và tiếp tục được phân hủy tiếp bởi hệ hiếu khí.
Là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí trong điều kiện không có ôxy.
Nước thải đi từ dưới lên sau thời gian lưu 36h, các chất hữu cơ có trong hỗn hợp nước thải được Vi sinh vật yếm khí phân giải, phần nước trong sau khí được tách các bọt khí sẽ được thu vào máng răng cưa và tự chảy qua Bể aeroten. Phần bùn lắng ở dưới đáy bể sẽ được xả bỏ định kỳ về Bể chứa bùn.
Bể Aerotank
Trong hỗn hợp nước thải hàm lượng phốt pho và chất hữu cơ cao nên nhiệm vụ của Bể UASB là khử phốt pho và chất hữu cơ.
Là bể áp dụng để khử Nitơ và chất hữu cơ còn có trong nước thải. Là bể kép kết hợp để khử nitơ và chất hữu cơ.
Bể này được chia thành hai vùng xử lý riêng biệt nhưng nằm trong một bể, nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, mặt bằng, chi phí vận hành. Là một bể hiện đại được sử dụng rộng rải trong xử lý nước thải công nghiệp.
Giai đoạn biến đổi từ NO 3– đến N 2 là giai đoạn cần ít oxy (thiếu khí – anoxit). Giai đoạn này các vi khuẩn khử nitrat hoạt động cần ít oxy và trong thực tế người ta cần thay đổi chế độ thông khí để tạo ra vùng anoxit trong các công trình xử lý.
Vùng xử lý hiếu khí (aerobic)
Dựa vào các giai đoạn của quá trình chuyển hóa người ta thực hiện khử N 2 theo phương pháp theo hình vẽ như sau:
Cơ sở lý thuyết của quá trình xử lý sinh học hiếu khí sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH… thích hợp.
Bùn hoạt tính có thể được tạo thành từ nước thải có huyền phù cao như nước thải sinh hoạt cho đến nước thải có nhiều hóa chất tổng hợp như nước thải công nghiệp. Sự hình thành bùn hoạt tính sẽ xảy ra khi nước thải có đủ các chất dinh dưỡng cho vi sinh. Đa số các loại nước thải đều có đủ dinh dưỡng để hình thành bùn hoạt tính, nếu không người ta có thể bổ sung chất dinh dưỡng (thường là đối với nước thải công nghiệp).
Khi bắt đầu thổi khí, tỉ số F/M (tỉ số thức ăn/sinh khối) rất cao, như vậy vi sinh vật sẽ có dư thừa thức ăn và chúng sẽ tăng trưởng theo pha log. Khi vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng thì nguyên sinh động vật cũng sẽ bắt đầu tăng trưởng theo. Trong pha log, thì các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được loại bỏ với tốc độ tối đa hay nói khác đi là các chất hữu cơ được chuyển hóa nhiều nhất thành sinh khối tế bào. Mức năng lượng trong hệ thống đủ lớn để giữ cho tất cả vi sinh vật lơ lững trong hỗn dịch. Không thể có bông bùn hoạt tính được tạo thành với vi sinh vật đang tăng trưởng trong pha log.
Khi vi sinh vật tiêu thụ quá nhiều thức ăn để tạo sinh khối mới, tỉ số F/M giảm nhanh. Khi đó vi sinh vật bắt đầu tăng trưởng chậm lại, cả vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Một số tế bào bắt đầu chết và bông bùn bắt đầu tạo thành. Khi vi khuẩn có đầy đủ năng lượng, chúng nhanh chóng phân chia hay nói cách khác là chúng tồn tại riêng rẽ để duy trì hoạt động trao đổi chất bình thường. Khi năng lượng trong hệ thống giảm dần, ngày càng có nhiều vi khuẩn không có đủ năng lượng để vượt qua lực hấp dẫn giữa chúng với nhau, chúng bắt đầu kết cụm lại với nhau: 2, 3, 4, … và cứ thế bông bùn nhỏ được tạo thành.
Tỉ số F/M tiếp tục giảm, vi sinh vật qua hết pha ổn định. Khi chúng bắt đầu vào pha trao đổi chất nội bào, tỉ số F/M sẽ duy trì khơng đổi trong pha này. Có thể nói, hệ thống rất ổn định trong pha trao đổi chất nội bào. Chỉ một lượng rất nhỏ chất dinh dưỡng được trao đổi chất và vi sinh vật cần một năng lượng rất ít để duy trì hoạt động sống. Dần dần vi khuẩn không còn đủ năng lượng để lấy thức ăn xung quanh nữa và chúng bắt đầu sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ trong tế bào, đặc biệt ở giai đoạn này, bông bùn hình thành rất nhanh.
Thông thường, khi pha trao đổi chất nội bào bắt đầu, các bông bùn nhỏ được tạo thành và chúng được tách ra khỏi nước thải (lắng). Một lượng bông bùn đậm đặc được cho vào bể xử lý sẽ làm cho tỉ số F/M trong bể giảm đi và vi khuẩn sẽ nhanh chóng tăng trưởng. Duy trì thổi khí liên tục để cho phép hệ thống luôn có một lượng nhỏ vi sinh ở pha trao đổi chất nội bo ở mỗi chu kỳ.
Như vậy chúng ta sẽ thu được kết quả là bùn kết cụm tốt hơn còn nước sau xử lý trong hơn.
Chủng loại vi sinh vật có trong bùn hoạt tính là: vi khuẩn, protozoa, rotifer, nấm
men, tảo, nguyên sinh động vật……
Một số hình ảnh của cc loại vi sinh vật có trong bùn hoạt tính:
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxi để cho sản phẩm là CO2, H2O, NO3- và SO42-. Khi xử lý hiếu khí cc chất bẩn phức tạp như protein, tinh bột, chất béo… sẽ bị thủy phân bởi các men ngoại bào cho các chất đơn giản là các axit amin, các axit béo, các axit hữu cơ, các đường đơn…Các chất đơn giản này sẽ thấm qua màng tế bào và bị phân hủy tiếp tục hoặc chuyển hóa thành các vật liệu xây dựng tế bào mới bởi quá trình hơ hấp nội bo cho sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Trong bể thổi khí, việc thổi khí tạo ra điều kiện tối ưu cho quá trình sinh hóa nên tốc độ và hiệu suất xử lý cao hơn so với điều kiện tự nhiên.
Trong suốt quá trình oxy hĩa chất hữu cơ, lượng oxy dư luôn được duy trì ở mức 2 mg/l. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể 3.000 – 3.200 mg/l và được kiểm soát. Từ bể thổi khí nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí là: nhiệt độ, pH, lượng oxi hòa tan, tỷ lệ chất dinh dưỡng, các độc tố…
Oxi hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Lượng oxi hoà tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm nước thải thường bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, đối với các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxi hoà tan không nhỏ hơn 2 mg/l.
Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi hệ thống.
Nước thải từ Bể aeroten được dẫn qua Ống lắng trung tâm của Bể Lắng theo cơ chế nước đi từ trên xuống phần bông bùn sẽ được lắng ở dưới đấy bể còn phần nước trong sẽ được thu vào máng thu răng cưa và tự chảy qua Bể chứa nước.
Phần bùn lắng (các hợp chất bùn vi sinh, các hạt keo và huyền phù lơ lửng) ở đáy bể được Bơm bùn 6 bơm xả bỏ định kỳ (10 – 15 phút/ngày) về bể chứa bùn.
Một lượng xác định của bùn sinh học (bùn hoạt tính) được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì mật độ bùn hoạt tính tối ưu trong bể.
Nước thải sau tách bùn ở bể lắng sinh học được dẫn sang Bể chứa nước.
Bể chứa nước có nhiệm vụ chứa nước sau xử lý và là bể khử trùng là giai đoạn xử lý cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra Bể chứa nước có nhiệm vụ như là một bể khử trùng nhằm tiết kiệm diện tích đất sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành, ở đây nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cung cấp bởi hệ thống bơm hóa chất khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Bể khử trùng cũng được lắp đặt các tấm chắn nhằm tạo sự khuấy trộn tốt nhất giữa nước thải và chất khử trùng.
Có nhiệm vụ thu gom bùn từ Bể lắng 1, Bể lắng 2 và Bể UASB Bể. Tại đây bùn được nén lại nhờ trọng lực và được phân hủy một phần, làm giảm thể tích cần xử lý, bùn sau khi nén và phân hủy sẽ được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Phần nước dư trên Bể chứa bùn theo đường ống tuần hoàn lại Bể thu gom nước thải sản xuất.
Ghi chú: Trong hệ thống thiết bị được lắp đặt theo phương thức luân phiên nhằm duy trì độ bền cho máy móc. Vì vậy mỗi loại máy được lắp đặt thường là hai cái để đảm bảo chế độ nghỉ dưỡng và tránh được sự cố không ổn định.
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ theo email: xulynuocviet@gmail.com
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Cao Su Hiệu Quả Cao
Công ty TNHH Kỹ thuật và xử lý môi trường Việt Nam . Là đơn vị chuyên nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cao su . Bằng công nghệ xử lý nước thải cao su hiệu quả cao , ít tốn chi phí, dễ sử dụng . Vận hành trên địa bàn Đồng Nai, Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.
NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI CAO SU
Nước thải chế biến mủ cao su được hình thành chủ yếu từ . Các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa,…
Để chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì phải thải ra môi trường khoảng 18 m3 nước thải. Phần lớn nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ cao su nước (chiếm 70%)
THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CAO SU
Nước thải cao su thường có pH thấp, trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như dạng huyền phù phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Trong quá trình rửa bồn chứa, nước tách từ mủ ly tâm,… thì các hạt cao su tồn tại ở dạng nhủ tương và keo.
Trong nước thải còn chứa lượng lớn protein hòa tan, acid foocmic (dùng trong đánh đông) và N-NH3 (dùng trong kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải có thể lên đến 15.000 mg/l. (Nguyễn Văn Phước, 2010).
Các chất hữu cơ trong nước thải dễ phân hủy sinh học. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn các hạt cao su chưa kịp đông tụ . Trong quá trình đánh đông và nó sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải cao su và gây cản trở quá trình xử lý.
Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su:
(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)
TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU ?
Ngành công nghiệp cao su có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua . Và đem lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng nước thải của ngành công nghiệp này thì lại rất khó xử lý .Do vậy chi phí bỏ ra để xử lý nước thải cao su cũng không kém các ngành công nghiệp còn lại vì mức độ ô nhiễm cao .Chủ yếu là tổng nitơ và các chất hữu cơ.
Hệ cân bằng sinh thái bị đe dọa nếu tiếp nhận các nguồn ô nhiễm như thế. Vì vậy, xử lý nước thải cao su . Cũng được sự quan tâm tương đương với việc tập trung phát triển ngành công nghiệp này.
Đồng thời, theo nghị định 155 NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường rất cao. Cụ thể phạt tiền từ 1.000.000.000 đối với cá nhân và 2.000.000.000 đối với tổ chức có hành vi gây tổn thất, ô nhiễm môi trường . Không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
Cũng như các ngành công nghiệp khác thì xử lý nước thải cao su . C ũng có các phương pháp khác nhau từ cơ học đến hóa học – hóa lý và sinh học. Mỗi phương pháp xử lý sẽ có đặc thù riêng . Và nó sẽ giải quyết một hoặc một số vấn đề trong xử lý nước thải cao su.
Phương pháp cơ học: thì có các thiết bị và công trình như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng, tuyển nổi,…
Phương pháp hóa học và hóa lý: thì có trung hòa và keo tụ.
Phương pháp sinh học: sinh học kỵ khí, sinh học hiếu khí (aerotank, mương oxy hóa tuần hoàn. Hoặc hồ sinh học (hồ sinh học hiếu khí, hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy nghi).
Hầu hết các phương pháp nêu trên các bạn đã biết được công nghệ. Nguyên tắc hoạt động cũng như quá trình thiết kế thi công thế nào. Tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế như thế nào. Thì còn tùy thuộc vào bản lĩnh của người thiết kế . Biết cách sử dụng hợp lý các công trình và linh động trong quá trình thiết kế . Để đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải cao su đạt chuẩn đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su
VÌ SAO CHỌN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LÀM ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ?
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong thi công hệ thống xử lý nước thải cao su . Chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su . Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng . Với giá thành cạnh tranh nhất. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất . Thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
LIÊN HỆ 0947 469 379 khi bạn cần tư vấn, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cao su . Vui lòng liên hệ 0947 469 379 để được tư vấn chi tiết, đầy đủ thông tin 24/7 và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, Công ty môi trường Việt Nam . Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường với nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có các dịch vụ sau ;
Cung cấp – nuôi cấy – khắc phục sự cố bùn vi sinh. Sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng với chất lượng các dịch vụ của chúng tôi . Là nguồn động lực lớn cho công ty phát triển được như hôm nay . Công ty chúng tôi không ngừng cải thiện để phát triển , nâng cao trình độ kỷ thuật . Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 12 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất Hiện Nay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!