Xu Hướng 6/2023 # Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư # Top 13 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các nguyên nhân nguyên phát phổ biến nhất là:

Thoái hóa bột, một nguyên nhân còn chưa được thừa nhận hoàn toàn, chiếm 4% số trường hợp.

Bệnh thận do HIV có tổn thương xơ hóa cầu thận ổ cục bộ xuất hiện ở bệnh nhân AIDS.

Nguyên nhân của hội chứng thận hư

Protein niệu xuất hiện do thay đổi các tế bào nội mô mao mạch, màng đáy cầu thận (GBM) hoặc tế bào chân lồi biểu mô, thường cho phép lọc protein huyết thanh chọn lọc theo kích thước và theo điện tích.

Cơ chế gây tổn thương cho các cấu trúc này hiện chưa được biết rõ trong bệnh cầu thận nguyên phát và thứ phát, nhưng các bằng chứng cho thấy các tế bào T có thể kích thích yếu tố tính thấm trong tuần hoàn hoặc làm giảm hoạt động của yếu tố ức chế tính thấm đáp ứng với các kháng nguyên miễn dịch và các cytokine chưa được xác định. Các yếu tố có thể khác bao gồm các khiếm khuyết di truyền tại các protein gắn với màng lọc cầu thận, hoạt hóa bổ thể dẫn tới tổn thương các tế bào biểu mô cầu thận và mất các nhóm điện tích âm gắn với các protein của màng đáy cầu thận và các tế bào biểu mô cầu thận.

Hội chứng này gây mất các protein phân tử lớn ra nước tiểu, chủ yếu là albumin cũng như các opsonins, globulin miễn dịch, erythropoietin, transferrin, các protein liên kết hormon (bao gồm globulin liên kết hormon tuyến giáp và protein liên kết vitamin D) và antithrombin III. Sự thiếu hụt các protein này và các protein khác góp phần gây ra một số biến chứng (xem Bảng: Các biến chứng của hội chứng thận hư); các yếu tố sinh lý khác cũng có vai trò gây ra các biến chứng.

Các biến chứng của hội chứng thận hư

Mất erythropoietin và transferrin

Tăng tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan

Tăng độ nhớt máu do giảm thể tích tuần hoàn

Đôi khi giảm hấp thu đường miệng thứ phát do phù nề mạc treo

Rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Các triệu chứng ban đầu bao gồm chán ăn, mệt mỏi và nước tiểu sủi bọt (do nồng độ protein cao).

Các triệu chứng tương ứng có thể xuất hiện, bao gồm phù ngoại biên và cổ trướng. Phù có thể làm mờ các dấu hiệu của triệu chứng teo yếu cơ và gây ra dấu hiệu đường trắng song song ở nền móng (đường Muehrcke).

Tỷ lệ protein / creatinine nước tiểu cắt ngang ≥ 3 hoặc protein niệu ≥ 3 g / 24 giờ

Chẩn đoán được nghĩ đến ở những bệnh nhân có phù và protein niệu. Chẩn đoán xác định dựa vào tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cắt ngang hoặc dựa vào lượng protein niệu 24 giờ. Nguyên nhân có thể được gợi ý thông qua các biểu hiện lâm sàng (ví dụ như SLE, tiền sản giật, ung thư); khi nguyên nhân không được rõ ràng, các xét nghiệm bổ sung (ví dụ, huyết thanh học) và sinh thiết thận sẽ được chỉ định.

Chẩn đoán HCTH khi có protein niệu tăng có ý nghĩa (protein niệu 3g/24 giờ) ( lượng bài tiết thông thường là < 150 mg / ngày). Ngoài ra, tỷ lệ protein / creatinine trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ước tính một cách khá chính xác lượng protein niệu 24h/ 1,73 m 2 da (ví dụ, với giá trị 40 mg / dL protein và creatinine 10 mg / dL trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tương đương với lượng protein 4 g / 1,73 m 2 trong mẫu nước tiểu 24 giờ).

Việc tính toán dựa trên mẫu nước tiểu ngẫu nhiên có thể ít tin cậy hơn khi sự bài tiết creatinine ở mức cao (ví dụ như trong khi luyện tập thể dục thể thao) hoặc ở mức thấp (ví dụ như trong hội chứng suy mòn). Tuy nhiên, tính toán dựa trên các mẫu nước tiểu ngẫu nhiên thường được áp dụng hơn mẫu nước tiểu 24 giờ vì việc thu thập nước tiểu thuận tiện hơn và ít bị sai sót hơn (ví dụ do thiếu tuân thủ); thuận tiện hơn trong việc đánh giá sự thay đổi xét nghiệm trong quá trình điều trị.

Ngoài protein niệu, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các trụ niệu (trụ hyalin, trụ hạt, trụ mỡ, trụ sáp hoặc trụ tế bào biểu mô). Lipid niệu, sự hiện diện của lipid tự do hoặc lipid trong các tế bào ống thận (thể mỡ tròn), trong các trụ ( trụ mỡ) hoặc dưới dạng các globulin tự do, gợi ý có bệnh cầu thận gây ra hội chứng thận hư. Có thể phát hiện cholesterol trong nước tiểu dưới kính hiển vi quang học và biểu hiện dưới dạng hình chữ thập Maltese dưới ánh sáng phân cực chữ thập, có thể phải sử dụng nhuộm Sudan để hiển thị triglycerides.

Xét nghiệm hỗ trợ giúp đánh giá mức độ nặng và biến chứng.

Albumin huyết thanh thường < 2,5 g / dL.

Không cần thiết phải định lượng nồng độ alpha- và gammaglobulin, globulin miễn dịch, ceruloplasmin, transferrin và các thành phần bổ thể, nhưng nồng độ các chỉ số này có thể cũng thấp.

Vai trò của xét nghiệm tìm các nguyên nhân thứ phát của hội chứng thận hư (xem Bảng: Nguyên nhân của hội chứng thận hư) còn đang tranh cãi vì bằng chứng còn thấp. Các xét nghiệm được chỉ định dựa trên tình trạng lâm sàng. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Glucose huyết thanh hoặc Hb glycosyl hóa (HbA 1c)

Sinh thiết thận được chỉ định ở người lớn để chẩn đoán các thể tổn thương gây hội chứng thận hư nguyên phát. Hội chứng thận hư ở trẻ em hầu hết là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu và thường được quy ước chẩn đoán mà không cần sinh thiết trừ khi bệnh nhân không cải thiện với điều trị corticosteroids. Dấu hiệu đặc trưng trên sinh thiết sẽ được bàn luận ở từng tổn thương cụ thể.

Tiên lượng thay đổi theo nguyên nhân. Đáp ứng hoàn toàn có thể đạt được một cách tự nhiên hoặc với điều trị. Tiên lượng nói chung là tốt ở các tổn thương đáp ứng với điều trị corticoid.

Trong mọi trường hợp, tiên lượng có thể không tốt nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

Điều trị các bệnh lý nền có thể bao gồm điều trị nhiễm trùng kịp thời (ví dụ viêm nội tâm mạc do tụ cầu, sốt rét, giang mai, sán máng), giải mẫn cảm dị ứng (ví dụ như ngộ độc lá sồi hoặc lá cây thường xuân và phơi nhiễm kháng nguyên côn trùng), ngừng một số loại thuốc (ví dụ: vàng, penicillamine, NSAIDs ); các biện pháp này có thể điều trị hội chứng thận hư trong một số trường hợp cụ thể.

Ức chế Angiotensin (sử dụng ức chế men chuyển hoặc các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II) được chỉ định để làm giảm áp lực trong cầu thận và huyết áp hệ thống và protein niệu. Các thuốc này có thể gây ra hoặc làm tăng kali máu ở những bệnh nhân suy thận vừa đến nặng.

Hạn chế protein không còn được khuyến cáo vì thiếu hiệu quả được chứng minh trên sự tiến triển của bệnh.

Hạn chế natri (< 2 g natri, hoặc khoảng 100 mmol / ngày) được khuyến cáo cho bệnh nhân có phù trên lâm sàng.

Các thuốc lợi tiểu quai thường được dùng để kiểm soát phù nhưng có thể làm xấu thêm tình trạng suy thận trước đó và tình trạng giảm thể tích, tăng độ nhớt máu, tăng đông và do đó nên được sử dụng chỉ khi chế độ ăn hạn chế natri không hiệu quả hoặc có bằng chứng về tình trạng quá tải dịch trong lòng mạch. Trong trường hợp nặng của hội chứng thận hư, truyền albumin tĩnh mạch sau đó dùng lợi tiểu quai có thể được chỉ định để kiếm soát phù.

Statin được chỉ định để điều trị rối loạn lipid máu.

Hạn chế cholesterol và chất béo bão hòa được khuyến cáo giúp kiểm soát rối loạn lipid máu.

Thuốc chống đông được chỉ định để điều trị tình trạng huyết khối, nhưng có rất ít dữ liệu hỗ trợ cho việc sử dụng chúng như biện pháp phòng ngừa ban đầu.

Tất cả các bệnh nhân cần được tiêm phòng phế cầu nếu không có chống chỉ định khác

Phẫu thuật cắt hai thận trong hội chứng thận hư nặng do giảm albumin máu dai dẳng hiếm khi là chỉ định cần thiết. Kết quả tương tự đôi khi có thể đạt được bằng cách nút động mạch thận bằng coil, do đó tránh được phẫu thuật ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Lọc máu được chỉ định khi cần thiết.

Dấu Hiệu Hội Chứng Thận Hư Ở Trẻ Em

DẤU HIỆU HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM

DẤU HIỆU HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM

Hội chứng thận hư là một hội chứng khá phổ biến và thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Căn bệnh gây ra nhiều di căn nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Như nhiều người nghĩ, bệnh thận hư chỉ xuất hiện ở người lớn là chủ yếu và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ít hơn. Vậy thận hư ở trẻ em có khác với người lớn không? Và những dấu hiệu bệnh ở trẻ em là gì ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả.

Khái niệm thận hư

Thận hư là căn bệnh do chức năng của thận bị yếu đi, suy giảm dẫn tới khả năng lọc máu của thận bị suy giảm, ảnh hưởng tới các bộ phận và cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Từ trước đến nay, bệnh thận thường chỉ xuất hiện ở người lớn nên việc phát hiện và phòng trừ thận hư ở trẻ em rất thờ ơ và không được quan tâm, đến lúc phát hiện thì bệnh đã trở nặng. Nếu ba mẹ chú ý, dấu hiệu bệnh thận cũng dễ phát hiện.

Các dấu hiệu thận hư phổ biến ở trẻ em

Dấu hiệu 1: Phù nề

Triệu chứng dễ thấy nhất ở trẻ là phù nề. Sau một đêm ngủ dậy, mắt trẻ bị phù sưng và ngày sau thì lan dần ra toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng. Nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi thấy sưng ở mắt vì nghĩ là bị một con vật nào đó đốt và vài ngày sau sẽ hết. Hoặc có người nghĩ sưng toàn thân là do can bị dị ứng với thức ăn, uống thuốc dị ứng là xong. Việc uống thuốc không theo đơn của bác sĩ sẽ đe dọa tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu 2: Tiểu ít, tiểu ra máu, tiểu rát, đục nước tiểu

Những ngày đầu, hội chứng thận hư  trẻ em chưa nặng thì có triệu chứng tiểu ít, lượng nước tiểu mỗi lần giảm đi đáng kể và khi tiểu thì rất rát. Bệnh nặng hơn thì trẻ sẽ tiểu màu đỏ hoặc màu xá xị, màu đục( tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh).

Dấu hiệu 3: Nhức đầu

Trẻ sẽ có những cơn nhức đầu đột ngột, đầu đau âm ỉ, có lúc lại đau như búa bổ. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Dấu hiệu 4: Bủn rủn

Thỉnh thoảng trẻ sẽ có cảm giác run rấy, tưởng lạnh nhưng không phải là lạnh thường kèm với triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, chán nản, hoa mắt chóng mặt, ngủ nhiều, mơ nhiều. Nếu đến giai đoạn này mà bố mẹ vẫn chưa phát hiện ra bệnh thì rất nguy hiểm.

Dấu hiệu 5: Hơi thở yếu

Do thận hỏng nên lượng oxi không được cung câp đủ cho cơ thể khiến trẻ thở yếu, khò khè, kèm theo đó là mệt mỏi, đau lưng, đau chân,…

Dấu hiệu 6: Tiểu về đêm

Vì chứng năng của thận không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên trẻ sẽ đái dắt và tiểu nhiều về đêm, mỗi lần tiểu với lượng rất ít.

Ngoài ra, bệnh nếu nặng gây ra thêm triệu chứng nứt ngoài hậu môn dẫn đến bệnh trĩ. Nếu được điều trị kịp thời, trẻ sẽ không bị di căn sau này vậy nên, các bậc bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc trẻ để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hội Chứng Thận Hư Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Mỗi năm có khoảng 1/50.000 trẻ em được chẩn đoán hội chứng thận hư. Tình trạng này thường được chẩn đoán đầu tiên ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Hội chứng thận hư ở trẻ em khá nguy hiểm, cha mẹ cần kịp thời phát hiện những dấu hiệu ban đầu và đưa trẻ đến viện sớm, tránh biến chứng.

Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn protein (cụ thể hơn là albumin) bị mất qua nước tiểu. Lượng albumin bị mất này đủ để gây giảm protein máu. Mặt khác, protein có tác dụng giữ nước trong lòng mạch, khi protein máu thấp đạt ngưỡng, nước sẽ thoát từ lòng mạch ra mô kẽ và gây phù. Phù có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của cơ thể và ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Những vùng hay bị phù nhất gồm: mắt, bụng, 2 chi dưới và bìu.

Khi albumin bị mất qua nước tiểu, trong đó có một số loại protein đặc biệt còn gọi là kháng thể cũng bị mất đi. Kháng thể đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy trẻ bị hội chứng thận hư có nguy cơ bị nhiễm trùng cao khi bị mất protein. Bên cạnh đó, các yếu tố chống đông máu cũng có thể bị mất đi qua nước tiểu. Tuy hiện tượng đông máu rất hiếm khi xảy ra ở trẻ bị hội chứng thận hư nhưng nó có thể xảy ra trong trường hợp đặc biệt, khi trẻ nôn mửa và tiêu chảy kèm theo tình trạng mất nước nặng.

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư, có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường. Hội chứng thận hư trẻ em phần lớn là vô căn, chiếm 90% ở lứa tuổi 1-10 tuổi. Hội chứng thận hư không thể truyền từ người này qua người khác. Rất hiếm gặp trường hợp những đứa trẻ trong cũng một gia đình đều mắc hội chứng thận hư, điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của hội chứng thận hư là do đột biến gen hiếm.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp cho trẻ, đo chiều cao và cân nặng. Sau đó trẻ cần thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán. Trẻ không bị lấy quá nhiều máu và cơ thể sẽ tạo ra lượng nhiều hơn để thay thế lượng máu vừa lấy.

Nếu xác nhận trẻ mắc hội chứng thận hư, bác sĩ thường sẽ cân nhắc kê đơn thuốc steroid cho trẻ như: Prednisone và Prednisolone. Hầu hết các trẻ (80%) sẽ đáp ứng điều trị, hết hẳn tình trạng protein trong nước tiểu và hết phù trong 2 tuần đầu tiên.

Bệnh hội chứng thận hư trẻ em được xem là thuyên giảm khi protein trong nước tiểu âm tính 3 ngày liên tiếp. Khi trẻ có biểu hiện phù, trẻ có thể được kê thêm thuốc để giảm phù, thường là thuốc lợi tiểu. Nếu triệu chứng phù tăng trẻ có thể phải nằm viện và dùng lợi tiểu hoặc truyền albumin.

Tác dụng phụ khi điều trị hội chứng thận hư trẻ em

Prednisone/prednisolone thường được kê trong thời gian ngắn nên rất ít tác dụng phụ có thể xuất hiện. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm: trẻ nhanh đói hơn dẫn đến tăng cân nhanh, thay đổi hành vi như hay cáu giận, tăng huyết áp, tăng đường máu, kích thích dạ dày.

Thuốc có thể gây đục thủy tinh thể nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Mặc dù xương của những trẻ điều trị với prednisone có thể giảm nhẹ lượng chất khoáng khi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt (xét nghiệm kiểm tra mật độ xương), nhưng trẻ hội chứng thận hư đáp ứng với prednisone hiếm khi gãy xương hoặc tổn thương xương. Do đó điều trị các bệnh lý về xương của các trẻ bị hội chứng thận hư không khác biệt với những trẻ khác.

Sau khi trẻ đã thuyên giảm khi điều trị với prednison, trẻ có thể ăn những thức ăn tương tự như những trẻ khác. Một số trẻ sẽ cảm thấy rất đói khi điều trị với prednisone và tăng cân nhiều. Do đó, những trẻ bị hội chứng thận hư nên được khuyến khích sử dụng những thức ăn năng lượng thấp như: rau và hoa quả khi đói, thay vì ăn thức ăn năng lượng cao như: khoai tây chiên, bánh, bánh quy.

Tiêm vacxin cho trẻ bị hội chứng thận hư Theo dõi hội chứng thận hư trẻ em tại nhà

Kiểm tra nước tiểu buổi sáng sớm của trẻ bằng que thử nước tiểu sẽ rất giúp ích cho phụ huynh trong việc theo dõi bệnh của trẻ tại nhà. Không cần thiết phải thử nước tiểu mỗi buổi sáng nhưng cha mẹ nên làm mỗi 1 – 2 ngày sau khi trẻ dùng prednisone được 7 ngày hoặc khi trẻ cải thiện biểu hiện phù. Khi kết quả thử nước tiểu 3 ngày liên tiếp đều không có protein niệu hoặc chỉ có vết thì chứng tỏ bệnh thuyên giảm. Việc phát hiện sớm protein niệu bằng que thử có thể giảm mức độ nặng của đợt tái phát bệnh.

Trường hợp trẻ tái phát bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức khi trẻ có một trong các triệu chứng sau: sốt, đau bụng nhiều, phù hoặc đau tay chân, nôn hoặc tiêu chảy.

Nếu trẻ kết quả protein niệu 3+ trong 3 ngày liên tiếp có nghĩa là trẻ đã bị tái phát hội chứng thận hư, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để bắt đầu lại với liều prednisone/prednisolone 2mg/kg/ngày cho đến khi trẻ thuyên giảm, thử que thử thấy protein niệu âm tính hoặc vết trong 3 ngày, sau đó sẽ giảm liều prednisone theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ chỉ xuất hiện protein niệu trong 1 hoặc 2 ngày thì hoàn toàn bình thường, không phù thì không cần dùng prednisone trở lại và hiện tượng này thường tự biến mất.

Trường hợp trẻ tiếp xúc với người bệnh thủy đậu có nguy cơ phát triển bệnh nặng lên, vì vậy cha mẹ nên chú ý mang trẻ đến khám bác sĩ trong vòng 24 giờ sau khi tiếp tiếp xúc. Khi điều trị bằng prednisone trong một thời gian dài, trẻ thường cần tăng thêm liều prednisone mỗi khi trẻ bị ốm, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của con.

Phòng khám chuyên sâu về nội tiết Nhi tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park do chúng tôi Huỳnh Thoại Loan – một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi – Sơ Sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề nhi – sơ sinh khác. Đây là nơi mà các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về bệnh tình của trẻ.

Giờ làm việc: 13h30 – 16h30 Thứ Năm hàng tuần (đặt lịch hẹn trước).

Phụ huynh có thể đăng ký khám cho trẻ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0283 6221 188, 0283 6221 166 để được hỗ trợ chi tiết.

Thận Nhiễm Mỡ – Tổng Quan Chi Tiết Về Bệnh Thận Nhiễm Mỡ

Bệnh thận nhiễm mỡ được coi là một hội chứng cảnh báo thận hư chỉ tất cả những bệnh có dấu hiệu bị phù, tăng mỡ máu, tiểu đạm. Đây là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và đặc biệt tỷ lệ nam giới bị bệnh thường cao hơn nữ giới. Bên cạnh triệu chứng sụt giảm cân nặng, thường xuyên chán ăn bệnh nhân còn có dấu hiệu bị phù bởi lượng đạm trong máu suy giảm.

1. Bệnh thận nhiễm mỡ là gì?

Bệnh thận nhiễm mỡ là tình trạng thận làm mất đạm trong nước tiểu, chỉ một nhóm các triệu chứng bao gồm: phù, protein niệu, giảm protein máu và tăng lipit máu, đồng thời có hiện tượng nhiễm mỡ trong các tế bào ống thận trong khi các cầu thận gần như nguyên vẹn.

Nguy cơ bệnh thận nhiễm mỡ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê nhận được thì số ca mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

2. Nguyên nhân gây thận nhiễm mỡ

Bệnh thận nhiễm mỡ là bệnh tự miễn. Có một số nguyên nhân gây bệnh thận nhiễm mỡ sau đây:

– Hội chứng thận nhiễm mỡ nguyên phát do một số bệnh như: bệnh cầu thận màng, xơ cầu thận, viêm thận, bệnh cầu thận thay đổi….

– Hoặc một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh đó là sau mang thai, cắt thận, do bệnh bẩm sinh…

– Các tế bào podocyte bị tổn thương, làm mất chân, các lỗ ở màng lamina densa sẽ bị giãn rộng ra, làm cho các chất đạm bị lọt xuống khoang Bowmann, dẫn đến hiện tượng tiểu đạm.

– Trong nước tiểu quá nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, làm áp lực trong máu sẽ giảm, xuất hiện hiện tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và tiểu ít. Khi nước thoát ra gian bào nhiều có thể dẫn đến hiện tượng xẹp, tắc tĩnh mạch ở mạc treo, gây nên những cơn đau bụng dữ dội.

– Giảm protit máu là một trong những nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của cơ thể, rất dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng.

3. Triệu chứng bệnh thận nhiễm mỡ

– Phù: Nguyên nhân do đạm trong máu giảm làm áp lực keo giảm, khiến nước thoát từ lòng mạch ra ngoài và gây phù toàn thân. Triệu chứng này phát triển rất nhanh và nặng, kèm theo đó có thể có tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, thậm chí gây phù não. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể sử dụng thuốc lợi tiểu, tuy nhiên nếu không khống chế bệnh có thể tái phát dẫn đến suy thận.

– Hạ huyết áp: Lúc này nhóm thuốc hạ huyết áp được lựa chọn là nhóm ức chế men chuyển, vì nó có thể làm giảm protein niệu.

– Tiểu ít, nước tiểu vàng sánh: Tiểu ít là do hậu quả của hiện tượng nước bị giữ lại trong gian bào, thận không thể bài tiết đưa về bàng quang được. Nước tiểu vàng là do bị cô đặc, có chứa nhiều protein

– Tràn dich màng phổi hoặc cổ trướng: Do triệu chứng phù gây ra.

– Tiêu hóa: kém ăn, người xanh xao do chức năng của thận giảm đi, có trường hợp bị tiêu chảy.

– Protein niệu cao

– Protein trong máu giảm

– Lipit và cholesterrol tăng cao trong máu.

Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thì người bệnh cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.

4. Bệnh thận nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Bệnh còn được biết đến với tên gọi là hội chứng thận hư . Hội chứng thận hư xuất hiện khi có các tổn thương ở cầu thận và được đặc trưng bởi tình trạng phù, giảm đạm máu, tiểu đạm và tăng mỡ máu.

Khi mắc phải căn bệnh này ,người bệnh bị mất nhiều protein qua nước tiểu và gây ra các rối loạn sinh hóa , người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như :

– Máu dễ đông: có xu hướng gây huyết khối tĩnh mạch, nhất là gây tắc tĩnh mạch thận, hiếm khi bị tắc động mạch.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng thường gặp ở da, phúc mạc, đường tiết niệu, phổi và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

– Suy thận cấp: Hoại tử ống thận cấp giảm thể tích tuần hoàn sau khi chảy máu, phẫu thuật, mất nước, dùng lợi tiểu. Phù nặng, có phù kẽ thận và chèn ép ống thận. Kiểu suy thận này được điều trị bằng thuốc lợi tiểu.

– Rối loạn dinh dưỡng: giảm nồng độ các globulin miễn dịch IgG khiến dễ bị bội nhiễm. Thiếu sắt, đồng, kẽm.

– Giảm vitamin D, nhuyễn xương, ưu năng tuyến cận giáp thứ phát. Thyroxin toàn phần giảm, thyroxin tự do bình thường.

– Nhiễm khuẩn: nhất là viêm phúc mạc do phế cầu khuẩn.

Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và dễ tái phát. Vì vậy để tránh mắc phải các biến chứng trên, bạn nên tích cực điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó trong thời gian bị phù nhiều bạn nên ăn nhạt và nằm nghỉ ngơi cho đến khi hết phù. Tăng cường bổ sung chất đạm từ thịt, cá để bổ sung chất đạm thất thoát cho cơ thể ; ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

5. Cách điều trị bệnh thận nhiễm mỡ

5.1. Cách điều trị bệnh thận nhiễm mỡ bằng thuốc tây.

Trong giai đoạn đầu của hội chứng thận hư khi bệnh nhân chưa đáp ứng với điều trị, các biện pháp điều trị này có thể là cần thiết và đây là các biện pháp điều trị duy nhất cho những bệnh nhân có hội chứng thận hư dai dẳng không đáp ứng với bất cứ một biện pháp điều trị đặc hiệu nào.

– Giảm phù: + Trong giai đoạn phù to phải ăn nhạt tuyệt đối

+ Giai đoạn phù ít thì chỉ cần ăn nhạt tương đối: trung bình mỗi ngày một người bình thường ăn khoảng 4 – 6gr Na+, tương đương 15g muối (khoảng 3 muỗng cà phê), ăn nhạt tương đối là mỗi ngày ăn khoảng 5g muối, lưu ý là trong nước mắm, mỳ chính cũng có chứa muối.

+ Lợi tiểu: tốt nhất là phối hợp kháng aldosteron như aldacton, verospiron với furosemid (lasix) hoặc hypothiazid. Dùng lasix dài ngày có thể gây tăng acid uric máu, khi có suy thận không dùng hypothiazid.

+ Bù protein cho cơ thể bằng cách tăng protein trong thức ăn (nhu cầu người bình thường cần ăn khoảng 200g thịt nạc, bệnh nhân thận hư cần ăn khoảng 300g/ngày), truyền plasma, albumin là tốt nhất (truyền albumin khi xét nghiệm albumin máu <10g/l)

– Hạ huyết áp: giảm huyết áp trung bình hoặc ít nhất là huyết áp tâm thu có tác dụng bảo vệ thận. Nhóm thuốc hạ áp được lựa chọn là nhóm ức chế men chuyển (renitec, coversyl, zestril…) vì theo nghiên cứu nó làm giảm protein niệu.

– Điều trị kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

+ Các thuốc khác: Vitamin D2, canxi, yếu tố vi lượng… nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả của protein niệu.

Ngoài ra còn cần theo dõi nước tiểu 24 giờ; cân nặng; huyết áp; nhiệt độ; xét nghiệm protein niệu 24 giờ, xét nghiệm mỗi tuần 1 lần; ure, creatinin máu xét nghiệm 2 lần/tuần, xét nghiệm công thức máu.

5.2. Cách điều trị bệnh thận nhiễm mỡ bằng thuốc nam.

– Chữa thận nhiễm mỡ bằng cây tầm xoong Tầm xoong là một loại cây xuất hiện ở mọi nơi trên đất nước xinh đẹp hình chữ S. Nếu chưa biết đến loại cây này, bạn hãy tìm hiểu ngay lập tức để không bỏ lỡ những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại. Theo Đông y, rễ cây tầm xoong được lựa chọn làm nguyên liệu làm thuốc, có thể chế biến bằng cách dùng khô hoặc tươi đều mang lại hiệu quả.

Bỏ qua những tác dụng khác, trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn bạn sử dụng cây tầm xoong trong cách chữa thận nhiễm mỡ. Trước tiên, bạn cần lấy rễ hoặc lá cây tầm xoong đem rửa sạch, như đã nói, bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy ý. Tìm thêm các loại cây: cây muối, cây tanh tách và cây mực trộn lẫn và sắc lấy nước uống. Nước của cây tầm xoong nên sử dụng trong ngày.

– Chữa thận hư bằng cây diếp cá Diếp cá là một loại cây có tính mát, từ xa xưa đã nổi tiếng với công dụng chữa các chứng nóng trong, chảy máu cam… Loại cây này còn có thể chống lại và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus vì thế mà đối với những người bị bệnh thận hư đang tìm những cách chữa thận hư bằng thuốc nam không nên bỏ qua rau diếp cá.

Đầu tiên, bạn đem diếp cá đi rửa sạch, ngâm qua nước muối, tốt nhất bạn nên sử dụng diếp cá trong vườn tự trồng hoặc tìm mua ở những nơi có uy tín về trồng rau sạch, tránh mua phải rau diếp cá bị phun chất kích thích, thuốc trừ sâu.

Đem rau diếp cá đi phơi khô, sau đó hãm trong nước sôi tương tự cách hãm nước chè. Sau nửa tiếng, đem uống thay nước lọc hàng ngày. Một lộ trình thực hiện cho người bị thận hư khoảng 3 tháng. Kiên trì áp dụng bài thuốc chữa thận hư bằng thuốc nam bạn sẽ thấy chứng thận hư thuyên giảm hẳn.

– Chữa thận hư bằng râu ngô: Nếu về các vùng nông thôn, bạn sẽ thấy những cánh đồng ngô xanh mướt, bạt ngàn, những bắp ngô đầy đặn, những chùm râu ngô xám nắng. Nhưng bạn đâu biết được rằng, chính những chùm râu ngô đó lại là nguyên liệu trong cách chữa thận hư bằng thuốc nam.

Bạn đem râu ngô hãm với nước và uống hàng ngày. Vị nước ngọt, tính mát, sẽ hỗ trợ điều trị những tổn thương tại thận.

5.3. Cách điều trị bệnh thận nhiễm mỡ bằng đông y.

– Đậu cô ve – Sơn dược – hạt súng – hạt sen Đậu cô ve 75gram, hạt súng 225gram, sơn dược 225gram, hạt sen 100g. Chia làm 5 thang cho năm ngày. Khi nấu, nhớ bỏ thêm một chút đường vào hòa tan và nấu. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục 5 ngày (5 ngày/liệu trình). Công dụng kiện tỳ bổ thận, khử thấp tiêu thũng, thu nhiếp đạm, đươci coi là món ăn bổ thận, cực kì phù hợp điều trị hội chứng thận hư nhiễm mỡ

– Mẹo chữa thận hư nhiễm mỡ bằng đuôi lợn – lạc Mua một chiếc đuôi heo về, rửa sạch rồi chặt thành những miếng vừa ăn. Lạc rửa sạch rồi cho vào niêu đất cùng đuôi lợn, thêm nước vào rồi nấu bằng lửa lớn. Khi nước sôi thì để nhỏ lửa, hầm tới khi lạc mềm thì nêm gia vị là có thể dùng được. Bài thuốc này nên chia nhỏ ra dùng nhiều 2-3 lần trong ngày. Cách này có công dụng tích thận lợi thủy, thích hợp cho người bị thận hư, đặc biệt là nhiễm mỡ.

– Chữa thận hư nhiễm mỡ bằn tỏi và đậu phộng Chuẩn bị một niêu đất, 100gram tỏi lớn, đậu phộng hạt 150gram. Rửa sạch đậu phộng, tỏi bóc vỏ. Cho cả 2 vị thuốc vào niêu đất, thêm nước vừa phải. Náu bằng lửa lớn, đến khi sôi thì để lửa nhỏ đến khi đậu phộng nhừ thì thêm gia vị vào, món này chỉ ăn trong ngày, không để qua đêm. Đây là bài thuốc có công dụng kiện tỳ, khử thấp, giải độc rất thích hợp với những người đang chữa trị thận hư nhiễm mỡ.

5.4. Cách điều trị bệnh thận nhiễm mỡ băng bài thuốc dân gian

– Điều trị bằng Canh cật heo bí đao: Nguyên liệu: bí đao 250g, cật heo 1 quả, ý dĩ, hoài sơn dược, hoàng kỳ mỗi thứ 9g, nấm hương 5 cái, nước dùng 10 ly.

Cách chế biến: Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng. nấm hương bỏ cuống, rửa sạch. cật heo cắt hai, lấy bỏ phần gân trắng, rửa sạch, cắt miếng mỏng, chần qua nước sôi.

Đổ nước dùng vào nồi nấu sôi, cho hành, gừng vào rồi cho ý dĩ, hoàng kỳ và bí đao vào, dùng lửa vừa nấu khoảng 40 phút, sau đố bỏ cật heo, nấm hương, hoài sơn dược vào nấu chín, nêm gia vị là được. Món này săn không hoặc dùng cho bữa cơm đều được.

Công dụng: bổ thận, lợi thấp, hạ áp, thích hợp cho người bị hội chứng thận do thấp nhiệt bên trong, viêm, tiểu cầu thận, lưng gối mỏi nhừ, chi dưới sưng phù, cao huyết áp, choáng đầu ù tai.

– Điều trị bằng Canh hạt súng, đậu cô ve, sơn dược: Nguyên liệu: sơn dược khô, hạt súng mỗi thứ 25g, đậu cô ve 15g, hạt sen 20g, đường trắng một ít.

Cách chế biến: lấy vác vị thuốc bỏ vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu chín, cho đường vào hòa tan là được. Món này dùng mỗi ngày một thang, dùng liên tiếp 5 ngày là một liệu trình.

Công dụng: kiện tỳ bổ thận, khử thấp tiêu thũng, thu nhiếp protein, thhcs hợp cho người bị hội chứng bệnh thận tù thận đều hư, hai chân sưng phù, lưng đau nhức, tiểu protein, sắc mặt trắng nhợt, tứ chi lạnh, tinh thần mệt mỏi, chán ăn.

– Điều trị bằng Canh ruột gà, thung dung, ba kích: Nguyên liệu: ruột gà 100g, ba kích thiên 12g, nhục thung dung 15g, gừng sống vài miếng.

Cách chế biến: ruột gà làm thật sạch, cắt đoạn. ba kích thiên, nhục thung dung chia ra rửa sạch, cho vào trong túi vải, cột chặt miệng túi lại.

Lấy ruột gà và túi thuốc bỏ vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, cho gừng và muối vào, dùng lửa lớn nấu sôi bớt lửa nấu thêm 1 giờ, vớt túi thuốc ra, nêm gia vị là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.

Công dụng: ấm thận, thích hợp cho người bị hội chứng bệnh thận thận dương suy hư, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, hoạt tinh, đái són, ban đêm tiểu nhiều, thiếu hơi thở.

6. Cách phòng bệnh thận nhiễm mỡ

– Ngăn chặn các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng để phòng ngừa bệnh thận

Ngoài ra, các bệnh lý tại thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, suy thận cấp… nếu không chú ý điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, phát triển thành suy thận nặng. Người bệnh cần duy trì đi khám 3 tháng/lần và có phác đồ chữa bệnh triệt để nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

– Hạn chế đạm trong chế độ ăn uống giúp phòng ngừa bệnh thận Quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều chất độc hại khiến cho thận làm việc quá tải dẫn đến hư hại. Vì vậy, việc hạn chế đạm trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.

Ngoài việc hạn chế ăn đạm, người bệnh cần kết hợp cung cấp đủ năng lượng, hạn chế protein bằng các thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận, như vậy việc phòng ngừa bệnh thận mới hiệu quả.

– Uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh thận Việc uống nhiều nước không những có tác dụng đẹp da mà còn tốt cho thận, giúp cuốn trôi các chất dư thừa, độc hại ra khỏi cơ thể. Nước giúp thận thực hiện tốt các chức năng điều hòa và thanh lọc.

Để biết mình có uống đủ nước không, bạn hãy kiểm tra màu nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu vàng tức là chúng ta đang thiếu nước, còn nếu nước tiểu trong chứng tỏ lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ.

– Quản lý trọng lượng Quản lý cân nặng là cách bảo vệ thận. Kiểm tra chỉ số khối cơ thể thường xuyên để có được sức khoẻ thận tốt hơn. Kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục sẽ là những ý tưởng tốt nhất.

– Tập thể dục mỗi ngày Lưu lượng máu tốt rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của thận. Thực hiện một số bài tập thể dục cũng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu tổng thể của cơ thể. Điều này sẽ giúp thận hoạt động trơn tru.

– Theo dõi huyết áp

7. Bệnh thận nhiễm mỡ không nên ăn gì?

– Các loại thịt: Người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn các loại thịt giàu protein và đạm như thịt gà, thịt bò, thịt ngỗng, hải sản… Nếu ăn quá nhiều, người bệnh sẽ xảy ra hiện tượng tăng urê huyết và suy thận. Có thể thay thế bằng cá, tôm, trứng gà hoặc đậu phụ.

– Nội tạng động vật: Trong nội tạng rất giàu cholesterol và purin, là món khoái khẩu của quý ông trong các bữa tiệc nhậu nhẹt. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng lipit huyết và axit uric huyết khiến bệnh thận thêm trầm trọng. Vì vậy người mắc bệnh thận cần kiêng các thực phẩm này, nhất có nhóm có hàm lượng mỡ máu cao.

– Trái cây: Hạn chế ăn một số loại trái cây sau:

+ Chuối: hàm lượng natri trong chuối cao tạo gánh nặng cho thận, gây viêm thận cấp hoặc mãn tính.

+ Dưa hấu và bơ: giàu hàm lượng kali làm tăng rủi ro về bệnh tim mạch cho người mắc bệnh thận.

+ Dứa: bromelain trong dứa hòa tan hemaleucin và casein nên cần phải kiêng.

+ Quýt: nước ép quýt cũng khá tốt nhưng nó lại quá giàu vitamin c, không tốt cho người có bệnh thận.

– Các loại rau cần tránh Rau rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với trường hợp người bệnh thận, cần lưu ý kiêng một số loại rau:

+ Rau bina: làm tăng quá trình kết muối tinh trong ống nước tiểu.

+ Gừng: nên hạn chế bởi nó làm tăng nhiệt, nhất là người nhiễm trùng nước tiểu viêm bàng quang.

+ Măng tre: giàu canxi không tốt cho thận mãn tính và suy thận.

+ Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh các loại rau ngót, rau muống, giá đỗ, rau dền… thay thế bằng bầu, bí, mướp, bắp cải, rau cải, dưa chuột.

– Muối Muối cũng là câu trả lời cho câu hỏi thận nhiễm mỡ không nên ăn gì. Theo các nghiên cứu của các chuyên khoa về thận thì, trong muối có thành phần oxalate cao và đó là tác nhân khiến việc hấp thu kém dẫn đến suy thận. Về thế, để việc điều trị thận yếu diễn ra nhanh chóng và có kết quả cao, người bệnh cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngoài ra, muối cũng không tốt cho người bị cao huyết áp. Hãy điều chỉnh lại lượng muối dùng hày ngày cho phù hợp để bệnh không phát triển nặng. Học tập thói quen ăn nhạt là điều cần thiết đối với mỗi người bệnh trong lúc này.

– Một số loại thực phẩm khác: Ngoài những thực phẩm không tốt cho người thận yếu trên thì còn có nhiều đồ ăn và đồ uống khác người bệnh cũng nên kiêng. Đó là những thực phẩm:

+ Phomat và sữa chua

+ Những loại đồ uống giàu chất oxalate ca cao

+ Nước chè và những loại đồ uống có gas

+ Thực phẩm khác như: đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì,…

8. Bệnh thận nhễm mỡ Nên ăn gì?

– Bí ngô: Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bí ngô còn là bài thuốc lý tưởng cho người thận nhiễm mỡ. Trong bí ngô có hàm lượng tinh bột cao nhưng chỉ số đường huyết thấp, khi ăn không hề làm tăng lượng đường có trong máu, từ đó quá trình lọc ở thận cũng diễn ra dễ dàng hơn.

– Rau bắp cải: Trong thành phần của bắp cải thường có chứa phytochemical giúp những tế bào tự do có hại cho da và cơ thể được đẩy lùi. Bên cạnh đó, bắp cải có chứa hàm lượng kali ít – đây chính là sự lựa chọn không thể thiếu dành cho những người đang bị bệnh thận, giúp thận được giảm bớt áp lực.

– Súp lơ: Đây là một kẻ thù đối với các hợp chất độc hại. Súp lơ rất giàu là indoles, glucosinolate và thioxyanat có tác dụng khử tất cả các chất thải độc hại trong cơ thể, giúp giảm tải công việc của thận.

– Tỏi – Thực phẩm hạn chế viêm nhiễm thận: Theo nghiên cứu trung bình cứ 1 củ tỏi có chứa 1mg Natri, 12mg Kali, 4mg Photpho. Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà tỏi còn có khả năng hạ lượng cholesterol trong cơ thể để hạn chế viêm nhiễm tại thận.

– Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là thực phẩm có hàm lượng protein dồi dào, đồng thời ít phốt pho so với rất nhiều những loại thực phẩm khác. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, đối với người bệnh thận chỉ nên ăn lòng trắng trứng không nên ăn lòng đỏ trứng.

– Cá – Thực phẩm giúp khỏe thận: Tất cả các loại cá đặc biệt là cá béo như cá ngừ, cá thu, cá hồi đều rất giàu omega3. Chúng có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự lây lan của các tổn thương tại thận. Ngoài ra, cá cũng chứa hàm lượng protein dồi dào, rất tốt cho thận.

– Ớt chuông đỏ – thực phẩm chống oxy hóa cho thận Trong các thực phẩm tốt cho người thận yếu, đầu tiên phải kể đến là ớt chuông. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin A, C, vitamin B6, chất xơ và hàm lượng natri, kali đáng kể. Đặc biệt, trong ớt chuông có một thành phần cực kỳ quan trọng đó là chất lycopene – Là chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Do vậy, người bị thận nên bổ sung nhiều ớt chuông trong bữa ăn hằng ngày để đạt hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh.

Câu Hỏi: nguyên nhân gây bệnh thận nhiễm mỡ là gì?

Trả Lời:Có một số nguyên nhân gây bệnh thận nhiễm mỡ sau đây:

– Hội chứng thận nhiễm mỡ nguyên phát do một số bệnh như: bệnh cầu thận màng, xơ cầu thận, viêm thận, bệnh cầu thận thay đổi….

– Hoặc một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh đó là sau mang thai, cắt thận, do bệnh bẩm sinh…

– Các tế bào podocyte bị tổn thương, làm mất chân, các lỗ ở màng lamina densa sẽ bị giãn rộng ra, làm cho các chất đạm bị lọt xuống khoang Bowmann, dẫn đến hiện tượng tiểu đạm.

– Trong nước tiểu quá nhiều protein sẽ dẫn đến giảm protit máu, làm áp lực trong máu sẽ giảm, xuất hiện hiện tượng nước trong lòng mạch thoát ra gian bào gây nên phù và tiểu ít. Khi nước thoát ra gian bào nhiều có thể dẫn đến hiện tượng xẹp, tắc tĩnh mạch ở mạc treo, gây nên những cơn đau bụng dữ dội.

– Giảm protit máu là một trong những nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của cơ thể, rất dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng.

Câu Hỏi: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thận nhiễm mỡ?

Trả Lời: – Phù: Nguyên nhân do đạm trong máu giảm làm áp lực keo giảm, khiến nước thoát từ lòng mạch ra ngoài và gây phù toàn thân. Triệu chứng này phát triển rất nhanh và nặng, kèm theo đó có thể có tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, thậm chí gây phù não. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể sử dụng thuốc lợi tiểu, tuy nhiên nếu không khống chế bệnh có thể tái phát dẫn đến suy thận.

– Hạ huyết áp: Lúc này nhóm thuốc hạ huyết áp được lựa chọn là nhóm ức chế men chuyển, vì nó có thể làm giảm protein niệu.

– Tiểu ít, nước tiểu vàng sánh: Tiểu ít là do hậu quả của hiện tượng nước bị giữ lại trong gian bào, thận không thể bài tiết đưa về bàng quang được. Nước tiểu vàng là do bị cô đặc, có chứa nhiều protein

– Tràn dich màng phổi hoặc cổ trướng: Do triệu chứng phù gây ra.

– Tiêu hóa: kém ăn, người xanh xao do chức năng của thận giảm đi, có trường hợp bị tiêu chảy.

– Protein niệu cao

– Protein trong máu giảm

– Lipit và cholesterrol tăng cao trong máu.

Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thì người bệnh cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.

Câu Hỏi: Hậu quả bệnh thận nhiễm mỡ để lại là gì?

Trả Lời:

– Máu dễ đông: có xu hướng gây huyết khối tĩnh mạch, nhất là gây tắc tĩnh mạch thận, hiếm khi bị tắc động mạch.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng thường gặp ở da, phúc mạc, đường tiết niệu, phổi và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

– Suy thận cấp: Hoại tử ống thận cấp giảm thể tích tuần hoàn sau khi chảy máu, phẫu thuật, mất nước, dùng lợi tiểu. Phù nặng, có phù kẽ thận và chèn ép ống thận. Kiểu suy thận này được điều trị bằng thuốc lợi tiểu.

– Rối loạn dinh dưỡng: giảm nồng độ các globulin miễn dịch IgG khiến dễ bị bội nhiễm. Thiếu sắt, đồng, kẽm.

– Giảm vitamin D, nhuyễn xương, ưu năng tuyến cận giáp thứ phát. Thyroxin toàn phần giảm, thyroxin tự do bình thường.

– Nhiễm khuẩn: nhất là viêm phúc mạc do phế cầu khuẩn.

Câu Hỏi: Thận nhiễm mỡ nếu chữa bằng phương pháp đông y có khỏi hoàn toàn được không

Trả Lời: Thận nhiễm mỡ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có nhiều lí do khác nhau gây ra hội chứng thận làm tổn thương ở thận, đặc biệt làm tổn thương ở màng đáy cầu thận, vì vậy khi lọc máu thận đã không đủ khả năng giữ lại đạm cho cơ thể, đạm đã theo nước tiểu ra ngoài, làm cho cơ thể thiếu chất đạm, gây phù toàn thân. Những lí do hay gây ra hội chứng thận hư như: Bệnh tự miễn, bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ, tiểu đường, nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn do di truyền…

Để chữa trị bệnh thận nhiễm mỡ phải có những thuốc đặc hiệu tùy từng lí do gây ra : Ví dụ như do ngyên nhân tiểu đường việc chữa trị bệnh thận hư chủ yếu phải chữa trị đái tháo đường cho ổn định. Nếu do bệnh tự miễn, do Lupus ban đỏ… thì việc chữa trị bệnh thận hư chủ yếu dùng Corticoit theo một liệu trình nghiêm ngặt thì bệnh mới ổn định.

Như vậy phương pháp chữa trị thận hư bằng đông y không đảm bảo yêu cầu chữa trị để bệnh ổn định. Nghe theo bác sĩ giải đáp thì bệnh sẽ không có những biến chứng đáng tiếc xảy ra làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Hội Chứng Thận Hư trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!