Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các axit béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những chất béo quan trọng trong chế độ ăn.
Điều thú vị là, mỗi loại đều có một số lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cân bằng 3 loại axit béo này trong chế độ ăn uống. Sự mất cân bằng có thể gây ra một số bệnh mãn tính.
Bài viết này sẽ hướng dẫn về các loại axit béo omega-3-6-9 này, bao gồm khái niệm, lí do cần hấp thu và nơi tìm thấy chúng.
Axit béo Omega-3 là gì?
Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa, một dạng chất béo mà cơ thể không thể tự tạo ra.
Thuật ngữ “không bão hòa đa” dùng để chỉ cấu trúc hóa học của chúng, vì “đa” có nghĩa là nhiều và “không bão hòa” dùng để chỉ các liên kết đôi. Kết hợp lại chúng có nghĩa là axit béo omega-3 có nhiều liên kết đôi.
“Omega-3” dùng để chỉ vị trí của liên kết đôi cuối cùng trong cấu trúc hóa học, đó là ba nguyên tử cacbon trong “omega” hoặc phía cuối đuôi của chuỗi phân tử.
Vì cơ thể con người không thể tự sản xuất omega-3 nên những chất béo này được gọi là “chất béo thiết yếu,” nghĩa là phải lấy chúng từ chế độ ăn uống.
Axit eicosapentaenoic (EPA): Chức năng chính của axit béo 20-cacbon này là sản xuất các chất hóa học có tên eicosanoid, giúp giảm viêm. EPA cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm (2, 3).
Axit docosahexaenoic (DHA): Một axit béo 22-cacbon, DHA chiếm khoảng 8% trọng lượng não, rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não (4).
Axit alpha-linolenic (ALA): Axit béo 18-cacbon này có thể biến đổi thành EPA và DHA, dù quá trình này không thực sự quá hiệu quả. ALA chủ yếu được cơ thể dùng cho mục đích năng lượng (5).
Chất béo omega-3 là một phần rất quan trọng trong màng tế bào của con người. Chúng cũng có một số chức năng quan trọng khác, bao gồm:
Cải thiện sức khỏe tim mạch: axit béo Omega-3 giúp làm tăng HDL cholesterol “tốt.” Chúng cũng làm giảm triglyceride, huyết áp và sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch (6, 7, 8, 9, 10).
Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Dùng omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tâm thần cho những người có nhiều nguy cơ (11, 12, 13, 14, 15).
Giảm cân nặng và kích thước vòng eo: Chất béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng và giúp làm giảm chu vi vòng eo (16, 17).
Giảm mỡ trong gan: Tiêu thụ omega-3 trong chế độ ăn uống giúp làm giảm lượng chất béo trong gan (18, 19, 20).
Hỗ trợ phát triển não ở trẻ sơ sinh: Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não ở trẻ sơ sinh (4, 21).
Chống viêm: Chất béo omega-3 có tác dụng chống viêm, có nghĩa là chúng làm giảm chứng viêm trong cơ thể mà có thể gây ra một số bệnh mãn tính (22, 23, 24).
Ngăn ngừa sa sút trí tuệ: Những người ăn nhiều cá có hàm lượng chất béo omega-3 cao sẽ có khuynh hướng suy giảm chức năng não ở tuổi già chậm hơn. Omega-3 cũng giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi (25, 26).
Thúc đẩy sức khỏe xương: Những người có lượng chất béo omega-3 trong máu cao sẽ có mật độ khoáng chất xương tốt hơn (27, 28).
Phòng ngừa hen suyễn: Dùng Omega-3 giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt trong thời kì đầu (29, 30, 31).
Không may là, chế độ ăn uống phương Tây không chứa đủ omega-3. Sự thiếu hụt này sẽ góp phần gây nên các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường và bệnh tim (32).
Kết luận: Chất béo omega-3 là chất béo thiết yếu phải hấp thu từ chế độ ăn uống. Chúng có những lợi ích quan trọng cho tim, não và sự trao đổi chất.
Axit béo Omega-6 là gì?
Giống như axit béo omega-3, axit béo omega-6 là axit béo không bão hòa đa.
Khác biệt duy nhất ở liên kết đôi cuối cùng là 6 nguyên tử cacbon từ điểm kết thúc omega của phân tử axit béo.
Axit béo Omega-6 cũng rất quan trọng, vì vậy cần phải hấp thu chúng từ chế độ ăn uống.
Chất béo này chủ yếu được dùng làm năng lượng. Chất béo omega-6 phổ biến nhất là axit linoleic, có thể chuyển đổi thành chất béo omega-6 dài hơn như là axit arachidonic (ARA) (33).
Giống như EPA, ARA được dùng để sản xuất eicosanoid. Tuy nhiên, eicosanoid được sản xuất bởi ARA có tính chống viêm nhiều hơn (34, 35).
Eicosanoid kháng viêm là các chất quan trọng trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi được tạo ra quá nhiều, chúng có thể làm tăng chứng viêm và các bệnh về viêm (36).
Dù chất béo omega-6 là thiết yếu, nhưng chế độ ăn uống hiện đại ở phương Tây lại chứa nhiều axit béo omega-6 hơn cần thiết (37).
Tỷ lệ giữa axit béo omega-6 và omega-3 khuyến nghị trong khẩu phần ăn là 4:1 hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn ở phương Tây có tỷ lệ đến 10:1 và 50:1.
Do đó, dù chất béo omega-6 là rất cần thiết, nhưng hầu hết mọi người ở các nước phát triển nên giảm liều lượng omega-6 (37).
Tuy nhiên, một số axit béo omega-6 đã cho thấy lợi ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính.
Axit gamma-linolenic (GLA) là axit béo omega-6 được tìm thấy trong một số loại dầu, chẳng hạn như dầu hoa anh thảo và dầu lưu ly. Khi tiêu thụ, phần lớn các chất này được chuyển thành một loại axit béo khác gọi là axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA).
Một nghiên cứu cho thấy dùng liều cao các chất bổ sung GLA sẽ làm giảm đáng kể một số triệu chứng của bệnh thấp khớp (38).
Một nghiên cứu thú vị khác cũng cho thấy việc thêm thực phẩm bổ sung GLA vào loại thuốc chống ung thư vú sẽ có hiệu quả hơn so với chỉ dùng thuốc đơn thuần (39).
Axit linoleic liên hợp (CLA) là một dạng khác của chất béo omega-6 có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu lớn chỉ ra rằng dùng 3.2 gram thực phẩm bổ sung CLA mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng mỡ cơ thể (40).
Kết luận: Chất béo omega-6 là loại chất béo thiết yếu và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn ở phương Tây lại chứa quá nhiều chất béo này.
Axit béo Omega-9 là gì?
Axit béo Omega-9 là loại axit béo không bão hòa đơn, nghĩa là chúng chỉ có một liên kết đôi.
Nó có 9 cacbon trong đoạn cuối omega của phân tử axit béo.
Axit oleic là axit béo omega-9 phổ biến nhất và là axit béo không bão hòa đơn thường có nhất trong chế độ ăn uống.
Axit béo Omega-9 không phải là “chất béo thiết yếu,” do chúng có thể được sản xuất bởi cơ thể. Trên thực tế, chất béo omega-9 là chất béo dồi dào nhất trong phần lớn các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-9 thay vì các loại chất béo khác có đem lại một vài lợi ích sức khỏe.
Một nghiên cứu lớn chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn giúp làm giảm triglyceride huyết tương khoảng 19% và VLDL cholesterol “xấu” khoảng 22% ở bệnh nhân tiểu đường (41).
Một nghiên cứu khác trên loài chuột dùng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn đã giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chứng viêm (42).
Nghiên cứu tương tự cho thấy rằng những người áp dụng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn có tỉ lệ bị viêm ít hơn và nhạy cảm với insulin hơn so với những người dùng chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (42).
Kết luận: Chất béo omega-9 là chất béo không thiết yếu vì cơ thể có thể tự sản xuất chúng. Những chế độ ăn uống thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo omega-9 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chuyển hóa.
Các loại thực phẩm chứa những chất béo này
Axit béo omega-3, -6 và -9 có thể dễ dàng hấp thụ từ chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cân bằng liều lượng mỗi loại. Chế độ ăn ở phương Tây chứa quá nhiều chất béo omega-6 hơn mức cần thiết những lại không đủ chất béo omega-3.
Thực phẩm giàu chất béo Omega-3
Nguồn omega-3 EPA và DHA tốt nhất là từ dầu cá.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể được hấp thụ từ các nguồn thực phẩm từ biển khác, chẳng hạn như dầu tảo. Mặt khác, ALA chủ yếu được lấy từ quả hạch và các loại hạt.
Không có chuẩn chính thức về lượng omega-3 tiêu thụ hàng ngày, nhưng các tổ chức khác nhau có chỉ dẫn.
Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng dùng omega-3 mỗi ngày là 1.6 gram cho nam giới và 1.1 gram đối với phụ nữ, đối tượng là người từ 19 tuổi trở lên (43).
Đây là liều lượng và loại omega-3 trong một khẩu phần của những thực phẩm sau:
Cá hồi: 4 gram EPA và DHA
Cá thu: 3 gram EPA và DHA
Cá mòi: 2.2 gram EPA và DHA
Cá cơm: 1 gram EPA và DHA
Hạt chia: 4.9 gram ALA
Quả óc chó: 2.5 gram ALA
Hạt lanh: 2.3 gram ALA
Thực phẩm giàu chất béo omega-6
Chất béo omega-6 được tìm thấy lượng lớn trong dầu thực vật tinh chế và những thực phẩm nấu bằng dầu thực vật.
Quả hạch và các loại hạt cũng chứa một lượng đáng kể các axit béo omega-6.
Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Học viện Y khoa Hoa Kỳ, việc dùng omega-6 mỗi ngày là 17 gram cho nam giới và 12 gram cho phụ nữ, đối tượng là người từ 19-50 tuổi (43).
Dầu đậu nành: 50 gram
Dầu ngô: 49 gram
Mayonnaise: 39 gram
Quả óc chó: 37 gram
Hạt hướng dương: 34 gram
Hạnh nhân: 12 gram
Hạt điều: 8 gram
Có thể thấy, rất dễ dàng hấp thu lượng omega-6 nhiều hơn cần thiết thông qua chế độ ăn uống.
Thực phẩm giàu chất béo omega-9
Chất béo omega-9 cũng rất phổ biến trong dầu thực vật và dầu hạt, cũng như trong quả hạch và các loại hạt.
Không có khuyến cáo về liều lượng cho omega-9 vì chúng là chất béo không thiết yếu.
Dầu ô-liu: 83 gram
Dầu hạt điều: 73 gram
Dầu hạnh nhân: 70 gram
Dầu bơ: 60 gam
Dầu đậu phộng: 47 gram
Hạnh nhân: 30 gram
Hạt điều: 24 gram
Quả óc chó: 9 gram
Kết luận: Nguồn omega-3 tốt nhất là từ dầu cá, trong khi omega-6 và omega-9 được tìm thấy trong dầu thực vật, quả hạch và các loại hạt.
Có nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung Omega 3-6-9?
Các thực phẩm chức năng tích hợp cả omega-3-6-9 thường cung cấp mỗi axit béo với tỷ lệ thích hợp, ví dụ như 2:1:1 cho omega 3-6-9.
Những loại dầu này giúp tăng lượng chất béo omega-3, cần được tiêu thụ nhiều hơn trong chế độ ăn ở phương Tây.
Ngoài ra, các loại dầu này còn cung cấp lượng axit béo nhằm cân bằng tỉ lệ giữa omega-6 và omega-3 ít hơn 4:1.
Tuy nhiên, vì hầu hết mọi người đều tiêu thụ quá nhiều omega-6, trong khi omega-9 cũng được tự sản xuất bởi cơ thể, cho nên không cần dùng đến thực phẩm chức năng chung đối với những loại chất béo này.
Do đó, cách tốt nhất là tập trung vào chế độ ăn uống nhằm đạt được sự cân bằng giữa axit béo omega-3, -6 -9, bằng cách ăn ít nhất 2 phần dầu cá mỗi tuần và dùng dầu ô-liu để nấu ăn, làm dầu giấm trộn salad.
Ngoài ra, cố gắng hạn chế lượng thực phẩm omega-6 bằng cách giới hạn tiêu thụ dầu thực vật và thực phẩm chiên được chế biến bằng dầu thực vật tinh chế.
Nếu không có đủ omega-3 trong chế độ ăn uống, cách tốt nhất là nên dùng thực phẩm chức năng chỉ bổ sung omega-3, không phải phối hợp cả omega-3-6-9.
Kết luận: Các thực phẩm chức năng phối hợp omega-3-6-9 cung cấp tỷ lệ tối ưu của axit béo, nhưng dường như không nhiều lợi ích hơn so với thực phẩm bổ sung omega-3.
Cách chọn thực phẩm chức năng bổ sung Omega 3-6-9
Giống như các loại dầu khác, axit béo không bão hòa đa dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng.
Vì vậy, nếu mua thực phẩm bổ sung omega-3-6-9, hãy chọn loại được ép lạnh. Điều này có nghĩa là dầu đã được chiết xuất với nhiệt lượng hạn chế, giảm thiểu oxy hóa có thể làm hỏng các phân tử axit béo.
Để đảm bảo việc dùng thực phẩm chức năng không bị oxy hoá, hãy chọn loại có chứa chất chống oxy hoá như vitamin E.
Ngoài ra, hãy chọn có hàm lượng omega-3 cao nhất – liều lượng lý tưởng là hơn 0.3 gram mỗi khẩu phần.
Hơn nữa, vì EPA và DHA có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ALA, nên hãy chọn thực phẩm chức năng dùng dầu cá hoặc dầu tảo thay vì dầu hạt lanh.
Kết luận: Nên chọn thực phẩm chức năng chỉ bổ sung omega-3 thay vì kết hợp omega-3-6-9. Nếu mua loại kết hợp, hãy chọn loại có hàm lượng EPA và DHA cao.
Thông điệp chính
Dù thực phẩm chức năng kết hợp omega-3-6-9 đã trở nên rất phổ biến, nhưng chúng thường không mang lại nhiều lợi ích hơn so với chỉ dùng loại bổ sung omega-3.
Omega-6 rất cần thiết trong một lượng nhất định, nhưng chúng có trong rất nhiều thực phẩm và những người theo chế độ ăn phương Tây lại tiêu thụ quá nhiều.
Ngoài ra, chất béo omega-9 có thể được tự sản xuất bởi cơ thể và dễ dàng hấp thụ trong chế độ ăn, do đó không cần dùng chúng ở dạng thực phẩm chức năng.
Vì vậy, dù thực phẩm chức năng kết hợp có tỷ lệ omega 3-6-9 tối ưu, nhưng chỉ cần dùng omega-3 là đã có thể cung cấp nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe rồi.
Phân Biệt Omega 3, Omega 6 , Omega 9 Và Cách Dùng Hiệu Quả
Omega 3 là gì và có tác dụng gì?
Omega 3 gồm các axit béo không no, mà chủ yếu là DHA và EPA, có nhiều trong dầu cá biển.
Axit béo Omega 3 cần thiết cho sự hình thành các nơron thần kinh, vận chuyển gluco – dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não, do đó, rất cần cho thai nhi (thông qua bà mẹ mang thai), cho trẻ em đang phát triển. DHA chiếm lượng lớn trong não cũng như võng mạc và là dưỡng chất giúp phát triển thần kinh và thị lực cho trẻ em, và giúp người trưởng thành, đặc biệt người cao tuổi duy trì trí nhớ và thị lực, chống suy giảm trí nhớ và suy giảm thị lực.
Omega 3 giúp người trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi phòng ngừa các bệnh tim mạch, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch
Omega 3 cũng giúp da mịn màng, mềm mại, giảm nếp nhăn, chống khô da và chống lão hóa, chống lại tác hại của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, ngăn cản quá trình viêm nhiễm, giúp cân bằng acid béo có lợi cho cơ thể, tham gia ngăn chặn quá trình oxy hóa, quá trình gây viêm và một số yếu tố gây ung thư.
Ngoài ra, Omega 3 còn làm giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, giảm mức độ và tần suất xuất hiện cơn hen phế quản, cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến, viêm loét đại trực tràng (bệnh Crohn).
Omega 6 là gì và có tác dụng gì?
Omega 6 cũng là các acid béo không no, gồm: Linoleic acid (LA, Gamma linolenic acid (GLA, Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA).
Omega 6 là chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung cho cơ thể từ nguồn thức ăn cung cấp.
Cũng như Omega 3, Omega 6 có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Bởi vậy, Omega 6 thường chỉ cần cho người lớn để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, còn tác dụng cho trí não và mắt là không có và tác dụng chống oxy hóa cũng không nhiều.
Bên cạnh đó, bổ sung dư thừa Omega 6 sẽ không tốt, nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong lòng mạch. Nếu như tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 không cân đối với lượng Omega 6 quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình cơ thể sử dụng, hai chất Omega 6 và Omega 3 đều sử dụng chung một số enzymes, vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magie và kẽm. Nếu Omega 6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzymes và vitamins cần thiết khiến Omega 3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim mạch, và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng chẳng hạn như viêm khớp và hen suyễn. Tỷ lệ lý tưởng tốt nhất của Omega 6/Omega 3 là tỷ lệ 1:1.
Một vấn đề nữa, đó là nguồn bổ sung Omega 6 từ thức ăn rất dồi dào, nó có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, mỡ…. Và trong các thực phẩm phổ biến mà chúng ta ăn hàng ngày này đã có thể bổ sung đủ cho nhu cầu, trong khi lượng Omega 3 trong đó lại rất ít, khiến cho tỷ lệ Omega 6/Omega 3 rất lệch so với nhu cầu. Bởi vậy, để cân bằng dinh dưỡng, cần phải bổ sung thêm Omega 3 từ nguồn khác với thực phẩm (như dùng thêm thực phẩm chức năng) chứ không quá cần cần phải bổ sung thêm Omega 6.
Omega 9 là gì và có vai trò ra sao?
Omega 9 cũng là các acid béo không no và không bão hoà đơn, gồm Acid oleic, Acid mead, Acid erucic, Acid nervonic. Không giống như Omega 3 và Omega 6, cơ thể có thể tự sản xuất được Omega 9. Có nghĩa, bạn cũng không quá cần thiết phải bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm chức năng mà chỉ cần thêm thắt qua nguồn thực phẩm là đủ.
Omega 9 có nhiều trong 1 số thực phẩm như dầu olive, dầu maca, mỡ gia cầm, mỡ lợn, trong cá hồi, 1 số loại hạt và cũng có một số lợi ích nhất định cho sức khoẻ. Omega 9 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu). Omega 9 cũng giúp kiểm soát đường huyết, giúp tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer…
Nên dùng Omega 3 hay Omega 3-6-9
Dựa vào những phân tích khoa học kể trên, thì Omega 3 là cần thiết nhất và cũng cần phải bổ sung nhất. Và tất cả mọi người, từ thai nhi trong bụng mẹ, trẻ em đang phát triển tới người già đều cần được bổ sung thêm ngoài thực phẩm.
Omega 3 được khuyên dùng hàng ngày và lâu dài cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, cho người dùng với nhu cầu làm đẹp da hoặc người cao tuổi và không mắc các bệnh mãn tính về tim mạch.
Nếu là người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao),… và chế độ ăn không đủ các thực phẩm giàu Omega 6, 9 kể trên thì có thể bổ sung xen kẽ 3 tháng uống Omega 3-6-9 rồi 3 tháng lại dùng Omega 3. Nếu bạn tự tin mình đã cung cấp đủ Omega 6,9 từ thực phẩm thì chỉ cần bổ sung thêm Omega 3 là đủ.
Tổng Quan Về Các Hình Thức Thanh Toán Online
Nếu website kinh doanh của bạn sở hữu một lượng lớn khách hàng thì việc tích hợp tính năng thanh toán online là rất cần thiết. Trong bài viết này, Mona Media sẽ giới thiệu tới các bạn tổng quan về một số loại hình thanh toán trực tuyến.
Sự tiện lợi của các phương thức thanh toán online trong cuộc sống
Các cổng thanh toán online phổ biến
Cổng thanh toán chúng tôi
Ngân Lượng được xem là một trong những ví điện tử đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, số lượng người dùng ví điện tử Ngân Lượng đang tăng lên từng ngày và đây là cổng thanh toán online đang ngày càng trở nên phổ biến vì sự đa dạng trong hình thức thanh toán và được hỗ trợ nhiều loại thẻ tín dụng. Ngoài ra, Ngân Lượng còn mang đến cho khách hàng sự an toàn, tiện lợi và phổ biến trong hình thức thanh toán.
Cổng thanh toán Ngân lượng
Năm 2010, Ngân Lượng đã được vinh danh là ví điện tử được ưa thích nhất do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức. Tính đến nay, đã có hàng trăm nghìn tài khoản và hơn 2000 website sử dụng tính năng thanh toán của Ngân Lượng.
Cổng thanh toán chúng tôi
Payoo là một sản phẩm công nghệ thông tin đã đạt giải Sao Khuê vào năm 2008. Đến năm 2010, ví điện tử Payoo đã dẫn đầu trong dịch vụ thanh toán trung gian tại Việt Nam.
Cổng thanh toán Payoo
Cổng thanh toán OnePay
Cổng thanh toán OnePay
Đây là một sản phẩm dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến chuyên nghiệp. OnePay cung cấp cho khách hàng tính năng thanh toán nhanh chóng qua Website, Email hoặc Tel/Fax. Ngoài ra, OnePay còn tích hợp thanh toán qua các loại thẻ quốc tế và nội địa của các ngân hàng Việt Nam.
Cổng thanh toán chúng tôi
Cổng thanh toán Bảo Kim
Là cổng thanh toán online được xây dựng theo mô hình hệ thống Paypal, Moneybookers hỗ trợ tính năng Mobile Payment phục vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Bảo Kim chính là cổng thanh toán online đơn giản nhất cho phép khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính một các tiện lợi và an toàn nhất.
Smartlink
Hiện tại, Smartlink đang vận hành một hệ thống xử lý thông tin được kết nối với 51 ngân hàng thành viên cùng với các công ty hàng không, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện ích trên các kênh giao dịch điện tử như: POS, ATM, Internet, điện thoại di động.
Thanh toán online bằng paypal
Tích hợp tính năng thanh toán PayPal vào website
Để tích hợp thanh toán qua Paypal vào website bạn cần thực hiện như sau:
Chọn Get started
Nhập thông tin đăng ký
– Sau khi đã có tài khoản Paypal thì bạn cần phải có thẻ tín dụng quốc tế và tài khoản ngân hàng để có thể rút tiền từ Paypal về Việt Nam. Và bạn cũng cần phải nâng cấp tài khoản lên Paypal Business.
– Bạn lấy các thông tin cần thiết như: API Username, API Password, API Signature
Sau khi đã có tất cả các yếu tố trên thì bạn có thể tiến hành tích hợp thanh toán Paypal vào website theo các bước sau:
Bước 3: Trong bảng hiện ra thực hiện nhập các tham số cần thiết để đăng ký website tích hợp với Paypal.
Bạn có thể tham khảo clip Hướng dẫn tạo tài khoản và tích hợp nút PayPal vào website sau đây:
Đặt hàng và thanh toán
Sau khi đã kích hoạt thành công thì hình thức thanh toán bằng Paypal đã được tích hợp vào website và được hiển thị trong trang thanh toán cho khách hàng lựa chọn.
Hình thức thanh toán Paypal
Hình thức thanh toán PayPal
Hiện nay, tất cả các ngân hàng nội địa của Việt Nam đều đã khai thác dịch vụ thanh toán Paypal với nhiều phương thức khác nhau cho khách hàng lựa chọn:
– Thanh toán paypal online bằng thẻ ATM
– Thanh toán paypal online qua hình thức Internet banking
– Chuyển khoản tại cây ATM hoặc quầy giao dịch của Ngân hàng
Có thể nói rằng, Paypal là một dịch vụ thanh toán online thông minh nhận được sự tin cậy của đông đảo khách hàng trên toàn thế giới.
Thanh toán trực tiếp với nhiều bất cập còn tồn đọng
Tích hợp thanh toán bằng thẻ quốc tế thông qua cổng OnePay
Ký hợp đồng với OnePay
Kích hoạt cổng thanh toán cho website
Bạn cần thực hiện các bước sau:
Thiết lập hình thức thanh toán qua cổng Onepay
Bước 3: Trong bảng hiện ra, bạn nhập các mã do OnePay cung cấp vào các ô tương ứng.
Nhập thông tin theo form
Đặt hàng và thanh toán qua OnePay
Sau khi đã kích hoạt thành công thì hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế đã được tích hợp vào website và được hiển thị trong trang thanh toán cho khách hàng lựa chọn.
Lựa chọn phương thức thanh toán và đặt hàng
Chọn Ngân hàng thanh toán
Nhập thông tin thẻ và tiến hành thanh toán
Kiểm tra giao dịch trên OnePay
Khi có đơn hàng thanh toán thì quản trị website sẽ truy cập vào hệ thống OnePay để kiểm tra giao dịch. Nếu giao dịch thành công sẽ tiến hành xác nhận để tiến hành giao hàng.
Các hình thức thanh toán online khác
Hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế
Rút tiền và quẹt thẻ để thanh toán
Đối với những loại thẻ quốc tế bằng nhựa cứng và có gắn chíp thì bạn có thể dùng thẻ Mastercard để rút tiền tại các cây ATM có logo Mastercard hoặc có thể quẹt thẻ thanh toán trực tiếp tại các POS ở cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.
Thẻ quốc tế Master / Visa
Khi bạn du lịch nước ngoài thì Mastercard chính là một công cụ đổi tiền nhanh chóng và tiện lợi. Bạn không cần phải đổi tiền mặt trước chuyến đi, mà chỉ cần nạp tiền vào tài khỏan ngân hàng đang liên kết với thẻ mastercard, và có thể rút tiền tại những cây ATM của quốc gia bạn đang du lịch.
Thanh toán mua hàng online
Tất cả các loại thẻ quốc tế đều có thể thanh toán khi mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử nội địa và quốc tế.
Chuyển tiền
Hình thức thanh toán online bằng thẻ nội địa
Thanh toán online bằng thể nội địa là một dịch vụ cho phép bạn thanh toán trực tuyến trên website hoặc trên các ứng dụng cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi và có tính bảo mật cao.
Thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng
Điều kiện để thanh toán online bằng thẻ nội địa: Bạn cần phải đăng ký dịch vụ internet banking với ngân hàng và SMS biến động số dư.
Hình thức thanh toán khá đơn giản: Khi bạn lựa chọn dịch vụ thanh toán qua thẻ nội địa được tích hợp trên website kinh doanh trực tuyến. Sau đó lựa chọn ngân hàng và nhập thông tin mã thẻ của bạn. Sau khi thanh toán xong, SMS số dư trong tài khoản của bạn sẽ được gửi về điện thoại.
THANH TOÁN ONLINE BẰNG THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI
Thanh toán trực tuyến bằng thẻ cào điện thoại là một hình thức mới cho phép khách hàng thanh toán hoặc nạp tiền vào ví điện tự của mình một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Thanh toán khi mua hàng trực tuyến
– Chọn các loại thẻ nạp tiền phù hợp.
– Nhập mã số thẻ cào và nhấn nạp thẻ để hoàn tất quá trình.
Thanh toán trực tuyến bằng thẻ cào điện thoại
Nạp tiền vào ví điện tử
Chỉ mất khoảng thời gian là 30 giây, khách hàng đã có tiền trong tài khoản của mình mà không cần phải đến ngân hàng và chờ đợi nhân viên hoàn tất thủ thục chuyển khoản.
– Mua thẻ cào điện thoại và lấy dãy số sử dụng
– Đăng nhập vào hệ thống ví điện tử
– Nhập mã số thẻ cào cho đến khi bằng giá trị số tiền muốn giao dịch
– Xác nhận quá trình giao dịch bằng các điền mã OTP nhận được để hoàn thành giao dịch.
Tích hợp thanh toán online bằng thẻ cào vào website
Đối với website đã có hosting và bạn quản lý hosting đó
Thao tác thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần up file code thẻ cào viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP lên host vào một thư mục trên website của bạn hoặc tạo một thư mục mới. Hình thức thanh toán đã được tích hợp vào nút mua hàng. Khi khách hàng chọn lựa hình thức thanh toán bằng thẻ cảo thì hộp thoại thẻ cào sẽ hiện ra.
Đối với các website tự thiết kế và up lên hosting
Bạn sẽ tự thiết kế website và up lên host. Việc tích hợp hình thức thanh toán bằng thẻ cào vào website cũng tương tự như trường hợp trên. Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây là đôi khi web không có sẵn tính năng tích hợp nên bạn phải tạo một nút thanh toán nằm bên cạnh sản phẩm và trỏ link lên host.
Đối với website tạo trực tuyến miễn phí như blog, forum
Những website thuộc dạng này thì không có host. Chính vì thế điều bạn cần làm là phải kiếm và đăng ký một hosting miễn phí. Qua đó, bạn đã tạo được một liên kết giữa hosting với website đó. Hình thức thanh toán bằng thẻ cào sẽ được hiện diện trên trang web như một website chuyên nghiệp.
Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng
Hình thức thanh toán chuyển khoản được thực hiện thông qua thẻ ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Khách hàng sẽ chuyển sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Hình thức thanh toán này chỉ nên thực hiện khi khách hàng phải có sự tin tưởng người bán và người bán phải là một đối tác có uy tín. Hình thức thanh toán này rất hiệu quả trong những trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau. Tuy nhiên, người mua sẽ gặp một số rủi ro nhất định khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng không giống với sản phẩm rao bán.
Thanh toán online bằng bitcoin
Tích hợp thanh toán Bitcoin cho website doanh nghiệp
Tích hợp hình thức thanh toán Bitcoin cho website doanh nghiệp là một quá trình khá đơn giản. Nếu bạn là một công ty, doanh nghiệp nhỏ hoặc chỉ là một cửa hàng kinh doanh trực tuyến thì bạn có thể tích hợp thanh toán Bitcoin chỉ trong vài giờ. Những doanh nghiệp có quy mô lớn thì thời gian tích hợp thanh toán Bitcoin có thể là vài ngày. Một khi bạn đã quyết định sử dụng Bitcoin cho hình thức thanh toán online trên website của bạn thì vấn đề tích hợp vô cùng đơn giản và hoàn toàn miễn phí.
Hình thức thanh toán Bitcoin
Có 2 cách để bạn tích hợp thanh toán Bitcoin: trực tiếp và gián tiếp.
Hình thức thanh toán Bitcoin trực tiếp
Nếu doanh nghiệp của bạn chọn cách trực tiếp thì khách hàng có thể chuyển Bitcoin vào ví của bạn bằng cách quét mã QR. Bạn có thể sự dụng dịch vụ tạo ví miễn phí để tạo ví tiền kinh doanh. Bạn lưu trữ ví tiền đó trên máy tính hoặc các thiết bị di động như: máy tính bảng, điện thoại thông minh. Bạn có thể giữ Bitcoin như là tài sản của bạn và có thể theo dõi giá trị của nó tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển Bitcoin thành tiền mặt để phục vụ cho việc kinh doanh của bạn. Việc tính toán các khoản vốn, lãi và biến động giá cả Bitcoin trên thị trường đều tùy thuộc vào bạn.
Hình thức thanh toán Bitcoin gián tiếp
Cách thức thanh toán Bitcoin
Bitcoin có thể được tao đổi thanh toán trực tiếp bằng các thiết bị được kết nối Internet mà không cần phải thông qua một cơ quan, tổ chứ tài chính trung gian nào.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình khác: Hệ thống hoạt động của nó dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet và không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó. Sự cung ứng Bitcoin là tự động nhưng lại hạn chế vì được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới máy tính cung ứng Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào Blockchain – cuốn sổ phân tán trong mạng ngang hàng. Bitcoin được sử dụng là một đơn vị kế toán trong cuốn sổ này. Mỗi đơn vị Bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.
Bitcoin là một loại tiền mã hóa điển hình và được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí thì nên sử dụng thanh toán Bitcoin. Đến tháng 8 năm 2017 thì lượng tiền cơ sở của Bitcoin đã được định giá hơn 71 tỷ USD.
Chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn một số hình thức thanh toán online điển hình nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về các loại hình thanh toán trực tuyến này. Tùy thuộc vào nhu cầu và hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn cách thức thanh toán phù hợp nhất cho website của bạn.
Tổng Quan Về Digital Marketing
Digital Marketing trong những năm gần đây được biết đến là một trong những lĩnh vực phát triển rộng rãi.
Lúc nhỏ khi được học một thứ gì đó chúng ta thường được giới thiệu khái niệm và định nghĩa, thế thì để bắt đầu với Digital Marketing chúng ta trước tiên cũng cần phải biết sơ qua để có thể hiểu được thực sự thì Digital Marketing là gì.
1. Digital Marketing là gì ?
Digital Marketing là một mảng nhỏ trong các phương thức ứng dụng Marketing và hình thức quảng bá thương hiệu và sản phẩm nhằm tăng nhận thức về sản phẩm của thương hiệu, kích thích hành vi mua hàng dựa trên nền tảng Internet và các thiết bị số (Digital Devices).
2. Tại sao Digital Marketing lại được sử dụng phổ biến
2.1 Sự Thuận tiện
Với Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động 24/7 không ngừng nghỉ, khách hàng có thể nhắn tin mua hàng của bạn vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày và việc của chúng ta là trả lời họ ngay.
Doanh nghiệp có thể mở cửa cả thứ bảy và chủ nhật mà không phải lo lắng về thời gian hay vấn đề trả lương làm việc ngoài giờ cho nhân viên.
Hơn nữa, Digital Marketing cũng thuận tiện cho khách hàng khi họ có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bạn không nhất thiết phải mở cửa hàng ngay tại khu vực mà bạn muốn bán hàng.
2.2 Khả năng tiếp cận
Với Digital Marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách về địa lý.
Khách hàng tiềm năng của bạn xuất hiện ở khắp các quốc gia khác nhau, hoặc nhiều tỉnh thành khác nhau.
Bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng trực tiếp tại nơi đó, có thể mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuyên biên giới mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia ấy.
2.3 Tiết kiệm chi phí
Chi phí làm Digital Marketing là thấp hơn nhiều so với các chiến lược Marketing truyền thống.
Với Marketing truyền thống, bạn sẽ tốn hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ để truyền tải thông điệp đến một lượng khán giả nhất định.
Nhưng với Digital Marketing bạn làm điều đó với chi phí tiết kiệm hơn cùng số lượng tiếp cận bằng hoặc hơn và thời gian triển khai cũng ngắn hơn rất nhiều so với Marketing truyền thống.
2.4 Cá nhân hoá
Cá nhân hóa là một điểm mạnh tạo nên sự khác biệt cho Digital Marketing.
Đồng thời, bạn có thể cá nhân hóa thông tin liên hệ cho từng khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng và sở thích của họ để bán thêm sản phẩm khác cho khách hàng hiện tại.
Bằng việc theo dõi (Tracking) các trang Web và thông tin sản phẩm mà khách hàng tiềm năng truy cập, bạn có thể xác định mối quan tâm của họ chính xác hơn.
Thông tin có sẵn từ việc theo dõi các lượt truy cập vào trang Web cũng cung cấp dữ liệu giúp xây dựng chiến dịch bán chéo sản phẩm hiệu quả hơn để gia tăng doanh số bán hàng.
2.5 Xây dựng mối quan hệ
Internet cung cấp một nền tảng quan trọng cho việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và gia tăng mức độ giữ chân khách hàng.
Khi một khách hàng đã mua một sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của bạn, bạn có thể bắt đầu mối quan hệ lâu dài bằng cách gửi Email đi để xác nhận giao dịch và cảm ơn khách hàng.
Thường xuyên gửi Email cho khách hàng với những gợi ý mua hàng hấp dẫn, thông tin sản phẩm mới sẽ giúp duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa bạn và khách hàng.
2.6 Cộng đồng
Digital Marketing cho phép bạn tận dụng lợi thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Mạng xã hội (Social Media).
Theo khảo sát, một nhóm khách hàng có tương tác tốt với mạng xã hội của doanh nghiệp tạo ra doanh thu tăng khoảng 05%.
Bạn có thể tận dụng lợi thế ảnh hưởng của loại hình này bằng cách kết hợp các công cụ mạng xã hội khác trong các chiến dịch Digital Marketing của bạn.
3. Các thành phần trong Digital Marketing
Digital Marketing được chia làm 2 mảng chính: Digital Online Marketing và Digital Offline Marketing.
Sơ đồ tổng quan Digital Marketing
3.1 Thành phần chính trong Digital Online Marketing
Đây là quá trình tối ưu hóa trang Web của bạn để “xếp hạng” cao hơn trong các thanh hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Bing, …).
Do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc gọi là miễn phí) mà trang Web của bạn sẽ nhận được.
Lợi ích lớn nhất từ SEO cho Website của bạn là khiến người dùng nhìn thấy bạn nhiều hơn, từ đó tăng khả năng truy cập và gia tăng độ nhận diện thương hiệu đồng thời thúc đẩy quá trình mua sản phẩm hơn.
Top tìm kiếm tự nhiên trên GoogleCó một số cách tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đến trang Web của bạn bao gồm:
SEO On-page: Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại “trên trang” khi xem trang Web. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho hành vi tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng. Bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Pages) mà những câu hỏi đó tạo ra.
SEO Off-page: Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra “ngoài trang” khi tìm cách tối ưu hóa trang Web của bạn. Có tên gọi là liên kết ngược (Backlink). Số lượng nhà xuất bản liên kết với bạn và “quyền hạn” tương đối của những nhà xuất bản đó, ảnh hưởng đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các trang Web này (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý bên ngoài. Bạn có thể kiếm được các liên kết ngược mà bạn cần để đưa trang Web của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.
Kỹ thuật SEO: Loại SEO này tập trung vào phần phụ trợ của trang Web bạn và cách các trang của bạn được mã hóa. Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS (Cascading Style Sheets) là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải trang Web của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt các công cụ tìm kiếm như Google.
Thuật ngữ này biểu thị việc tạo và quảng bá nội dung cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng và khách hàng.
Các kênh có thể đóng góp một phần trong chiến lược Content Marketing của bạn bao gồm:
Bài đăng blog: Viết và xuất bản bài viết trên blog của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn. Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập trang Web thành khách hàng tiềm năng cho nhóm bán hàng của bạn.
Ebooks và Whitepapers: Ebooks, Whitepapers và nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập trang Web. Các nội dung ấy cũng cho phép bạn trao đổi thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình của khách hàng.
Infographics: Đôi khi, độc giả chỉ muốn bạn hiển thị mà cần không nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập trang Web hình dung ra một khái niệm bạn muốn giúp họ tìm hiểu.
Đây là hành động Marketing đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh Social Media để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Các kênh Mạng xã hội bạn có thể sử dụng trong tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:
Facebook.
Youtube.
Twitter.
LinkedIn.
Instagram.
Snapchat.
Pinterest.
…
Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:
3.1.5 Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Các kênh Affiliate Marketing bao gồm:
Đăng liên kết liên kết từ các tài khoản truyền thông xã hội của bạn.
Các thành phần trong mô hình Affiliate Marketing:
1. Nhà cung cấp: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, hoặc sản xuất sản phẩm, dịch vụ có thể cung cấp ra ngoài thị trường thông qua 2 hình thức B2B hoặc B2C.
VNPT đã ra mắt mô hình kinh doanh Freedoo. VNPT hoạt động như 1 đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ di động online. Sau đó sẽ có những người đến và lựa chọn sản phẩm họ muốn kinh doanh rồi đi share thông tin trên internet.
2. Nhà phân phối: là đơn vị, hoặc tổ chức có khả năng đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để phân phối đến khách hàng (End Users). Họ lấy hàng từ nhà cung cấp, thực hiện các hoạt động Marketing và đưa sản phẩm, dịch vụ đến các địa điểm bán.
Tham gia vào mô hình kinh doanh của Freedoo là những công tác viên, đại lý phân phối sản phẩm. Họ đăng và share thông tin sản phẩm có đính kèm link mua hàng trên tài khoản social hoặc các trang bán hàng. Khi có người mua sản phẩm qua link thì họ sẽ nhận hoa hồng.
3. Khách hàng: Người sẽ mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp.
Ví dụ: Khi bạn tham gia vào Freedoo, bạn share link mua sản phẩm lên trang cá nhân, bạn thân của bạn vào mua thì bạn thân của bạn là End User.
4, Mạng lưới tiếp thị liên kết: là nền tảng công nghệ giúp kết nối nhà cung cấp với nhà phân phối. Giúp nhà phân phối đo lường hiệu quả bán hàng, hiệu quả tiếp thị, hỗ trợ hoạt động Marketing Online cho nhà phân phối.
5. Chương trình tiếp thị liên kết: Là hệ thống Affiliate Marketing do chính nhà cung cấp sản phẩm đưa ra. Họ có thể tự quản lý hoặc thuê một đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động Affiliate Marketing.
3.1.6 Native Advertising
Native Ads trên trang báo online
3.1.7 Marketing Automation
Marketing Automation (Marketing tự động hóa) là ứng dụng các phần mềm phục vụ để tự động hóa các hoạt động Marketing cơ bản của bạn.
Nhiều tác vụ marketing bạn có thể tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại thay vì làm thủ công, chẳng hạn như:
Bản tin Email: Tự động hóa Email (Email Automation) không chỉ cho phép bạn tự động gửi Email đến người đăng ký của bạn. Việc ấy cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần gửi thông tin đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lên lịch đăng nội dung trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tổ chức của mình tăng sự hiện diện trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên. Điều này làm cho việc đăng thủ công sẽ mất nhiều thời gian hơn. May mắn thay, các công cụ đăng bài hiện nay trên mạng xã hội hầu hết đều có chức năng hẹn lịch đăng. Vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào các chiến lược nội dung.
Quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng ấy thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài tùy thuộc vào hành trình khách hàng của các sản phẩm khác nhau. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các Email và nội dung cụ thể khi khớp với các tiêu chí nhất định. Chẳng hạn như khi khách hàng tiềm năng tải thông tin từ website bạn xuống thì một Email sẽ tự động gửi đến cho họ.
Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Các chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau để thực hiện bao gồm: Email, nội dung, Website, liên hệ khách hàng và hơn thế nữa. Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.
3.1.8 Email Marketing
Các công ty sử dụng Email Marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ.
Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá & sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới trang Web của doanh nghiệp.
Các loại Email bạn có thể gửi trong chiến dịch Email Marketing bao gồm:
Blog đăng ký bản tin (Email newsletter).
Email theo dõi cho khách truy cập trang Web đã tải xuống gì đó từ Website bạn.
Email chào mừng khách hàng.
Tri ân khách hàng vào các dịp đặc biệc trong năm.
Mẹo hoặc Email hàng loạt cho khách hàng tiềm năng.
3.1.9 Online PR
PR trực tuyến là hành động các doanh nghiệp mang hình ảnh mình đến với công chúng bằng các ấn phẩm Digital như Blog website, báo điện tử và các trang web qua các nội dung khác nhau.
Bài PR Online về trung tâm đào tạo Digital Marketing EQVNHình thức này giống như PR truyền thống, nhưng lại được diễn ra trên môi trường trực tuyến.
Các kênh bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR của mình bao gồm:
Phỏng vấn với phóng viên trên các kênh mạng xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter, Facebook là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí nhằm tạo ra cơ hội truyền thông cho công ty của bạn.
Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu. Các đánh giá về công ty giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và các đánh giá tích cực cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng thương hiệu của bạn.
3.1.10 Inbound Marketing
Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp Marketing trong đó bạn thu hút và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình của người mua.
Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật Digital Marketing được liệt kê ở trên ứng với hành trình khách hàng.
Hệ thống kênh Digital Marketing theo từng giai đoạn
Danh sách liên hệ Email so với thư rác
Một loại Sponsored Content phổ biến như là Influencer marketing (Tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng).
3.2 Thành phần trong Digital Offline Marketing
Ví dụ:
Khi bạn vào siêu thị hay trung tâm thương mại, chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với những chân đựng ảnh (Standee) được dựng trước cửa hàng với nội dung về chương trình khuyến mãi hoặc đăng ký thẻ thành viên để nhận nhiều ưu đãi hơn.
Một số loại hình phổ biến của Enhanced Offline Marketing như:
Trình diễn sản phẩm Digital (Digital Product Demos).
Mẫu sản phẩm số (Digital Product Samples).
3.2.2 Radio marketing
Đài phát thanh từng là một trong những kênh marketing hiệu quả nhất.
Khi internet bùng nổ, nó đã dần bị thay thế bởi các kênh truyền thông đại chúng hiệu quả hơn như Tivi.
Các loại Radio Marketing phổ biến là:
3.2.3 Tivi marketing
Bởi đa phần mọi người ở khu vực nông thôn hoặc lớn tuổi đều xem truyền hình nhiều giờ mỗi ngày.
Các loại phổ biến của TV Marketing là:
3.2.4 Mobile marketing
Kênh phát triển nhanh nhất và lớn nhất của Digital Offline Marketing là marketing qua điện thoại.
Cuộc gọi lạnh (Cold calling)
Marketing qua tin nhắn văn bản dưới dạng mã giảm giá – quà tặng – chương trình dành cho khách hàng trung thành – chúc mừng sinh nhật… (SMS marketing)
QR codes (Mã QR)
4. Digital Marketing bao gồm những công việc nào?
Các người làm Digital Marketing chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và tạo ra khách hàng tiềm năng thông qua tất cả các kênh Digital – cả miễn phí và trả phí – tùy theo mục tiêu của công ty.
Các người làm Digital Marketing thường tập trung vào một vài chỉ số đo lường chính (KPI – Key performance indicators) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất của công ty qua từng kênh.
Ví dụ, một người làm Digital Marketing chịu trách nhiệm về SEO sẽ đo lường “lưu lượng truy cập tự nhiên không phải trả tiền” vào Website của họ – về lưu lượng truy cập đến từ khách truy cập vào trang Web mà họ tìm thấy trang web của doanh nghiệp thông qua thanh công cụ tìm kiếm của Google.
Digital Marketing hiện nay được thực hiện bởi rất nhiều vai trò khác nhau trong công ty.
Trong các công ty nhỏ, một người nói chung có thể sở hữu nhiều vai trò trong Digital Marketing như được mô tả ở trên cùng một lúc.
Trong các công ty lớn hơn, các chiến thuật này được chia cho mỗi chuyên gia khác nhau đảm nhận, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh Digital của thương hiệu.
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Tự Học Digital Marketing Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Công việc của Digital Marketing
4.1 Quản lý SEO
KPI chính: Lưu lượng truy cập tự nhiên trên website
Nói tóm lại, các người làm quản lý SEO sẽ giúp doanh nghiệp xếp hạng cao trên Google.
Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chuyên viên SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung để đảm bảo nội dung họ sản xuất hoạt động tốt trên thuật toán Google.
Ngay cả khi công ty đăng nội dung lên các trang mạng xã hội.
4.2 Chuyên gia Content marketing
KPI chính: Thời gian trên trang, lưu lượng truy cập blog tổng thể, người đăng ký kênh YouTube
Chuyên gia Content Marketing là những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng Digital.
Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm rất nhiều định dạng khác nhau như: video, hình ảnh, GIF, Infographic, … .
4.3 Quản lý Social Media Marketing
KPI chính: Đảm bảo lượt Theo dõi, Số lần hiển thị, Ấn tượng, Chia sẻ, …
Vai trò của người quản lý các trang mạng xã hội rất dễ suy ra từ chính tên gọi của họ.
Nhưng mạng xã hội nào họ quản lý cho công ty phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành khác nhau.
Trên hết, các chuyên viên quản lý Mạng xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty.
Nhân viên này cũng có thể làm việc với các chuyên gia Content Marketing để phát triển chiến lược đăng nội dung lên mạng xã hội hợp lý.
Lưu ý: Theo KPI ở trên, “lần hiển thị” đề cập đến số lần bài đăng của doanh nghiệp xuất hiện trên Newsfeed của người dùng.
4.4 Điều phối viên Marketing Automation
KPI chính: Tỷ lệ mở Email, tỷ lệ nhấp vào chiến dịch, tỷ lệ tạo khách hàng tiềm năng (chuyển đổi)
Điều phối viên Marketing Automation giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động Digital Marketing này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.
5. Những kỹ năng cần có của một người thực thi Digital Marketing
Kỹ năng cần có khi làm Digital Marketing
5.1 Kỹ năng SEO
Digital Marketing sẽ có 2 dạng phổ biến: Organic (Xuất hiện tự nhiên) và In-organic (Xuất hiện không tự nhiên).
Search Engine Marketing (SEM) là một phần trong các nỗ lực Organic Marketing của bạn và là một kỹ thuật được sử dụng để tăng thứ hạng từ khóa của trang web.
Việc ấy có thể giúp một doanh nghiệp tăng phạm vi tiếp cận và khả năng được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc Marketing trên các thanh công cụ tiềm kiếm và họ đang tìm cách thuê những người có chuyên môn về SEO để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, nếu bạn không học kỹ năng này, thì bạn sẽ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh của mình.
5.2 Kỹ năng Social Media Marketing
Trong thời đại công nghệ ngày nay, mọi người dành phần lớn thời gian cho các nền tảng mạng truyền thông xã hội.
Theo thống kê trực tuyến, một người bình thường dành hơn bốn tiếng cho các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram và Twitter trong một ngày.
Là một người làm Digital Marketing, bạn có thể sử dụng lợi thế này để tìm và nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng các nền tảng truyền thông mạng xã hội để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ và bạn cũng có thể làm như vậy.
Có nhiều kỹ thuật SMM (Social Media Marketing) khác nhau mà bạn sẽ phải học và hiểu để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả.
5.3 Phân tích dữ liệu (Data Analysis)
Các công cụ phân tích dữ liệu được sử dụng trong quy trình cốt lõi của các kỹ thuật làm Digital Marketing.
Các công cụ này cung cấp cho các người làm Digital Marketing thông tin và dữ liệu phù hợp để đưa ra quyết định và nhắm mục tiêu chính xác hơn.
Là một người làm digital marketing, bạn phải luôn có cách tiếp cận phù hợp để phân tích tất cả dữ liệu người tiêu dùng có sẵn.
Bạn nên làm quen với các kỹ thuật phân tích dữ liệu phù hợp vì nó có thể giúp bạn biết mô hình tiêu dùng của khách hàng.
Cùng với điều này, bạn cũng cần phải làm quen với quy trình lọc dữ liệu trong đó đề cập đến việc loại bỏ dữ liệu không chính xác hoặc không đầy đủ để đưa ra kết luận.
Là một nhà tiếp thị, bạn phải luôn cập nhật cơ sở dữ liệu của mình với thông tin mới để tránh đưa ra quyết định không hiệu quả.
5.4 Kỹ năng PPC
Các công cụ tìm kiếm như Google và Bing cung cấp dịch vụ PPC cho một số doanh nghiệp trực tuyến.
Có rất nhiều doanh nghiệp có đủ tài nguyên để tăng phạm vi tiếp cận trực tuyến cho họ, nhưng họ không biết cách tiếp cận đúng để sử dụng các tài nguyên này đúng cách để tạo ROI (Return on investment) tốt cho khoản đầu tư của họ.
Tìm hiểu thêm:
5.5 Kỹ năng Copywriting & Content Creation
Kỹ năng biên tập (Copywriting) và tạo ra nội dung (Content creation) là khía cạnh không thể thiếu trong Digital Marketing.
Content marketing chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra giá trị cho chính mình.
Là một nhà Digital Marketing, bạn phải thành thạo kỹ năng Content Marketing để có truyền tải đúng thông điệp đến khán giả của mình.
Bạn cũng phải làm quen với các kỹ thuật SEO để tìm các từ khóa có lợi nhuận và ít cạnh tranh hơn.
Tối ưu hóa từ khóa cho các bài viết sẽ giúp bạn xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Nhờ đó, bạn sẽ có được lưu lượng truy cập, chuyển đổi thành nhiều khách hàng, doanh số và doanh thu.
5.6 Kỹ năng Email Marketing
Cho dù Email không còn là khái niệm xa lạ với doanh nghiệp, Email Marketing vẫn là một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ khách hàng.
Email Marketing được coi là một trong những kênh Digital Marketing hiệu quả nhất hiện nay.
Để xây dựng một chiến lược Email marketing hiệu quả, bạn phải làm quen với các công cụ và chiến lược phù hợp. Có một số công cụ Email marketing có sẵn trên thị trường như Litmus và MailChimp.
Các công cụ này cũng sẽ cung cấp cho bạn các số liệu thiết yếu như: tỷ lệ mở Email, tỷ lệ nhấn vào đường dẫn, tỷ lệ mail hỏng, … sẽ hữu ích cho bạn trong việc xây dựng các chiến lược Email marketing cơ bản.
5.7 Kỹ năng thiết kế cơ bản
Là một người làm Digital Marketing, bạn phải có được kỹ năng thiết kế hình ảnh.
Trong thế giới Marketing, chữ viết sẽ không thể quyết định tất cả.
Bạn cũng sẽ cần đến hình ảnh để truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng tiềm năng của bạn.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải là một người làm Photoshop thật điệu nghệ, nhưng điều ấy có thể giúp bạn thực hiện một số thay đổi nhanh chóng khi người thiết kế của bạn không ứng biến kịp.
Có kiến thức về một số nguyên tắc thiết kế cơ bản cũng giúp bạn dễ dàng hiển thị thông điệp và nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!