Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Tập Tin .Dll, Vì Sao Ứng Dụng Và Game Thường Thiếu Chúng được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với anh em game thủ thì việc cài game xong Windows báo thiếu một cái file có đuôi .dll nên dính lỗi không cho chúng ta chơi game đã không còn là điều xa lạ nữa rồi. Tuy nhiên, đa phần anh em sẽ không biết đây là file gì rồi làm sao để tìm lại file bị mất. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích đây là loại file gì và cách xử lý tình huống này.
File DLL là gì?
Đọc thì có thể hơi khó hiểu nên anh em có thể tham khảo ví dụ này: có một file tên là quét_ổ_cứng.dll có chức năng tìm ổ đĩa nào đang có nhiều dung lượng trống rồi cài game vào. Thế là mỗi khi anh em cài game thì game nào cũng sẽ triệu hồi file quét_ổ_cứng.dll để tìm nơi nào đủ trống rồi đưa ra gợi ý nơi cài game cho chúng ta. Chính bản thân của Windows cũng được cài sẵn rất nhiều file DLL khác nhau, anh em có thể mở thư mục System32 trong ổ đĩa C để xem.
Các file DLL cho phép các các đoạn code được viết theo dạng mô đun và có thể tái sử dụng nhiều lần nên các nhà phát triển phần mềm không phải dành thời gian ngồi lập trình những chức năng quá đơn giản, quá phổ biến lại từ đầu. Và dù các lập trình viên vẫn sẽ phải tự viết code riêng khi cần thiết, để tạo ra các file DLL phù hợp chương trình của họ nhưng phần lớn ứng dụng vẫn thường hay triệu hồi các file DLL có tích hợp sẵn trong các gói Microsoft .NET Framework và Microsoft C++ Redistributables của Windows.
Nhưng anh em không nên tự tải riêng một file DLL
Với một số kiến thức cơ bản như trên thì chắc hẳn nhiều anh em sẽ nghĩ rằng nếu thiếu một vài file DLL thì cứ tìm chúng trên mạng rồi tải về là sửa được đúng không nào. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là các file DLL trôi nổi trên mạng thường là các bản lỗi thời vì hiếm khi có người siêng năng tìm từng file DLL lẻ tẻ rồi thường xuyên cập nhật bản mới cho chúng ta. Đa số các bên làm ra file DLL sẽ không cho phép bạn cập nhật từng file riêng nên dù bạn có tìm ra được file DLL phiên bản mới nhất thì cũng chưa chắc cài đặt thành công.
Ngoài ra, còn một vấn đề nữa là độ an toàn và tin cậy của file DLL và trang web cung cấp. Các nguồn này có thể bị dính virus hoặc các phần mềm độc hại khác có thể nhiễm vào PC. Phần quan trọng nhất là vì bản chất của các file DLL là được tích sâu vào hệ thống nên lỡ có tải nhầm file dính virus thì con virus cũng sẽ đi sâu vào máy của anh em hơn mấy con virus bình thường rất nhiều.
Nên làm gì khi máy báo bị thiếu DLL?
mặc dù máy chỉ máy thiếu duy nhất một file nhưng khả năng cao là các file DLL khác trong cùng gói cũng đã bị hư hỏng hoặc cũng bị mất. Lý do máy chỉ báo mất một file có thể là vì mới chương trình mới chỉ triệu hội đến file DLL đó thôi chứ có khi là còn mất hoặc hư hỏng nhiều file DLL khác nữa.
Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất để đảm bảo tìm được một một bản DLL ổn định, được cập nhật và không dính virus là từ người làm ra nó. Chẳng hạn như :
Windows installation media: nếu bạn đã xác định chính Windows bị mất DLL thì có thể dùng tính năng sửa chữa Windows trong công cụ installation media trước khi thử cách cài lại Windows mới. Công cụ này sẽ tự quét và sửa các file hệ thống bị hư hỏng cho chúng ta. Anh em có thể lên trang chủ của Microsoft để tải về cho đúng với đời Windows đang dùng.
Các gói Microsoft .NET Framework: thường thì các Windows sẽ tự động cài các gói .NET Framework cho chúng ta luôn, nhưng nếu anh em xác định được các gói này bị mất file DLL thì có thể thử update Windows lên bản mới nhất thì sẽ sửa được. Nếu không sửa được thì có thể tài công cụ sửa lỗi .NET Framework của Microsoft để sửa.
Các gói Microsoft Visual C++ Redistributable: Tùy vào ứng dụng bạn đang sử dụng mà sẽ cần nhiều hoặc ít phiên bản C++ Redistributable khác nhau. Các bạn có thể xem lại bài viết này để hiểu rõ mình chuẩn bị làm gì và cách sửa lỗi.
Từ chính chương trình: nếu bị mất file DLL của chương trình thì cách tốt nhất là anh em gỡ ra, cài lại từ đầu. Nếu chương trình có tính năng sửa lỗi tự động thì anh em cũng nên dùng thử vì khả năng sửa được cũng khá cao.
Nguồn: How To Geek
Vì Sao Chúng Ta Thường Bị Nhiệt Miệng?
Vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng là điều mà mọi người rất muốn biết để có cách khắc phục và phòng ngừa tốt nhất.
Nhiệt miệng là một trong những hiện tượng bệnh lý mà chúng ta thường xuyên dễ dàng gặp phải và ngay cả trẻ nhỏ sơ sinh cũng không tránh khỏi. Khi bị nhiệt miệng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, chính vì vậy mà việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng sẽ giúp việc phòng bệnh được tốt hơn.
Vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng còn gọi là lở loét miệng là bệnh thường gặp, không phân biệt lứa tuổi, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần và có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.
Biểu hiện bệnh là những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi… Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng là do các nguyên nhân cụ thể như sau:
Tổn thương niêm mạc miệng: Các tổn thương niêm mạc này có thể do bị xâm nhập bởi vi khuẩn từ một vài bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Và các dạng bệnh lý này thường có xuất phát từ vôi răng. Bởi vôi răng là môi trường sống đặc biệt lý tưởng của vi khuẩn, từ đây, chúng sẽ sinh sôi, phát triển và tấn công vào các khu vực trong khoang miệng.
Vôi răng gây ra niêm mạc miệng và khiến chúng ta bị nhiệt miệng
Rối loạn thể dịch: đây có thể lại là một trong những dấu hiệu của các chứng bệnh toàn thân khác như bệnh gan, thận, thiếu chất sắt, axit folic…
Chấn thương bị nhiễm trùng: Khi niêm mạc bên trong khoang miệng bị chấn thương, có vết lở loét mà không áp dụng biện pháp sát trùng ngay thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng nhiệt miệng.
Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng bởi ảnh hưởng của quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không có sức lực để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.
Stress cũng dễ khiến cho chúng ta thường bị nhiệt miệng
Cách khắc phục bệnh nhiệt miệng
Để xác định phương pháp chữa trị nhiệt miệng hiệu quả, chúng ta cần phải dựa vào từng nguyên nhân cụ thể. Nếu là do các bệnh lý toàn thân hay áp lực tinh thần và rối loạn nội tiết thì bạn nên giải quyết triệt để tình trạng này, nhờ thế, nhiệt miệng sẽ dần dần tự khỏi.
Còn nếu là do bệnh lý răng miệng hay nhiễm trùng vết thương thì bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:
– Súc miệng nước muối: Nước muối có tác dụng sát trùng rất tốt, do đó, hàng ngày, bạn nên súc miệng từ 3 – 4 lần hoặc hơn để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt là bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C để tăng sức đề kháng.
– Sử dụng các loại thức ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như nước bí cao, nước chanh, nước rau má…
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết
Nguồn: Kiến thức Nha Khoa
Tìm Hiểu Về Ứng Dụng Big Data Trong Marketing
“Việc tiếp cận dữ liệu lớn cũng giúp các tập đoàn “phòng vệ” tốt hơn trước những đối thủ theo một cách riêng”, ông Cường nhấn mạnh. Vấn đề thật sự không nằm ở việc doanh nghiệp thu thập dữ liệu mà là doanh nghiệp dùng Big Data để làm gì.
Theo ông Cường, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại, đó là cắt giảm chi phí; giảm thời gian; tăng thời gian phát triển; và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
“Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng. Người dùng có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm” ông Cường cho hay.
Big Data là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp làm kinh doanh, nhưng họ cần phải chú ý hơn đến cách nhìn nhận của mình về Big Data và công dụng, đặc biệt là bộ phận marketing. Tuy nhiên, mặt trái của Big Data là sự độc quyền của một số tập đoàn lớn như Google, Facebook, Amazon …
“Các dữ liệu về hành vi người dùng đang được khai thác triệt để nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các tập đoàn. Nhưng liệu quyền riêng tư cá nhân có được đảm bảo hay mục đích thu thập dữ liệu chỉ phục vụ kinh doanh” ông Cường nêu rõ.
Cũng theo ông Trần Trí Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần WMS, với lợi thế dân số trẻ, trên 90 triệu người, dân số sử dụng internet cao, Việt Nam được xem là thị trường Big Data tiềm năng hàng đầu châu Á và đang là đích ngắm của nhiều nhà cung cấp giải pháp Big Data như Microsoft, IBM, Oracle… Những mô hình kinh doanh mới dựa trên Big Data đang được hình thành để giúp các doanh nghiệp tận dụng dữ liệu.
Trong khi Google, Facebook hay Amazon đang làm giàu nhờ vào kho dữ liệu khổng lồ đã dày công thu thập mà vẫn cố gắng có thêm nhiều thông tin từ người dùng thì khả năng khai thác Big Data của các doanh nghiệp Việt đang kém so với nhiều nước.
“Phần lớn các doanh nghiệp sở hữu khối lượng dữ liệu Big Data hàng đầu Việt Nam chưa tư duy về dữ liệu” – ông Dũng nhấn mạnh “các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi thế từ Big Data bởi chưa nhận thấy hết lợi ích mà nó mang lại”.
Bên cạnh đó, việc xử lý dữ liệu Big Data của nhiều doanh nghiệp còn lúng túng do thiếu nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực này.
Đặt ra những mục tiêu rõ ràng
Để giúp chiến dịch marketing khai thác hiệu quả sức mạnh của Big Data, ông Trương Thanh Cường cho rằng, cần khuyến khích các công ty công nghệ có những đầu tư thích đáng để các doanh nghiệp về sáng tạo công nghệ có điều kiện phát triển, chủ động tham gia vào lĩnh vực Big Data.
Đồng thời, cần có chiến lược đào tạo nhân sự chất lượng cao cho lĩnh vực này để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia làm chủ công nghệ Big Data và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.
Để tận dụng tốt Big Data, “chiến dịch marketing phải tập trung tối đa vào những dự định và mục tiêu của mình, nghĩa là phải chọn lọc những thông tin đáng được quan tâm và chấp nhận bỏ qua những thông tin khác” ông Cường cho hay.
Tính kỷ luật là chìa khóa để khai thác sức mạnh của Big Data. Vì nếu không, doanh nghiệp sẽ bị quá tải bởi những số liệu có thể được tạo ra từ việc thu thập những thông tin không cần thiết. doanh nghiệp phải đặt ra những mục tiêu và cột mốc thời gian rõ ràng cho việc khai thác Big Data.
Nhờ xác định rõ mục tiêu cũng như thời gian thực hiện, doanh nghiệp mới có thể tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đầu tiên, sau đó thực hiện riêng lẻ hoặc song song mục tiêu thứ hai là tăng trưởng khách hàng.
Đồng ý quan điểm trên, bà Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia của Công ty Tư vấn quản lý OCD về marketing và quản trị chiến lược cho rằng, “việc thiết lập mục tiêu giúp doanh nghiệp dễ đạt được hiệu quả marketing theo từng giai đoạn như dự kiến và đảm bảo những kết quả đo lường thực sự kịp thời và có giá trị”.
Những mục tiêu này còn giúp doanh nghiệp xác định chính xác những dữ liệu cần thiết. doanh nghiệp phải tự tin khi sử dụng dữ liệu để đưa ra những quyết định marketing mang tính chiến lược.
Và để đánh giá chất lượng dữ liệu, doanh nghiệp phải dựa vào nguồn dữ liệu, thời điểm thu thập cũng như độ chính xác của chúng.
Nếu sử dụng những “dữ liệu rác” hoặc những dữ liệu chưa được phân tích, tổng hợp đầy đủ thì những kết quả hoặc dự báo đưa ra dựa trên những dữ liệu này sẽ không đáng tin cậy.
Tìm Hiểu Về Big Data Và Ứng Dụng Đối Với Doanh Nghiệp
Những năm trở lại đây, Big Data đã dần bước ra khỏi ngành kỹ thuật – công nghệ nơi mà nó được hình thành để trở thành một thành tố không thể thiếu trong nền tảng công nghệ của các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về Big Data và cách mà nó được ứng dụng để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Big Data là gì?
Rất nhiều nhóm chuyên gia đã bắt tay vào giải quyết bài toán thu thập, tổng hợp và xử lý một khối lượng khổng lồ dữ liệu để phục vụ quy trình- phân tích từ rất lâu nhưng chỉ đến những năm đầu của thế kỉ 21, khái niệm Big Data mới được hình thành. Nhà nghiên cứu công nghiệp đã lần đầu tiên công bố định nghĩa cho khái niệm Big Data với 3V: Volume (khối lượng) – Velocity (nhanh chóng, tức thời) – Variety (đa dạng, không đồng nhất về cấu trúc).
Big Data không giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào, nhưng ở hệ thống doanh nghiệp, công nghệ này có khả năng đem tới hiệu quả vượt trội. Bởi không một mô hình dữ liệu nào đáp ứng đúng tiêu chí 3V của Big Data như khối dữ liệu trong doanh nghiệp. Cụ thể là, lượng dữ liệu khổng lồ được ghi lại trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp có nhiều nguồn, đồng nghĩa có rất nhiều loại cấu trúc khác nhau và được cập nhật nhanh chóng, tức thì lên hệ thống. Tìm hiểu về big data
Tìm hiểu về Big Data cho các ngành công nghiệp
Lĩnh vực sản xuất: Big Data cung cấp cái nhìn sâu sắc giúp các nhà sản xuất có thể thay đổi quy trình sản xuất với mục tiêu tăng chất lượng và sản lượng trong khi giảm thiểu chất thải. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên phân tích dữ liệu. Sự thật chỉ ra rằng, ở những doannh nghiệp này, quyết định đưa ra chính xác hơn, và quá trình giải quyết vấn đề sẽ nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Lĩnh vực phân phối: Xây dựng mối quan hệ khách hàng rất quan trọng đối với ngành bán lẻ – và cách tốt nhất để quản lý đó là quản lý dữ liệu lớn. Big Data là trọng tâm của giải pháp giúp các nhà bán lẻ tối ưu cách thức tiếp thị với từng đối tượng khách hàng, tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các giao dịch,…
Tài chính ngân hàng: Thực ra, việc ứng dụng Big Data ở trong các tổ chức tài chính, dặc biệt là ngân hàng không phải quá xa lạ. Nhưng với sự phát triển kinh tế số hiện nay, mỗi phút đều có hàng triệu thông tin, giao dịch được thực hiện, các ngân hàng phải đối mặt với việc tìm ra những cách thức mới và sáng tạo hơn để quản lý dữ liệu lớn ứng dụng AI, Machine Learning. Big Data sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và gian lận trong khi duy trì vẫn tuân thủ các quy định chung.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Khi nói đến chăm sóc sức khỏe, mọi thứ cần phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác – và, trong một số trường hợp, phải đủ minh bạch để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của ngành. Khi dữ liệu lớn được quản lý hiệu quả, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể rút ngắn thời gian khám bệnh, và tăng tính chính xác của những chẩn đoán thông qua việc khai thác những thông tin cần thiết qua nền tảng dữ liệu lớn. Các hoạt động khám chữa bệnh có thể được cải thiện vượt bậc khi ứng dụng Big Data trong lĩnh vực này có thể kể tới như: Hồ sơ bệnh án, phác đồ điều trị, thông tin kê đơn,…
Các bước ứng dụng Big Data cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược Big Data rõ ràng thường có xu hướng thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt, càng chi tiết, càng chính xác càng tốt. Lượng dữ liệu này được hi vọng sẽ có thể giúp đội ngũ chuyên gia phân tích dữ liệu trong tương lai đưa ra những thông tin có giá trị trong điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này gây áp lực lên hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, và cũng không giúp được nhiều cho các chuyên gia phân tích. Vậy nên chiến lược xây dựng Big Data trong doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc đặt câu hỏi, những thông tin nào cần thiết, và có khả năng đem lại giá trị trước khi bàn tới việc thu thập chúng từ đâu và như thế nào.
Bước 1: Định hình chiến lược dữ liệu lớn: Ở cấp độ cao, chiến lược dữ liệu lớn là một kế hoạch được thiết kế để giúp doanh nghiệp giám sát và cải thiện cách thức thu thập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ và sử dụng dữ liệu trên toàn bộ hệ thống. Với nền kinh tế số, nơi mà các quyết định kinh doanh phụ thuộc nhiều vào dữ liệu, chiến lược dữ liệu lớn đúng đắn có thể tạo tiền đề cho sự thành công cho bất kì doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp nhận thức được đúng mức về tầm quan trọng này, cách thức tiếp cận mọi ứng dụng công nghệ của họ sẽ cần phải thay đổi. Thay vì quan tâm đầu tiên đến việc phần mềm này có thể giúp ích trực tiếp gì cho doanh nghiệp, người ta nên đặt câu hỏi, ứng dụng này mang lại những dữ liệu gì có giá trị cho bức tranh thông tin chung.
Tìm hiểu về Big Data
Bước 2: Xác định các nguồn dữ liệu cần thiết: Việc ra đời của các mạng xã hội đã làm thay đổi toàn bộ hướng tiếp cận dữ liệu của các doanh nghiệp. Hệ thống dữ liệu vận hành trong nội tại doanh nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ chốt trong chiến lược Big Data. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay ngày càng quan tâm tới những thông tin trên nền tảng mạng xã hội hoặc tự thu thập trên các kênh sở hữu của doanh nghiệp hoặc thông qua các dịch vụ lắng nghe mạng xã hội. Ngoài ra, các dữ liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu công khai hoặc các đơn vị nghiên cứu data khác cũng là cơ sở quan trọng đối với các quyết định kinh doanh.
Bước 3: Truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu: Hiện nay, nền tảng công nghệ để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng để truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu lớn của các doanh nghiệp. Và tùy vào quy mô và định hướng chiến lược dữ liệu, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các hệ thống xử lý với mức độ khác nhau. 3 yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quản trị Big Data là: Tính linh hoạt, Tốc độ và sức mạnh xử lý.
Bước 4: Phân tích dữ liệu: Với các công nghệ hiệu suất cao như điện toán biên, điện toán mạng lưới kết hợp với các thuật toán kỹ thuật cao như AI, hay Machine Learning, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng tối đa dữ liệu mà mình thu thập được để phân tích. Một cách tiếp cận khác là chọn lọc thông tin trước khi đưa ra phân tích. Dù bằng cách nào, phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp các công ty đạt được giá trị và hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu.
Bước 5: Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Khi hệ thống quản trị hoạt động hiệu quả, đầu ra của nó là những phân tích đáng tin cậy và các quyết định đáng tin cậy. Để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nắm bắt toàn bộ giá trị của dữ liệu lớn và đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng xác thực được đưa ra bởi dữ liệu lớn thay vì bản năng hoặc kinh nghiệm.
Tại sao Big Data lại quan trọng cho doanh nghiệp?
Tầm quan trọng của Big Data không nằm ở việc khối lượng data thu thập được mỗi ngày, mà ở chiến lược sử dụng chúng để đem lại những thông tin có giá trị. Giá trị ở đây thể hiện ở việc, nó giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và hỗ trợ nhà quản trị trong công tác ra quyết định.
Khi được kết hợp với một hệ thống phân tích dữ liệu mạnh mẽ, Big Data có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các tác vụ như: tìm hiểu về Big Data
Xác đinh và cảnh báo về điểm nút có thể dẫn tới phát sinh gián đoạn sản xuất hay lỗi sản phẩm gần với thời gian thực.
Xây dựng các chương trình khuyến mãi tại điểm bán dựa trên thói quen của khách hàng.
Phát hiện hành vi gian lận trước khi nó có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn không cần phải là doanh nghiệp lớn mới có thể ứng dụng Big Data
Có một sự thật rằng, khoa học công nghệ là rất công bằng đối với mọi đối tượng, vì vậy, kể cả khi bạn chỉ là doanh nghiệp SME, bạn vẫn nhận được rất nhiều lợi ích khi ứng dụng Big Data như: tăng cường khả năng quản trị, giảm thiểu rủi ro và gian lận thương mại, duy trì chất lượng, giảm giá thành, tăng năng suất, và cải thiện mối quan hệ khách hàng,…
Đăng ký nhận tư vấn về giải pháp nhà máy thông minh
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Tập Tin .Dll, Vì Sao Ứng Dụng Và Game Thường Thiếu Chúng trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!