Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Công Nghệ Ảo Hóa được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các khái niệm máy chủ ảo hay ảo hóa máy chủ không còn xa lạ đối với những doanh nghiệp sử dụng máy chủ ảo cho hệ thống công nghệ thông tin. Vậy máy chủ ảo từ đâu mà có? Công nghệ ảo hóa máy chủ là gì?
Ảo hóa là gì?Ảo hóa là công nghệ tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ảo hóa giúp tạo ra nhiều máy chủ ảo từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo này hoạt động riêng lẻ với phần tài nguyên riêng, các ứng dụng riêng và hệ điều hành riêng.
Lợi ích của ảo hóa– Lợi ích lớn nhất mà ảo hóa mang lại cho doanh nghiệp đó chính là tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều máy chủ ảo chạy chuyên dụng cho các lĩnh vực riêng biệt: web server, mail server… từ một máy chủ vật lý, nhờ đó, tiết kiệm được chi phí mua hoặc thuê máy chủ, thuê vps mới.
– Ảo hóa còn doanh nghiệp tận dụng được hết nguồn tài nguyên sẵn có trên máy chủ, tiết kiệm không gian sử dụng và tận dụng được tối đa năng suất của các thiết bị phần cứng.
– Thời gian thiết lập máy chủ, kiểm tra độ tương thích của phần mềm trước khi đưa vào hoạt động được rút ngắn khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ ảo hóa.
– Ngoài ra, ảo hóa sẽ tạo ra được những điều mới mẻ trong quản lý tài nguyên máy tính.
Bạn có biết Ưu điểm của công nghệ ảo hóa của Microsoft ???
Công nghệ ảo hóa tại Việt NamTrong khi các nước trên thế giới đang đẩy nhanh và phát triển mạnh mẽ công nghệ ảo hóa thì ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn khá dè dặt trong vấn đề ảo hóa máy chủ.
Nguyên nhân được cho là do các nhà quản lý chưa thấy được sự cần thiết của việc tiết kiệm tài nguyên, không gian, năng lượng và nhân công cho việc sử dụng hệ thống máy chủ; hơn nữa, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin của hệ thống máy chủ ảo cũng là vấn đề mà các nhà quản lý còn băn khoăn.
Nếu không ứng dụng công nghệ ảo hóa, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tốn một chi phí lớn cho việc bảo dưỡng và sửa chữa máy chủ . Cần cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng, ưu điểm nổi bật của công nghệ ảo hóa để ảo hóa được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Tìm Hiểu Về Ngành Công Nghệ Thông Tin
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information technology hay là IT) là một thuật ngữ chỉ một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính, phần mềm, mạng lưới internet… để khai thác, phân phối và xử lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong các doanh nghiệp, nhân viên IT chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, truyền dẫn, lưu trữ và xử lý các thông tin, hệ thống và dây chuyền kinh doanh.
Bản thân khái niệm Công nghệ thông tin có nghĩa rất rộng. Nó được chia thành các nhóm ngành nhỏ hơn, chẳng hạn như: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, truyền thông và mạng máy tính, đồ họa… Với sự ứng dụng rộng rãi của mình, những Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn quốc tế, các tổ chức xã hội… và làm việc cho mọi lĩnh vực khác nhau như kinh tế, y tế, ngân hàng, hàng không, bưu điện, quốc phòng, giáo dục…
Miền Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Giao thông vận tải…
Miền Trung: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học – Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Quy Nhơn…
Miền Nam: Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia chúng tôi Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia chúng tôi Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc Gia chúng tôi Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại Học Công Nghệ Sài Gòn…
Các hệ thống trường tư nhân khác: Đại học FPT, Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ TP.HCM…
Nên học chuyên ngành nào trong ngành Công nghệ thông tin? Khoa học máy tính (Computer Science)Đây là ngành học cực hot trong khối STEM được đánh giá là ngành mũi nhọn trong thời đại 4.0. Theo đuổi chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo những thông tin về lý thuyết, việc ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính, cách xây dựng và quản lý hệ thống. Ngôn ngữ lập trình, thuật toán, mã code, phần mềm… sẽ là những thứ quen thuộc với sinh viên ngành này. Đây cũng được xem như nền tảng nếu sinh viên muốn lấn sân sang những chuyên ngành khác. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, Khoa học máy tính cũng là ngành đang “khát” nhân lực chất lượng cao, đó là cơ hội cũng như thách thức cho các sinh viên theo học ngành này. Nếu tốt nghiệp Khoa học máy tính, bạn sẽ có thể đảm nhiệm các công việc lập trình viên phát triển ứng dụng (Applications software developer), lập trình web (Web developer), kỹ sư hệ thống (Systems engineer)… tại nhiều công ty nổi tiếng như Monamedia, FPTsoftware, CMC, TMA Solutions,…
Hệ thống thông tin (Information Systems)Ngành này còn có cái tên khác như Công nghệ thông tin (Information technology) hoặc quản lý hệ thống (Systems Administration). Về cơ bản, những người làm trong ngành này sẽ kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông để tạo ra một hệ thống lớn hơn để giải quyết các nhu cầu lớn hơn, như một nhiệm vụ hay yêu cầu từ khách hàng. Đây là những người sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng (hoặc cần một kỹ sư cầu nối), tiếp nhận những yêu cầu từ họ để xây dựng hệ thống đáp ứng nhu cầu kinh doanh đó. Với những sinh viên theo học chuyên ngành này, khi ra trường bạn có thể trở thành một Nhà phân tích bảo mật thông tin (Information security analyst), Chuyên gia hỗ trợ máy tính (Computer support specialist), Quản trị viên cơ sở dữ liệu (Database administrator), Quản trị viên hệ thống (Systems administrator)…
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) Mạng máy tính truyền thông (Communications and Computer Networks) Công nghệ phần mềm (Software Engineering)Đối với những bạn thích lập trình thuần túy, thì đây là chính là lựa chọn phù hợp với bạn. Những thuật ngữ như “ứng dụng”, “chương trình”, “phần mềm”… sẽ theo suốt bạn trong suốt quá trình học. Những sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về cách thức hoạt động, cách lập trình các phần mềm trên máy tính và thiết bị di động. Những ví dụ căn bản nhất mà bạn có thể bắt gặp xung quanh như hệ điều hành Windows, iOS, Android… hệ thống phần mềm Microsoft Office đến trình duyệt web Chrome, Firefox, Safari hay Facebook, Google cũng do các kỹ sư phần mềm tạo ra. Ngày nay, ngành này đã mở rộng sang lập trình game, và cũng là một lựa chọn vô cùng thú vị.
An toàn và bảo mật thông tin (Network and Information Security)Hiện tượng các hacker phá hỏng, thâm nhập hệ thống an toàn thông tin của các doanh nghiệp, hay cao hơn là các hệ thống thông tin của quốc gia gây ra nhiều vấn đề nhức nhối. Nếu như ngoài đời sống, chúng ta có những người cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn chặn, lùng bắt và xử lý những vi phạm, thì trên hệ thống máy móc và mạng, những người này còn được xem là “cảnh sát mạng”. Việc của họ là học về những kỹ thuật về mã hóa, xây dựng hệ thống bảo mật, cách phòng chống các cuộc tấn công mạng… nhằm đem lại sự yên bình cho người sử dụng cũng như sự hoạt động an toàn và thông suốt của mạng máy tính. Sinh viên theo học ngành này có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau chẳng hạn như Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên thiết kế hệ thống bảo mật thông tin, Chuyên viên kiểm tra – sửa chữa hệ thống bảo mật, Chuyên gia rà soát lỗ hổng và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc…
Big Data và Machine LearningĐây là một ngành mới nhưng có thể nói đem lại thu nhập cao nhất trong các nhóm chuyên ngành Công nghệ – thông tin hiện nay. Khi học ngành này, sinh viên sẽ học những thứ xoay quanh về dữ liệu, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé cho đến khổng lồ đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý trong một khoảng thời gian nhất định. Đó cũng là công việc của những chuyên viên về Big Data & Machine Learning, đưa ra các giải pháp xử lý nguồn dữ liệu lớn một cách hiệu quả nhất nhằm phát triển các chiến lược kinh doanh. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế đây là công việc không hề đơn giản, vì nó đòi hỏi phải có sự am hiểu về khả năng sử dụng máy móc và xử lý dữ liệu tốt. Do đó, không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp sẵn sàng chi mức lương 1500 USD/tháng cho những nhân lực chuyên về Big Data và Machine Learning.
Ngành Công nghệ thông tin không bao giờ “lỗi thời”Covid-19 là một sự ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng nó cũng thể hiện sự vươn lên của một số ngành nghề, trong đó không thể không kể đến ngành Công nghệ thông tin. Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), rất nhiều thí sinh đăng ký vào trường đều chọn ngành Công nghệ thông tin, tăng lên khoảng 10 – 15% so với năm ngoái. Bởi vì đây chính là nền tảng của xã hội khi mọi ngành nghề khác, đặc biệt những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như Nhà hàng – khách sạn, Du lịch, Hàng không… đều phụ thuộc vào Công nghệ thông tin.
Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp “Kỷ nguyên số 4.0” có sự chuyển mình lớn hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, nó cũng tạo ra vô vàn thách thức khi có thể phá vỡ thị trường lao động bởi những cỗ máy thông minh có thể thay thế con người. Duy chỉ có những chuyên viên phát triển công nghệ lại càng được săn đón khi họ chính là người có thể giúp doanh nghiệp làm chủ máy móc, làm chủ công nghệ cũng như làm chủ cuộc chơi.
Với triển vọng vô cùng lớn, ngành Công nghệ thông tin chính là lựa chọn dành cho những ai muốn tiếp cận xu hướng mới. Để theo đuổi tốt lĩnh vực này, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành và niềm đam mê học hỏi.
Tìm Hiểu Về Công Nghệ Hội Nghị Trực Tuyến
Ngày nay, khi Internet ngày càng phát triển, những ứng dụng của nó cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, một trong số đó phải kể đến chính là công nghệ hội nghị trực tuyến (Video Conference). Hội nghị trực tuyến, hay còn gọi là hội nghị truyền hình, họp trực tuyến là giải pháp hỗ trợ nhiều người ở những địa điểm, vị trí địa lý khác nhau có thể cùng tham gia một cuộc họp từ xa; mà ở đó, họ có thể nghe, nói, nhìn thấy nhau như đang ở chung một phòng họp. Nắm bắt xu hướng công nghệ đó, Hải Dương CCTV xin gửi đến quý khách bài giới thiệu về công nghệ hội nghị trực tuyến (Video Conference), cùng với đó là những ứng dụng và ích lợi của nó trong cuộc sống.
Hội nghị truyền hình trực tuyến (video conference) là gì?Khác với các công cụ trao đổi thông tin khác như điện thoại, fax,… Hội nghị trực tuyến là công nghệ cho phép người tham gia nói chuyện với nhau thông qua hình ảnh và âm thanh một cách trực quan. Hệ thống đơn điểm, đa điểm cho phép thông tin và truyền thoại, dữ liệu và hình ảnh từ nhiều địa điểm cách xa nhau về mặt địa lý.
GIẢI PHÁP HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN (WEB CONFERENCE) LÀ GÌ ?
Thường thì một giải pháp phần cứng bao gồm một hoặc nhiều camera (có chức năng pan-tilt-zoom), codec, remote, màn hình hiển thị. Chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng tốt hơn rất nhiều so với các giải pháp hội nghị truyền hình bằng phần mềm. Nếu có nhiều bên tham dự phải cần trang bị thêm một thiết bị điều khiển đa điểm (MCU – Multipoint Control Unit) nhằm phân bố hình ảnh, thoại và dữ liệu cho nhiều người sử dụng. MCU tạo nên các phòng hội nghị ảo trong mạng mà trong đó người sử dụng từ các địa điểm khác nhau có thể kết nối và tham gia hội nghị trực tiếp như đang trong cùng một phòng họp.
Minh họa cho 1 bộ thiết bị hội nghị trực tuyến
Minh họa 1 thiết bị MCU
Trong sơ đồ trên có 4 thành phần cơ bản: thiết bị đầu cuối (Endpoint) là trung tâm kết nối ( thiết bị âm thanh , thiết bị hiển thị, thiết bị camera). Thiết bị đầu cuối sẽ kết nối với thiết bị MCU qua đường truyền IP (internet, lease line…).
Những lợi ích giải pháp hội nghị truyền hình mang lại cho doanh nghiệpMinh họa hội nghị trực tuyến doanh nghiệp
Thông qua giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến, mọi người có thể nhìn thấy nhau và trao đổi công việc trực tiếp cho dù họ đang ở cách xa nhau nửa vòng Trái Đất. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:
+ Dễ dàng trao đổi thông tin, dữ liệu, giảm thiểu tối đa sự chậm chễ thông tin liên lạc.
+ Nội dung cuộc họp được bảo mật cao.
+ Tiết kiệm chi phí tổ chức sự kiện, hội nghị.
+ Có thể tổ chức cuộc họp tại bất kì đâu.
+ Dễ dàng xem lại nội dung cuộc họp trực tuyến mà không cần ghi chép lại.
+ Tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên, giữa đối tác và khách hàng, tạo các mối quan hệ tốt đẹp.
+ Khuyến khích mọi người chia sẻ thông tin, ý kiến cá nhân của mình nhằm nâng cao cá nhân hóa và chất lượng của những quyết định sẽ đưa ra trong cuộc họp.
+ Đơn giản hóa công việc trong một tập thể, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất, chất lượng cuộc họp.
+ Tổ chức cuộc họp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Vai trò của giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trong các hoạt động của chính phủMột buổi họp trực tuyến của chính phủ
+ Hợp tác và đào tạo giữa các phòng ban: Công cụ trực tuyến giúp tối ưu hóa truyền thông, hợp tác và đào tạo từ xa cùng lúc nhiều cơ quan, đơn vị trên khắp các vùng địa lý. Vì là chia sẻ mặt đối mặt nên sẽ cải thiện năng suất và giảm thiểu sai lệch thông tin.
+ Quản lý khẩn cấp: Các tổ chức có thể phản ứng nhanh chóng các tình huống khẩn cấp và chia sẻ thông tin chi tiết, chẳng hạn như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ xây dựng, hình ảnh vệ tinh, cảnh quay camera giám sát, bản ghi âm với các quan chức chính phủ ở các phòng tình huống hoặc các trung tâm chỉ huy và kiểm soát.
+ Cải thiện dịch vụ Công dân: Hệ thống cho phép cơ quan chính phủ cải thiện dịch vụ cho công dân thông qua các cuộc gọi, tư vấn và hỗ trợ dịch vụ hiệu quả trên nhiều thiết bị di động bao gồm: smartphone, tablet, laptop… Qua đó có thể tiếp cận công dân ở vùng sâu vùng xa, tăng cường sự tham gia và sự hài lòng của công dân.
+ Nâng cao an ninh quốc gia: Video conference giúp truyền trực tiếp các thông tin liên lạc khẩn cấp chính xác, bảo mật thông tin an toàn cho các nhiệm vụ quân sự. Vì chia sẻ trong thời gian thực nên cải thiện thời gian phản hồi và ra quyết định.
Hoặc quý khách cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại : 1800 8094
Xin hân hạnh được phục vụ quý khách !
Tìm Hiểu Sâu Về Ngành Công Nghệ Sinh Học
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
CNSH được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:
* CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm … theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp …
* CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …
* CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…
Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học.
Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,… và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người…
Chính vì vậy sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải…); nông – lâm – ngư – nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học…
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu CNSH thì để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành này đòi hỏi thí sinh hội tụ rất nhiều yếu tố.
Điều đầu tiên là đam mê khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.
Ngoài ra, sự cẩn trọng, tỉ mỉ luôn là một tố chất quan trọng cho người làm CNSH. Do phải làm việc nhiều trong phòng thí nghiệm với những chi tiết nhỏ li ti hay những quá trình phải tuân thủ nghiêm ngặt nên nếu không cẩn thận trong những chi tiết, quá trình đó thì khó mà hoàn thành được kết quả.
Bên cạnh đó năng lực chuyên môn và các tố chất trên, làm việc trong thời đại hiện đại ngày nay thì người theo học ngành này cần phải có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt và có những kỹ năng mềm.
Cơ hội việc làm ra sao?
CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng.
Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bao gồm cả các công ty nước ngoài chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn.
Thông thường, các công ty nước ngoài hay có các phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm, vì thế nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này cũng khá nhiều và cần thiết.
Còn đối với các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cũng luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại.
Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…
Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…
Tuy nhiên, ngành học này làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ có ở các cơ sở nghiên cứu, các công ty lớn tập trung ở các TP lớn. Do đó, phần đông sinh viên tốt nghiệp hiện tại chỉ tập trung ở thành phố, ở các tỉnh không phát huy hết khả năng ngành nghề được đào tạo do thiếu trang thiết bị. Đây là lý do đầu ra gặp phần nào khó khăn.
Do hiện nay các trường đều giảng dạy theo khung chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT nên ở các cấp bậc đào tạo cùng nhóm ngành như nhau thì đều dùng chuẩn chung này. Vì thế, việc điểm chuẩn vào các trường khác nhau nhưng về cơ bản thì khung chương trình là tương đối giống nhau.
Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì việc thí sinh học ngành CNSH ở trường nào không phải là yếu tố quyết định mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như kỹ năng mềm, khả năng sử dụng máy tính, tiếng Anh… Tuy nhiên, đối với những trường có truyền thống và có uy tín trong việc đào tạo ngành CNSH thì đó là một lợi thế nhất định trong qúa trình tuyển dụng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Công Nghệ Ảo Hóa trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!