Xu Hướng 12/2023 # Tìm Hiểu Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4, nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ.

Ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng. Giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể chảy máu sau giao hợp hay chảy máu tự nhiên, tiết dịch hôi, đau vùng chậu.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là Virus HPV ( với 99% trường hợp ung thư cổ tử cung). Con đường lây nhiễm của Virus HPV là qua quan hệ tình dục.

Chỉ cần đang có sinh hoạt tình dục thì đều có nguy cơ nhiễm HPV .

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên cần thực hiện tầm soát; không cần xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi; phụ nữ tuổi 30-64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV mỗi 5 năm một lần.

Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì?

Tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn bệnh suất và tử suất của bệnh.

Các biện pháp được áp dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung là:

+ Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường. Các nhóm có nghi ngờ qua các sàng lọc sẽ được chẩn đoán qua soi cổ tử cung – sinh thiết.

+ Xét nghiệm HPV DNA.

+ Sàng lọc là phết tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap’s smear).

Pap smear – phết tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm này nhanh, đơn giản, không đau để tìm tế bào bất thường ở bề mặt cổ tử cung

+ Ưu điểm :

Có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh để can thiệp kịp thời

+ Nhược điểm:

– Pap smear đơn thuần dễ bỏ sót vì tỷ lệ âm tính giả cao, không phát hiện được nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư.

– Tỷ lệ sai sót kết quả khá cao. 33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào bình thường. Xét nghiệm Pap smear khó tầm soát ung thư biểu mô tuyến.

Xét nghiệm HPV

– Phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc.

– Dự đoán được các trường hợp có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

– Nếu kết quả quả âm tính với HPV thì tới 3-5 năm sau mới phải tầm soát lại.

Khi nào bắt đầu tầm soát

– Nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục thì chưa cần tầm soát ung thư cổ tử cung.

– Từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap smear mỗi 3 năm. Ở tuổi này thì không cần xét nghiệm HPV vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp.

– Từ 30-64 tuổi nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear và HPV) mỗi 5 năm, hoặc có thể Pap smear mỗi 3 năm.

Khi nào không cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ngoài 65 tuổi tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không có CIN2+ (u biểu mô mức độ 2 và các tổn thương mức độ cao hơn) trong vòng 20 năm gần nhất.

Cụ thể là thực hiện 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm liên tục âm tính trong 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong vòng 5 năm.

Việc tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của tầm soát ung thư và có biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Lưu Mai Lan

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung

Xem phần nội dung: Xét nghiệm HPV

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh chết người xảy ở phụ nữ: Ung thư cổ tử cung. Tầm soát để phát hiện sớm nhằm ngăn chặn kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này.

Theo thống kê GLOBOCAN 2023, Việt Nam có 4177 phụ nữ mới phát hiện ra bệnh và 2420 bênh nhân đã chết vì ung thư cổ tử cung. Qua con số đáng báo động thấy rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được biết đến như một căn bệnh tử thần. Virus Papilloma ở người (HPV), virus lây nhiễm qua đường tình dục. Là nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Hầu hết, phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch sẽ giúp chống lại sự lây nhiễm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phản vệ thành công. Dẫn đến nếu nhiễm HPV nguy cơ cao, khả năng bị ung thư trong tương lai là rất cao.

3.Tại sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Đối tượng có xu hướng bị ung thư cổ tử cung thường là phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 44. Bệnh hiếm xảy ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thời gian hình thành ung thư cổ tử cung kéo dài khoảng 5-20 năm.

Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ở tuổi 40. Nhưng mầm mống virus HPV đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Tầm soát giúp sớm phát hiện chủng bệnh. Qua đó, có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dữ dội. Kèm dấu hiệu đau lưng, cùng nhiều triệu chứng bất thường ở âm đạo (xuất huyết giữa chu kỳ kinh, thường xuyên ngứa rát). Đến giai đoạn này thì rất khó để điều trị.

Do đó, cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện kịp thời. Đồng thời tăng khả năng chữa bệnh thành công. Và giảm gánh nặng chi phí điều trị. Đây cũng được coi là căn bệnh ung thư có khả năng phòng ngừa nhất.

Phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung ngay cả khi chưa có những biểu hiện ra bên ngoài.

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại ADNCenter – Gentis

ADNCenter – Gentis là một trong những đơn vị hỗ trợ giúp phát hiện căn bệnh nhanh chóng thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung. Thực hiện phối hợp 2 phương pháp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả nhất.

Phương pháp: PAP (E – Prep) và HPV (ADN – HPV). Cả 2 loại xét nghiệm này đều lấy ra các tế bào ở cổ tử cung. Sau đó thực hiện quan sát, chẩn đoán.

Phương pháp Pap (E – Prep)

Qua xét nghiệm Pap (E – Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không. Đây là phương pháp PAP nhúng dịch cải tiến. Với độ chính xác từ 80 – 90% giúp tầm soát được chính xác hơn so với phương pháp PAP truyền thống.

Về nguyên lý: ​

Tế bào xét nghiệm được làm giàu và làm sạch từ dịch âm đạo,

Tế bào được bảo quản và phân tích tự động.

Quy trình tự động hóa loại bỏ các tạp chất như hồng cầu, dịch nhầy…vv.

Hình ảnh soi sắc nét, rõ ràng cho kết quả đọc chính xác.

Lưu ý khi xét nghiệm E-prep PAP:

Hai ngày trước khi thực hiện xét nghiệm E-prep Pap test không nên: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng… Không xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngày thực hiện nên là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.

Phương pháp xét nghiệm HPV (ADN – HPV)

Trong xét nghiệm HPV (ADN – HPV), mẫu được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Đây là phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA). Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HPV ở mọi giai đoạn bệnh, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV. Tại ADNCenter – Gentis đang sử dụng phương pháp Real time PCR.

Phương pháp PCR chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao trong việc phát hiện nhiễm HPV và định type HPV. Bệnh phẩm sử dụng là máu toàn phần hoặc huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông. Kit real – time có thể sử dụng cho cả mục đích định tính và định lượng.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp Pap (E – Prep) và xét nghiệm HPV (ADN – HPV) không thay thể nhau. Chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Do đó, cần thực hiện cùng với nhau để có kết quả chuẩn xác nhất khi tầm soát ung thư cổ tử cung.

5. Gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung

ADNCenter – Gentis cung cấp 2 gói xét nghiệm ADN – HPV nhằm xác định sự hiện diện của virus HPV trong dịch phết tế bào cổ tử cung giúp quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung nhanh chóng chính xác nhất.

Thời gian trả kết quả: Khoảng 2 ngày Mẫu xét nghiệm: Dịch phết cổ tử cungCông nghệ: Công nghệ Real time PCR và PAP nhúng dịch

ADNCenter – Gentis là đơn vị tiên phong về xét nghiệm gen tại Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm hơn 100.000 mẫu. Với sự đồng hành của các nhà khoa học chuyên gia, cố vấn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xét nghiệm, phân tích di truyền gen.

Gentis có đội ngũ đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên tư vấn được đào tạo chuyên sâu dưới sự giám sát của các chuyên gia đầu ngành, liên tục được trau dồi kiến thức chuyên môn.

Gentis xây dựng 02 trung tâm xét nghiệm rộng 1200m2 tại Hà Nội và chúng tôi với trang thiệt bị hiện đại, công nghệ tiên tiến hàng đầu, với đầy đủ các phòng ban. Trung tâm xét nghiệm ADN – GENTIS đã đạt được: ISO 9001:2023, ISO 15189:2012. Được viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương cấp chứng chỉ về quản lý phòng xét nghiệm

Đăng ký bộ lấy mẫu,

Tự lấy mẫu,

Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,

Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…

8. Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh “giết người âm thầm”. Vì thế, nên xét nghiệm tầm soát càng sớm càng tốt.

Độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi: Nếu bạn nằm trong độ tuổi này thì nên xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, thì chỉ cần tiến hành thực hiện tại xét nghiệm Pap sau 3 năm tiếp theo.

Độ tuổi từ 30 đến 65 tuổi: Nên lựa chọn xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap: Nếu cả hai kết quả xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần kiểm tra sàng lọc tiếp theo sau 5 năm nữa.

Theo định nghĩa trong y học, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp dùng các phân tích nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào bất thường sẽ được theo dõi và chuẩn đoán sớm cho người bệnh biết để can thiệp y khoa.

Theo đó, cần nhận biết và theo dõi chặt chẽ dấu hiệu cũng như đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Sớm can thiệp thì sớm chữa khỏi bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khá đa dạng. Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Đây là nhóm phụ nữ cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

Tại Sao Phải Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung?

Các chuyên gia y tế nhìn nhận rằng, ung thư cổ tử cung là một gánh nặng rất lớn về sức khỏe, tâm lý và xã hội đối với phụ nữ không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Thứ nhất: theo thống kê mới nhất, ở nữ giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ năm sau ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư phổi .Trên thế giới, mỗi năm tiếp nhận khoảng 500.000 ca mới mắc và trong số đó có khoảng 274.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung, phần lớn thuộc các nước đang phát triển (85%).

Thứ hai: hiện nay khi đến khám, đa số bệnh đã ở giai đoạn trễ, nên điều trị khó khăn, khả năng khỏi bệnh thấp và rất tốn kém.

Thứ ba: tầm soát giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị đơn giản, không cần phải cắt bỏ tử cung và không cần xạ trị hay hóa chất, khả năng khỏi bệnh rất cao và ít tốn kém: Đây chính là vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là gì?

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:

Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người;

Dùng thuốc tránh thai kéo dài;

Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc là;

Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia, Trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, C, acid folic, trái cây, rau tươi…)…

Phiến đồ âm đạo Pap’s mear

Xét nghiệm tầm soát HPV

Quan sát cổ tử cung với acid acetic

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tất cả các chị em phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục, đã quan hệ tình dục.

Tất cả các phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm 3 năm một lần sau lần giao hợp đầu tiên. Sau đó, lặp lại mỗi năm một lần.

Bắt đầu từ tuổi 30, nếu 3 lần xét nghiệm liên tiếp đều bình thường thì có thể lặp lại mỗi lần 2 năm sau đó. Tuy nhiên, nên lặp lại mỗi năm trong các trường hợp sau: nhiễm HPV, ghép tạng, hóa trị (ung thư khác), uống nhóm thuốc steroid lâu ngày.

Phụ nữ trên 70 tuổi có thể ngưng xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu trong 10 năm (từ 60 tuổi đến 70 tuổi) không có 1 lần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường.

Phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung vì u xở tử cung… cần kiểm tra 6 tháng một lần.

Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng vấn đề gì, hãy liên hệ tới Trung tâm phát hiện sớm ung thư để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất

Vì Sao Phải Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú ở nữ giới. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc và khoảng 274.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung, phần lớn thuộc các nước đang phát triển ( 85%). Thế giới, cứ mỗi 2 phút có 01 người chết vì ung thư cổ tử cung, ở Châu Á Thái Bình Dương mỗi 4 phút có một người chết vì ung thư cổ tử cung. Theo dự đoán của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đến năm 2050, trên thế giới hàng năm có hơn 1 triệu trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước có hơn 13.500 ca mắc mới ung thư cổ tử cung; tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của ung thư cổ tử cung trên cả nước là 15,7/100.000 dân. Đây là số liệu của Dự án Phòng chống ung thư quốc gia của Việt Nam tổng kết sau 2 năm 2008 – 2010.

Thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như: * Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người * Dùng thuốc tránh thai kéo dài; Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá * Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)… * Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, C, acid folic, trái cây, rau tươi…)

***Để tầm soát ung thư cổ tử cung cần phải khám phụ khoa định kỳ sáu tháng một lần cùng với phối hợp các biện pháp xét nghiệm sau:TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TA PHẢI LÀM GÌ? * Phết tế bào cổ tử cung. * Xét nghiệm tầm soát HPV. * Quan sát cổ tử cung với acid acetic.

Tìm Hiểu Ung Thư Cổ Tử Cung

Tìm hiểu ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư gặp phải tại cổ tử cung của người bệnh. đây cũng là một loại bệnh ung thư thường thấy xuất hiện ở phụ nữ. Loại ung thư này đứng hàng thứ hai trên thế giới về bệnh ung thư gặp phải ở phụ nữ. Bệnh đứng hàng đầu là ung thư vú.

Theo các nghiên cứu ung thư ở nước ta hiện nay thì trong các loại ung thư gặp ở phụ nữ cho thấy được rằng đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại những người phụ nữ ở Hà Nội và đứng hàng đầu tiên ở những người ohuj nữ sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy đây là một bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

2.Phân loại mô bệnh học.

Các loại bệnh thường gặp của ung thư cổ tử cung bao gồm như sau:

Ung thư biểu mô tại chỗ.

Ung thư biểu mô vảy.

Ung thư biểu mô tuyến.

Ung thư biểu mô tế bào sáng.

3.Dịch tễ học của bệnh ung thư cổ tử cung.

Theo điều tra dịch tễ học ở những người phụ nữ đã cho thấy được rằng:

Bệnh nhân nữ thường bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung vào độ tuổi từ 30 đến 59 tuổi, mà đỉnh cao là nằm trong khoảng từ 48 đến 52 tuổi. Và cũng theo điều tra cho biết được rằng đỉnh của bệnh ung thư cổ tử cung muộn hơn so với tân ung thư cổ tử cung trung bình khoảng từ 10-15 năm.

Những yếu tố thuận lợi cho bẹnh ung thư cỏ tử cung là những yếu tố thuận lợi cho tân sinh trong biểu mô cổ tử cung.

Những yếu tố thuận lợi cho tân sinh biểu mô cổ tử cung bao gồm:

Quan hệ tình dục sớm: những người có quan hệ tình dục trước 17 tuổi. Hoặc cụng có thể quan hệ tình dục với nhiều người hay quan hệ tình dục với người có quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ khác nhau.

Những người bị viêm nhiễm đường sinh dục do virus HPV.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng là nguy cơ gây ra bệnh tân sinh biểu mô cổ tử cung như điều kiện kinh tế xã hội thấp kém, vệ sinh đường sinh dục không đảm bảo, những người hút thuốc lá, hoặc là những người có các tác nhân gây ra suy giảm sức đề kháng của người bệnh như bị nhiễm virus HIV,…

copy ghi nguồn: https://health-guru.org/

link bài viết: Tìm hiểu ung thư cổ tử cung

Mãn dục là nguồn gốc ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các quý ông và hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, khi khả năng sinh lý suy giảm đột ngột, có nhiều người còn không thừa nhận mình đã bị yếu, không chịu tìm hiểu và …

Sử dụng sản phẩm Formula for men có nguồn gốc từ thảo dược để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý và hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh “khó nói” của quý ông hiện đang là xu hướng mới được nhiều người ưa chuộng. Vậy trong viên uống …

Nếu như nói mãn kinh (tiền mãn kinh) là điều tất yếu xảy ra ở nữ giới bởi đây là quy luật của quá trình lão hóa, thì với cơ thể nam giới cũng tương tự và được gọi là quá trình mãn dục nam. Tuy nhiên, rất ít người …

Bài viết mới

4 Phương Pháp Khám, Xét Nghiệm, Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Hiệu Quả

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 nói chung, và là “thủ phạm” thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm.

Việc xét nghiệm tầm soát UTCTC là việc thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm (khi các dấu hiệu của bệnh chưa xuất hiện) để có biện pháp theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh.

Thường sẽ mất từ 15 – 20 năm để các thay đổi trong tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư kể từ khi nhiễm HPV, thời gian này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào type huyết thanh HPV, tình hình miễn dịch của người nhiễm và các yếu tố nguy cơ khác (hút thuốc lá, bị nhiễm đồng thời với các bệnh viêm nhiễm sinh dục khác…). Nếu được phát hiện từ sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ điều trị khỏi là 85 – 90%. Tỷ lệ giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 – 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4. Kể từ khi xét nghiệm tầm soát UTCTC ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh đã giảm một cách đáng kể. Hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm UTCTC gồm: Pap smear (phết tế bào cổ tử cung); Cobas test; Thinprep và HPV DNA.

4 Phương pháp xét nghiệm, tầm soát Ung thư cổ tử cung hiệu quả

1. Phương pháp xét nghiệm Pap smear Xét nghiệm Pap smear là gì?

Pap smear (còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những thay đổi tế bào ở cổ tử cung chủ yếu do virus HPV gây ra, để phát hiện UTCTC kịp thời ở phụ nữ trước khi nó bắt đầu lây lan và trở thành mối quan tâm lớn hơn.

Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung giúp phát hiện ung thư sớm. Hơn thế, Pap smear còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào tử cung để cảnh báo nguy cơ mắc UTCTC trong tương lai.

Bước 1: Trong quá trình làm xét nghiệm, người bệnh sẽ được khám với các dụng cụ chuyên dụng, ở tư thế dang rộng hai chân và đặt chân vào giá đỡ gọi là kiềng.

Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị gọi là mỏ vịt đưa từ từ vào âm đạo của bạn. Thiết bị này giúp cố định vùng khám và giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.

Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ là que gỗ để tiến hành lấy mẫu tế bào.

Bước 4: Sau đó, bác sĩ phết tế bào trên que gỗ lên một nửa lam kính ở bên phần kính mờ. Phết theo 1 chiều duy nhất. Phết mỏng đều, sao cho chỉ có 1 lớp tế bào. Dàn mỏng những vùng tế bào bị dồn cục. Tránh thao tác quá mạnh tay làm hủy hoại tế bào.

Tiếp đó, phết tế bào trên que gỗ lên một nửa lam kính còn lại, phía đối diện với phần kính mờ. Phết tế bào bằng cách xoay vòng bàn chải theo chiều dài của lam kính, vừa xoay vừa đè nhẹ que gỗ. Sau đó phết lớp thứ hai chồng lên phết thứ nhất. Cuối cùng chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Quá trình này được thực hiện trong khoảng 5 phút và thường không đau. Sau khi kiểm tra, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, chuột rút, hoặc bị chảy máu âm đạo rất nhẹ. Nếu tình trạng khó chịu hoặc chảy máu vẫn tiếp tục sau ngày làm xét nghiệm, hãy thông báo cho bác sĩ biết để kịp thời điều trị.

Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Pap?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, thời gian và độ tuổi mà phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap như sau:

Dưới 21 tuổi

Không cần làm.

30 – 65 tuổi

Xét nghiệm Pap 3 năm/lần, hoặc xét nghiệm HPV 3 năm/lần, hoặc xét nghiệm Pap và HPV cùng nhau 5 năm/lần (đồng xét nghiệm).

Trên 65 tuổi

Ngưng làm xét nghiệm.

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Pap

Chi phí thấp.

Không yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.

Đơn giản, nhanh chóng và không đau.

Độ nhạy thấp, chỉ đạt 50 – 70%, độ đặc hiệu 60 – 95%.

Phải lặp lại hàng năm: Khó tuân thủ.

Độ khách quan không cao do phụ thuộc vào người đọc. Do đó, vẫn có khoảng 33% UTCTC xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bình thường.

Có nguy cơ âm tính giả do bỏ sót tế bào trong quá trình chuẩn bị mẫu. Vì vậy nếu thấy xuất hiện các triệu chứng mà Pap âm tính thì khuyến khích nên làm thêm các xét nghiệm khác hoặc thực hiện kèm xét nghiệm HPV – DNA để có kết quả chính xác hơn.

2. Xét nghiệm Cobas test (cobas® HPV test) Xét nghiệm Cobas test là gì?

Giống như các loại ung thư khác, những thay đổi của UTCTC ở giai đoạn đầu diễn biến âm thầm, hầu như không có triệu chứng điển hình. Đến khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, nhiều trường hợp không còn điều trị được. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy đóng vai trò rất quan trọng giúp phát hiện nhiễm HPV.

Cobas test là một dạng xét nghiệm HPV DNA tiên tiến, cho phép dùng một xét nghiệm duy nhất từ một mẫu bệnh phẩm là có thể phát hiện và xác định 2 type HPV 16 và 18, chiếm tới 70% nguyên nhân gây UTCTC; đồng thời xác định có nhiễm ít nhất 1 trong 12 type HPV (31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68) nguy cơ cao còn lại hay không.

Hiện nay, xét nghiệm Cobas test đã được công ty Roche Diagnostics Việt Nam giới thiệu, chuyển giao công nghệ và áp dụng tại các bệnh viện phụ sản ở nước ta.

Cách thực hiện xét nghiệm Cobas test

Quy trình thực hiện xét nghiệm Cobas test như sau:

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế trên bàn khám chuyên dụng, thả lỏng, gập đầu gối và bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để tiến hành xét nghiệm.

Bước 2: Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng que quấn gòn dài để thu mẫu tế bào ở cổ tử cung.

Bước 3: Mẫu tế bào sẽ được tiến hành phân tích bằng hệ thống cobas 4800 của Roche với quy trình tự động tinh sạch ADN, sau đó thực hiện phản ứng chuỗi trùng hợp PCR và real – time PCR để phát hiện virus HPV với hiệu quả tối đa.

Bước 4: Kết quả thường có sau 7 – 10 ngày, sẽ xác định được 12 type virus HPV nguy cơ mắc cao.

Độ tuổi nào cần tiến hành Cobas test?

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát UTCTC bằng cách kết hợp phết tế bào và xét nghiệm HPV bằng Cobas test. Nếu kết quả âm tính thì nên làm xét nghiệm này định kỳ 3 năm một lần để tầm soát bệnh an toàn và hiệu quả.

Độ chính xác cao: Cobas test có độ chính xác đạt 92%, cao hơn rất nhiều so với xét nghiệm Pap thường quy. Tỷ lệ đã được chứng minh trên 47.000 phụ nữ bằng nghiên cứu ATHENA, là xét nghiệm duy nhất được Cơ quan Quản lý Thuốc và Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) và Cộng đồng chung châu u (CE) phê chuẩn.

Tỷ lệ âm tính giả thấp do đặc tính tự động của toàn hệ thống, giúp giảm việc xử lý bằng tay và các lỗi do yếu tố con người.

Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản (như xét nghiệm Pap thường quy).

Đồng thời, xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi tại các tế bào cổ tử cung, giúp bác sĩ có hướng xử trí chính xác và kịp thời.

Thời gian đợi kết quả lâu, thường 7 – 10 ngày.

Yêu cầu trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nên chỉ thường áp dụng tại các bệnh viện lớn và hiện đại.

3. Xét nghiệm Thinprep Xét nghiệm Thinprep là gì?

Đây là xét nghiệm phết cổ bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các tế bào cổ tử cung thu lượm được không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản một cách tự động.

Xét nghiệm Thinprep là một bước tiến so với phương pháp xét nghiệm truyền thống, không phải phết tế bào cổ tử cung vào 1 lam kính làm tiêu bản như các xét nghiệm tầm soát UTCTC thông thường.

Cách thực hiện xét nghiệm Thinprep

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối và bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung.

Bước 2: Các tế bào sẽ được cho vào 1 lọ Thinprep. Tế bào được bảo quản và mang đến phòng thí nghiệm thực hiện kỹ thuật chuyển tế bào bằng màng lọc có kiểm soát, tách tế bào từ mẫu bệnh phẩm và dàn lên mặt kính. Lớp tế bào mỏng, rõ ràng và thuận lợi cho việc kiểm tra.

Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Thinprep?

Phụ nữ ở độ tuổi 21 – 29 nên thực hiện Thinprep để tầm soát UTCTC 3 năm/lần. Trước 21 tuổi không thực hiện tầm soát.

Phụ nữ ở độ tuổi 30 – 65 nếu âm tính với HPV thì nên thực hiện Thinprep 3 năm/lần và thực hiện đồng thời xét nghiệm Thinprep và HPV 5 năm/lần. Nếu dương tính nên làm đồng xét nghiệm Thinprep và HPV hàng năm.

Ngưng tầm soát sau 65 tuổi vì CIN 2+ hiếm sau 65 tuổi. Hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường, HPV dương,… đều là dương tính giả, không phản ánh đúng tiền ung thư, nguy cơ HPV chỉ còn 5 – 10%.

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Thinprep

Thinprep giảm nguy cơ bỏ sót mẫu tế bào bất thường nhờ đó giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu quả tầm soát UTCTC.

Yêu cầu trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nên chỉ thường áp dụng tại các bệnh viện lớn và hiện đại.

4. Xét nghiệm HPV DNA Xét nghiệm HPV DNA là gì?

Xét nghiệm HPV DNA là quá trình tách chiết DNA trên hệ thống máy tách chiết tự động, sử dụng công nghệ giải trình mới để phân tích.

HPV DNA là phương pháp xét nghiệm đầu tay (xét nghiệm tầm soát chính bước đầu) đã đem lại hiệu quả về lâm sàng, y tế và kinh tế, được đưa vào chương trình tầm soát quốc gia của nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Úc, Hà Lan, Thụy Điển…

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm HPV DNA

Có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất (90-95%) trong tất cả các phương pháp, xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.

Thao tác đơn giản, thời gian ngắn hơn.

Giúp giảm 50% số tử vong vì UTCTC so với không sàng lọc.

Đảm bảo tính khách quan, giảm tỷ lệ nội soi cổ tử cung.

Không chỉ phát hiện virus HPV, mà còn xác định 14 chủng HPV nguy cơ cao khác.

Thực tế, phương pháp HPV DNA chỉ giúp phát hiện virus HPV có đang tồn tại trong cơ thể hay không, tức là chỉ đánh giá nguy cơ mắc UTCTC chứ không giúp chẩn đoán có bị ung thư hay không.

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV DNA để việc tầm soát đạt hiệu quả cao nhất.

Tránh làm xét nghiệm tầm soát vào những ngày đang có kinh nguyệt. Tốt nhất là 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này trong những ngày “đèn đỏ”, nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tránh để đạt được kết quả chính xác nhất.

Không sử dụng tăm bông hay các loại kem thoa âm đạo khác trong 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

Không thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

Không quan hệ tình dục 2 ngày trước khi làm tầm soát vì có thể ảnh hưởng tới độ chính xác.

Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể âm tính hoặc dương tính, và đôi khi có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Nếu kết quả dương tính sau khi tầm soát thì bạn nên bình tĩnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác có phải mắc UTCTC hay không.

Xét nghiệm, tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả và an toàn ở đâu?

Ung thư cổ tử cung chưa bao giờ đáng sợ như lúc này, khi yếu tố nguy cơ hiện diện khắp mọi nơi, sẵn sàng cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn, UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa, hy hữu trường hợp bé gái 14 tuổi đã mắc bệnh (năm 2023). Việc thực hiện tầm soát sớm và thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư, các dấu hiệu của bệnh, các khối u… khi còn rất nhỏ – trước khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng – để có thể điều trị kịp thời, gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Khoa Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong và ngoài nước, đứng đầu là chúng tôi Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm, người đã dành hơn nửa đời người nghiên cứu, ứng dụng những phương pháp xét nghiệm tiên tiến, toàn diện, giúp hàng vạn người bệnh phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, an toàn khỏi “bản án tử hình” mang tên UTCTC.

Khoa Xét nghiệm của BVĐK Tâm Anh được trang bị các thiết bị lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu thế hệ mới nhất của các hãng nổi tiếng của các nước như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thụy Sỹ… Đồng thời, áp dụng các phương pháp xét nghiệm cao cấp: sinh học phân tử, giúp đưa ra các kết quả tầm soát và chẩn đoán UTCTC nhanh và chính xác nhất.

Được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia, y – bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.

Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp. Quy trình thăm khám, tư vấn và điều trị khép kín giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là bệnh viện khách sạn “5 sao” với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp tầm soát và chẩn đoán ung thư nhanh chóng, hiệu quả.

Không gian khám chữa bệnh sang trọng, hiện đại, văn minh mang đến sự an tâm, thoải mái cho khách hàng.

Đặc biệt, chuyên khoa Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại bậc nhất, tiên tiến, toàn diện, nâng cao hiệu quả tầm soát và điều trị ung thư.

Tiết kiệm chi phí – An toàn – Chính xác – Không đau – Nhanh chóng là những cảm nhận của nhiều khách hàng sau khi trải nghiệm khám, tầm soát ung thư tại BVĐK Tâm Anh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung được xem là “chìa khóa vàng” để phát hiện sớm bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp giúp tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, giảm đau đớn, chi phí điều trị và đặc biệt là tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.

Khách hàng có thể theo dõi thông tin chi tiết bảng giá các xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thông tin đầy đủ và công khai tại: https://tamanhhospital.vn/bang-gia/.

Với sự đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ cao cấp, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm niềm tin, chăm sóc sức khỏe toàn diện. Để được tư vấn và đăng ký khám, vui lòng liên hệ hotline 1800 6858, website: https://tamanhhospital.vn/ hoặc nhắn tin cho fanpage https://www.facebook.com/benhvientamanh.

Địa chỉ BVĐK Tâm Anh: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.

Nhằm cung cấp những thông tin và giải đáp chi tiết các thắc mắc, băn khoăn của chị em phụ nữ xoay quanh bệnh lý ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ”.

Chương trình được phát trực tiếp vào lúc 20h ngày 19/11/2023 trên Báo Điện tử https://vtv.vn/, https://thanhnien.vn/, website chúng tôi website chúng tôi và livestream trên các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, tiếp sóng trên fanpage Báo Thanh Niên và fanpage chúng tôi của Báo Điện tử VnExpress với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành:

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê – Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh.

Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi – Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Như Thế Nào ? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!