Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đền chùa là hình ảnh thường bắt gặp ở các địa phương trên mọi miền của Nhật Bản. Dù không có quá nhiều dịp để vãn cảnh đền chùa nhưng tới thăm đền chùa vào những ngày như đầu năm mới cùng với người thân, bạn bè là văn hoá của người Nhật.
Đền và chùa đều là những nơi vô cùng thiêng liêng, thần thánh. Vậy đối với người Nhật người ta phân biệt giữa đền và chùa như thế nào?
Cách nhìn độc đáo về tôn giáo của người NhậtỞ Nhật Giáng sinh, lễ Tình nhân, gần đây còn có ngày lễ hoá trang Halloween… đều là những dịp mà mọi người vô cùng hân hoan đón chào. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến Tết Dương lịch, ngày hội ném đậu Setsubun… những ngày mang tính chất truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.
Cảm nhận bốn mùa Nhật Bản: Ngày hội ném đậu Setsubun (3/2)
Có khá nhiều các trường mẫu giáo, trường học theo đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo ở Nhật. Nhiều người Nhật theo học những trường học khác với tôn giáo của chính mình. Ngoài ra, việc tổ chức hôn lễ theo phong cách Thiên Chúa giáo ở các nhà thờ là điều không hề hiếm.
Nghi thức tại nhà thờ ở lễ cưới Nhật Bản
Tuy có người rất sùng bái tôn giáo của mình nhưng cũng có người không quá câu nệ trong vấn đề tôn giáo. Họ chỉ đơn giản là muốn tham gia một cách vui vẻ vào các nghi thức. Không những thế còn có người tin vào những tôn giáo khác nhau và hành xử một cách linh hoạt theo từng tôn giáo.
Đền ở NhậtĐền được dựa trên đạo Shinto là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật Bản. Người ta tin rằng đền là nơi có sự tồn tại của thần thánh. Theo đạo Shinto thì vạn vật trên thế gian đều có một vị thần tương ứng. Thần thánh thì không tồn tại ở hình dạng như các tượng mà là đối tượng không nhìn thấy được. Người Nhật ý thức mạnh mẽ rằng các vị thần sẽ bảo vệ cho bộ tộc, xóm làng và vô cùng thân thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người.
Điểm đặc trưng có thể nhìn thấy ở các đền là sự có mặt của Linh Mục (神主 – Kannushi), Miko (巫女 – thiếu nữ phục vụ trong đền), cổng Torii (鳥居 – các cánh cổng được sơn đỏ), thánh điện (社殿 – shaden), sando (参道 – con đường dẫn đến miếu).
Chùa ở NhậtCũng giống với chùa ở Việt Nam, chùa ở Nhật cũng là nơi thuộc về Phật giáo. Trước đây nó được bắt đầu là nơi tiến hành các nghi thức của các tăng lữ. Sau đó với sự có mặt của các tượng Phật người ta xây dựng nên các Phật đường và là nơi dành cho những người tin vào Phật giáo.
Ở chùa thường có các tăng lữ, nữ tu. Đây là nơi tiến hành đọc Kinh thánh của Phật giáo, tổ chức tang lễ. Trong khuôn viên của chùa có hình thức mua bán và quản lí đất để xây mộ cho người đã mất.
Ngày Tết nên đi vãn cảnh đền hay chùa?Ở Nhật vào những ngày thường, họ ít khi đến đền hoặc chùa. Tuy nhiên dịp đầu năm mới cũng giống người Việt Nam người Nhật thường tới những chốn linh thiêng này.
Vậy thì vào những ngày đầu năm mới, đi thăm đền hay chùa mới là đúng? Câu trả lời là cả 2 đều được. Theo thông lệ người ta có thể đến chùa để thăm mộ của tổ tiên hoặc tới tế lễ vị thần ở gần nơi mình đang sinh sống. Đó là tục lệ từ ngày xưa. Tuy nhiên gần đây người Nhật có thể đi tới ngôi đền, chùa nào mà mình muốn đi không quan trọng phải gần nơi mình ở.
Nami (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Dân Số Già – Top 10 Nguyên Nhân Từ Xã Hội Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thứ hai (từ năm 1971 đến năm 1974), tỉ lệ sinh hàng năm của Nhật Bản đều liên tục giảm. Bên cạnh đó, số lượng người cao tuổi (trên 65 tuổi) lại tăng lên. Dự đoán đến năm 2025 tại Nhật, cứ 3 người sẽ có 1 người cao tuổi.
Vậy đâu là lí do của thực trạng này?
Nguyên nhân số 1 – Tỉ lệ người không kết hôn gia tăngXét ở cả nam và nữ tỉ lệ người không kết hôn ngày càng gia tăng. Hiện tại trên 20% nam giới và trên 15% nữ giới tại Nhật không kết hôn mà sống độc thân. Điều đó có nghĩa là cứ 5 nam giới thì có 1 người không kết hôn và cứ 6 nữ giới sẽ có 1 người không kết hôn.
Nguyên nhân số 2 – Tình trạng kết hôn muộn gia tăng
Năm 1970, tuổi trung bình trong trường hợp kết hôn lần đầu tiên là 26,9 tuổi (ở nam) và 24,4 tuổi (ở nữ). Hiện nay cả nam và nữ con số này đều đã vượt trên 30. Kết hôn muộn không chỉ làm cho các gia đình có xu hướng sinh ít con hơn thậm chí là quyết định không sinh con làm cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân số 3 – Quan điểm về kết hôn và sinh con thay đổiNếu như trước đây xã hội Nhật cho rằng việc lập gia đình và có con là điều tất nhiên thì đến nay quan điểm này đã thay đổi. Nhiều nam nữ nghĩ rằng việc sống một mình là tự do và nhiều người không còn định kiến với những người không kết hôn nữa.
Nguyên nhân số 4 – Sự tham gia của phụ nữ vào xã hộiNgày càng nhiều nữ giới lựa chọn xin việc sau khi ra trường. Khi đã đi làm việc lập gia đình, sinh con trở nên khó khăn hơn từ đó mà dẫn đến tình trạng kết hôn muộn hoặc lựa chọn không sinh con thậm chí là không kết hôn.
Nguyên nhân số 5 – Môi trường sinh và nuôi dạy trẻ chưa thực sự đầy đủSố lượng nam giới tham gia vào việc nuôi dạy con cái dù đã tăng nhưng không nhiều. Thêm vào đó pháp luật Nhật Bản có quy định về chế độ xin nghỉ sinh và chăm sóc con cái nhưng để nhận được điều này thì không hề đơn giản đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, sau khi sinh con hay chăm con nhỏ việc bắt đầu xin đi làm trở lại là điều rất khó từ đó xu hướng gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái) gia tăng làm cho vấn đề tỉ lệ sinh thấp càng trầm trọng hơn.
Nguyên nhân số 6 – Vấn đề kinh tế trong nuôi dạy con cáiĐể nuôi dạy một đứa trẻ cho đến khi tốt nghiệp trường đại học tư sẽ tốn hơn 2o triệu yên (hơn 4,2 tỉ đồng), trong trường hợp trường công thì ít nhất cũng từ 10 triệu yên (hơn 2,1 tỉ đồng). Nếu như có 2 con thì con số này sẽ gấp đôi.
Mặc dù hiện tại xã hội Nhật có khá nhiều trợ cấp từ việc sinh con cũng như nuôi dạy con cái nhưng con số này vẫn chưa nhiều và gánh nặng kinh tế làm ảnh hưởng đến quyết định có sinh con hay không cũng như sinh bao nhiêu.
Nguyên nhân số 7 – Phát triển y tế làm gia tăng tuổi thọ trung bìnhNhờ vào những cải tiến trong lĩnh vực y tế, tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng tăng. Nếu như năm 1950 con số này ở nữ giới là 61,5 tuổi và 58 tuổi ở nam thì 50 năm sau đó (năm 2000) lần lượt đã là 81,9 tuổi và 77,7 tuổi. Thêm vào đó theo dự đoán đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 90,2 tuổi và nam giới là 83,5 tuổi.
Nguyên nhân số 8 – Ý thức về sức khoẻ gia tăngNgày nay càng nhiều người Nhật ý thức về việc duy trì sức khoẻ thông qua tập luyện, chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đây cũng là lí do mà tuổi thọ trung bình gia tăng. Thêm vào đó, nhiều người lựa chọn thực phẩm chức năng để bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ chuyên sâu hay nhiều người đã bỏ hoặc không sử dụng thuốc lá nhiều như trước đây.
Nguyên nhân số 9 – Dân số tập trung về các đô thị lớnMặc dù số người lựa chọn về quê làm việc sau khi tốt nghiệp, sự điều động nhân lực về các địa phương có gia tăng nhưng dân số ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka vẫn liên tục tăng. Đặc biệt khu vực Kanto với Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba – chỉ 4 tỉnh này cũng chiếm tới 1/4 dân số toàn Nhật Bản.
Do sự tập trung quá nhiều như vậy làm cho chi phí sinh hoạt của vùng có mật độ cao tăng lên kéo theo bài toán kinh tế của các hộ gia đình hay cá nhân – cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sinh giảm.
Nguyên nhân số 10 – Tỉ lệ học lên caoTừ sau năm 1978, tỉ lệ học lên cấp 3 của Nhật là trên 90%, ngày nay con số này là 95%. Thêm vào đó tỉ lệ theo học đại học tuy có tăng giảm một chút nhưng nam giới vẫn đạt trên 50% và nữ giới đạt trên 45%.
Khi việc học lên các bậc học cao trở thành điều hiển nhiên của xã hội thì gánh nặng về chi phí học tập cũng sẽ tăng theo. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sinh của Nhật giảm.
Theo Business Textbook
Sự Khác Nhau Giữa Chùa Và Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am
Mong muốn qua bài viết này, chúng ta có thể phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.
Chùa là gì ?Chùa Dâu hay còn gọi là chùa Cả, Diên Ứng, Pháp Vân, … Là ngôi chùa cổ kính, lâu đời nhất ở Bắc Ninh.
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.
Sở dĩ người ta thường hay nói cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Vua, quan bước chân vào chùa cũng bằng cửa đó. Người buôn thúng bán nia hay những kẻ ăn mày cùng đinh trong xã hội đi vào chùa cũng bằng cửa đó. Cửa chùa rộng mở tuy nhiên nó rất hẹp.
Hẹp là bởi vì chưa chắc ông vua đã lọt vào được trong cửa chùa, vì áo mão, quyền uy, chức tước, công danh sự nghiệp, cồng kềnh đủ thứ. Nhưng ngược lại với một con người nghèo nàn mà thong dong đi vào cửa chùa không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Vì cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi, tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn… ở đời. Nếu vị nào tới chùa mà mang danh vị chức tước, quyền uy thế lực… thì cửa chùa tuy mở rộng đó mà lại khép kín. Ngược lại, với con người chỉ với một tấm lòng thành, chỉ một tấm lòng thành như vậy thôi mà cửa chùa luôn luôn mở rộng với mình.
Đình là gì ?Đình Chu Quyến hay còn gọi là đình Chàng, ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam.
Trong đời sống người dân Việt Nam khi xưa, đình làng khi khởi dựng được phục vụ nhiều mục đích, từ thờ tự, tế lễ, là nhà hội đồng chung, là nơi xử kiện, nộp sưu thuế, nơi nghỉ cho khách lỡ độ đường, đình làng cũng là nơi vui chơi, nơi sinh hoạt ca hát, có đình làng còn là lớp học… Đình làng còn được coi như biểu tượng của quyền lực làng xã, nó có chức năng như một ngôi nhà lớn của cộng đồng.
Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Đền là gì ?Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc… Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.
Miếu là gì ?Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long, vị trí ở tây nam Hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc), thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam).
Nghè là gì ?Nghè Xuân Phả (Thanh Hoá)
Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.
Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.
Điện thờ là gì ?Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…
Phủ là gì ?Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.
Quán là gì ?Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh. Một trong Thăng Long tứ quán. Bốn Đạo quán lớn, bao gồm: Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh. Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai. Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành. Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên.
Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.
Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.
Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).
Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).
Am là gì ?Hương Hải am – Chùa Thầy, tọa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.
Theo RedsVN
Phân Biệt Cặp Động Từ 行くVà 来る|Kênh Du Lịch Locobee
Tại bài viết lần này LocoBee sẽ giới thiệu tới các bạn sự khác nhau của cặp động từ chỉ sự di chuyển 行く- iku và 来る – kuru.
Cách dùng của 行く行く dùng chỉ việc di chuyển từ địa điểm ở hiện tại đến một nơi là đích đến. Đây là động từ di chuyển thường được dùng nhiều nhất.
Ví dụ:
トイレに行く(toire ni iku) – đi tới nhà vệ sinh
学校に行く(gakko ni iku) – đi tới trường
喫茶店に行く(kissaten ni iku) – đi tới quán nước
Trong trường hợp này những điểm đến có mục đích của nhân vật là nhà vệ sinh, trường và quán nước.
Cách dùng của 来る来る thể hiện việc người hoặc vật tới gần nơi có người nói. Khi sử dụng 来る nhất định phải có mối tương quan với người nói.
Ví dụ:
今度、私の結婚式に来てもらえますか?(kondo watashi no kekkonshiki ni kitemoraemasuka)
Nghĩa: Lần tới bạn có thể tới dự đám cưới của tôi được không?
今度、ベトナムに遊びに来てください。(kondo betonamu ni asobi ni kitekudasai)
Ngoài con người, những thứ thuộc về tự nhiên hay thời gian cũng được sử dụng với 来る
Ví dụ:
台風がベトナムに来た (taifu ga betonamu ni kita) – bão đã vào tới Việt Nam
試験の日が来た (shiken no hi ga kita) – ngày thi đã tới
Ví dụ trong hội thoạiA: 来週の日曜日、家で誕生日パーティーをします。私の家に来ませんか?
(raishu no nichiyobi ie de tanjobi patei wo shimasu/ watashi no ie ni kimasen ka)
Nghĩa: Chủ Nhật tuần sau tôi sẽ tổ chức tiệc sinh nhật tại nhà. Bạn đến nhà tôi chứ?
B: はい。ぜひ、行きます。(hai/zehi ikimasu)
Nghĩa: Vâng. Nhất định tôi sẽ đến.
Chủ Nhật tuần sau, A sẽ có mặt ở nhà mình. A mời B tới, xét với A thì B sẽ tới chỗ A nên dùng với きませんか? Còn B có đích đến là nhà của A nên dùng với 行きます.
Các bạn đã nắm được cách dùng cặp động từ thể hiện sự di chuyển này rồi chứ?
KENT (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!