Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Văn Hoá Giữa Nhật Bản Và Các Quốc Gia Khác Trên Thế Giới được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nhật Bản là đất nước được mệnh danh là có toilet sạch nhất thế giới.
Việc giữ gìn vệ sinh Toilet là 1 trong những điều mà công dân Nhật Bản được phổ cập triệt để ngay từ lứa tuổi nhỏ. Các bạn có biết rằng ngay tại trường mẫu giáo các em đã được giáo dục về ý thức giữ vệ sinh chung để tránh làm phiền mọi người xung quay. Trong chương trình giảng dạy cũng có công việc cọ rửa toilet và các bé cùng nhau cọ toilet khi đến phiên trực của mình.
Các doanh nghiệp ở Nhật Bản cực kỳ quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh tại địa điểm kinh doanh cũng như toilet của họ. Bởi nếu như một toilet dơ bẩn ở trong siêu thị sẽ thể hiện được thái độ phớt lờ của doanh nghiệp trong ý thức giáo dục ý thức của nhân viên. Cũng như không chú trọng vấn đề vệ sinh của họ tại nơi kinh doanh của mình. Và từ đó khách hàng sẽ dễ liên tưởng đến các loại thực phẩm được bày bán ở đó có hợp vệ sinh hay không. Kể từ đó kinh doanh sẽ bị giảm sút và bị tẩy chay ngay.
2. Người Nhật sẽ tạo tiếng động khi ăn
Với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam chúng ta, khi ăn mọi người thường có quan niệm phải ăn nhẹ nhàng, không nên phát ra tiếng và thậm chí có nhiều nơi còn không được nói chuyện khi ăn… những hành động như vậy sẽ bị xem là mất lịch sự.
Nhưng điều này lại hoàn toàn trái ngược khi đến với Nhật Bản, với người Nhật, đặc biệt là những gia chủ hiếu khách sẽ cảm thấy vui khi nghe thấy tiếng xì xụp của bạn khi ăn, bởi điều này chứng tỏ đồ ăn rất ngon miệng đối với bạn. Ngược lại, nếu bạn ăn một cách quá im lặng thì họ đang cho rằng bạn nghĩ món ăn đó không ngon.
3. Giữ im lặng nơi công cộng
Ở Việt Nam chúng ta, khi sử dụng phương tiện công cộng như xe bus mọi người sẽ bắt gặp những hình ảnh như: nhiều người trò chuyện, người chơi game, thậm chí bác tài cũng sẽ phát nhạc trong loa cho cả xe nghe. Nếu nói lịch sự thì không khí vô cùng náo nhiệt, nhưng nếu nói chính xác thì rất ồn ào.
Ngược lại, nếu sử dụng phương tiện công cộng ở Nhật Bản bạn sẽ không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào. Đây chính là một trong những nguyên tắc ở đất nước, khi bạn sử dụng phương tiện công cộng, bạn không nên (thậm chí là không được phép) nói chuyện điện thoại. Nếu bạn đi du lịch bằng tàu điện ngầm hay tàu ở tất cả mọi nơi trên nước Nhật (kể cả những thành phố đông đúc và bận rộn như Tokyo và Osaka) bạn sẽ nhận thấy rằng mọi người đều yên lặng. Mọi người sẽ không nói chuyện điện thoại và thậm chí là hiếm khi nói chuyện với người khác. Nếu ai đó nói chuyện rất to bằng điện thoại, có lẽ họ sẽ nhận được vài cái nhìn đầy phán xét vì hành động này. Tương tự, nếu điện thoại của ai đó đổ chuông lớn, thì người đó hẳn sẽ thấy ngượng ngùng và hấp tấp tắt điện thoại thật nhanh.
Xã hội Nhật Bản cực kỳ coi trọng sự riêng tư cá nhân và lên án hành động xâm phạm sự riêng tư đó. Việc không nói chuyện điện thoại trên phương tiện công cộng chỉ là một những quy tắc ứng xử nhằm bảo vệ điều này.
4. Người Nhật rất có ý thức giữ vệ sinh công cộng và thường mang rác về nhà
Người dân ở Nhật Bản từ nhỏ đã được giáo dục rằng phải có trách nhiệm với những việc mình làm, kể cả rác thải. Do đó khi đặt chân đến đất nước này bạn sẽ không thấy bất kỳ loại rác nào trên đường cả, bởi vì người dân ở đây rất có ý thức, thậm chí họ còn chuẩn bị sẵn một túi nilon khi ra ngoài để có thể mang rác về nhà nếu không tìm thấy thùng rác.
5. Tắm onsen
Tắm onsen là một hình thức tắm phổ biến được yêu thích. Onsen là suối nước nóng tự nhiên, do ở Nhật có nhiều núi lửa. Nước từ Onsen là nước tinh khiết từ các nguồn nước ngầm dưới lòng đất và rất giàu khoáng chất. Vì thế người Nhật tìm đến Onsen không chỉ để thư giãn mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cho cơ thể nữa.
Nếu như các nơi khác trên thế giới, tắm được xem là một việc riêng tư nên hầu hết mọi người đều tắm một mình. Nhưng khi tắm Onsen ở Nhật tất cả mọi người sẽ tắm cùng nhau ngoài trời và hoà hợp với thiên nhiên.
Mặc đồ khi tắm onsen là một điều tối kỵ. Điều này bắt nguồn từ thời Edo, các suối nước nóng được coi là “vùng đình chiến”, những quan chức và samurai luôn khỏa thân 100% để chứng minh với đối thủ rằng mình không mang theo bất cứ vũ khí gì. Thế nên thói quen tắm Onsen thể hiện sự bình đẳng của mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác.
Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm đến bài viết.
Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản
Đền chùa là hình ảnh thường bắt gặp ở các địa phương trên mọi miền của Nhật Bản. Dù không có quá nhiều dịp để vãn cảnh đền chùa nhưng tới thăm đền chùa vào những ngày như đầu năm mới cùng với người thân, bạn bè là văn hoá của người Nhật.
Đền và chùa đều là những nơi vô cùng thiêng liêng, thần thánh. Vậy đối với người Nhật người ta phân biệt giữa đền và chùa như thế nào?
Cách nhìn độc đáo về tôn giáo của người Nhật
Ở Nhật Giáng sinh, lễ Tình nhân, gần đây còn có ngày lễ hoá trang Halloween… đều là những dịp mà mọi người vô cùng hân hoan đón chào. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến Tết Dương lịch, ngày hội ném đậu Setsubun… những ngày mang tính chất truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.
Có khá nhiều các trường mẫu giáo, trường học theo đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo ở Nhật. Nhiều người Nhật theo học những trường học khác với tôn giáo của chính mình. Ngoài ra, việc tổ chức hôn lễ theo phong cách Thiên Chúa giáo ở các nhà thờ là điều không hề hiếm.
Tuy có người rất sùng bái tôn giáo của mình nhưng cũng có người không quá câu nệ trong vấn đề tôn giáo. Họ chỉ đơn giản là muốn tham gia một cách vui vẻ vào các nghi thức. Không những thế còn có người tin vào những tôn giáo khác nhau và hành xử một cách linh hoạt theo từng tôn giáo.
Đền ở Nhật
Đền được dựa trên đạo Shinto là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật Bản. Người ta tin rằng đền là nơi có sự tồn tại của thần thánh. Theo đạo Shinto thì vạn vật trên thế gian đều có một vị thần tương ứng. Thần thánh thì không tồn tại ở hình dạng như các tượng mà là đối tượng không nhìn thấy được. Người Nhật ý thức mạnh mẽ rằng các vị thần sẽ bảo vệ cho bộ tộc, xóm làng và vô cùng thân thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người.
Điểm đặc trưng có thể nhìn thấy ở các đền là sự có mặt của Linh Mục (神主 – Kannushi), Miko (巫女 – thiếu nữ phục vụ trong đền), cổng Torii (鳥居 – các cánh cổng được sơn đỏ), thánh điện (社殿 – shaden), sando (参道 – con đường dẫn đến miếu).
Chùa ở Nhật
Cũng giống với chùa ở Việt Nam, chùa ở Nhật cũng là nơi thuộc về Phật giáo. Trước đây nó được bắt đầu là nơi tiến hành các nghi thức của các tăng lữ. Sau đó với sự có mặt của các tượng Phật người ta xây dựng nên các Phật đường và là nơi dành cho những người tin vào Phật giáo.
Ở chùa thường có các tăng lữ, nữ tu. Đây là nơi tiến hành đọc Kinh thánh của Phật giáo, tổ chức tang lễ. Trong khuôn viên của chùa có hình thức mua bán và quản lí đất để xây mộ cho người đã mất.
Ngày Tết nên đi vãn cảnh đền hay chùa?
Ở Nhật vào những ngày thường, họ ít khi đến đền hoặc chùa. Tuy nhiên dịp đầu năm mới cũng giống người Việt Nam người Nhật thường tới những chốn linh thiêng này.
Vậy thì vào những ngày đầu năm mới, đi thăm đền hay chùa mới là đúng? Câu trả lời là cả 2 đều được. Theo thông lệ người ta có thể đến chùa để thăm mộ của tổ tiên hoặc tới tế lễ vị thần ở gần nơi mình đang sinh sống. Đó là tục lệ từ ngày xưa. Tuy nhiên gần đây người Nhật có thể đi tới ngôi đền, chùa nào mà mình muốn đi không quan trọng phải gần nơi mình ở.
Nami (LOCOBEE)
Tôn Trọng Sự Khác Biệt Là Văn Hoá
Bản sắc văn hóa là những yếu tố độc đáo, đặc sắc biểu hiện nét đặc thù của một dân tộc. Bản sắc làm nên giá trị mà muốn đi tìm giá trị này lại thường phải dựa vào hệ tọa độ Chủ thể – Không gian – Thời gian, vì văn hóa luôn là sản phẩm của một chủ thể, diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể. Phạm trù chủ thể là cơ bản, chủ yếu vì mọi vấn đề đều thông qua, khúc xạ qua con người, và chỉ có con người chủ thể ở không gian nhất định mới có thể phần nào thấu hiểu ý nghĩa của văn hóa.
Vì là đặc thù nên giá trị/ chuẩn mực văn hóa của cộng đồng này chưa hẳn là giá trị/ chuẩn mực của cộng đồng khác, có khi còn ngược lại. Do vậy vội vã chê dân tộc kia là dã man, là thiếu văn minh…tức là đã sa vào thái độ sô vanh văn hóa, thiếu tôn trọng, xa lạ với trào lưu học hỏi văn hóa lẫn nhau đang diễn ra trên thế giới hiện nay. Không thể có kiểu người phương Tây vốn quen với văn hóa du mục, con ngựa với họ là con vật gần gũi mà họ vẫn ăn thịt, lại đi chê bai dè bỉu một số dân tộc phương Đông là người của văn hóa nông nghiệp ăn thịt chó…
Mặt khác mỗi nền văn hóa đều sản sinh những phong tục tập quán. Các điều kiện địa lý, đất đai, khí hậu, canh tác…lại quy định nội dung các phong tục tập quán này. Có phong tục ở dân tộc này là khác lạ, thậm chí là “quái lạ” so với dân tộc kia. Vì thế cũng không thể đem cái nhìn, quan niệm sống của dân tộc này phán xét dân tộc khác là thế này, thế nọ, phải là thế này, không được là thế kia… Nguyên tắc căn bản của Folklore học yêu cầu phải giữ nguyên dạng các di sản văn hóa là xuất phát từ vấn đề cơ bản này. Các nền văn hóa đều có mục tiêu chung là vì con người, xem xét tính chất, tiêu chuẩn của mỗi nền văn hóa đều phải lấy con người làm thước đo. Nước anh có cái hay của nước anh, nước tôi có cái hay của nước tôi. Chúng ta cố gắng giữ gìn và phát triển cái nét hay (riêng) đó và cùng học tập trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Nhiều nét riêng, nét hay mới làm nên bản sắc. Một đất nước giàu có bản sắc là đất nước đáng kính, đáng phục, đáng được kết bạn.
Giá trị luôn thay đổi theo thời gian, có giá trị ở thời này là chuẩn mực nhưng thời sau lại lạc hậu. Ví như hành động gắp thức ăn cho người khác là hành vi quan tâm lẫn nhau (biểu thị sự đoàn kết, gắn bó) ở cái thời mọi người sống trong một làng, những mối quan hệ quanh quẩn trong lũy tre. Nhưng ở ngày hôm nay giao lưu mở ra với cả thế giới thì hành động này cần loại bỏ vì có khi lại là nguyên nhân dẫn đến sự truyền nhiễm nhanh chóng các vi khuẩn gây bệnh. Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm gìn giữ những chuẩn mực văn hóa của cộng đồng mình nhưng không thể khư khư bảo thủ giữ lại cả những cái gì bất cập với ngày hôm nay, hiện đại và hòa nhập. Văn hóa học có khái niệm “tự điều chỉnh”, tức văn hóa tự thân nó sớm muộn sẽ có sự thay đổi để thích ứng với xã hội, nhưng có sự tác động của thể chế tiến bộ (như văn bản luật, quy định…) thì sự điều chỉnh sẽ nhanh hơn, đúng hướng hơn.
Cần có cái nhìn văn hóa trước các hiện tượng văn hóa gây tranh luận, không cực đoan bảo thủ khẳng định đó là truyền thống tốt đẹp, cũng không phủ nhận sạch trơn. Phải phân tích, cắt nghĩa lí giải một cách hệ thống, cụ thể để giữ lấy cái lõi nhân văn, gạt bỏ cái lỗi thời. Văn hóa là con người, hãy để chủ thể con người nơi đó nói lên tiếng nói của văn hóa nơi họ đang sinh tồn. Và hãy quan sát, suy ngẫm, đối sánh, gợi mở cho chủ thể văn hóa điều chỉnh hành vi văn hóa cho phù hợp với thời đại mới. Mọi áp đặt hoặc can thiệp thô bạo là không phù hợp với tinh thần mềm mại, uyển chuyển và tinh tế của văn hóa.
Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng cũng như mỗi cá nhân, mỗi chính thể tồn tại được là do sự khác biệt. Hãy tôn trọng sự khác biệt. Sự ép buộc phải làm khác, “đi con đường khác” là trái với tinh thần nhân văn của văn hoá!
Văn Hoá Trà Đạo Nhật Bản Nổi Tiếng Khắp Thế Giới Nhờ Điều Này
Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng văn hoá trà đạo Nhật Bản lại nổi tiếng khắp thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về trà đạo Nhật Bản. Các cách trải nghiệm trà và trà khi trà đạo và những địa điểm trải nghiệm văn hóa trà đạo nổi tiếng tại đất nước này.
Trà đạo Nhật Bản chính là nghệ thuật
Ở Nhật Bản cổ đại, uống trà cũng được coi là một thú vui tương tự như uống rượu. Ngày nay, nó đã trở thành một nền văn hoá hơn 400 năm tuổi. Không ngoa khi nói rằng trà đạo là một nghệ thuật toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Ngoài nghi thức độc đáo về cách pha trà và thưởng trà, bộ trà và phòng trà cũng được bày trí cẩn thận. Trong phòng sẽ có những bức tranh và thư pháp toát lên vẻ thanh lịch. Một số bộ trà khá đắt tiền do lịch sử lâu đời hoặc do nó là thiết kế của các nghệ nhân bậc thầy.
Tại Nhật Bản, nơi lịch sử và văn hóa được coi trọng, nhiều trường cao đẳng và đại học có “khoa trà đạo”. Đa số sinh viên theo học là nữ giới. Đặc biệt, phụ nữ sống ở Kyoto gần như đều học trà đạo. Ngoài ra, “Văn hóa trà” sẽ được tổ chức vào giữa tháng 10 hàng năm. Nó sẽ được chia thành các cấp từ 1 đến 4 và có các phòng thi trong cả nước.
Phòng trà
Nơi trải nghiệm trà đạo được gọi là phòng trà. Trong nhà được trang bị các hốc, bếp lò, và các dụng cụ như nước đun sôi, trà. Dụng cụ làm sạch được đặt trong một túp lều gọi là nhà nước. Các cửa sổ được làm bằng giấy. Bức tường được treo thư pháp và tranh. Những chiếc bình được sắp xếp và cắm hoa theo mùa.
Phương pháp và nghi thức thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Lưu ý trước khi uống trà
Xin vui lòng không đeo tất cả các loại đồ trang sức kim loại và đồng hồ. Bởi vì bộ trà hầu hết có giá trị. Sẽ thật thô lỗ nếu bạn không chú ý đến việc đeo đồng hồ để uống trà.
Phụ nữ không nên mặc váy ngắn, và đàn ông nên đi tất trắng.
Không sử dụng nước hoa quá thơm. Mặc dù trà Nhật Bản hiện nay có nhiều loại matcha, sencha, trà gạo đen, trà kumbu và trà kiều mạch. Nhưng trà đạo chủ yếu đề cập đến matcha. Matcha có một mùi hương độc đáo. Nếu mùi hương của nước hoa quá nặng, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.
Phương pháp thời gian và nghi thức pha trà
Đặt matcha vào bát trà
Nghệ nhân pha trà sẽ lấy trà từ bình và đặt vào bát. Có thể họ sẽ cho thêm táu tàu vào trà. Nếu bạn muốn vị trà nhạt thì chỉ cho 2g. Đậm hơn thì nên sử dụng 4g.
Đổ nước nóng
Nghệ nhân sẽ sử dụng một chiếc thìa lớn bằng tre để múc nước nóng từ bếp đổ vào bát trà. Nhiệt độ nước thường khoảng 80 độ.
Khuấy matcha
Tiếp theo, khuấy matcha bằng bàn chải tre để. Sẽ mất khoảng 1 phút để khuấy. Bàn chải tre hình trụ này được gọi là samovar và là vật dụng quan trọng nhất cho trà.
Jingcha
Quá trình 1 đến 3 ở trên được gọi là “trà điểm”. Sau đó, bát trà được đặt trên bàn tay phải. Mặt trước của bát trà được xoay theo hướng của khách. Lòng bàn tay trái được đặt nhẹ dưới đáy bát, và tay phải đang nhẹ nhàng vuốt ve bát trà để thể hiện sự tôn trọng trà.
Phương pháp và nghi thức khi uống trà
Khi uống trà
Đầu tiên, hãy xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống, bạn phải tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng chính của nghệ nhân pha trà. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với người nghệ nhân ấy.
Sau khi uống trà
Nếu bạn đang uống trà loãng, bạn nên uống hết phải lau cạnh bát khi uống xong. Nếu đó là trà mạnh, bạn không cần phải uống tất cả. Tuy nhiên, khi uống xong, bạn cũng phải lau cạnh bát. Khi lau, chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ.
Các địa điểm có thể trải nghiệm văn hóa trà đạo
Hội trường Kitayama Kyoto
Địa chỉ: Tỉnh Kyoto, Thành phố Kyoto, Kita-ku, Kamogawa-cho, 61
Giờ mở cửa: 9:30 – 16:30
Ngày đóng cửa: Thứ hai
Giao thông: Từ ga JR “Kyoto”, đi tàu điện ngầm và đi theo tuyến “Uwaru” đến điểm dừng “Beishan” và xuống tại Lối ra 4 trong 5 phút.
Bảo tàng nghệ thuật Tokyo SUNTORY
“Bảo tàng nghệ thuật SUNTORY” ở Roppongi, Tokyo có phòng trà “Hyunto”. Nó là một nơi tuyệt vời để thưởng trà và trái cây.
Địa chỉ: Akasaka 9-7-4, Minato-ku, Tokyo Midtown Galleria 3F
Giờ làm việc: 10:00 – 18:00 (Thứ Sáu 6:00 đến 20:00)
Chi phí: 1000 yên
Ngày đóng cửa: Thứ ba, cuối năm và năm mới
Điện thoại: 03-347-8600
Một cửa hàng nơi bạn có thể nếm thử matcha địa phương
Bảo tàng nghệ thuật Tokyo Genjin – NEZUCAFE
Bảo tàng Nghệ thuật Kitjin ở vùng đồi xanh phía nam Tokyo. Đây là một bảo tàng nghệ thuật khá yên tĩnh. Quán cà phê “NEZUCAFE” được giấu trong khu vườn của bảo tàng. Bạn có thể nếm thử bộ món tráng miệng Matcha với giá 1300 yên.
Địa chỉ: 6-5-1, Nanqingshan, Minato-ku, Tokyo
Điện thoại: 03-3400-2536
Giờ làm việc: 10:00 -17:00
Ngày đóng cửa: Thứ hai, cuối năm và năm mới
Vé: Người lớn 1100 yên (1300 yên trong triển lãm đặc biệt) / 800 sinh viên (1000 yên trong triển lãm đặc biệt)
Giao thông: 8 phút đi bộ từ Lối ra A5 (cầu thang) tại Ga Omotesando trên Tuyến tàu điện ngầm Ginza, Tuyến Hanzomon, Tuyến tàu điện ngầm
Vườn cung điện hoàng gia Tokyo Hamaiya – Nhà trà Nakajima
Trong Cung điện Grace có một hồ thủy triều hút nước biển vào hồ bơi. Đi qua cây cầu bắc ngang hồ bơi, sẽ đến “Nhà trà Nakajima” được xây dựng trên đảo Chihkan. Không gian ở đây rất đẹp. Bạn có thể nếm thử những món tráng miệng từ Matcha với giá từ 510 yên đến 720 yên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Văn Hoá Giữa Nhật Bản Và Các Quốc Gia Khác Trên Thế Giới trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!