Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Dram Và Sram , So Sánh Dram Và Sram được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
RAM động (DRAM: Dynamic RAM) là loại chip nhớ được dùng trong hầu hết các bộ nhớ chính ở các máy tính hiện đại. Lợi thế chính của DRAM là mật độ rất dày đặc, có nghĩa là bạn có thể gói nhiều bit vào trong một con chip rất nhỏ, không tốn kém và bạn có thể mua số lượng lớn bộ nhớ với giá cả phải chăng.
DRAMCác tế bảo bộ nhớ trong một chip DRAM là các tụ điện nhỏ xíu giữ lại năng lượng điện biểu thị cho một bit. Vấn đề với DRAM là nó động – đó là, các nội dung của nó có thể bị thay đổi. Với mỗi gõ phím hay mỗi nhấp chuột các nội dung của RAM thay đổi. Và toàn bộ nội dung của RAM bị mất hết khi hệ thống phá huỷ. Cũng vậy do thiết kế, nó phải được làm mới liên tục; mặt khác những năng lượng điện ở các tụ điện bộ nhớ riêng biệt sẽ cạn và dữ liệu sẽ bị mất. Làm mới xảy ra khi bộ điều khiển bộ nhớ hệ thống có một thời gian nghỉ ngắn và truy cập tất cả các dòng dữ liệu trong những chip nhớ. Thời gian làm mới tiêu chuẩn là 15ms (triệu giây), có nghĩa là cứ mỗi 15 triệu giây, tất cả các hàng trong bộ nhớ được tự động đọc để làm mới dữ liệu.
Làm mới bộ nhớ không may cũng tách thời gian bộ xử lý khỏi những công việc khác, vì mỗi chu kỳ làm mới lại cần vài chu kỳ CPU để hoàn thành. Trong hệ thống cũ, chu kỳ làm mới có thể mất đến 10% hoặc hơn tổng số thời gian của CPU, nhưng với hệ thống ngày nay đang chạy trong hàng đa-gigahertz, việc làm mới trên bây giờ trong trình tự một phần nhỏ của một phần trăm hoặc ít hơn của tổng số thời gian của CPU. Một số hệ thống cho phép thay đổi tham số định thời gian làm mới thông qua CMOS Setup. Thời gian giữa các chu kỳ làm mới được biết đến như tREF và được diễn đạt không phải trong triệu giây, mà trong những chu kỳ đồng hồ.
Quan trọng là nhận biết được ràng gia tăng thời gian giữa các chu kỳ làm mới (tREF) để tăng tốc độ hệ thống có thể để một số tế bảo bộ nhớ sớm tiêu hao, gây ra những lỗi bộ nhớ nhỏ ngẫu nhiên.
Lỗi nhỏ là một lỗi dữ liệu không gây ra do chip khiếm khuyết. Để tránh những lỗi nhỏ, thường an toàn hơn bạn nên cài định thời gian làm mới theo kế hoạch hoặc mặc định. Bởi vì việc làm mới tiêu thụ ít hơn 1% toàn bộ băng thông hệ thống hiện đại, thay đổi tỷ lệ làm mới có ảnh hưởng chút ít đến sự thực thi. Hầu như tốt nhất là dùng những thiết lập tự động hay mặc định cho bất kỷ định thời gian bộ nhớ nào trong BIOS Setup.
Nhiều hệ thống hiện đại không cho phép thay đổi định thời gian bộ nhớ và được vĩnh viễn đặt ở chế độ tự động, ở chế độ tự động, các bo mạch chủ đọc những tham số định thời gian ngoài ROM nhận dạng theo chuỗi (SPD: serial presence detect) được tim thấy trên module bộ nhớ và thiết lập những tốc độ chu kỳ phù hợp.
DRAM sử dụng duy nhất một bóng bán dẫn và một cặp tụ điện cho mỗi bit, điều này làm cho chúng rất dầy đặc, cung cấp nhiều dung lượng bộ nhớ cho mỗi chip hơn bất kỳ loại bộ nhớ nào khác. Hiện tại, chip DRAM có khả năng mật độ lên đến 4Gb (512MB) mỗi chip, mà tại một điểm bóng bán dẫn cho bit yêu cầu ít nhất 4 tỷ bóng bán dẫn. Bóng bán dẫn đếm trong những chip nhớ thì nhiều hơn trong bộ xử lý, bởi vì trong một chip nhớ các bóng bán dẫn và tụ điện được sắp xếp nhất quán trong một (thường là hình vuông) lưới những kiến trúc lặp đi lặp lại đơn giản, không giống như bộ xử lý là mạch phức tạp hơn nhiều về những kiến trúc và yếu tố khac nhau tương kết trong kiếu bất quy tắc cao.
Bóng bán dẫn cho mỗi tế bảo bit DRAM đọc tình trạng nạp năng lượng của tụ điện kế cận. Nếu tụ điện được nạp, tế bảo được đọc để chứa a 1: không nạp là a 0. Các tụ điện nhỏ liên tục hết điện, đó là lý do tại sao bộ nhớ phải được làm mới thường xuyên. Ngay cả khi nguồn điện bị gián đoạn, hoặc bất cứ điều gì cản trở chu trình làm mới, có thể dẫn tới một tế bảo bộ nhớ DRAM mất đi sự nạp điện và dữ liệu cũng vậy. Nếu điều này xảy ra trong hệ thống đang chạy, nó có thể dẫn đến màn hình màu xanh, lỗi bảo vệ toàn bộ hệ thống, các tập tin hỏng, và bất kỳ số hệ thống sụp đổ.
DRAM được sử dụng trong các hệ thống máy tính vì rẻ và các chip có thể được đóng gói với mật độ dày đặc, nên nhiều dung lượng bộ nhớ có thể tích hợp trong một không gian nhỏ. Thật không may, DRAM cũng chậm, điển hình là chậm hơn bộ xử lý. Vì lý do này, nhiều loại kiến trúc DRAM đã được phát triển để cải tiến tốc độ.
Bộ nhớ đệm: SRAMMột loại bộ nhớ khác biệt rõ rệt nhanh hơn đáng kể so với hầu hết các loại DRAM. SRAM viết tắt của RAM tĩnh (static RAM), được đặt tên như vậy là vì nó không cần những tốc độ làm mới định kỳ như DRAM. Do cách SRAM được thiết kế, không chỉ những tốc độ làm mới không cần thiết mà còn SRAM chạy nhanh hơn DRAM nhiều, nhiều khả năng bắt kịp tốc độ những bộ xử lý hiện đại.
Bộ nhớ SRAM sẵn sàng trong 2ns (nano giây) số lần truy cập hoặc ít hơn, do đó, nó có thể theo kịp tốc độ bộ xử lý 2.2GHz hoặc nhanh hơn. Điều này do cách thiết kế của SRAM, bó sáu bóng bán dẫn cho môi bit lưu trữ. Việc sử dụng các bóng bán dẫn không có các tụ điện nghĩa là không cần thiết những tốc độ làm mới bởi vì không có tụ điện nên không mất thời gian nạp điện. Miễn là có nguồn điện. SRAM sẽ ghi nhớ những gì được lưu giữ. Với những thuộc tính này, tại sao chúng ta không sử dụng SRAM cho tất cả các bộ nhớ hệ thống?
So sánh DRAM VÀ SRAMSo với DRAM, SRAM nhanh hơn nhưng có mật độ thấp hơn đắt tiền hơn. Mật độ thấp hơn có nghĩa là các chip SRAM về mặt vật lý lớn hơn và lưu trữ ít bit hơn. Số lượng bóng bán dẫn cao và thiết kế bó nghĩa là chip SRAM về mặt vật lý lớn hơn và san xuất chúng tốn kém hơn chip DRAM. Ví dụ, một chip DRAM mật độ cao có thể chứa tới 4Gb (512MB) RAM, trong khi chip SRAM với cùng kích cỡ vật lý chỉ có thể chứa 72Mb (9MB). Chi phí cao và sự khống chế về mặt vật lý đã ngăn SRAM trở thành bộ nhớ chính trong hệ thống máy tính cá nhân.
Báng 6.1. So sánh DRAM và SRAMLoại Tốc độ Mật độ Chi phí
DRAM Chậm Cao Thấp
SRAM Nhanh Thấp Cao
Mặc dù SRAM quá đắt cho máy tính cá nhân sử dụng như là bộ nhớ chính, các nhà thiết kế máy tính đã tìm thấy một cách dùng SRAM để cải thiện đáng kể hiệu suất máy tính. Hơn là tiêu tiền cho toàn bộ RAM thành SRAM có thể chạy đủ nhanh phù hợp với bộ xử lý, thiết kế một lượng nhỏ SRAM tốc độ cao, được dùng như bộ nhớ đệm (cache memory), mang lại hiệu quả chi phí nhiều hơn. Bộ nhớ đệm SRAM chạy ở tốc độ gần hoặc thậm chí bằng với bộ xử lý và là bộ nhớ mà từ đó bộ xử lý thường trực tiếp đọc và ghi vào. Trong quá trình đọc, các dữ liệu trong bộ nhớ đệm tốc độ cao sẽ được các bộ nhớ chính tốc độ thấp hơn hay DRAM cung cấp lại trước đó. Cho đến cuối những năm 1990. DRAM được giới hạn về tốc độ khoảng 60ns (16MHz). Để chuyển đổi thời gian truy cập từ nano giây sang MHz, sử dụng công thức sau đây:
1 / nanoseconds × 1000 = MHz
Tương tự như vậy, để chuyển đổi từ MHz sang nano giây, dùng công thức đảo ngược sau:
1 / MHz × 1000 = nanoseconds
Ngày nay chúng ta có bộ nhớ chạy nhanh hơn 1 GHz (1 nano giây), nhưng cho đến cuối những năm 1990 DRAM bị hạn chế tốc độ khoảng 60ns (16MHz). Cho đến khi bộ xử lý tại ngưỡng 16MHz, DRAM vẫn hoàn toàn bắt kịp bộ xử lý và bo mạch chủ nghĩa là không cần bộ nhớ đệm. Tuy nhiên ngay khi bộ xử lý vượt ngưỡng 16MHz, DRAM không còn bắt kịp nữa và bộ nhớ đệm SRAM bắt đầu xâm nhập vào thiết kế hệ thống máy tính cá nhân. Điều này xảy ra cuối những năm 1986 và 1987 với sự xuất hiện lần đầu hệ thống bộ xử lý 386 chạy ở tốc độ 16MHz đến 20MHz hoặc nhanh hơn. Chúng trong số những hệ thống máy tính đầu tiên để tận dụng cái được gọi là bộ nhớ đệm (cache memory), tầng đệm tốc độ cao cấu thành do các SRAM trực tiếp cung cấp dữ liệu cho bộ xử lý. Do bộ nhớ đệm có thể chạy cùng tốc độ với bộ xử lý, nó hoạt động như một tầng đệm giữa bộ xử lý và DRAM chậm hơn trong hệ thống. Bộ điều khiển bộ nhớ đệm đoán trước được các nhu cầu bộ nhớ của bộ xử lý và nạp trước dữ liệu vào bộ nhớ đệm tốc độ cao. Sau đó khi bộ xử lý gọi ra một địa chỉ bộ nhớ, dữ liệu có thể được truy lục từ bộ nhớ đệm tốc độ cao hơn là từ bộ nhớ chính tốc độ thấp.
Hiệu quả bộ nhớ đệm được diễn tả như là hit ratio. Đây là tỉ lệ bộ nhớ đệm đạt ngưỡng tổng số lượt truy cập vào bộ nhớ. Một hít xảy ra khi dữ liệu mà bộ xử lý cần đã được nạp trước vào bộ nhớ đệm từ bộ nhớ chính, có nghĩa là bộ xử lý có thể đọc nó được từ bộ nhớ đệm. Cache Miss là khi bộ điều khiển bộ nhớ đệm không đoán được nhu cầu về địa chỉ cụ thể và các dữ liệu yêu cầu không được nạp sẵn vào bộ nhớ đệm. Trong trường hợp đó, bộ xử lý phải lấy dữ liệu từ bộ nhớ chính tốc độ chậm, thay vì từ bộ nhớ đệm nhanh hơn. Bất cứ lúc nào khi bộ xử lý đọc dữ liệu từ bộ nhớ chính, bộ xử lý phải chờ lâu hơn do bộ nhớ chính quay vòng tròn theo chu kỳ tốc độ chậm hơn chu kỳ của bộ xử lý. Như một ví dụ nếu bộ xử lý với bộ nhớ đệm trên khuôn trọn vẹn đang chạy ở tốc đò 3600MHz (3.6GHz) trên một bus 1,333MHz, cả bộ xử lý và bộ nhớ đệm sẽ quay vòng ở mức 0.28ns, trong khi bộ nhớ chính nhiều khả năng sẽ quay vòng chậm hơn 5 lần ở mức 0.75ns (1.333MHz). Vì vậy. mỗi khi bộ xử lý 3.6GHz đọc dữ liệu từ bộ nhớ chính, nó sẽ thực sự bị chậm xuống chỉ còn 1.333MHz! Việc chậm lại sẽ kết thúc bằng việc bộ xử lý thực thi cái được gọi là các tình trạng chờ (wait State), là những chu kỳ mà trong đó không có ai được thực hiện; bộ xử lý về cơ bàn sẽ phải chờ đợi rất lâu để bộ nhớ chính tốc độ chậm gửi trở lại dữ liệu mong muốn. Hiển nhiên là bạn không muốn bộ xử lý máy chậm, nên chức năng và thiết kế bộ nhớ đệm trở nên rất quan trọng khi tốc độ hệ thống gia tăng.
Để giảm thiểu việc bộ xử lý bị buộc phải đọc dữ liệu từ bộ nhớ chính chậm chạp, hai hoặc ba tầng của bộ nhớ đệm thường tồn tại trong một hệ thống hiện đại, gọi là cấp 1 (L1: Level 1), Cấp 2 (L2: Level 2) và cấp 3 (L3: Level 3). Bộ nhớ đệm L1 cùng được gọi là bộ nhớ đệm bên trong (internal) hay toàn phần (integral) do nó luôn được dựng trực tiếp vào bộ xử lý như phần từ của khuôn bộ xử lý (chip thô). Cũng chính vì điều này, bộ nhớ đệm L1 luôn chạy cùng tốc độ nhân bộ xử lý và là bộ nhớ đệm nhanh nhất trong bất kỳ hệ thống nào. Tất cả các bộ xử lý 486 và cao hơn đều tích hợp bộ nhớ đệm L1, làm cho chúng nhanh hơn đáng kể so với các bộ xử lý trước. Bộ nhớ đệm L2 đầu tiên được gọi là bộ nhớ đệm ngoài (external) do nó ở bên ngoài chip xử lý khi nó xuất hiện đầu tiên. Khởi đầu, điều này có nghĩa là nó được gắn trên bo mạch chủ, như với tất cả các dòng hệ thống 386, 486 và Pentium thế hệ thứ nhất. Trong những hệ thống này, bộ nhớ đệm L2 chạy với tốc độ bo mạch chủ và tốc độ bus CPU vì nó được lắp đặt trên bo mạch chủ và kết nối với bus CPU. Bạn thường tìm thấy bộ nhớ đệm L2 ngay cạnh socket bộ xử lý ở hệ thống Pentium và hệ thống trước đó.
Trong sự quan tâm cải tiến tốc độ, các thiết kế bộ xử lý sau này của Intel và AMD bao gồm bộ nhớ đệm L2 như là phần tử của bộ xử lý. Trong tất cả các bộ xử lý cuối năm 1999 (và một số kiểu trước đó), bộ nhớ đệm L2 được kết hợp trực tiếp như là một phần của khuôn bộ xử lý như bộ nhớ đệm L1. Ở các chip với L2 trên khuôn, bộ nhớ đệm chạy cùng tốc độ nhân bộ xử lý và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngược lại, hầu hết các bộ xử lý từ năm 1999 và các dòng trước đó có tích hợp L2 thì bộ nhớ đệm L2 lại trong con chip rời bên ngoài nhân bộ xử lý. Bộ nhớ đệm L2 này chỉ chạy ở một nửa hoặc một phần ba tốc độ nhân bộ xử lý. Tốc độ bộ nhớ đệm rất quan trọng, nên hệ thống có bộ nhớ đệm L2 trên bo mạch chủ là chậm nhất. Bao gồm L2 bên trong bộ xử lý làm nó chạy nhanh hơn và gắn chúng trực tiếp ngay khuôn bộ xử lý (thay vì các chip bên ngoài khuôn) là nhanh nhất. Bất kỳ chip nào có bộ nhớ đệm L2 tốc độ nhân trên khuôn đều có thuận lợi hiệu suất hơn hẳn chip thông thường.
Bộ nhớ đệm L3 vừa được giới thiệu trong một số bộ xử lí từ năm 2001. Bộ xử lý PC để bàn đầu tiên có bộ nhớ đệm L3 là Pentium 4 Extreme Edition, một chip cao cấp được giới thiệu vào cuối 2003 với bộ nhớ đệm L3 trên khuôn 2MB. Mặc dù có vè tại thời điểm giới thiệu bộ nhớ đệm L3 trong Pentium 4 Extreme Edition là sự báo hiệu bộ nhớ đệm L3 phổ biến lan rộng trong những bộ xử lý máy tính để bàn. các phiên bản sau của Pentium 4 Extreme Edition (cũng như người kế vị của nó, Pentium Extreme Edition) không còn bao aồm bộ nhớ đệm L3. Thay vào đó, kích cỡ bộ nhớ đệm L2 lớn hơn được sử dụng để cải thiện hiệu suất. Bộ nhớ đệm L3 trở lại với bộ xử lý PC năm 2007 với AMD Phenom và năm 2008 với Intel Core i7, cả hai đều có 4 nhân trong một khuôn. L3 đặc biệt phù hợp với bộ xử lý có bốn hay nhiều nhân bởi vì nó cung cấp một bộ nhớ đệm trên khuôn mà tất cả các nhân có thể chia sẻ. Tôi trông đợi bộ nhớ đệm L3 trở thành chuẩn mực trong các bộ xử lý đa nhân tương lai.
Mấu chốt để hiếu về bộ nhớ đệm và bộ nhớ chính là vị trí lắp đặt của chúng trong toàn bộ kiến trúc hệ thống.
Sự Khác Biệt Giữa Sram Và Dram Là Gì?
Sự khác biệt giữa SRAM và DRAM là gì?
Sự khác biệt giữa SRAM và DRAM đã giải thích: Tại sao DRAM cần được làm mới hàng ngàn lần ???
Hôm nay tôi sẽ cho bạn biết sự khác biệt giữa SRAM và DRAM. RAM là bộ nhớ dễ bay hơi, nó giữ dữ liệu trong một khoảng thời gian giới hạn cho đến khi nguồn được cung cấp cho RAM.
Bạn phải xem qua bài viết trước của tôi về “RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Trái tim của máy tính” để hiểu sự khác biệt giữa các loại RAM theo cách phù hợp …….
Đọc toàn bộ bài viết: Sự khác biệt giữa SRAM và DRAM đã giải thích: Tại sao DRAM cần được làm mới hàng ngàn lần ???
Sự khác biệt chính là SRAM không cần phải được làm mới hàng trăm lần trong một chu kỳ đồng hồ trong khi DRAM cần được làm mới hàng trăm lần trong một chu kỳ đồng hồ. Nhưng nhiều người trong chúng ta không biết lý do đằng sau điều này. Lý do đằng sau điều này là kiến trúc của SRAM cung cấp SRAM với cơ sở này. Trên thực tế SRAM chỉ bao gồm các bóng bán dẫn và biến tần. Dữ liệu được đưa đến SRAM với sự trợ giúp của bitline và được chuyển tiếp bằng dòng chữ. Biến tần được sử dụng để tạo ra phản hồi được sử dụng làm đầu vào cho các bóng bán dẫn hết lần này đến lần khác, đó là lý do tại sao SRAM không cần phải được làm mới hàng nghìn lần trong chu kỳ xung nhịp.
Trong một bit bộ nhớ có 6 bóng bán dẫn SRAM làm cho SRAM trở nên cồng kềnh.
SRAM rất cồng kềnh và cần nhiều không gian hơn cho mục đích lưu trữ. Nhưng tốc độ của SRAM nhanh hơn rất nhiều so với DRAM vì chúng không cần phải làm mới. Công suất cần thiết cho hoạt động của SRAM cao hơn rất nhiều so với DRAM, điều này là do công suất cần thiết để vận hành 6 bóng bán dẫn sẽ nhiều hơn công suất cần thiết để vận hành 1 bóng bán dẫn. Với tốc độ cao, SRAM cũng được sử dụng làm bộ nhớ đệm và cũng là bộ nhớ chính trong các máy chủ để cung cấp hiệu suất tốt nhất cho người dùng. SRAM có nhiều ưu điểm so với DRAM, đó là lý do tại sao chi phí của SRAM cao hơn nhiều so với DRAM.
Trong khi kiến trúc của DRAM hoàn toàn khác với SRAM, DRAM cần được làm mới hàng trăm thời gian trong một chu kỳ đồng hồ vì nó được làm từ bóng bán dẫn và tụ điện. Không có thứ gọi là bộ biến tần trong DRAM vì vậy phản hồi không được tạo ra và đầu vào sẽ được cung cấp cho các bóng bán dẫn nhiều lần trong mỗi chu kỳ xung nhịp. Có một lý do khác cũng chịu trách nhiệm cho vấn đề trên đó là thuộc tính của các tụ điện, đó là các tụ giữ dữ liệu trong một khoảng thời gian giới hạn để các tụ điện bị phóng điện sau một thời gian nhất định vì vậy cần phải sạc tụ điện tại cơ sở thường xuyên.
Trong bộ nhớ một bit chỉ có 1 bóng bán dẫn làm cho DRAM bớt cồng kềnh hơn. DRAM ngược lại với SRAM là DRAM yêu cầu ít năng lượng hơn để chạy chúng rẻ hơn và kích thước rất nhỏ gọn. DRAM chủ yếu được sử dụng trong các máy tính bình thường ngày nay.
Đọc toàn bộ bài viết: Sự khác biệt giữa SRAM và DRAM đã giải thích: Tại sao DRAM cần được làm mới hàng ngàn lần ???
Đó là một điều dễ dàng.
Chữ D là viết tắt của Dynamic, có nghĩa là bộ nhớ bị xóa bất cứ khi nào nó mất nguồn. Nó cũng có thể cần làm mới liên tục, có thể làm phức tạp kỹ thuật. Nhưng nó rẻ, nên được sử dụng cho bộ nhớ chính và cần ít năng lượng.
S là viết tắt của bộ nhớ tĩnh, vẫn không biến đổi miễn là có một số sức mạnh. Bộ nhớ tĩnh không cần làm mới liên tục. Điều này có thể làm cho nó nhanh hơn bộ nhớ động, nhưng đắt hơn và liên tục rút ra nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, thường được sử dụng cho bộ đệm băng thông cao.
Máy tính phải khởi động bộ nhớ không biến đổi, vì vậy sử dụng bộ nhớ flash hoặc bộ nhớ CMOS, không giống như bộ nhớ tĩnh hoặc động. Thẻ nhớ hoặc thẻ nhớ USB là một ví dụ điển hình về bộ nhớ flash, không cần nguồn điện nào cả.
RAM là viết tắt của Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, điều này thực sự vô nghĩa vì tất cả bộ nhớ là truy cập ngẫu nhiên mà tôi từng nghe nói, ngoại trừ bộ nhớ ổ băng từ?
Ngoài ra còn có một số kiểu con của DRAM, chẳng hạn như DDR và EDO, nhưng đó là những tối ưu hóa để thực hiện các vụ nổ hoặc đồng bộ hóa với đồng hồ ở cả lên và xuống, v.v.
Đó là một điều dễ dàng.
Chữ D là viết tắt của Dynamic, có nghĩa là bộ nhớ bị xóa bất cứ khi nào nó mất nguồn. Nó cũng có thể cần làm mới liên tục, có thể làm phức tạp kỹ thuật. Nhưng nó rẻ, nên được sử dụng cho bộ nhớ chính và cần ít năng lượng.
S là viết tắt của bộ nhớ tĩnh, vẫn không biến đổi miễn là có một số sức mạnh. Bộ nhớ tĩnh không cần làm mới liên tục. Điều này có thể làm cho nó nhanh hơn bộ nhớ động, nhưng đắt hơn và liên tục rút ra nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, thường được sử dụng cho bộ đệm băng thông cao.
Máy tính phải khởi động bộ nhớ không biến đổi, vì vậy sử dụng bộ nhớ flash hoặc bộ nhớ CMOS, không giống như bộ nhớ tĩnh hoặc động. Thẻ nhớ hoặc thẻ nhớ USB là một ví dụ điển hình về bộ nhớ flash, không cần nguồn điện nào cả.
RAM là viết tắt của Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, điều này thực sự vô nghĩa vì tất cả bộ nhớ là truy cập ngẫu nhiên mà tôi từng nghe nói, ngoại trừ bộ nhớ ổ băng từ?
Ngoài ra còn có một số kiểu con của DRAM, chẳng hạn như DDR và EDO, nhưng đó là những tối ưu hóa để thực hiện các vụ nổ hoặc đồng bộ hóa với đồng hồ ở cả lên và xuống, v.v.
svcministry.org © 2023
Tìm Hiểu Và So Sánh Mbr Với Gpt Và Legacy (Bios) Với Uefi/Efi
Hiện nay, khi cài đặt Windows thì chúng ta sử dụng 2 chuẩn là UEFI/EFI và Legacy (Bios). Vậy sự khác nhau giữa UEFI và Legacy là gì? Mình sẽ có so sánh MBR với GPT và Legacy (Bios) với UEFI.
1/ Tìm hiểu và so sánh MBR với GPTMBR (Master Boot Record)GPT (GUID Partition Table)
MBR và GPT là 2 kiểu định dạng (sắp xếp) ổ cứng khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm để chuyển đổi qua lại giữa MBR và GPT.
Ổ cứng MBR chỉ có thể phân chia tối đa 4 phân vùng chính (primary) hoặc 3 phân vùng chính + 1 phân vùng mở rộng (Extended). MBR chỉ hỗ trợ dung lượng lên đến 2TB. Trong khi ổ cứng GPT có thể phân chia tới 128 phân vùng và hỗ trợ dung lượng lớn hơn 2TB.
Ổ cứng GPT có an toàn hơn MBR không?Câu trả lời là có, vì ổ MBR sẽ lưu thông tin khởi động và thông tin các phân vùng vào cùng một chỗ. Nơi này được gọi là Partiton Table (xem hình trên). Khi hỏng Partition Table thì ổ cứng sẽ bị mất định dạng (Unallocated). Còn với ổ cứng GPT, thông tin khởi động và thông tin các phân vùng đã được sao lưu. Vì vậy dữ liệu trên GPT sẽ có tính an toàn cao hơn trên MBR.
Ổ cứng GPT có cần nạp MBR không?Vùng đầu tiên của ổ cứng MBR cũng được gọi là Master Boot Record. Vùng này sẽ chứa dữ liệu để khởi động máy tính. Đó là lý do tại sao khi máy tính không khởi động được, chúng ta thường nghĩ đến chuyện nạp MBR trước. Ổ cứng GPT cũng có vùng đầu ổ cứng giống MBR, nhưng nó được gọi là Protective MBR. Vùng này sẽ bảo vệ dữ liệu của GPT khỏi bị ghi đè mà thôi. Như vậy không cần nạp MBR cho ổ cứng GPT.
Cách kiểm tra ổ cứng đang là MBR hay GPT?Bấm phím Windows + R, nhập vào lệnh chúng tôi
Chọn ổ cứng cần kiểm tra, nhấp chuột phải vào và chọn Properties
Tìm đến thẻ Volumes, nếu Partition styles là Master Boot Record (MBR) thì ổ cứng định dạng MBR. Còn ổ cứng là GUID Partition Table (GPT) tức ổ cứng định dạng GPT.
BIOS (Basic Input Output system)UEFI (Unified Extensible Firmware Interface)
BIOS và UEFI là 2 chuẩn BIOS hoàn toàn khác nhau. Cả 2 đều là BIOS – một bộ phận của máy tính. Chuẩn UEFI ra đời từ năm 2005 để thay thế cho BIOS. Hầu hết UEFI BIOS đều có tính tương thích ngược với Legacy BIOS. Có nghĩa trong UEFI BIOS thường có thiết lập Legacy mode bên cạnh UEFI mode.
Khi cài đặt Windows đúng cách thì Windows UEFI sẽ tạo ra 4 phân vùng: Recovery, System (FAT32), MSR (16MB) và ổ C. Còn Windows Legacy sẽ có 3 phân vùng (không có MSR).
Windows UEFI có an toàn hơn Windows Legacy?UEFI có chế độ Secure boot nên tất nhiên nó sẽ an toàn hơn Legacy. Và UEFI sẽ ngăn chặn phần mềm độc hại khởi động cùng Windows. Hệ thống UEFI có thể chẩn đoán máy tính mà không cần hệ điều hành. Bởi vì UEFI bản thân nó cũng là một hệ điều hành tối giản rồi.
UEFI có khởi động nhanh hơn Legacy?Hệ thống UEFI chuẩn bao giờ cũng khởi động nhanh hơn hệ thống Legacy Bios. Bios chạy trên bộ xử lý 16 bit nên đối với các phần cứng mới hiện nay sẽ chạy chậm hơn UEFI 32/64 bit. Mặt khác, vì máy UEFI nạp file khởi động từ phân vùng ESP mặc định sẵn. Nên nó không phải quét tất cả các ổ cứng khi khởi động, do đó giảm thời gian khởi động. Với ổ cứng SSD chạy theo chuẩn UEFI, có khi thời gian khởi động Windows chỉ tầm khoảng 10 giây.
Làm sao biết máy tính có hỗ trợ UEFI không?Máy tính từ 2010 trở về đây thường là hỗ trợ UEFI. Kiểm tra bằng cách vào BIOS xem mục Boot Mode có lựa chọn UEFI không? Nếu không thấy thì tạo usb boot uefi và legacy, sau đó vào boot options. Thấy có 2 dòng usb boot thì là máy có hỗ trợ UEFI (1 dòng boot Legacy và 1 dòng boot UEFI).
UEFI có hỗ trợ Windows 32 bit không?Từ phiên bản Windows 8 trở lên có hỗ trợ UEFI 32 bit, như vậy Windows 7, Vista sẽ không hỗ trợ UEFI 32 bit. Cũng lưu ý, UEFI 32 bit chỉ hỗ trợ các dòng CPU dựa trên kiến trúc Intel Altom hoặc SocC. Máy tính đã hỗ trợ UEFI 64 bit thì sẽ không chạy được UEFI 32 bit, muốn chạy Windows 32 bit thì bạn cần cài ở chế độ Legacy.
Các hệ thống UEFI class 3 (3.x trở lên) sẽ không hỗ trợ Windows 7. Ngoài ra, thêm thông tin nữa là chức năng Secure boot của UEFI cần phiên bản UEFI 2.3.1 C trở lên.
3/ Kết luậnBài viết trong cùng Series
Tìm Hiểu Ổ Cứng Hdd Và So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Hdd Và Ssd
HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống và được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại. Cấu tạo của HDD sẽ có một đĩa tròn làm bằng nhôm hoặc phủ vật liệu từ tính. Ở giữa ổ đĩa có động cơ quay để đọc và ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin.
Tốc độ sao chép dữ liệu nhanh hay chậm là phụ thuộc vào yếu tố trên. HDD với tốc độ quay lên tới 5400 rpm hoặc cao hơn là 7200 rpm, 10000 rpm, 15000 rpm. Số vòng quay càng cao thì ổ cứng hoạt động nhanh hơn, tuy nhiên vòng quay nhanh thường sẽ không bền.
1. Nguyên lý hoạt động của của H.D.DHDD có một đĩa tròn được làm bằng nhôm hoặc thủy tinh hoặc gốm và được phủ vật liệu từ tính lên bề mặt. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để có thể đọc và ghi dữ liệu, các bo mạch điện tử giúp điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của đĩa từ khi đang quay để giải mã đúng thông tin. Dữ liệu trên ổ HDD được ghi lên các phiến đĩa (Platter), khi mở một file bất kỳ, đầu từ của ổ đĩa sẽ quét vào các phiến đĩa để tìm file đó, việc này mất một khoản thời gian gọi là Seek Time, khoảng thời gian này chỉ diễn ra trong vài mili giây nên hầu như chúng ta không thể nhận ra được sự chậm trễ này.
2. Cấu tạo của 1 ổ cứng H.D.DTuy nhiên, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra sự phân mảnh đối với những HDD chứa nhiều dữ liệu, việc này sẽ khiến cho tốc độ truy xuất dữ liệu bị giảm sút đáng kể. Ổ cứng HDD làm việc tốt nhất với các tập tin lớn được đặt trong các khối liền kề nhau, bằng cách này, đầu từ có thể bắt đầu và kết thúc đọc trong một chuyển động liên tục. Do đó mà chúng ta phải thực hiện thao tác chống phân mảnh (Disk Defragment) thường xuyên để cải thiện tốc độ đọc cho ổ HDD.
3. Sử dụng ổ cứng HDD có tốt không?Mặc dù hiện nay ổ cứng SSD với tốc độ nhanh hơn, độ bền cao hơn đã bắt đầu phổ biến, nhưng HDD vẫn là lựa chọn không thể thiếu của người dùng laptop. Ưu điểm của ổ cứng HDD là lưu trữ được nhiều dữ liệu, giá thành rẻ. Giải pháp tốt nhất hiện nay để bạn vừa có tốc độ nhanh, vừa có không gian lưu trữ rộng lớn là sử dụng song song 2 ổ cứng. Với một số laptop, bạn có thể sử dụng hai ổ cứng cùng lúc. Khi đó bạn nên mua một ổ SSD dung lượng thấp để cài Windows và ứng dụng, đồng thời một ổ HDD dung lượng cao để lưu trữ dữ liệu. Đây là giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất.
Tim hiểu lịch sử hình thành của ổ cứng HDD và SSD 1. HDDCông nghệ ổ cứng HDD có lịch sử tương đối lâu đời (từ khi máy tính bắt đầu xuất hiện). Có rất nhiều hình ảnh nổi tiếng của ổ cứng IBM 350 RAMAC (1956) sử dụng 50 chiếc đĩa rộng 24-inch chỉ để lưu trữ 3.75MB. Và tất nhiên, điều này có nghĩa là kích thước của một tập tin MP3 128Kbps trung bình sẽ được lưu trữ bằng một ổ cứng lớn như hai chiếc tủ lạnh. Vào thời điểm đó, IBM 350 chỉ được dùng bởi chính phủ và các doanh nghiệp nhưng đã sớm lỗi thời vào năm 1969. Sau đó, các hình thức ổ cứng PC được tiêu chuẩn hóa trong những năm đầu thập niên 1980 với các máy tính để bàn loại 5,25-inch, 3,5-inch và ổ đĩa máy tính xách tay loại 2,5-inch. Các giao diện cáp nội bộ đã thay đổi từ Serial đến IDE sau đó là SCSI và cuối cùng là SATA trong những năm qua, nhưng về cơ bản chúng đều có điểm chung là kết nối ổ cứng với bo mạch chủ của máy tính để dữ liệu của bạn có thể được xử lý. Ổ đĩa 2.5-inch và 3,5-inch hiện nay sử dụng giao diện SATA gần như độc quyền (ít nhất là trên hầu hết các máy tính cá nhân và máy tính Mac). Khả năng lưu trữ của ổ cứng từ đó cũng đã phát triển từ MB đến TB, tăng lên con số hàng triệu lần. Hiện tại ổ cứng HDD 3,5-inch có sức chứa tối đa là 10TB và các ổ cứng 2,5-inch chứa tối đa 3TB.
2. SSDTrái ngược với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Và bộ nhớ flash hiện tại chính là sự phát triển cao cấp của ổ cứng. Những con chip trong bộ nhớ flash này lưu trữ dữ liệu của bạn và nhưng lại không yêu cầu bạn phải cung cấp điện năng liên tục để giữ lại dữ liệu đó. Các thế hệ bộ nhớ flash đầu tiên mà chúng ta gọi là ổ cứng SSD bắt đầu nhờ vào sự nổi lên của các dòng netbook vào cuối những năm 2000. Mãi cho đến năm 2007, ổ cứng SSD dung lượng 1GB mới bắt đầu được sử dụng và tiếp theo đó là hàng loạt máy Asus Eee PC 700 sử dụng ổ cứng SSD 2GB lưu trữ chính. Các ổ SSD này khi gắn trên các thiệt bị cấu hình thấp những năm 2000 được hàn vĩnh viễn với bo mạch chủ. Theo thời gian, các loại netbook, Ultrabook, máy tính và máy tính xách tay siêu di động khác bắt đầu cần nhiều dung lượng lưu trữ hơn, vì vậy dung lượng của SSD cũng được tăng, và cuối cùng là được chuẩn hóa trên các ổ cứng 2,5-inch. Ngày nay, các dạng ổ cứng khác đã xuất hiện nhiều hơn, như thẻ mSATA SSD miniPCIe, M.2 SSD và ổ SSD DIMM giống với ổ cứng trong Apple MacBook Air, nhưng hiện tại nhiều ổ SSD vẫn được xây dựng dựa vào kích thước 2,5-inch. Các ổ cứng SSD 2,5-inch có dung lượng lớn nhất là 4TB, nhưng theo thời gian chắc chắn chúng sẽ có con số ngày một tăng lên.
So sánh sự khác nhau giữa 2 loại ổ cứng: SSD và HDD 1. Về giáThực tế, ổ cứng SSD đắt hơn nhiều so với ổ cứng HDD về số tiền phải bỏ ra trên mỗi GB. Đối với cùng một dung lượng và yếu tố bên trong ổ cứng 1TB 2,5-inch, bạn chỉ trả khoảng 60 $ đến 75 $ cho ổ cứng HDD nhưng phải trả một khoảng gấp đôi cho SSD với giá 130 $ đến 150 $. Điều này giúp giảm 7 cent cho mỗi GB trên HDD và 14 cent cho mỗi GB trên SSD. Trong tương lai gần khi ổ cứng lớn hơn và các hãng công nghệ được thành lập nhiều hơn, các ổ cứng này sẽ trở nên rẻ hơn.
Về dung lượng tối đa phổ biến: Như đã nói ở trên, đơn vị ổ cứng SSD lớn nhất là 4TB, nhưng những ổ cứng này vẫn còn rất hiếm và đắt tiền. Sẽ dễ hơn cho bạn khi tìm kiếm những ổ cứng 500GB đến 1TB như ổ đĩa chính trong hệ thống. Người sử dụng các chức năng đa phương tiện sẽ cần dung lượng ổ đĩa phổ biến từ 1TB đến 4TB trong các hệ thống cao cấp. Về cơ bản, khả năng lưu trữ nhiều hơn thì sẽ có nhiều thứ được lưu trữ hơn như hình ảnh, âm nhạc, video, vv… mà bạn có thể lưu giữ trên máy tính của mình. Trong khi đó dịch vụ điện toán đám mây có thể là một nơi tốt để bạn chia sẻ các tập tin giữa điện thoại, máy tính bảng và máy tính, lưu trữ địa phương ít tốn kém hơn, và bạn chỉ phải mua nó một lần.
2. Về tốc độĐây là nơi mà ổ cứng SSD tỏa sáng.Một máy tính được trang bị SSD sẽ khởi động trong vài giây và chắc chắn dưới một phút. Một ổ cứng HDD sẽ cần có thời gian để tăng tốc độ lên đến thông số kỹ thuật vận hành, và sẽ tiếp tục là chậm hơn so với một ổ cứng SSD trong khi sử dụng bình thường. Một máy tính để bàn thông thường hoặc máy Mac có ổ cứng SSD khởi động nhanh hơn, và có hiệu suất tổng thể nhanh hơn.
Về sự phân mảnh: Do bề mặt đĩa quay của mình, ổ cứng HDD làm việc tốt nhất với các tập tin lớn hơn được đặt ra trong các khối liền kề. Bằng cách đó, các đầu đĩa có thể bắt đầu và kết thúc đọc nó trong một chuyển động liên tục. Khi ổ đĩa cứng bắt đầu ghi, các file lớn có thể trở thành rải rác xung quanh mâm đĩa, hay còn gọi là phân mảnh. Trong khi các thuật toán đọc/ghi đã được cải thiện giảm thiểu mức ảnh hưởng, thực tế của vấn đề là ổ cứng có thể bị phân mảnh, trong khi ổ SSD không quan tâm nơi dữ liệu được lưu trữ trên chip của mình, vì không có đầu đọc vật lý. Do đó, ổ SSD vẫn hoạt động tốt hơn.
3. Về độ bềnỔ cứng SSD không có bộ phận chuyển động, vì vậy nó có nhiều khả năng để giữ cho dữ liệu của bạn an toàn trong trường hợp bạn làm rơi ba-lô máy tính xách tay hoặc hệ thống của bạn bị lung lay bởi một trận động đất trong khi nó đang hoạt động. Hầu hết các ổ đĩa cứng HDD đều không đọc/ghi khi hệ thống được tắt vì thế các dữ đang được đọc/ghi sẽ bay trên bề mặt đĩa ghi hàng trăm dặm một giờ khi chúng bắt đầu hoạt động. Vì thế, nếu bạn sử dụng ổ đĩa SSD thì điều này là có thể tránh khỏi.
4. Về sự phổ biếnỔ cứng HDD thường có số lượng phong phú hơn so với SSD. Nhìn vào danh sách các sản phẩm từ Western Digital, Toshiba, Seagate, Samsung, và Hitachi, và bạn sẽ thấy nhiều mô hình HDD hơn SSD. Đối với máy tính để bàn và máy Mac, ổ cứng HDD bên trong sẽ không thể tháo ra hoàn toàn, ít nhất là trong vài năm tới. Bạn cũng sẽ thấy nhiều sự lựa chọn hơn với ổ cứng HDD từ các nhà sản xuất khác nhau cho cùng một khả năng lưu trữ. Tuy các dòng ổ cứng SSD vẫn đang trên đường phát triển về số lượng, nhưng ổ cứng vẫn chiếm đa số cho các thiết bị lưu trữ trong máy tính cá nhân.
5. Về yếu tố hình thứcBởi vì ổ cứng HDD dựa trên đĩa quay nên có một giới hạn nhất định về việc thu nhỏ ổ cứng. Có khá nhiều sáng kiến để làm cho ổ cứng HDD 1,8-inch nhỏ hơn, nhưng nó lại bị hạn chế ở khoảng dung lượng 320GB để lưu trữ. Ổ SSD không có giới hạn, vì vậy họ có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới. SSD có sẵn trong hộp ổ đĩa máy tính xách tay có kích thước 2,5-inch, nhưng đó chỉ là để thuận tiện. Khi máy tính xách tay trở nên mỏng hơn và máy tính bảng trở thành nền tảng lướt Web chính có thể bạn sẽ bắt đầu thấy việc áp dụng các ổ SSD ngày một tăng
6. Về tiếng ồnNgay cả ổ cứng HDD chạy khá êm cũng sẽ phát ra một chút tiếng ồn khi nó được sử dụng từ các ổ đĩa hoặc đầu đọc di chuyển qua lại, đặc biệt là nếu nó nằm trong một hệ thống được làm hoàn toàn bằng kim loại. Ổ cứng HDD nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn hơn so với những ổ cứng chậm. Ngược lại, ổ cứng SSD lại hầu như không có tiếng ồn nào khi hoạt động, vì nó không có nhiều cấu tạo bằng kim loại.
Nhìn chung: Các ổ cứng HDD thường có ưu điểm về giá thành, dung lượng, và sự phổ biến. Mặt khác, ổ cứng SSD làm việc tốt nhất nếu tốc độ, độ chắc chắn, yếu tố hình thức, tiếng ồn, hoặc phân mảnh (phần kỹ thuật của tốc độ) là những yếu tố quan trọng với bạn. Nếu như không có các vấn đề về giá thành và dung lượng, ổ SSD sẽ là là ổ cứng hoàn hảo nhất.
Chọn lựa loại ổ cứng nào?
Nên chọn ổ cứng nào trong 2 loại S.S.D và H.D.D? 1. Nên dùng HDD trong các trường hợp sau– Người download nhiều và thích lưu trữ dữ liệu giải trí như phim ảnh nhạc. Chi phí để mua những ổ SSD có dung lượng cao thực sự là rất lớn, mà lợi ích nó mang đến lại không cần thiết cho lắm.
– Người làm lĩnh vực đồ hoạ. Photographer và Video editer thường phải lưu trữ lại một lượng dữ liệu tranh ảnh và phim khổng lồ, cũng như đối tượng ở trên, chi phí cho không gian lưu trữ lớn với SSD là quá cao.
– Người dùng phổ thông. Nếu bạn không phải dùng máy khi di chuyển, không cần tốc độ đọc ghi khủng thì rõ ràng bỏ một đống tiền ra mua SSD để bench điểm cho vui là một việc làm lố bịch.
– Người hay phải di chuyển trong khi làm việc.
– Người cần tốc độ xử lý dữ liệu cao, làm lĩnh vực đồ hoạ hoặc kỹ sư.
– Người yêu âm thanh.
Trong thời điểm hiện tại, tuy rằng giá SSD đã giảm rất nhiều tuy nhiên thực tế thì không phải ai cũng có thể mua được. Vì thế nhiều nhà sản xuất ổ cứng đã nghĩ ra phương pháp kết hợp giữa 2 loại ổ: có cả đĩa từ lẫn chip nhớ. Dữ liệu ít được sử dụng sẽ được lưu trữ ở phần đĩa từ và các file thực thi được đặt ở chip nhớ. Cách này vừa giảm được giá thành sản phẩm vừa đem ưu điểm của SSD tới thị trường phổ thông. Hi vọng trong tương lai gần những chiếc ổ cứng lai sẽ được bán phổ biến trên thị trường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Dram Và Sram , So Sánh Dram Và Sram trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!