Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Về Phương Pháp Học Môn Ngữ Văn được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề bài: Thuyết minh về phương pháp học môn Ngữ văn – Bài tập làm văn số 5 lớp 10
Ngữ Văn là một trong những môn học quan trọng nằm trong chương trình học của chúng ta. Môn Ngữ Văn tuy có vẻ đơn giản nhưng với người bạn thì đó lại là một môn học khó. Họ không biết phải học Văn như thế nào cho tốt. Trước mỗi một tác phẩm, họ không thể nào cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó. Chính vì vậy mà họ ngày càng ghét môn học này. Bạn biết không, học Ngữ Văn cũng cần phải có phương pháp. Vậy theo bạn phương pháp học môn Ngữ Văn là gì?
Theo tôi, phương pháp học tuyệt vời nhất bao giờ cũng là tự học. Nói là tự học không có nghĩa là chúng ta không cần đến trường, không cần nghe cô giáo giảng nữa mà tự học là một bước đệm giúp chúng ta hiểu bài hơn sau khi có sự giảng dạy của thầy cô giáo. Vậy thì phương pháp tự học Ngữ Văn hiệu quả nhất là như thế nào?
Môn Ngữ Văn có một điểm rất hay là chúng ta thường học theo các thời kì khác nhau của Văn học. Mỗi một thời kì chúng ta được tìm hiểu về các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thời kì đó. Vì vậy mà khi ta hiểu được tác phẩm này thì rất dễ để hiểu tác phẩm khác. Chẳng hạn các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Tản Đà,… đều là những nhà thơ thuộc phòng trào Thơ Mới. Khi chúng ta hiểu được phong trào Thơ Mới với khuynh hướng và giọng điệu thơ như thế nào thì chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với thơ của các tác giả này.
Tất nhiên, nếu chỉ đọc thôi thì chưa đủ. Chúng ta còn phải thực hành bằng cách viết. Cách viết đầu tiên và đơn giản nhất là trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa thông qua việc soạn bài. Một lần viết là một lần nhớ. Sau khi soạn bài, chúng ta cũng sẽ ghi nhớ sâu hơn về tác phẩm. Vì vậy mà khi lên lớp nghe cô giáo giảng bài sẽ tiếp thu rất nhanh. Rồi khi ôn bài cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian.
Sau đó là tập cách viết dàn ý. Mỗi một dàn ý chỉ lấy đi của chúng ta khoảng 5 đến 10 phút. Nhưng dựa vào dàn ý đó thì khi viết văn chúng ta sẽ làm rất nhanh. Cũng dựa vào dàn ý, khi làm bài sẽ không lo bỏ sót ý nào cả. Một bài văn muốn đạt điểm cao thì không chỉ hay mà còn cần phải đủ ý nữa. Nếu bài văn của bạn hay nhưng thiếu đi ý chính quan trọng nhất thì bài văn đó sẽ không đạt điểm cao.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các dạng về văn khác nhau. Chúng ta có văn thuyết minh, văn phân tích,… Mỗi một dạng văn sẽ có những cách viết khác nhau và bạn phải nắm vững kiến thức lý thuyết của từng dạng để không bao giờ sợ lạc đề.
Nhã Đan
Từ khóa tìm kiếm
Phương Pháp Thuyết Minh Trang 48 Sgk Ngữ Văn 10
Phương pháp thuyết minh trang 48 SGK Ngữ văn 10
Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh.
KIẾN THỨC CƠ BẢN I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
– Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Năm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đên người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả.
– Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
– Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp khác: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Đọc các đoạn trích (SGK trang 48, 49) và trả lời câu hỏi:
a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
– Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.
– Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thuỷ Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.
– Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề Con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.
– Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.
b. Phân tích tác dụng củạ từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.
– Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Với việc sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, có sức thuyết phục.
– Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và “Con đường hẹp thiên lí” thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần hiểu biết là nghĩa của các bút danh ấy. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách rõ ràng.
– Đoạn trích (3) Con người và con Sớ trên tạp chí Kiến thức ngày nay thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (/ tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú… và đi đến kết luận: “Nếu mỗi nguyên tử dài Imm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750km! May thay, điểu này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dãn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.
– Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bàng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quán. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại “hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật “giòn giã”. Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh a. Thuyết minh bằng cách chú thích
Đọc lại câu văn “Ba-sô là bút danh” đã dẫn trong phần luyện tập trước và trả lời câu hỏi (SGK, trang 50).
Câu “Ba-sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.
Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa có những nét khá giống nhau bởi vì về đại thể cả hai đều co cấu trúc cơ bản: “A là B”. Song, hai phương pháp này có những nét khác nhau. Phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố cơ bản. Một là phải đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn. Hai là phải chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác. Phương pháp chú thích không buộc thoả mãn hai yêu cầu đó. Tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả
Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:
Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân – quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.
Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.
LUYỆN TẬP Câu 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích “Hoa lan Việt Nam” (Mục chúng tôi trang 51).
Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loại hoa được ưa chuộng Ẻ Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ… nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.
Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quẻ mình (trồng lúa , nuôi tằm , làm đồ gốm…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, học sinh cần chú ý:
– Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.
– Xác định mục đích thuyết minh.
– Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.
– Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ đẻ thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân – kết quả thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy…
Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Sbt Ngữ Văn 10 Tập 2
1. Bài tập 1, trang 51, SGK.
Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau :
Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Họ lan thường được chia thành hai nhóm : Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục. Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.
( Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC – Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)
Trả lời:
Khi tìm hiểu phần văn bản được dẫn trong bài tập, cần lưu ý:
– Đây là một đoạn văn thuyết minh, được viết nhằm cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quý.
– Để viết được những đoạn văn như thế, điều kiện cần thiết đầu tiên và cơ bản là người viết phải có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.
– Tuy nhiên, hiệu quả thuyết minh của đoạn trích sẽ không cao nếu người viết không khéo chọn lựa, vận dụng và phối hợp các cách thuyết minh như chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ điển hình,…
a) Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính.
( Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT –
Tri thức là sức mạnh, số 5 – 1997)
b) Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. […] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng. […] Cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng số học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước […]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% […].
(L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả,
Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999)
c) Còn tức là cầu : quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. […] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd)
d) Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng ; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều ; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn ; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm ; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,…
Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai ; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng ; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,… Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn – tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc cứa nước ta.
(Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ,
trong Sách lịch kiến thức phổ thông,
NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)
Trả lời:
– Đoạn trích (a) có sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chú thích.
– Đoạn trích (b) có sử dụng phương pháp nêu số liệu.
– Đoạn trích (c) có sử dụng phương pháp định nghĩa.
– Đoạn trích (d) có sử dụng phương pháp phân loại và phương pháp liệt kê.
Anh (chị) cần nêu những căn cứ xác đáng để có thể khẳng định rằng tác giả các đoạn trích trên quả đã sử dụng những phương pháp đó.
a) Trong thơ văn cổ của ta cũng như của Trung Quốc, đối là một yếu tố quan trọng. Đối nghĩa là thành đôi và tương xứng với nhau. Phép đối có : đối thanh và đối ý.
(Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971)
b) Tất cả mọi thứ đều có lúc bắt đầu. Một bài báo muốn cho người ta ham đọc, phải có đoạn mở đầu đặc biệt. Người Pháp gọi đoạn đầu tiên là attaque, tức là đoạn tân công, tấn công vào sự thờ ơ của người đọc ; hoặc accroche, tức là níu kéo độc giả. Còn người Anh thì gọi là catch phrase, cũng có ý nghĩa tương tự.
Có vô số cách mở đầu.
(Theo L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả, Sđd)
c) Ai nấy đều biết rằng hoa quả có nhiều vitamin. Và từ hiểu biết rất đúng ấy, nhiều người cứ tưởng càng ăn nhiều loại quả rất chua thì con người sẽ càng hấp thụ được nhiều vitamin C. Họ có biết đâu một số loại quả chua như xoài xanh, mận, khế, mơ,… nếu ăn nhiều thì lại có hại, ngay cả đối với những người khoẻ mạnh.
(Theo tạp chí Tri thức trẻ, số 76, tháng 10 – 2001)
Trả lời:
– Trong ví dụ (a), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp định nghĩa hoặc chú thích về từng loại đối rồi nêu ví dụ điển hình cho mỗi loại.
– Trong ví dụ (b), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp phân loại để chia thành các cách mở đầu chính ; sau đó, cũng sẽ dùng phương pháp định nghĩa hoặc chú thích rồi nêu ví dụ điển hình tương tự như trong ví dụ trên.
– Trong ví dụ (c), tác giả có thể tiếp tục dùng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả.
4. Hãy vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học để viết một bài văn nhằm giới thiệu về một hiện tượng mà anh (chị) thấy là lạ kì hay thú vị và rất muốn nói rõ cho bạn bè cùng biết.
Trả lời:
Có thể tham khảo các đoạn trích sau :
a) Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhứt. Có điều đáng chú ý là chúng không thích những chốn sông nước chảy, có sóng gió. Chứng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tịnh, chật hẹp. Vùng U Minh Hạ, sấu thường đi ngược sông Ông Đốc, rạch Cái Tàu vào giữa rừng tràm.
Tuy là thích ăn thịt người, loại sấu vẫn tìm cá làm món ăn chánh. Rừng U Minh Hạ thuộc về loại trầm thuỷ, cá sanh sôi nảy nở rất nhanh chóng ; lên đó, tha hồ mà ăn. Đến mùa nắng hạn rừng khô, sấu khỏi phải trở về sông Cái. Trong rừng có sẵn nhiều ao, nhiều lung, sấu cứ gom vào đó mà lập căn cứ, sanh con đẻ cháu, năm này qua năm khác, cứ như vậy cho tới khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống rạch Cái Tàu mà lập nghiệp […]. Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít : con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui. Nghi ngờ gì nữa ! Con sấu nọ có đốm đỏ ngay giữa tam tinh. Nó là “sấu chúa” […].
(Sơn Nam, Hương rừng Cà Mau,
dẫn lại từ SGK Văn học 12, tập một,
NXB Giáo dục, 2002)
b) Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp tượng của ba cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở những nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè. Có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to và sặc sỡ. Tại nhà người tầm tầm thì tượng các cụ làm bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…
Vậy Phúc, Lộc, Thọ, các cụ là ai? Xin thưa, theo truyền thuyết, ba cụ đều là người Hán, và dĩ nhiên đều sinh ở Trung Hoa. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại. Hãy bắt đầu kể từ cụ Phúc. Tên thật của cụ là Quách Tứ Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân quý tộc, nhưng suốt cả thời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay, chứ không vì vinh hoa, phú quý mà để mất đi nhân cách. Cụ bà và cụ ông rất tâm đầu, ý hợp. 83 tuổi, hai cụ đã có cháu năm đời. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu năm đời là sung sướng lắm lắm, phúc to dày lắm lắm ! Bởi thế cụ mới bế thằng cháu đứng giữa trời, nói lớn : – Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa ! Rồi cụ cười một hơi mà thác, về thanh thản nhàn du nơi tiên cảnh. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông than rằng: – Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ dày sâu, sao giời chắng cho đi cùng ? Ai ngờ, nói dứt lời, cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau, hỏi còn phúc nào bằng ? Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan Thừa tướng đời nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu là vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho họ, và cho con cháu, thân tộc họ. Tưởng được như cụ Đậu Từ Quân đã là sung sướng, giàu sang tột đỉnh. Hiềm một nỗi, năm 80 tuổi, cụ vẫn chưa có đích tôn. Do vậy, cụ buồn rầu sinh bệnh. Cụ ốm lâu lắm, nằm đến nát thịt, nát da, hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng : – Lộc ta để cho ai đây ? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta ? Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ có tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lí làm quan của cụ là quan thì phải lấy lộc. Nhưng cụ chỉ thích loại lộc vua ban. Được bao nhiêu cụ lại đem mua gái đẹp về làm thê thiếp. Người thời đó đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Do cụ Đông Phưong Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt đời, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên: – Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua, mà chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì ? Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo : – Không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan ? Mà can gián vua, nhỡ vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao ? Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì ? Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ, có thể thấy người Trung Hoa thời xưa thật thâm thúy. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.
(Theo Dương Duy Ngữ, Chút lưu lại)
Bài tiếp theo
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Ngữ Văn
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống.Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em (48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh”. Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà học sinh đã được học.Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ; với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc học tủ, dạy tủ.Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm bài tốt hơn.Về đổi mới phương pháp dạy văn, Bộ Giáo dục đã đưa ra một số phương pháp đặc thù như đọc sáng tạo, đọc- hiểu, vấn đáp gợi tìm với các dạng cấu trúc câu hỏi như phát hiện, giảng, phân tích liên tưởng và bình… để giúp học sinh tiếp xúc văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn; cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết… dần dần học sinh sẽ tự đọc, hiểu tác phẩm văn học một cách đúng đắn, trách sự thẩm định lệch lạc.Bởi vậy đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn là vô cùng cần thiết và phải làm đồng bộ.
II/ THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN VIỆC ĐỔI MỚI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS .1. Ưu điểm:a) Về công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:– Ngay từ những năm đầu thực hiện thay sách, Ban giám hiệu Trường THCS đã có kế hoạch cụ thể, phân công người dạy theo chương trình mới; cử giáo viên đi học tiếp thu phương pháp dạy học mới theo các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục tổ chức. Trong suốt các năm học Ban Giám hiệu đều bố trí cử giáo viên đi dự đầy đủ các chuyên đề của Sở, của Phòng.– Trong các kế hoạch đầu năm, kế hoạch tháng, Ban giám hiệu đều đặt mục tiêu phải kiểm tra đánh giá học sinh một cách trung thực, khách quan toàn diện, tránh hiện tượng chạy theo thành tích.– Ban Giám hiệu cũng đã đầu tư, khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ trình chiếu trong giảng dạy. Lên kế hoạch cho phép các giáo viên bộ môn phôtô đề kiểm tra trắc nghiệm phát đến từng học sinh từ bài kiểm tra 15 phút trở lên.– Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề bàn về phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá học sinh.
2. Tồn tại.a) Đối với Ban giám hiệu: Do phải quan tâm chỉ đạo nhiều công tác khác như làm phổ cập, các cuộc thi do Đảng, đoàn phát động nên có lúc sự kiểm tra của Ban giám hiệu bị ngắt quãng.
b) Đối với giáo viên, học sinh: * Đối với giáo viên:Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung giáo viên vẫn còn tồn tại một số mặt sau:– Tinh thần “Đổi mới” rất tốt nhưng do tư duy cũ đã ăn sâu nên ở một vài giáo viên lối tư duy cũ ấy đã bám rễ nên rất khó thay đổi hoặc thay đổi chậm.VD: Thói quen áp đặt, giáo viên ép học sinh hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương, lý giải vấn đề theo cách hiểu, cảm thụ và lý giải của giáo viên. Trong bài kiểm tra nhất là phần tự luận, nếu học sinh cảm nhận, phân tích không theo ý cô thì bị phê phán, chê trách.– Giáo viên ngại ra đề trắc nghiệm, đề có độ mở vì đáp án cần phải tỉ mỉ, độ chính xác cao phải đưa ra nhiều phương án.– Đôi lúc giáo viên sao nhãng khi chấm bài, ngại chữa, ngại nhận xét, ngại phê trong mục “Lời phê”.– Ngại tìm tòi suy nghĩ: Một vài giáo viên soạn giảng y hệt sách “Thiết kế bài giảng ngữ văn”, không đọc kỹ, không chỉnh sửa… còn lúng túng khi dạy một văn bản dài với thời lượng ngắn (Ví dụ: Tác phẩm Lão Hạc (Ngữ văn 8- tập I), Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9- tập I), phân phối chương trình chỉ có hai tiết mà giáo viên thường phải kéo sang ít phút của tiết ba).– Chưa chú ý rèn kỹ năng phân tích đề, kỹ năng làm bài cho học sinh đại trà nên khi gặp kiểu câu hỏi khác lạ là học sinh không biết vận dụng để làm, mặc dù hiểu khá kỹ về tác phẩm (VD: Bài kiểm định chất lượng Văn 9 của Phòng giáo dục ngày 12/01/2009).
III/ KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN:
1. Tác động của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với người dạy:– Nếu thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì giáo viên sẽ có sự đổi mới về phương pháp dạy. Hiện nay giáo viên dạy ngữ văn Trường THCS đã hiểu rõ: Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện của thầy. Nếu không phấn đấu, tự vận động thì giáo viên sẽ không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.– Nếu giáo viên không nắm vững kiến thức, không hiểu kiến thức một cách hệ thống từ lớp 6 đến lớp 9 thì không thể ra đề hoặc giảng bài theo hướng tích hợp. Vì vậy tất cả giáo viên dạy ngữ văn của Trường THCS đều đã được lần lượt phân dạy cả bốn khối, do đó tay nghề giáo viên đã được nâng lên.– Tuy nhiên kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc luyện các em viết chữ, trình bày.
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH:* Đối với giáo viên:Để chất lượng dạy và học văn ngày một nâng cao, trong giờ lên lớn, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp để giúp học sinh phát huy đến mức cao nhất sự suy nghĩ độc lập, tìm tòi khám phá tác phẩm văn chương với sự hứng thú tích cực. Muốn thế người giáo viên cần:– Xuất phát từ “Mục đích, yêu cầu” của bài dạy để chọn cách dạy phù hợp. Dạy học sinh đọc hiểu văn bản là phân tích hình tượng và ý nghĩa ngôn từ của văn bản, thấy được sự thống nhất chặt chẽ giữa nghệ thuật và nội dung. Nội dung chỉ hay và sâu khi hình thức hoàn chỉnh có giá trị thẩm mỹ cao, ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ chắt lọc từ cuộc sống, có giá trị gợi ta, gợi cảm cao. Khi hướng dẫn học sinh phân tích, giáo viên không được áp đặt, không gò ép vào khuôn khổ chật hẹp cứng nhắc, giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ tránh sự vay mượn.– Rèn cho học sinh thói quen đọc kỹ tác phẩm, phải thuộc thơ, nhớ những chi tiết của truyện (thuộc trước tiết học thì càng tốt)+ Chú ý phát huy tính tích hợp trong giảng dạy vì nó vừa mở rộng phạm vi tiếp xúc đời sống của văn học, vừa góp phần rèn luyện tính năng động của người học trò. Tuy nhiên dạy tích hợp phải nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tránh máy mọc.+ Dạy học theo tinh thần đổi mới là phải có khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều trình chiếu trong dạy văn.+ Đề kiểm tra nếu là trắc nghiệm thì cũng chỉ dừng ở 20% số điểm là bài trắc nghiệm (khoảng 8 câu hỏi) còn lại là bài tự luận (có thể một câu tự luận ngắn, một câu tự luận dài hoặc bằng nhau).+ Giáo viên cần quan tâm đến các dạng câu hỏi, dạng đề, thường xuyên rèn kỹ năng phân tích đề, rèn kỹ năng làm bài cho học sinh.* Đối với học sinh:
V/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:Đối với bài kiểm tra văn khối 9 hiện nay, thời gian dành cho bài kiểm tra là một tiết thì quá ít. Nên chăng cần tăng thêm thời gian để học sinh làm bài.
Đinh Văn Tước @ 07:43 06/03/2009 Số lượt xem: 8086
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Về Phương Pháp Học Môn Ngữ Văn trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!