Bạn đang xem bài viết Thời Tiết &Amp; Địa Lý được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu về dự báo thời tiết và cập nhật thông tin về các mùa cũng như về địa lý của Nhật Bản
Dự báo thời tiết
Diện tích đất của Nhật Bản trải dài từ đảo cực Bắc của Hokkaido, gần Nga, đến các khu vực cận nhiệt đới thuộc Okinawa. Thời tiết có thay đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác, vì vậy, bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết cho các khu vực mình sẽ đến du lịch.
Địa lý
Sau khi cái lạnh của mùa đông qua đi, cả đất nước cùng đón chào xuất hiện của mùa xuân với hoa anh đào nở khắp nơi. Bắt đầu ở phía nam và dần dần di chuyển về phía bắc, hoa anh đào sẽ nở vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, tùy thuộc vào vị trí của bạn. Thời tiết mát mẻ cùng gió nhẹ với bầu trời đầy nắng, mùa xuân sẽ là khoảng thời gian thoải mái để đi ra ngoài và khám phá những thành phố cũng như vùng nông thôn. Mùa hè đến, cũng là khi mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Mùa hè
Khi thời tiết lạnh đi, màu sắc của mùa thu sẽ làm sáng cả vùng nông thôn. Bắt đầu từ những hòn đảo phía bắc của Hokkaido và đi về phía nam, những chiếc lá mùa thu rực rỡ phủ kín khắp Nhật Bản từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12. Tương tự như mùa xuân, mùa thu là thời gian hoàn hảo cho việc khám phá ngoài trời và là thời gian tuyệt vời để thưởng thức những món ngon của Nhật Bản.
Mùa đông
Tokyo
Kyoto
Sapporo
Sendai
Kanazawa
Fukuoka
Naha
Động đất và núi lửa
Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản có hơn 100 ngọn núi lửa đang hoạt động. Hầu hết các ngọn núi lửa này không đe dọa đến các hoạt động của con người, nhưng tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra tin tức mới nhất và cảnh báo về hoạt động núi lửa trong khu vực bạn dự định đi du lịch.
Bên cạnh đó, Nhật Bản nằm trên đường đứt gãy của bốn mảng kiến tạo, vì thế, động đất thường xuyên xảy ra. Đã có nhiều trận động đất tàn phá trong vòng 100 năm trở lại đây, trong đó có Đại thảm họa động đất phía Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Động đất nhỏ xảy ra hàng ngày ở đâu đó tại Nhật Bản, và hầu như không đáng chú ý. Tuy nhiên, trước chuyến đi của bạn, hãy làm quen với việc chuẩn bị cho động đất và đảm bảo xác định được vị trí các khu vực sơ tán được chỉ định cho các tòa nhà nơi bạn lưu trú.
Thông tin Phòng chống bệnh do nhiệt
Dị Ứng Thời Tiết Ở Trẻ Em
Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể gây nổi mề đay đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy,… Để làm giảm các triệu chứng này, mẹ nên đưa trẻ bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em và thông tin cần biết
Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng thường gặp, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và không khí. Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng và người có hệ miễn dịch kém.
Theo thống kê, phần lớn các trường hợp bị dị ứng thời tiết là trẻ nhỏ bởi nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch kém và cơ địa nhạy cảm hơn so với người trưởng thành. Cũng chính vì vậy mà các triệu chứng ở trẻ thường có mức độ nặng và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so những đối tượng khác.
Dị ứng thời tiết thường xảy trong điều kiện thời tiết khô hanh, lạnh, thời tiết nóng ẩm hoặc xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi một cách đột ngột).
1. Dấu hiệu nhận biết
Ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết thường gây ra tổn thương da và một số triệu chứng toàn thân. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng.
Triệu chứng nhận biết bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ:
Da châm chích, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ, mọc khu trú hoặc lan tỏa.
Tổn thương da có thể khiến vùng da xung quanh bị đỏ, viêm nhẹ và nóng rát.
Các sẩn đỏ trên da thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên khi có ma sát, gãi, cào,…
Tổn thương da thường khởi phát ở mặt, cổ, ngực, tay, chân và có thể lan tỏa ra trên phạm vi rộng hoặc thậm chí lây lan toàn thân.
Trẻ có thể bị sốt nhẹ do phản ứng quá mức của các mao mạch trên da.
Đi kèm với một số triệu chứng như nghẹt mũi, ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi,…
Một số trẻ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,…
Ở những trẻ có các bệnh lý cơ địa, dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là do hệ miễn dịch kém và thể trạng yếu. Chính vì vậy, trẻ thường nhạy cảm hơn trước những thay đổi về nhiệt độ, không khí, gió, ánh nắng và độ ẩm.
Sự thay đổi đột ngột này khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên IgE nhằm đối kháng với yếu tố kích thích. Tuy nhiên, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên có thể thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamine, từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.
Ngoài yếu tố do cơ địa và hệ miễn dịch, dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ còn có thể bị kích thích bởi một số yếu tố thuận lợi như sau:
Nhiệt độ thay đổi đột ngột
Độ ẩm xuống thấp khiến da khô, bong tróc và nhạy cảm
Xuất hiện phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí
Độ ẩm tăng cao và nhiệt độ nóng khiến da đổ nhiều mồ hồi và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng
Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không?
Dị ứng thời tiết là bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh thường gây ra tổn thương da cùng với một số triệu chứng toàn thân nhẹ nên hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên ở những trẻ có các bệnh lý cơ địa, dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn và viêm da cơ địa. Ngoài ra tổn thương da do bệnh gây ra còn gây ngứa dữ dội, khiến trẻ khó chịu, bứt rứt và thường xuyên quấy khóc.
Tuy nhiên nếu thực hiện điều trị và phòng ngừa tốt, các triệu chứng của bệnh thường được kiểm soát hoàn toàn và hạn chế nguy cơ tái phát ở mức tối đa. Ở những trẻ này, bệnh thường có xu hướng giảm dần sau khi trưởng thành.
Mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng thời tiết?
Điều trị dị ứng thời tiết tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ở những trẻ có triệu chứng nhẹ, mẹ có thể cải thiện và chăm sóc tại nhà. Ngược lại với những trẻ có dấu hiệu bùng phát cơn hen hoặc có các triệu chứng nặng nề, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.
1. Thăm khám và sử dụng thuốc
Không giống với người trưởng thành, trẻ nhỏ thường có cơ địa nhạy cảm và dễ mẩn cảm với các loại thuốc điều trị. Vì vậy phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, thay vào đó nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp với độ tuổi.
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em:
Thuốc Epinephrine: Loại thuốc này thường được sử dụng ở dạng tiêm hoặc hít nhằm giảm cơn hen cấp ở trẻ bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, thuốc Epinephrine cũng được sử dụng trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng và có nguy cơ sốc phản vệ.
Thuốc kháng histamine: Histamine là yếu tố trung gian kích thích các triệu chứng lâm sàng phát sinh. Vì vậy bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng histamine H1 để làm giảm các triệu chứng toàn thân và cải thiện tổn thương da do dị ứng thời tiết gây ra.
Kem bôi dưỡng ẩm: Để làm dịu, giảm viêm và ngứa da, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng một số loại kem dưỡng có thành phần nhẹ dịu như A-derma, Vaseline, Eucerin, Cerave và Cetaphil.
Các loại thuốc này được đánh giá an toàn và có thể dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên để dự phòng rủi ro, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định, đồng thời nên tuân thủ về liều lượng và tần suất dùng thuốc.
2. Chăm sóc và điều trị tại nhà
Với những trường trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ, chỉ phát sinh tổn thương da khu trú và một số triệu chứng hô hấp như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho trẻ ngay tại nhà.
Các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ bị dị ứng thời tiết:
Cho trẻ tắm nước mát, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và niêm mạc hô hấp.
Trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh, nên giữ ấm cho trẻ đồng thời tránh để trẻ di chuyển và vui chơi ngoài trời.
Với trường hợp dị ứng với thời tiết nóng, mẹ nên cho bé tắm 2 lần/ ngày để hạ thân nhiệt, giảm mồ hôi. Bên cạnh đó nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để giảm ma sát và kích ứng lên da.
Trong điều kiện thời tiết có gió nhiều, bạn nên đóng cửa sổ để hạn chế tình trạng trẻ tiếp xúc với dị nguyên.
Cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm lành mạnh nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch.
Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà bạn có thể cho trẻ uống trà mật ong ấm, trà gừng, tắm lá bạc hà, ngâm bột yến mạch,… để giảm ho, đau họng và cải thiện tổn thương da.
Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em
Thời tiết là yếu tố khách quan nên không thể tác động. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng một số biện pháp sau:
Tăng cường hệ miễn dịch cho con trẻ bằng cách cung cấp thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, tinh bột, khoáng chất,…
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, mẹ nên giữ ấm cho bé và hạn chế cho trẻ cho ra ngoài trời. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ uống trà gừng hoặc trà mật ong để phòng ngừa dị ứng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Khuyến khích trẻ chơi thể thao để nâng cao thể trạng và giảm mức độ nhạy cảm của cơ địa.
Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích như nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng và nhựa thực vật.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể được điều trị và phòng ngừa hoàn toàn. Với những trường hợp chủ quan, bệnh có thể tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng,… Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên chủ động điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.
Tham khảo ngay: Bài thuốc quý nổi danh DỨT ĐIỂM mề đay mẩn ngứa, KHÔNG tái phát
Dị Ứng Thời Tiết: Những Điều Cần Biết
Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh, độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Một số trường hợp dị ứng thời tiết còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng…khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.
Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu nổi mề đay, mẩn đỏ…
Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung… Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm.
Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
Phòng ngừa & điều trị, nên làm gì?
Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc, việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể. Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12. Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng. Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.
Khi da có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật.
Thanh Thủy (Theo chúng tôi
ad syt ad
Bệnh Dị Ứng Thời Tiết Ở Trẻ Em
Dị ứng thời tiết có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc biệt, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể phản ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như
Mạt bụi
Phấn hoa
Độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh mẽ
Áp suất khí quyết thay đổi, giảm đột ngột
Nhiệt độ tăng hoặc giảm thất thường
Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em
Thông thường, trẻ bị dị ứng thời tiết đều gặp phải biểu hiện đặc trưng đó là phát ban. Ban đầu da của trẻ sẽ xuất hiện các đốm ban đỏ nhỏ, có giới hạn rõ rệt và khi ấn vào sẽ có cảm giác căng cứng. Các vết sẩn, nốt phát ban thường tập trung chủ yếu ở những vùng da không hoặc ít được che chắn như cổ, mặt, tay và chân. Bên cạnh sự hình thành phát ban là triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát. Ngứa có thể xuất hiện và biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ngứa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con thăm khám ngay lập tức.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi bị dị ứng thời tiết, trẻ em còn gặp phải các biểu hiện như:
Da đỏ ửng và sưng nhiều chỗ. Đồng thời, có dấu hiệu khô ráp, nứt nẻ và bong tróc vảy khô trên da
Trẻ bị sốt
Cơ thể mất nước, mất chất cân bằng điện giải dẫn đến tình trạng chán ăn, kém tập trung và lười vận động
Ngoài ra, dị ứng thời tiết ở trẻ em còn gây viêm mũi dị ứng với các biểu hiện nổi bật như chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục hoặc khó thở do đường thở bị tắc nghẽn.
Trẻ bị dị ứng thời tiết lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời có thể hình thành cơn hen suyễn hoặc dẫn tới bệnh viêm phổi nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Để kiểm soát và khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Cụ thể như, khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những ngày nổi gió, phụ huynh không nên để con trẻ vui chơi ngoài trời quá lâu. Việc làm này sẽ giúp con hạn chế tiếp xúc với phấn hoa gây dị ứng đang lơ lửng trong gió.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên đóng tất cả các cửa sổ lớn nhỏ trong nhà lại để phòng ngừa phấn hoa theo gió lùa vào. Trong trường hợp thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng mặc quần áo giữ nhiệt. Hoặc cũng có thể mở lò sưởi hay điều chỉnh nhiệt độ trong phòng xuống mức phù hợp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng cách tắm nước ấm. Tuy nhiên, thời gian tắm không kéo dài quá 15 – 20 phút và nước tắm không được quá nóng hay quá lạnh. Sau khi tắm cho trẻ xong, phụ huynh nên lau khô người bé và thoa đều một lớp kem dưỡng ẩm. Cách làm này giúp duy trì độ ẩm trên da, ngăn ngừa tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ do thời tiết khô hanh. Song song đó, cha mẹ cần cắt ngắn móng tay và duy trì cho trẻ một giấc ngủ đủ, giúp tránh stress và hạn chế tình trạng gãi ngứa gây tổn thương da.
Thêm vào đó, nên cho trẻ mặc những bồ quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu vải mềm, không thô ráp và có tính thấm hút mồ hôi tốt. Bởi quần áo chật sẽ gây cọ xát với vết thương dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm nặng.
Mặt khác, để cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết và phòng chống bệnh tái phát trở lại, cha mẹ không nên cho con tiếp xúc với thú cưng (chó, mèo, thỏ,…) và thú nhồi bông. Hơn thế nữa, phụ huynh cũng có thể khắc phục bệnh ở con bằng cách cho con uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng sau đây:
Thực phẩm giàu vitamin C: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tấn công. Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam, cà chua, ớt chuông, dứa,…
Sữa chua: Theo các nhà nghiên cứu, sữa chua giúp cung cấp một lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp kích thích hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó, giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy ở trẻ em do dị ứng thời tiết gây ra.
Thực phẩm giàu chất kháng viêm và kháng khuẩn: Nghệ, tỏi và gừng
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các đồ ăn, thức uống lạnh như kem hoặc nước đá. Bởi chúng chính là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch, là tác nhân kích hoạt dị ứng.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em tuy không khó chữa nhưng nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp, cha mẹ nên hết sức chú ý. Tốt nhất nên đưa con thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thời Tiết &Amp; Địa Lý trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!