Xu Hướng 5/2023 # Thiên Tài Và Sự Giáo Dục Từ Sớm # Top 6 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Thiên Tài Và Sự Giáo Dục Từ Sớm # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thiên Tài Và Sự Giáo Dục Từ Sớm được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mọi trẻ em sinh ra đều đã là thiên tài nhưng điều đó chỉ xảy ra khi cha mẹ có sự giáo dục đúng đắn và trẻ nỗ lực học hỏi. Vậy làm sao để con trở nên thông minh hơn, cha mẹ có cách giáo dục con đúng đắn? Cuốn sách Thiên tài và sự giáo dục từ sớm của tác giả Kimura Kyuichi sẽ là một sự gợi ý hay về phương pháp giáo dục trẻ từ sớm dành cho cha mẹ có con nhỏ.

– Chơi với con – Sách giáo dục trẻ

Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm cho gia đình có con nhỏ

Sinh con ra đời, cha mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng ở con cái. Cha mẹ mong muốn con thông minh và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Hiện nay, nhiều cha mẹ đã và đang thực hiện các phương pháp giáo dục trẻ từ sớm để con thông minh hơn, hiểu biết hơn. Nhiều trẻ em ở Nhật Bản đã được nhận sự giáo dục từ sớm và anh chị đã nhìn thấy kết quả hiện nay. Một trong những cuốn sách được nhiều cha mẹ Nhật tham khảo trong việc dạy dỗ con chính là Thiên tài và sự giáo dục từ sớm của tác giả Kimura Kyuichi.

Về tác giả cuốn sách, ông Kimura Kyuichi sinh năm 1883, là một giáo viên tiếng Anh, tâm lý học, logic học. Ông được biết đến như một nhà tâm lý học và giáo dục học nổi tiếng với suy nghĩ về phương pháp giáo dục âm nhạc từ sớm. Ông Kimura Kyuichi đã dịch các điển tích, tham gia chỉnh sửa và biên tập của Bách khoa toàn thư hiện đại đầu tiên của Nhật Bản.Ông cũng từng giữ chức Tổng biên tập tạp chí Thời đại. Là một tác giả uy tín và có suy nghĩ về phương pháp giáo dục trẻ từ sớm, ông đã có những tác phẩm tâm huyết với hy vọng các thế hệ trẻ ngày càng thông minh hơn và cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

Cuốn sách Thiên tài và sự giáo dục từ sớm được tác giả đặc biệt dành cho những người tuy biết rằng bản thân chỉ đạt được đến một mức độ nào đó nhưng ít nhất sẽ cố gắng làm cho con mình trở nên hoàn hảo. Họ hiểu rằng bản thân chỉ là nấc thang thứ nhất, con mình sẽ là nấc thang thứ hai và những gì mình không thể làm được thì con cái mình sẽ là người kế thừa và tiếp tục thực hiện giúp mình… Những con người đó, bất kể họ thành công hay thất bại, nhưng đối với xã hội và nhân loại, họ vẫn là thiên tài, là con người ưu tú mà hàng ngàn hàng vạn người mới có một, cuốn sách này của tác giả là tâm huyết để chia sẻ cho những người như vậy.

Đối với các bậc cha mẹ, thiên tài là người nổi tiếng, xuất sắc ở ít nhất 1 lĩnh vực nào đó. Nhưng sau khi đọc cuốn sách này, Việt Mỹ tin rằng cha mẹ sẽ có sự thay đổi về suy nghĩ khi cha mẹ có sự định hướng và cùng con cố gắng đạt tới thành công.

Nội dung Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

Cuốn sách Thiên tài và sự giáo dục từ sớm của tác giả Kimura Kiyuichi gồm 7 chương trình bày về các quan điểm của ông với phương pháp giáo dục trẻ từ sớm. Song song với điều đó, anh chị cũng sẽ được tìm hiểu nhiều quan điểm giáo dục trẻ của những người đã thực hiện thành công.

Nội dung sách không nói riêng về một cách giáo dục trẻ mà đề cập đến nhiều phương pháp của Witte, Sidis, Berle, Stoner. Nhưng đặc điểm chung chính là phương pháp giáo dục trẻ từ sớm và có sự định hướng.

Cách trình bày các phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của ông không khô khan và theo một motip nào gây nhàm chán hay rập khuôn. Tác giả giống như người kể chuyện, trình bày các luận điểm, phương pháp thông qua các câu chuyện có thật trong lịch sử kèm theo suy nghĩ của bản thân. Ông cũng lưu ý cha mẹ bằng những chữ bôi đậm trong mỗi phần.

Nhiều cha mẹ đọc cuốn sách này và đã bị cuốn hút với nội dung từ những câu chữ đầu tiên với câu chuyện thường gặp trong cuộc sống. Và anh chị bị cuốn hút từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, đọc xong cuốn sách này và vẫn muốn tiếp tục tìm hiểu thêm.

Cuốn sách Thiên tài và sự giáo dục từ sớm giúp cha mẹ tìm hiểu các phuong phap giao duc tre tu som. Anh chị có thể lựa chọn được một phương pháp phù hợp trong chính cuốn sách này và biết đâu đó, anh chị sẽ có một phương pháp giáo dục con thành công của riêng mình? Thiết bị y tế Việt Mỹ chúc anh chị nuôi dạy con thành công!

Thực Hành Theo Phương Pháp Giáo Dục Sớm Shichida Nuôi Dạy Con Thành Thiên Tài

(VOV5)- Đây là cuốn sách đầu tiên có những kiến giải hết sức chi tiết và cụ thể về phương pháp Giáo dục sớm Shichida, một trong những bí quyết nuôi dạy con rất thành công của người Nhật để có những đứa trẻ thiên tài.

Nhằm giúp các bậc phụ huynh có cơ hội tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Viện Giáo dục Shichida Việt Nam ra mắt bạn đọc cuốn sách “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida giúp phát triển não bộ cho trẻ”.

Có một thực tế là mọi đứa trẻ đều được sinh ra cùng vô vàn tài năng tiềm ẩn. Song những tiềm năng đó sẽ không thể nảy mầm nếu không được tác động đúng lúc và đúng cách. Không ai khác, chính cha mẹ là người khơi dậy những tố chất thiên tài của con, đặc biệt là thời gian trước 2 tuổi của bé.

Phương pháp Giáo dục sớm Shichida tập trung phát triển não phải, khai mở, kích thích và nuôi dưỡng những năng lực đa dạng của trẻ như khả năng tập trung, tưởng tượng, nhận biết, tư duy… trong vòng 6 năm đầu đời.

Cuốn sách giới thiệu 33 bài thực hành hết sức đơn giản nhưng có hiệu quả cao mà cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Các bài tập được thiết kế phù hợp, giúp bé hưởng ứng và tham gia một cách tự nhiên, đầy hứng thú.

Mỗi bài tập đều nhấn mạnh vào một tác động cụ thể đối với trẻ như rèn luyện khả năng cầm bút, khả năng tập trung và xử lí thông tin qua trò chơi mê cung, trò chơi số lượng giúp hình dung về khái niệm lớn nhỏ, khả năng quan sát trực quan…

Ngoài phần lí thuyết còn có tóm tắt mỗi bài tập bằng các minh họa sinh động, ngắn gọn, giúp cha mẹ dễ ghi nhớ và hình dung.

Khoảng thời gian cha mẹ và trẻ cùng thực hành cũng là những giờ phút trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ nhất.

Ngoài hai chương chính cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp Shichida, cuốn sách còn chia sẻ với bạn đọc những bí kíp trong hành trình nuôi dạy con như: sức mạnh của việc đọc sách, 10 nguyên tắc vun đắp tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tại sao phải bắt đầu càng sớm càng tốt…

Bằng những bài học đơn giản theo phương pháp Shichida, cuốn sách là sự thể hiện cao nhất cho tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Vừa cảm tính vừa lí trí, các phương pháp Shichida mang đặc trưng phương Đông nhưng cũng hài hòa với các phương pháp giáo dục hiện đại của phương Tây.

Dịch giả Tạ Phương Hà chia sẻ thêm, cuốn sách được chị dịch chỉ trong vòng 3 tuần lễ, trong sự kinh ngạc pha lẫn say mê. Phương pháp giáo dục sớm Shichida giúp chị hiểu đây chính là một trong những bí quyết giúp người Nhật nuôi dạy vô cùng thành công những thế hệ kế tục cho dân tộc mình. Họ hiểu biết sức mạnh của giáo dục mầm non.

Cuốn sách đem đến triết lí giáo dục lành mạnh, nhân văn, coi trọng và tôn vinh mọi đứa trẻ. Nó cũng thức tỉnh cha mẹ Việt tận dụng những năm tháng đầu đời, khoảng thời gian duy nhất bạn có thể nắm tay trẻ, để quan tâm hơn đến việc nuôi dạy và giúp trẻ có nền tảng phát triển tốt nhất.

“Bạn biết không, trẻ em có tốc độ phát triển não bộ cực kì nhanh chóng, trong vòng 6 năm đầu đời, khi mà cơ thể của trẻ vẫn còn vô cùng non nớt, thì não bộ đã đạt tới trên 80% khả năng phát triển. Điểm mấu chốt trong giai đoạn này là việc cha mẹ truyền cho con tình yêu thương, giúp con khai mở cánh cửa não phải. Sự giao tiếp giữa cha mẹ và con là quá trình không thể thiếu để trao nhận yêu thương.

Tài năng của trẻ có được đánh thức hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. Đặc biệt là khoảng thời gian trước 2 tuổi của bé.Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải bắt trẻ ngồi vào bàn học mấy tiếng mỗi ngày. Chìa khóa nằm ở việc bạn cùng con trải nghiệm những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, cho dù có ngắn ngủi, nhưng hoạt động đó luôn được cố gắng duy trì hàng ngày. Tương lai rạng ngời của con trẻ sẽ bắt nguồn từ những bài học nhỏ ngày hôm nay.” Ko Shichida)

Thùy Linh/CTV

Câu Chuyện Của Thiên Tài Carl Vitte: Giáo Dục Con Về Tiền Bạc

Câu chuyện của thiên tài Carl Vitte: Giáo dục con về tiền bạc

Trong xã hội, có một quan điểm tưởng như rất thanh cao, đó là không nhắc đến vấn đề tiền bạc trước mặt con cái. Nhất là cha tôi lại là một mục sư. Người bình thường chắc sẽ cho rằng, một người cha như vậy không thể bàn luận vấn đề tiền bạc với con cái mình. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Từ lúc tôi bắt đầu hiểu chuyện, cha đã nói với tôi về tiền. Cha tôi cho rằng, sớm hay muộn trẻ cũng phải đối mặt với vấn đề tiền bạc, đã không tránh được thì nên dạy con sớm hiểu được giá trị của đồng tiền.     

Trong cuốn sách của cha tôi, ông đã ghi lại một chuyện thế này:

Có một lần, cha nhắc đến việc giáo dục về tiền bạc của mình với một người bạn. Mục sư này không cho là như vậy. Ông cho rằng, tiền bạc là căn nguyên của mọi tội ác. Vì trẻ con chưa trưởng thành, không thể tránh được sự cám dỗ của đồng tiền nên cố gắng tránh nhắc đến tiền trước mặt chúng càng ít càng tốt, để bảo vệ tâm hồn trong sáng của chúng. Cha lại cho rằng, bản thân tiền bạc không có gì là xấu, càng không thể là nguồn gốc của mọi tội ác. Nguyên nhân làm cho con người rơi vào tội ác đó chính là dục vọng do chính họ tạo ra.     

Mục sư kia nói: “Theo tôi, giáo dục về tiền bạc cho trẻ chỉ làm cho chúng thêm ích kỷ và tham lam.”       

Vị mục sư nói với cha: “Ông nói cũng có lý. Vậy, nội dung giáo dục cụ thể của ông là gì?”.      

“Đầu tiên, phải có cách nhìn đúng đắn về tiền, sau đó sẽ là làm sao sử dụng chúng vào đúng mục đích. Nếu không làm được hai điều này, con người sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì tiền, thậm chí có thể biến thành nô lệ của tiền bạc và trở thành kẻ thất bại, xung quanh ta có bao nhiêu người giàu có nhưng lại trở thành nô lệ của tiền bạc, bao nhiều người vì hoang phí vô độ mà dẫn đến phá sản. Tôi tin rằng, chỉ cần dạy dỗ trẻ một cách đúng đắn, những bi kịch này sẽ hạn chế được rất nhiều”.     

Tôi và Marcaly đều có một mức lương tương đối, điều kiện cuộc sống của chúng tôi cũng tốt hơn thế hệ cha mẹ rất nhiều. Cha vẫn viết thư nhắc nhở tôi: “Tiền có sức mạnh làm dao động lòng người, biết bao người vì tiền mà mất đi sự lương thiện, lòng chính trực. Bởi vậy, khi đã kiếm được tiền, con phải dùng thái độ đúng đắn để nhìn nhận nó, phải biết khống chế mình trước sức cám dỗ của nó. Như vậy, mới có được cái tâm lương thiện”.     

Thư của cha làm tôi nhớ lại một câu chuyện năm lên 9 tuổi. Lúc đó thi đậu vào trường đại học, để giải quyết vấn đề học phí, tôi đã làm quen được với một người. Người này rất có hứng thú với học thức của tôi, đã từng mời tôi đi đến biệt thự mùa hè của ông ta. Trước đó, tôi chỉ biết sống một cuộc sống bình dị, đơn giản. Đây là lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống của tầng lớp quý tộc. Ngôi biệt thự này có kiến trúc kiểu rất độc đáo. Bên trong trang hoàng lộng lẫy, thường là nơi tổ chức các buổi dạ hội, khiêu vũ, thật là hoa lệ, xa xỉ.   

Ông có một đứa con trai bằng tuổi tôi. Tên là Paul. Điều làm tôi kinh ngạc là đứa trẻ chưa đến 10 tuổi này đã sở hữu trong tay một chiếc du thuyền có giá trị. Những ngày tháng sống ở ngôi biệt thự này tôi đã trải qua những ngày tháng xa hoa nhất, tham gia vào các bữa tiệc, đi du thuyền trên biển, thật sự được sống cuộc sống của người quý tộc.     

Tôi vừa nói dứt lời, cha đã cáu lên: “Đủ rồi, Carl! Cha mẹ nghe vậy đủ rồi, con cũng nên tỉnh táo lại đi. Cha cho con hay, biệt thự có thể mua được nhưng cha sẽ không bao giờ mua nó. Giờ cha không muốn nhìn thấy con nữa. Con về phòng đi!”.     

Từ trước đến nay, cha tôi không bao giờ to tiếng với tôi. Trước thái độ đó, tôi không dám cãi lại lời cha, chỉ âm thầm về phòng. Ăn tối xong, cha vào phòng tôi. Lúc này ông đã bình tĩnh hơn nhiều:       

“Carl! Con thật sự muốn cuộc sống như vậy sao?”       

“Thật sự”. Tôi thật thà đáp: “Con chưa bao giờ được sống cuộc sống đầy đủ, phong phú như vậy. Cha, xin đừng tức giận, con biết chúng ta không nên hướng tới cuộc sống như vậy, nhưng thực sự con cảm thấy được niềm vui trong cuộc sống đó”.     

“Tốt, ít nhất con cũng đã nói thật điều mà con suy nghĩ trong lòng”. Cha bình tĩnh nói: “Giờ cha hết giận rồi, có thể cha đã quá nóng nảy. Thật sự, rất ít người có thể kháng cự được với sức hấp dẫn của đồng tiền, huống chi con mới chỉ là một đứa trẻ. Nhưng con phải biết nếu một người không chống lại được với hâp dẫn ấy sẽ rất dễ mất đi sự tôn nghiêm, sự tự do, trở thành nô lệ của vật chất. Một người có lý tưởng, hoài bão sẽ biết tìm được niềm vui ngay cả khi họ đang đau khổ. Vì hạnh phúc của người ấy không phải tạo dựng trên nền tảng của tiền bạc. Nếu một người đặt tiền bạc của mình lên trên hạnh phúc thì khi mất hết tiền bạc, họ cũng mất đi hạnh phúc! Con hiểu chứ?”.     

“Vâng ạ! Con thật sự xấu hổ.”     

“Carl, bất kỳ ai cũng đều có lúc thiếu sáng suốt, ham muốn hưởng lạc vốn là bản tính của con người. Nhưng con cũng cần biết thêm, theo đuổi cái đẹp và chính nghĩa cũng là bản tính. Con người khi sinh ra đã tồn tại sẵn hai mặt là thiện và ác. Cuối cùng, trở thành người như thế nào là do anh ta lựa chọn.      

Con vẫn nhớ câu chuyện ngụ ngôn xưa chứ: “Một anh tiều phu chặt củi bên sông, không cẩn thận đã làm rớt rìu xuống sông. Anh ta rất buồn và chỉ biết ngồi khóc, thần sông hiện lên mang theo một chiếc rìu vàng, anh ta nói không phải của anh ta. Lần thứ hai, là một chiếc rìu bạc, vẫn không phải. Đến lần thứ ba, chính là chiếc rìu bị rơi xuống sông. Anh tiều phu vui mừng khôn xiết. Vị thần thực sự cảm động trước bản tính thật thà của tiều phu liền cho anh cả chiếc rìu vàng và rìu bạc. Con có biết điều gì là đáng học hỏi nhất ở người tiều phu không?””.       

“Đó là sự thật thà cha ạ!”     

“Đương nhiên, thật thà là một phẩm chất cao quý của con người. Con không thiếu đức tính này vì khi nãy con đã trả lời cha rất thành thật. Điều con thiếu lúc này là sự bình tĩnh, tĩnh tâm trước sức hấp dẫn của đồng tiền. Đây chính là điều đáng học hỏi từ câu chuyện kể trên. Nếu biết bảo vệ sự tôn nghiêm của mình trước đồng tiền, sẽ làm cho người khác kính trọng và nể phục. Người như vậy sẽ dễ thành công trong sự nghiệp”.   “Cha có phải là người như vậy không ạ?” Tôi hỏi.        

“Carl, cha là một mục sư nghèo, không mua được những thứ xa xỉ và cũng chưa từng có ý nghĩ sẽ sở hữu chúng. Đối với cuộc sống hiện tại, cha đã rất thoả mãn rồi.”     

Hôm đó, cha đã cho tôi hiểu rõ được nhiều điều, về giá trị của cuộc sống bình dị, cho tôi thật nhiều sức mạnh, giúp tôi trụ vững được trước những sức cám dỗ của tiền bạc, theo đuổi những hạnh phúc lớn hơn và có giá trị hơn là cuộc sống xa xỉ.

Carl Vitte

Nguồn: Sơn Nam tổng hợp, Trang điện tử của NXB Hà Nội

BigSchool: Cha ông chỉ là mục sư của làng, nhưng có rất nhiều sáng kiến đáng ngạc nhiên, trong số đó đặc biệt nhất là những lý luận về giáo dục. Khó có thể hiểu được tại sao ở vào thời đó ông đã có những suy nghĩ như vậy, nhưng quả thực ông đã cho rằng phải giáo dục con cái ngay từ khi là một đứa trẻ còn đỏ hỏn. Nói theo ngôn ngữ của ông, giáo dục con trẻ phải là giáo dục bắt đầu từ buổi bình minh của khả năng nhận thức, và ông tin rằng với cách đó, đứa trẻ sẽ trở nên phi phàm. Ông cũng tuyên bố rộng rãi rằng mình sẽ làm như vậy với con cái. Không may, đứa con đầu lòng của ông đã qua đời ngay sau khi sinh, và kế tiếp là Carl Vitte. Nhưng Vitte lại là đứa trẻ không thể ngờ tới, đến mức chính ông đã phải thốt lên “Tôi đã làm gì nên tội đến mức ông Trời phải khiến tôi có một đứa con đần độn như thể này!” Những người xung quanh cũng đến an ủi ông, ngoài mặt nói rằng không đến mức phải lo lắng quá, nhưng lại thì thầm sau lưng rằng Vitte đúng thực là một đứa trẻ kém phát triển.Tuy nhiên, người cha đã không tuyệt vọng. Ông đã dần dần áp dụng những kế hoạch nuôi dưỡng của chính mình. Đầu tiên, ngay cả mẹ nó cũng nói rằng, đứa trẻ thế này thì dù có dạy dỗ thế nào cũng vô ích, sẽ chẳng thể trở thành gì cả. Nhưng tấm lòng người cha của ông không cho phép từ bỏ, và rồi không lâu sau đứa trẻ đần độn đã khiến tất cả mọi người xung quanh phải ngạc nhiên. Trang 1 cuốn sách được dịch từ tiếng Đức sang tiếng AnhCuốn sách mang tên “Cách giáo dục với Carl Vitte” từ cách đây hàng trăm năm, nhưng hầu hết những người thời đó đều không lưu lại và nó gần như đã bị thất lạc hoàn toàn, và những gì còn lại đến ngày nay là rất ít. May sao trong thư viện của Đại học Havard còn lại một quyển, là quyển duy nhất ở Mỹ, và nó được bảo quản cẩn thận trong phòng các tác phẩm quý.

Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Từ 0

Ví dụ, không ít cha mẹ suy nghĩ rằng: việc tập đọc cho bé bằng các thẻ chữ ngay từ tuổi rất sớm là một phương pháp giáo dục sớm cho bé, nhưng cách thức hoạt động của họ không đúng (chú trọng quá nhiều hình thức), quá khô khan và áp lực lên các bé quá nhỏ, những điều này không có lợi ích gì trong việc phát triển trí não, thậm chí gây nhiều tác hại cho bé. Do đó, hiểu rõ và thực hiện đúng là điều nên làm khi cha mẹ đang muốn giúp trí não bé phát triển

Giáo dục sớm cho bé là như thế nào?

Giáo dục sớm không đơn thuần được hiểu như dạy đọc, dạy viết, dạy ngôn ngữ cho bé ở độ tuổi sớm. Đó là một khái niệm hẹp, nói đúng hơn là giáo dục sớm là tập trung giáo dục về giao tiếp, kĩ năng xã hội cho các bé ngay từ khi còn rất nhỏ và cuối cùng ngôn ngữ sẽ tự động phát triển một cách tự nhiên. Bằng cách đặt bé vào một môi trường năng động, với sự giúp đỡ, yêu thương của cha mẹ thông qua các trò chơi lành mạnh sẽ giúp các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ và làm tiền đề cho sự học hỏi, tư duy và sáng tạo.

– Cách thức học: Khám phá, vui chơi, giao tiếp là chínhTất cả kiến thức thông qua 3 tiêu chí trên thì não bộ mới lưu nhận. Ngoài 3 tiêu chí trên thì não bộ không lưu nhận, thậm chí gây tổn hại đến phát triển bình thường của não bộ

Não bộ trẻ 4-8 tuổi

– Là giai đoạn phát triển tiếp tục, là giai đoạn quan trọng trong phát triển ngôn ngữ và tư duy. Quan trọng nhất là đến 6 tuổi. Tổn thương trước 6 tuổi cũng là dạng không thể phục hồi.

– Cách thức học: Khám phá, vui chơi, giao tiếp, học hỏi là chính

– Khác giai đoạn trước, giai đoạn này các bé có thể được dạy về từ vựng, toán học, ngôn ngữ thứ 2, nhưng lưu ý vui chơi và giao tiếp vẫn luôn là chính.

– Là giai đoạn phát triển gần như giống của người lớn về chức năng và tính bền vững. Nghĩa là, giai đoạn này, não bộ thích hợp cho việc học hỏi ở giai đoạn cao hơn.

– Cách thức học: Vui chơi học hỏi, tư duy và sáng tạoGiai đoạn này bé có thể học hỏi và tư duy mức độ cao hơn, nhưng các hoạt động học tập luôn phải dung hòa với việc vui chơi của các bé.

Độ tuổi quan trọng trong giáo dục sớm

– Giáo dục sớm chỉ thích hợp cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên.Theo báo cáo Gs. Evangelou, ĐH Oxford, Anh Quốc, các hoạt động Giáo dục sớm phải phù hợp với từng độ tuổi và phải thỏa các tiêu chí theo độ tuổi ở trên:

* CÁC BÉ < 1 TUỔI: chưa thích hợp giới thiệu mặt chữ, đọc chữ. Tuy nhiên các bé thích hợp cho việc:

+ Đọc sách cho bé ( ít nhất 10 phút mỗi ngày, chọn sách có hình và chữ to). 8-9 tháng tuổi nên tạo 1 thói quen mỗi ngày đều đọc sách cho bé mỗi tối, lúc đọc làm những tiếng động và âm thanh, ngôn ngữ trong sách.

+ Chơi cùng bé các hoạt động cấu trúc hình khối (vuông, tròn, trụ, tam giác), vật liệu (thô, ráp, giấy, vải), màu sắc. Khi chơi, cho bé chạm, cầm nắm và nói tên các món đồ chơi.

+ Toán học cho bé: mẹ thường xuyên đếm 1-5 khi cắt móng tay bé, khi cho bé ngồi lên thú nhúng, khi cho bé chơi với những cái cốc hoặc món đồ chơi.

* CÁC BÉ 1-3 TUỔI: thích hợp giao tiếp với cha mẹ, các bé khác bằng ngôn ngữ và cử chỉ.

+ Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi cát, hái hoa, lượm đếm lá rơi, nhặt đá ném mặt nước.

+ Cho bé chơi sắp nồi, lựa vớ vào rọ, lựa áo, quần, lựa màu sắc cùng loại

+ Các bé từ 1 tuổi có thể tập cho bé nhìn chữ hoặc hình tập nói theo, nhưng giới hạn 5 chữ/ngày, đừng quá gượng ép, chỉ vui chơi là chính. Bé không thích thì cho bé chơi trò khác

+ Toán học cho bé: mẹ thường xuyên đếm 1-10 khi cho bé chơi xích đu, tập đếm cốc, cắt bánh kem, và hỏi xin bánh bé cầm trong tay. Các hoạt động chủ yếu là tự nhiên, lập lại, và hòa quyện vào hoạt động vui chơi

+ Dạy ngôn ngữ thứ 2 cho bé: đọc truyện có ngôn ngữ thứ 2 vào 1 thời điểm nhất định trong ngày

+ Cho bé tham gia chơi cùng các bé khác ở các nhóm hội của các bà mẹ. Ở Anh, các bạn có thể đến thư viện cộng đồng để book lịch tham gia đọc sách, kể chuyện cho các bé, hoàn toàn miễn phí.

Những lời cha mẹ nên nói khi giáo dục bé

1. Luôn cho bé sự lựa chọn:Con có …. và …, con muốn lấy cái nào.VD: con có con gấu và con mèo, con thích lấy con nào?

3. Luôn cho bé điều kiện để lựa chọnVD: Nếu con không cắn bạn, bạn sẽ cho con chơi đồ chơi cùng

4. Luôn dạy bé xin lỗi và hãy dùng từ “NÊN”, hơn là từ “PHẢI”VD: Mẹ nghĩ con nên xin lỗi bạn/bà/cô. Khi nói, bạn không quát bé, mà luôn để mặt nghiêm.

5. Khuyến khích bé tự làm mọi thứ, và tự đứng dậy khi ngã, đặc biệt luôn khuyến khích nhận trách nhiệmVD: khi bé chạy bị ngã, mẹ nên nói: con nên đi đứng cẩn thận và khuyến khích bé tự đứng lên, không đổ trách nhiệm cho cái ghế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiên Tài Và Sự Giáo Dục Từ Sớm trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!