Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Giữa Say Và Tell được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cả SAY và TELL đều được dùng để truyền đạt lại lời người nào đó nói, nhưng cách dùng mỗi từ không hề giống nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu cách dùng hai từ này trong câu khác nhau như thế nào?
“I loved the movie, John!”
SAY (nói ra, nói rằng)
Về cơ bản, say được dùng để nhấn mạnh những gì chúng ta muốn nói. Khi chúng ta dùng say, chúng ta chú trọng nội dung được nói ra
Ví dụ :
Barbara: “I loved the movie!” (Em rất thích bộ phim!) Barbara said she loved the movie. (Barbara đã nói là cô ấy rất thích bộ phim.)
Assistant: “Ms Delphine is out of the office.” (Trợ lý: “Bà Delphine hiện tại không ở văn phòng.”) Your assistant said you were out of the office. (Trợ lý của bà nói là bà đã không có ở văn phòng.”)
Your Parents: “We are coming for dinner.” (Bố mẹ: “Bố mẹ đang đến ăn tối”.) Your parents said they were coming for dinner. (Bố mẹ bạn nói là họ đang đến để ăn tối.)
Chúng ta cũng có thể nhắc tới người nghe trong câu bằng cách thêm giới từ “to”.
Ví dụ:
Barbara said to John that she loved the movie. (Barbara nói với John là cô ấy rất thích bộ phim.) Your assistant said to me that you were out of the office. (Trợ lý của bà đã nói với tôi là bà không có ở văn phòng.) They said to my mother that they were coming for dinner. (Họ nói với mẹ tôi là họ đang tới để ăn tối.)
Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu chúng ta dùng “tell” khi nhắc tới người nghe trong câu.
TELL (nói với ai điều gì đó, bảo ai làm gì, cho ai biết điều gì)
Thông thường, chúng ta phải có người nghe theo sau “tell”.
Ví dụ:
Barbara told John that she loved the movie. (Barbara nói với John là cô ấy rất thích bộ phim.) Your assistant told me that you were out of the office. (Trợ lý của bà đã nói với tôi là bà không có ở văn phòng.) They told my mother that they were coming for dinner. (Họ nói với mẹ tôi là họ đang tới để ăn tối.)
Để thực hành phân biệt cách dùng say và tell cùng với các từ dễ nhầm lẫn khác, hãy đăng ký học tiếng Anh với Learntalk. Giáo viên tiếng Anh trực tuyến của chúng tôi đã sẵn sàng để học cùng bạn!
Phân Biệt Say Và Tell
1. Ý nghĩa và cách dùng
Cả say và tell được dùng trong câu trực tiếp và câu gián tiếp. (Say thông dụng hơn tell trong câu trực tiếp.) Ví dụ: ‘Turn right’, I said. (HAY ‘Turn right’, I told him.) (‘Rẽ phải’, tôi nói.) (HAY ‘Rẽ phải’, tôi nói với anh ấy.) She said that it was my last chance. (HAY She told me that it was my last chance.) (Cô ấy nói rằng đây là cơ hội cuối cùng của tôi.) (HAY Cô ấy nói với tôi rằng đó là cơ hội cuối cùng của tôi.)
Tell chỉ được dùng với nghĩa ‘chỉ dẫn’ hoặc ‘thông báo’. Vì vậy, chúng ta không dùng tell với lời chào, sự cảm thán hoặc câu hỏi. Ví dụ: He said, ‘Good morning.’ (Anh ấy nói, ‘Chào buổi sáng.’) KHÔNG DÙNG: He told them, ‘Good morning’. Mary said, ‘What a nice idea’. (Mary nói, ‘Quả là một ý kiến hay.’) KHÔNG DÙNG: Mary told us, ‘What a nice idea.’ ‘What’s your problem?’ I said. (‘Vấn đề của anh là gì?’, tôi nói.) KHÔNG DÙNG: ‘What’s your problem?’ I told her.
2. Say: tân ngữ
Say thường được dùng mà không cần có một tân ngữ. Ví dụ: She said that she would be late. (Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ muộn.) KHÔNG DÙNG: She said me…
Nếu chúng ta muốn đặt một tân ngữ sau say, chúng ta dùng to. Ví dụ: And I say to all the people of this great country… (Và tôi muốn nói với tất cả những người ở đất này nước vĩ đại này…)
3. Tell: tân ngữ
Sau tell, chúng ta luôn nhắc đến người được nói. Ví dụ: She told me that she would be late. (Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy sẽ muộn.)
Tell được dùng mà không cần có tân ngữ trong một vài nhóm từ. Các ví dụ thông dụng như tell the truth (nói sự thật), tell a lie (nói dối), tell a story/joke (kể chuyện/nói đùa). Ví dụ: I don’t think she’s telling me the truth. (Tôi không nghĩ cô ấy nói với tôi sự thật.) KHÔNG DÙNG:…saying the truth.
Chú ý cách dùng của tell với nghĩa ‘phân biệt, ‘biết’ trong tell the difference, tell the time. Ví dụ: He’s seven years old and he still can’t tell the time. (Cậu bé đã bảy tuổi rồi nhưng cậu vẫn không biết cách xem giờ.)
Tell không được dùng trước tân ngữ như a word, a name, a sentence, a phrase. Ví dụ: Alice said a naughty word this morning. (Sáng nay Alice nói một từ rất bậy.) KHÔNG DÙNG: Alice told…
Chúng ta không dùng it sau tell khi nói về một sự việc nào đó. Ví dụ: What time’s the meeting? ~ I’ll tell you tomorrow. (Buổi họp lúc mấy giờ? ~ Tôi sẽ bảo anh vào ngày mai.) KHÔNG DÙNG: I’ll tell you it tomorrow.
4. Nguyên thể
Tell có thể dùng trước tân ngữ + nguyên thể với nghĩa ‘ra lệnh’ hoặc ‘chỉ bảo’. Không dùng say với nghĩa này. Ví dụ: I told the children to go away. (Tôi bảo lũ trẻ đi đi.) KHÔNG DÙNG: I said the children to go away.
5. Câu hỏi gián tiếp
Cả tell và say đều không được dùng để giới thiệu câu hỏi gián tiếp. Ví dụ: Bill asked whether I wanted to see a film. (Bill hỏi liệu tôi có muốn xem phim hay không.) KHÔNG DÙNG: Bill said whether I wanted to see a film. HAY Bill told me whether…
Nhưng say và tell có thể dùng để giới thiệu câu trả lời của câu hỏi. Ví dụ: Has she said who’s coming? (Cô ấy đã nói ai sẽ đến chưa?) He only told one person where the money was. (Anh ta chỉ nói cho một người biết tiền ở đâu.)
Sự Khác Nhau Giữa Work Và Job
Sự khác nhau giữa Work và Job
Th.hai, 18/08/2014, 11:13
Lượt xem: 7251
Trước hết, về mặt ngữ pháp, work vừa là một động từ lại vừa là một danh từ, trong khi job chỉ là danh từ thôi.
Giờ chúng ta sẽ nói tới nghĩa của các từ này.
Work – làm việc – là một hoạt động mà bạn dùng tới nỗ lực hay năng lượng, thường là để đạt được một mục đích hay nhiệm vụ gì đó chứ không phải là để vui chơi, giải trí. Từ này ngược hẳn nghĩa với từ play, và to work có nghĩa là thực hiện hành động đó.
Nhìn chung, chúng ta làm việc để kiếm tiền và chúng ta thường dùng từ này như một động từ; để miêu tả những gì việc chúng ta làm để kiếm tiền. Ví dụ: I work for the BBC – Tôi làm cho đài BBC.David works in a café – David làm ở một quán café.
Trong các ví dụ này, chúng ta không biết chính xác nhiệm vụ hay trách nhiệm của người đó là gì. David làm việc ở quán café nhưng chúng ta không biết anh ấy làm việc dọn dẹp, phục vụ bàn, hay nấu đồ ăn.
Vì thế work có một nghĩa chung chung, trong khi job lại rất cụ thể, và nghĩa thông dụng nhất của từ này là tên của chính công việc mà bạn làm để kiếm tiền. Ví dụ,
David has now got a new job. He is a cook in a small restaurant. David vừa kiếm được việc mới. Anh làm đầu bếp tại một tiệm ăn nhỏ.
Trong ví dụ này, chúng ta biết chính xác công việc mà David làm là gì vì chúng ta biết job – nghề của anh ấy là gì.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng từ job chỉ một nghề, một công việc cụ thể hay một vị trí nghề nghiệp nào đó, như cook – đầu bếp, teacher – giáo viên, hay banker – nhân viên ngân hàng, trong khi work nói tới một hành động làm việc chung chung.
Ví dụ, một người có thể working in their garden – làm việc trong vườn, có thể cắt cỏ, trồng hoa. Tuy nhiên đó là hoạt động vào thời gian rảnh rỗi của người đó, chứ không phải là một phần công việc mà họ vẫn làm để kiếm tiền của người đó.
Khi là động từ, work còn có các nghĩa khác, chẳng hạn, nếu bạn tả một chiếc máy làm việc như thế nào, tức là bạn giải thích nó hoạt động ra sao.
Ví dụ: Can someone show me how the photocopier works? I don’t know how to use it. – Ai có thể chỉ cho tôi máy photocopy làm việc như thế nào không? Tôi không biết dùng nó như thế nào cả.
Tương tự, bạn có thể dùng từ work để nói nếu chiếc máy làm việc/hoạt động tốt.
Ví dụ: Don’t try to use that computer. It doesn’t work. We are waiting for the engineer to fix it. – Đừng có dùng máy tính đó. Nó không làm việc. Chúng tôi đang đợi thợ đến sửa nó.
Cuối cùng, mặc dù job là tên gọi công việc mà bạn làm để kiếm tiền, job cũng chỉ một việc cụ thể mà bạn phải làm; một việc đòi hỏi làm việc và một việc bạn có thể xác định cụ thể.
Ví dụ: I have a few jobs to do at home this weekend. I need to paint my bedroom, fix a broken door and cut the grass. – Tôi có một vài công việc phải làm ở nhà vào cuối tuần. Tôi cần phải quét vôi phòng ngủ, chữa cái cửa ra vào bị hỏng và cắt cỏ.
I’ve been working hard for the last few hours so I think it’s time for me to take a break– Tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong suốt mầy tiếng đồng hồ vừa qua rồi, vì thế tôi nghĩ là đã đến lúc tôi có thể nghỉ ngơi.
Fortunately, the work that I do in my job is very interesting, so even though it is hard work, I don’t think I will look for another job! – Rất may là công việc mà tôi làm trong nghề của mình là khá thú vị, vì vậy mặc dù cũng khá vất vả nhưng tôi không nghĩ là tôi sẽ đi kiếm một nghề/một công việc khác.
Thế còn bạn thì sao, Giuliana? Are you a student or do you have a job – Bạn là sinh viên hay bạn đã đi làm và có một nghề rồi?
Whatever you do, is it hard work? – Bạn làm gì đi chăng nữa thì đó có phải làm một công việc vất vả hay không?
Source: bbc
Sự Khác Nhau Giữa C# Và Java
Chắc hẳn bạn đọc nghe nói Java nhiều hơn là C# vì có rất nhiều ứng dụng, phần mềm đều mang tên thương hiệu nổi tiếng này. Chúng ta thường nghe nói đến các loại Game Java rất phổ biến, thời mà chưa xuất hiện các hệ điều hành thông mình thì Java là bá chú lúc bấy giờ. Còn với C# được biết đến là một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến và đa phần chỉ có dân lập trình là hiểu về loại ngôn ngữ này mà thôi.
SO SÁNH JAVA VÀ C#. Các Kiểu Dữ Liệu
Trong Java Các Primitive Datatype vi phạm nghiêm trọng việc thuần Hướng đối tượng. Do nó không kế thừa từ lớp Object như trong tất cả các đối tượng khác nên việc xử lý sẽ phức tạp.Trong C# Các kiểu int là bí danh của Int32 nên không xảy ra trường hợp trên.
Khai báo là tương đối giống nhau. Đều dùng final static = const hoặc read only trong C# :Các hằng số sẽ được biên dịch trước khi gọi nên sẽ nhanh hơn.
Các Cấu Trúc Điều Khiền
Cả 2 đều có đầy đủ if/then/else và switch .Tuy nhiên trong Java mỗi câu lệnh thực hiện trong mỗi case không cần break thì trong C# là bắt buộc.
Các Vòng Lặp
Có đầy đủ while/do while /for nhưng còn có thêm foreach. Chỉ làm việc với các đối tượng trong mảng list.
SO SÁNH CÚ PHÁP CỦA C# VÀ JAVA Các Kiểu Nguyên Gốc (Primitive) Và Kiểu Đơn Giản (Simple)
Java sở hữu một vài kiểu primitive như: byte, char, int, long, float, double. Những kiểu primitive là những khối được xây dựng cơ bản của Java, chúng là những “đơn vị” nhỏ nhất. Tất cả các đối tượng trong Java đều kế thừa từ java.lang.Object, các kiểu primitive thì không như vậy. Điều này có nghĩa là bất kỳ một lớp nào khi tính toán trên các đối tượng sẽ không làm việc với các kiểu primitive. Các kiểu primitive sẽ phải được ánh xạ thành mô hình đối tượng theo quy định để có thể sử dụng chúng.
Trong C# thì điêu này không bao giờ xảy ra. C# sử dụng hệ thống kiểu đối tượng trong .NET mà ở đó, các chương trình C# có thể giao tiếp với nhiều ngôn ngữ khác trong .NET và không gặp rắc rối nào. Như vậy các kiểu primitive, hay kiểu simple trong hàm C# cũng giống như bất kỳ các đối tượng khác
Khai Báo (Declarations)
Các biến được định nghĩa trong C# cũng giống như trong Java
Java sử dụng từ khóa “static final” để tạo các biến hằng; trong Java 1 biến “static final” là một biến lớp thay vì là một biến đối tượng, và trình biên dịch sẽ ngăn bất kỳ các đối tượng khác thay đổi giá trị của biến.Còn C#, theo quy định, có hai cách công bố một biến hằng. Điều này sẽ làm cho chương trình đã được biên dịch sẽ chạy nhanh hơn bởi nó không phải tìm kiếm giá trị của hằng trong suốt thời gian chạy.
Các hằng thường được sử dụng cho BUFFERSIZE hoặc TIMEOUT, điều này sẽ không gây ra sự chuyển đổi trong đoạn mã. Nếu 1 field được đánh dấu là const, khi đó bất kỳ đoạn mã nào biên dịch nó một lần nữa sẽ không thể chuyển đổi và sẽ cần được biên dịch lại theo quy định. Và Nếu một hằng được đánh dấu là readonly, khi đó ứng dụng được thực thi sé có trạng thái thay đổi và đoạn mã được kiểm tra giá trị của field readonly, trong khi trình biên dịch vẫn bảo vệ nó.
Cấu Trúc Điều Kiện (Conditionals Structure)
Có hai cấu trúc điều kiện là “if-then-else” và “switch”, cả hai đều có sẵn trong C# và Java. Tuy nhiên cú pháp “switch” có đôi chút khác biệt
Java cho phép dòng điều khiển phải rơi vào chính xác trong các trường hợp khác nhau của phát biểu switch, trong khi trình biên dịch C# tuyệt đối không cho phép điều này
Các Phát Biểu Nhảy (Jumps)
Hầu hết các phát biểu nhảy trong Java đều ánh xạ trong C#: continue, break, goto, return. Các phát biểu này đều sử dụng giống như cách mà chúng được sử dụng trong Java: thoát khỏi các vòng lặp hoặc trả dòng điều khiển cho một khối lệnh khác.
Các Phương Thức (Methods) Tại mức độ cơ bản, Java và C# đều giống nhau, mỗi phương thức đều đặt vào các tham số và có kiểu trả về. Tuy nhiên, C# có 1 số phương thức mà chúng ta không thể làm với Java như Params, ref và out.
Các Thuộc Tính (Properties)
Các thuộc tính là các khởi dựng của C# thường được dùng với mô hình (pattern) getter/setter trong nhiều lớp của Java. Java có một phương thức set đặt vào một tham số và phương thức get nhận về những gì tham số đã được đặt vào trước đó.
Có thể dễ dàng sử dụng bên trong một chương trình C#
int currentValue = Property; Property = new Value;
Đằng sau ngữ cảnh này, C# thật sự biên dịch property thành hai phương thức trong framework ngôn ngữ trực tiếp .NET (Intermediate Language) có tên là get_Property và set_Property. Các phương thức này không thể gọi trực tiếp từ C#, nhưng những ngôn ngữ khác sử dụng MSIL có thể truy cập các getters/setters này.
Từ Chỉ Định Truy Cập (Accessbility Modifiers)
Access modifier giới hạn khả năng thay đổi một vùng của đoạn mã. Các modifier mà chúng ta sử dụng là private, protected, default, public. C# lại có năm modifier:
public – cũng giống như trong Java. Bạn có thể nhận được những gì bên trong đối tượng, bất cứ gì đều có thể truy cập tự do đến thành viên này. protected – cũng giống như trong Java. Việc truy cập chỉ dành cho những lớp kế thừa lớp chứa từ khóa này. internal – đây là một từ mới với những lập trình viên Java. Tất cả những đối tượng bạn định nghĩa bên trong một file .cs (bạn có thể định nghĩa nhiều hơn một đối tượng bên trong file .cs, không giống như trong Java bạn thường định nghĩa chỉ một đối tượng) có một bộ xử lý cho các thành viên bên trong. protected internal – từ khóa này xem như là một sự kết hợp giữa protected và internal. Thành phần này có thể được truy cập từ assembly hoặc bên trong những đối tượng kế thừa từ lớp này. private – cũng giống như trong Java. Không có bất kỳ gì có thể truy cập vào lớp ngoại trừ bên trong lớp
Các Đối Tượng, Các Lớp Và Các Cấu Trúc
Tất cả các lập trình viên Java đều đã thân thuộc với các khái niệm về lớp, đối tượng, kế thừa. Vì thế việc học những phần tương tự trong C# chỉ là đề cập đến sự khác nhau của ngữ nghĩa. .
Tất cả các lớp sẽ được truyền theo tham biến cho các phương thức gọi. Điều này có nghĩa là biến được định nghĩa và được truyền thật sự là một tham biến cho vùng nhớ chứa đối tượng thật sự. Mọi thứ trong Java, ngoại trừ kiểu primitive, đều được truyền theo tham biến – không có cách nào để định nghĩa mọi thứ để có thể truyền theo tham trị.
This Và Base
Các đối tượng trong C# có thể tham khảo đến chính nó như trong Java. This mang cùng một nghĩa như thế nhưng C# sử dụng từ khóa base thay vì sử dụng từ khóa super như trong Java. Cả từ khóa this và base đều có thể sử dụng trong các phương thức và các contructor như this và super được sử dụng trong Java.
Chuyển Đổi Kiểu Java thường chỉ thân thuộc với việc chuyển kiểu giữa các kiểu primitive và khi ép kiểu lên cao hơn cho siêu lớp và thấp hơn cho các lớp con. C# cho phép khả năng định nghĩa chuyển đổi kiểu tự tạo cho hai đối tượng bất kỳ. Hai kiểu chuyển đổi phải như sau:
Chuyển đổi tương đối: kiểu chuyển này yêu cầu kiểu đích phải được xác định trong phát biểu,cũng như việc chuyển đổi này không chắc chắn làm việc hoặc nếu nó làm việc thì kết quả của nó có thể bị mất đi thông tin. Các lập trình viên Java thường thân thuộc với việc chuyển đổi tuyệt đối khi ép một đối tượng thành một một đối tượng của các lớp con của nó. Chuyển đổi tuyệt đối: việc chuyển đổi này không yêu cầu kiểu cha, cũng như việc chuyển đổi này chắc chắn làm việc.
Tải Chồng Toán Tử (Operator Overloading) Tải chồng toán tử trong C# rất đơn giản. Lớp FlooredDouble ở trên có thể được thừa kế để chứa một phương thức static
Tổ Chức Mã Nguồn
C# không đặt bất kỳ yêu cầu nào trong việc tổ chức file, bạn có thể sắp xếp toàn bộ chương trình C# bên trong một file .cs (Java thường yêu cầu một file .java chứa một lớp).
C# cũng cung cấp một cách để chia nhỏ các đối tượng của chương trình tương tự như các khối trong Java. Sử dụng namespace, các kiểu có quan hệ có thể được nhóm vào trong một phân cấp.
Tổng Kết Trong article này, không đề cập toàn bộ cú pháp của C# như mã không an toàn, xử lý lại… và các phát biểu khác. Thay vào đó, chúng ta nói đến một danh sách các phát biểu thân thuộc và tương ứng với những gì trong Java mà thôi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Say Và Tell trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!