Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Giữa Nghề Điều Dưỡng Và Y Sĩ Đa Khoa được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vậy những điểm giống và khác nhau giữa hai ngành Điều dưỡng và Y sĩ đa khoa là gì
Ngành Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm ?
Công việc của người Điều dưỡng viên là gì ?
Ngành Điều dưỡng là gì? ra trường làm gì?
Điểm giống nhau giữa Điều dưỡng và Y sĩ đa khoa
Nhiệm vụ của người Điều dưỡng viên và Y sĩ đa khoa phải thực hiện là tương đối giống nhau. Họ có thể thực hiện các nhiệm vụ chung như sau:
– Đón tiếp, phổ biến và hướng dẫn bệnh nhân cùng người nhà của họ thực hiện các nội quy, quy định tại các cơ sở, trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh.
– Hỗ trợ và phối hợp với Bác sĩ khám chữa bệnh cho người dân, có ý kiến đề xuất các phương án, cách thức điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
– Theo dõi tình hình sức khỏe và sự tiến triển của bệnh, chăm sóc sức khỏe người bệnh, đóng góp ý kiến trong việc đưa ra phác đồ điều trị mới cho bệnh nhân trong trường hợp phác đồ điều trị đang sử dụng không phù hợp hoặc xảy ra các vấn đề bất thường.
– Phổ biến và hướng dẫn bệnh nhân cũng như thân nhân của họ các cách thức điều trị bệnh tại nhà, sau khi ra viện…
– Thường trực chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân bất cứ khi nào họ cần
Sự khác nhau giữa nghề Điều dưỡng và Y sĩ đa khoa
Đối với người Điều dưỡng viên, nhiệm vụ của họ thiên về chăm sóc sức khỏe người bệnh, cụ thể như
– Hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân trong hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, động viên người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân vượt qua khó khăn và có tinh thần và niềm tin để điều trị bệnh tật.
– Tuyên truyền và phổ biến kiến thức để người dân có thể phòng bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bệnh nhân và người thân của họ.
– Ghi chép, cập nhật thông tin về của bệnh nhân khi nhập viện, chuyển viện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân…
– Quản lý và điều phối và kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh.
– Tổng hợp và kê khai lượng thuốc người bệnh đã sử dụng trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
– Thường xuyên và liên tục kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc trực cũng như bổ sung thuốc trực theo quy định, đồng thời thu hồi lượng thuốc thừa trả lại cho đơn vị quản lý chung.
– Nhận dụng cụ y tế, các đồ dùng cần thiết, văn phòng phẩm, đồng thời lập sổ theo dõi sử dụng theo kế hoạch của cấp trên.
Đối với cán bộ Y sĩ đa khoa
– Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Y sĩ đó là theo dõi, kiểm soát công tác vệ sinh phòng bệnh, phổ biến và tuyên truyền tới người dân các biện pháp phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết về y học thường thức cho cộng đồng.
– Đối với những vùng có dịch bệnh, vai trò của người y sĩ đa khoa là vô cùng quan trọng. Họ có nhiệm vụ lên kế hoạch bay vây, kiểm soát và dập tắt dịch bệnh phát sinh, làm báo cáo gửi lên cơ quan cấp trên đồng thời đưa ra kế hoạch nắm bắt thường xuyên tình hình của dịch bệnh để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
– Phối hợp với nữ hộ sinh trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương theo chủ trương của cơ quan cấp trên.
– Trực tiếp làm công thống kê số liệu tình hình sinh tử, nắm bắt được tình hình công tác dịch tễ, bệnh tật, làm thành tài liệu để báo cáo cơ quan cấp trên.
– Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ y tế ở nơi làm việc, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y tế tới cộng đồng.
– Lên kế hoạch và phổ biến các kế hoạch vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân, trong các cơ quan, tổ chức tại địa bàn công tác.
– Làm nhiệm vụ đôn đóc, kiểm tra việc thực hiện các công tác tuyên truyền và kiểm soát về các bệnh xã hội của cán bộ chuyên trách…
– Kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược; đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc ở nơi công tác; sử dụng và vận động sử dụng cây thuốc Nam.
– Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế nơi ở nơi công tác và các vệ sinh viên trong tổ lao động.
– Lên kế hoạch phòng bệnh cho nhân dân trong lao động sản xuất.
– Đóng góp ý kiến cho nhà trường trong công tác bảo vệ sức khỏe của học sinh; thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh thông qua lực lượng học sinh.
– Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công việc của những cán bộ chuyên trách về các bệnh xã hội.
Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường
Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;
Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);
Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;
Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;
Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;
Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;
Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.
✎ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN CAO ĐẲNG 2017
If you are a human and are seeing this field, please leave it blank.
Fields marked with an
*
are required
Chú ý: Những mục có dấu (*) không được để trống
Họ tên
*
Ngày sinh
*
Điện thoại
*
Địa chỉ
*
Trường THPT
Điểm tổng kết lớp 12
Ngành học đăng ký
*
Phương thức Xét tuyển
Đăng ký địa điểm học tại:
✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:
Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp
✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:
Tuyển sinh ngành Dược
Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
Tuyển sinh ngành Kế toán
Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý
☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Email: info@htt.edu.vn
Sự Khác Nhau Giữa Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Và Y Sĩ Đa Khoa
Y sĩ đa khoa và Y sĩ Y học cổ truyền đều là người chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Người tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ đa khoa được gọi là Y sĩ, còn người tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền được vinh danh gọi là Lương Y.
Y sĩ đa khoa (Tây Y) chủ yếu học về y học hiện đại như Bệnh học chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm, Phục hồi chức năng, Y tế cộng đồng, Giải phẫu sinh lý, Kỹ thuật điều dưỡng, Vi sinh – Ký sinh trùng, Vệ sinh phòng bệnh, Dược lý, Kỹ năng giao tiếp, Quản lý và tổ chức y tế và học thực hành lâm sàng thực nghiệm tại các bệnh viện đa khoa dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ.
Y sĩ Y học cổ truyền ngoài việc học các kiến thức y học hiện đại, như bệnh học đại cương, các em sẽ phải học chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền Thực vật dược, Dược lâm sàng, Chế biến dược liệu, Bào chế các dạng thuốc Đông Dược; Dưỡng sinh (kỹ thuật vật lý trị liệu, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị bằng phương thức dùng thuốc y học cổ truyền…).
Sinh viên khoa Y học cổ truyền sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại cộng đồng; tham gia công tác nghiên cứu khoa học Y học cổ truyền vì đây là ngành chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục bằng chứng hóa các kinh nghiệm xưa của dân gian.
Điểm nổi trội của Y sĩ YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là dùng phương pháp Đông Y kết hợp chặt chẽ với các ứng dụng của Y học hiện đại như kỹ thuật Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh của Tây Y nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền Y học: Đông Y và Tây Y để nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh. Nếu Bạn yêu thích ngành Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Y Sĩ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Y Sĩ Và Điều Dưỡng
Y sĩ là gì?
Đây là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm, chú ý và theo học. Họ là những người có trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ hành chính văn phòng trong một cơ sở y tế. Những công việc của họ có thể kể đến như: Trả lời các điện thoại, cập nhật thông tin bệnh nhân và các cuộc hẹn… Quan trọng, họ phải theo dõi những gì xảy ra trong khu vực làm việc và xử lý các tình huống xảy ra hàng ngày trong văn phòng y tế.
Hiện nay, y sĩ phân thành 2 cấp độ đó là:
– Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề.
– Y sĩ đã đăng ký hành nghề.
Với các y sĩ chưa có giấy phép: Bắt buộc phải làm việc dưới sự giám sát liên tục của bác sĩ, điều dưỡng. Công việc của họ đơn giản là làm các nhiệm vụ hành chính văn thư như: Quản lý hồ sơ xuất nhập – viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại, lên cuộc hẹn, thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân,…
Với y sĩ đã được cấp phép hành nghề: Nhiệm vụ sẽ cao hơn chú trọng chuyên môn hơn: Đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm. Trong một số trường hợp, y sĩ được phép thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
Tùy từng chuyên khoa cụ thể sẽ có những y sĩ riêng biệt thực hiện những nhiệm vụ về văn thư và lâm sàng khác nhau như:
– Y sĩ khoa mắt giúp chăm sóc cho bệnh nhân bằng cách thực hiện các bài kiểm tra mắt chuẩn đoán và hỗ trợ bệnh nhân.
– Y sĩ nhi khoa cung cấp các chăm sóc y tế cho trẻ em dưới sự giám sát của một bác sĩ nhi khoa.
– Y sĩ sản khoa làm việc tại phòng mạch bác sĩ và hỗ trợ các xét nghiệm và sắp xếp các kết quả xét nghiệm chuẩn đoán.
Công việc của một người y sĩ được tương tác thường xuyên với những người mới mỗi ngày, có cơ hội giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ, trong khoảng thời gian đó họ sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều sâu sắc trong cuộc sống. Đây cũng là mong muốn cao lớn nhất đối với những người muốn trở thành y sĩ.
Mọi công việc trong các văn phòng y tế sẽ không thể diễn ra trôi chảy mà không có sự góp phần rất lớn của người y sĩ. Từ đó cho thấy, người y sĩ có vai trò quan trọng như thế nào đối với bệnh viện.
Vậy y sĩ và điều dưỡng khác gì nhau?
Điểm giống nhau, 2 công việc này cùng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, cùng tiếp đón người bệnh và người nhà của họ, hướng dẫn họ làm thủ tục theo đúng nội quy của trung tâm y tế, bệnh viện nơi thăm khám. Khi khám bệnh sẽ cùng phối hợp với bác sĩ để đưa ra kế hoạch chăm sóc và cách điều trị hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tùy vào đặc thù riêng mà 2 công việc này có sự khác nhau cơ bản như:
Y sĩ thiên về bệnh học, bệnh lý của người bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất. Tại nơi làm việc y sĩ có thể thực hiện được việc thăm khám và chữa một số bệnh hay chứng bệnh thông thường, phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu. Chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời khi bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể phát hiện dịch bệnh sớm để lập kế hoạch phòng bệnh và chống dịch. Trong việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà và cộng đồng được thực hiện một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe.
Còn điều dưỡng, họ thiên về khả năng chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh từ thể chất đến tinh thần. Người điều dưỡng phải thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của điều dưỡng trưởng.
Ngoài ra còn phải tham gia, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho mình và cho người khác để cùng hoàn thiện. Không chỉ phát triển những cách chăm sóc theo kỹ thuật tiên tiến mà còn áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh. Người điều có thể làm việc ở các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ trung ương tới cơ sở, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp y tế.
Sự Khác Nhau Giữa Y Tá Và Điều Dưỡng?
Điều dưỡng viên là một nghề dành cho cả nam và nữ.
Điều dưỡng viên là một đối tác quan trọng của Bác sĩ trong quá trình điều trị cho Bệnh nhân. Điều dưỡng viên làm những công việc kê đơn thuốc, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng của bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình từ khi bệnh nhân bắt đầu điều trị đến khi bệnh nhân hồi phục.
Sự khác nhau giữa y tá và điều dưỡng
Khi phải tìm đến bệnh viện thì hình ảnh người Y tá đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta. Bởi họ là người luôn luôn chăm sóc chu đáo cho những bệnh nhân. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây Y tá lại có một cái tên gọi mới là Điều dưỡng. Thực tế cái tên Điều dưỡng mới là cái tên chuẩn xác nhất trong lĩnh vực Y tế.
Từ năm 1990, Bộ Y tế đã đổi tên ngành từ Y tá thành Điều dưỡng. Do sự du nhập của nền Y học hiện đại vào nước ta. Y tá đã thực sự trở thành 1 ngành nghề có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Xã hội ngày càng phát triển, và yêu cầu về công việc đối với người Y tá cũng đòi hỏi ngày càng nhiều hơn. Người Y tá không còn thụ động nghe theo những chỉ định của Bác sĩ nữa, mà họ thực sự trở thành một đối tác quan trọng làm việc cùng với Bác sĩ trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Chính vì thế Bộ Y tế đã đổi tên ngành Y tá thành điều dưỡng. Do đó thực chất Điều dưỡng cũng chính là những Y tá, nhưng do xã hội phát triển và sự du nhập của những nền Y tế tiên tiến trên thế giới nên Y tá được đổi tên gọi thành Điều dưỡng tên gọi mang tính bao quát và chính xác hơn của ngành Y tá. Điều đặc biệt là trình độ của các Điều dưỡng viên không ngừng được nâng cao từCao đẳng Điều dưỡng TPHCM lên Đại học, Cao học và Tiến sĩ,… Điều dưỡng viên hiện có nhiều cấp bậc, trình độ được đào tạo trong các trường Cao đẳng Y Dược tại chúng tôi nói riêng và Các trường đào tạo Y Dược nói chung và đã được quy định rất cụ thể chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn một địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chất lượng
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thuộc Bộ LĐ TBXH là một trong những Trường đào tạo Điều dưỡng chính quy chất lượng tốt với các hệ học: Hệ Cao đẳng chính quy học 3 năm. Hệ văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cấp bằng chính quy 18 tháng đến 20 tháng. Hệ đào tạo liên thông trung cấp lên Cao đẳng chính quy. Hình thức xét tuyển Học bạ THPT vẫn sẽ được áp dụng trong công tác tuyển sinh cao đẳng Điều dưỡng tại Khoa Y Dược năm 2018.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Nghề Điều Dưỡng Và Y Sĩ Đa Khoa trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!