Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Fullframe Và Máy Ảnh Crop được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hôm nay chúng tớ trả lời một câu hỏi cực khó cùng với anh em Sự khác nhau giữa máy ảnh Fullframe và máy ảnh Crop – Nên chọn mua máy ảnh nào – Máy ảnh cũ Hà Nội ———————————– Máy ảnh full-frame là gì? Đối tượng nào nên sử dụng
Máy ảnh full-frame là máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng kích thước với khung hình của film 35mm truyền thống (36×24mm), lớn hơn so với các loại máy ảnh sử dụng cảm biến tương đương với cỡ film APS-C (22 x 15mm).
Lợi thế lớn nhất của máy ảnh full-frame là ở chất lượng hình ảnh vượt trội so với các loại máy thông thường.
Mặc dù máy ảnh APS-C và máy ảnh full-frame giờ đây có thể có độ phân giải gần như giống hệt nhau, tuy nhiên cảm biến trên máy ảnh full-frame lớn hơn 2.5 lần, cho phép kích thước các pixel riêng lẻ lớn hơn nhiều so với cảm biến APS-C có cùng độ phân giải.
Điều này có nghĩa là các cảm biến full-frame thường tạo ra hình ảnh chất lượng tốt hơn với độ nhạy sáng ISO cao hơn , vì các pixel riêng lẻ lớn hơn có thể thu được nhiều ánh sáng hơn, dẫn đến ít hiện tượng nhiễu hạt và màu sắc được tái tạo chân thật hơn, dải tương phản động cao hơn. ———————————- Bởi vì các cảm biến APS-C (hệ số crop 1.5) trên các loại máy thường nhỏ hơn so với máy ảnh full-frame nên không thể bao quát hoàn toàn được hình ảnh, hình ảnh thu sẽ nhỏ hơn.
So với các loại máy thường, máy ảnh full frame cho phép người dùng chụp nhiều cảnh trước mặt hơn mà tiêu cự ống kính không bị thay đổi. Cùng một tiêu cự ống kính, máy full-frame và máy APS-C đều cho độ phóng to ảnh như nhau, nhưng máy ảnh APS-C sẽ có góc nhìn hẹp hơn.
Ống kính Máy ảnh full-frame cho thấy lợi thế thực sự khi chụp phong cảnh hoặc bên trong nhà có không gian hẹp. Một ống kính góc rộng trên máy ảnh full-frame có thể là chế độ xem thông thường nhưng trên máy ảnh crop chúng sẽ phải nhân tiêu cự lên.
Cần lưu ý rằng những lens full-frame sẽ không gặp vấn đề gì khi gắn với trên máy ảnh cảm biến APS-C, nhưng không thể sử dụng lens APS-C trên máy ảnh full-frame.
Hiệu ứng mờ nền Các nhiếp ảnh gia chân dung đặc biệt yêu thích máy ảnh full-frame, vì cảm biến mà loại máy ảnh này sử dụng càng lớn, độ sâu trường ảnh càng thể hiện rõ. Điều này giúp cho phong nền và chủ thể được tách biệt và đối lập rõ ràng hơn, tạo tạo hiệu ứng nghệ thuật hút mắt và chủ thể càng trở nên nổi bật.
Độ sâu của trường ảnh phụ thuộc vào ba yếu tố khác nhau: khẩu độ, khoảng cách chủ thể và độ dài tiêu cự của ống kính. Những điều này rõ ràng đều đáp ứng cực tốt trên một chiếc máy ảnh full-frame. #mayanhcuhanoi #mayanhcuhanoi.com #kiennguyen #mayanh ———————————- 📣 MÁY ẢNH CŨ HN – Bạn đồng hành với những người yêu nhiếp ảnh – Sự hài lòng của các bạn là niềm vui của chúng tôi. 🏦 Số 53 ngõ 12 Phan Đình Giót – Hà Nội ➡ Nhận hỗ trợ về giá: http://m.me/547493145345596?ref=gBNYPblJ ➡ Website : https://mayanhcuhanoi.com ➡ Fanpage : https://www.facebook.com/mayanhcuhn 📞 Hotline: 0919339891 ———————————————————- © Bản quyền thuộc về Máy ảnh cũ Hà Nội © Copyright by Máy ảnh cũ Hà Nội
Sự Khác Biệt Giữa Máy Ảnh Dslr Crop Và Full
Crop hay Full-frame là tên gọi của cảm biến mà các dòng máy ảnh DSLR sử dụng nhằm để phân biệt loại máy đó. Một số khái niệm bạn cần nắm rõ là:
Cảm biến: là một mặt phẳng điện tử tiếp nhận những thông tin hình ảnh sau khi đi qua ống kính.
Full frame: có kích thước cảm biến lớn bằng khổ phim 35mm trước đây.
Crop: có kích thước cảm biến nhỏ hơn khổ phim 35mm (mỗi hãng máy có một tỉ lệ crop khác nhau)
Trên thực tế, các loại máy ảnh DSLR full frame luôn đắt hơn các máy crop khá nhiều. Câu chuyện so sánh 2 loại cảm biến này luôn xuất hiện ở các cuộc tranh luận của những người “sùng bái” máy DSLR,và tranh luận nổi bật nhất vẫn là: dùng crop hay full frame sẽ có lợi ?
Máy ảnh DSLR crop hay full-frame tốt hơn?
Trước hết chúng ta hãy so sánh kích thước cảm biến và góc nhìn của 2 loại máy này:
Hiểu một cách đơn giản như sau: với cùng một ống kính cảm biến full frame luôn cho góc nhìn rộng hơn cảm biến crop. Cũng như muốn chụp chân dung đặc tả nhiều chi tiết với khung hình tương đối chặt chẽ so với chủ thể, DSLR camera có cảm biến full frame luôn có thể tiến gần người mẫu hơn, trong khi đó máy cảm biến crop luôn phải lùi lại để lấy thêm góc nhìn.
Tuy nhiên chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng nếu chỉ đơn giản là lùi lại để lấy thêm góc nhìn, cuối cùng vẫn có thể chụp được bức ảnh chân dung đặc tả với khung hình tượng tự các máy full frame, thì dùng máy crop chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Điều này vừa đúng vừa sai, do đó nếu máy ảnh của chúng ta càng tiến sát được chủ thể thì chi tiết, chất liệu mọi thứ trong ảnh đều sẽ cao hơn nhiều là lùi ra xa. Khi bạn có nhu cầu cao về chất lượng hình ảnh (bạn là photographer chuyên nghiệp cần ảnh nhiều chi tiết để in khổ to chẳng hạn) thì full frame là cần thiết, ngược lại nếu bạn chỉ sử dụng bức ảnh ở mức độ in ấn bình thường hoặc chỉ lưu trữ trên máy tính thì máy crop lại là lựa chọn kinh tế hơn. Ngoài ra các máy full frame cho hiệu ứng xoá phông rõ rệt hơn rất nhiều do có thể tiến gần chủ thể.
Trên thực tế, độ nhạy sáng, chi tiết sáng-tối, chi tiết của dải màu các máy full frame luôn có sự ấn tượng hơn. Có thể trong môi trường ánh sáng hoàn hảo thì trông qua sẽ thấy các máy crop luôn có sức mạnh chẳng kém gì full frame. Nhưng hãy thử vào môi trường khắc nghiệt dạng như ánh sáng leo lắt, các bạn sẽ thấy khi tăng độ nhạy sáng (ISO), máy full frame cho chi tiết ít độ nhiễu, rõ ràng, sạch sẽ hơn crop rất nhiều.
Nói như vậy không có nghĩa là crop sẽ thua hoàn toàn so với full frame. Ở trong những hoàn cảnh có thể hi sinh chi tiết ảnh mà bù vào đó giải quyết được vấn đề chụp tầm xa thì các máy crop lại lợi thế hơn full frame. Ví dụ cùng một độ phân giải 24 megapixel, cảm biến crop 1.5 (bé hơn 1.5 lần so với full frame) sẽ cho điểm ảnh “chật chội” dẫn đến chi tiết hình ảnh kém hơn là không gian full frame rộng rãi. Nhưng nếu để lấy lợi thế tầm xa, cùng với ống kính tiêu cự 800mm thì máy full frame chỉ cho bức ảnh góc nhìn 800mm, còn máy crop 1.5x lúc này lại cho bức ảnh có góc nhìn tương đương tiêu cự 1200mm. Và với 2 bức ảnh cùng phân giải 24 megapixel nhưng khác góc nhìn tiêu cự, bạn dễ dàng so sánh đâu mới là “ống nhòm”. Đây cũng là một “trick” mà các photographer chuyên chụp động vật hoang dã thường sử dụng.
Vậy thì chốt lại thì máy ảnh DSLR crop tốt hơn hay máy ảnh full-frame tốt hơn? Theo quan điểm của người viết thì chẳng có dòng nào tốt hơn dòng nào cả, mỗi dòng đều có điểm mạnh riêng và cần cho hoàn cảnh riêng.
Như người dùng nghiệp dư khi mới vào nghề để tập chụp và tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng máy ảnh crop. Còn khi đã ‘pro’ rồi và đòi hỏi có những thước ảnh sắc nét hơn thì hẵng lên đời full-frame.
Sự Khác Biệt Giữa Máy Ảnh Dslr Và Máy Ảnh Compact
Sự khác biệt giữa máy ảnh dSLR và máy ảnh compact
vuanhiepanh.com Bạn phân vân nên chọn máy DSLR hay compact ? Bài viết cung cấp cho bạn 1 góc nhìn khá khách quan
Hiện tại máy ảnh dSLR đã rẻ đi rất nhiều so với thời gian trước đây. Một thân máy có đi kèm ống kính zoom tiêu chuẩn giá có thể dưới 1000USD , với xu hướng này ngày càng nhiều người tiếp cận với máy ảnh dSLR dễ hơn.
Một vài lời phát biểu như ” nó nặng quá… ” có thể là không thật lòng chăng? hay giả như không còn nhiều ý kiến cho rằng ” khó quá, không biết làm sao chụp đẹp đây… ” sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
Giấc mơ ngưỡng cửa cao hơn
Chắc chắn bạn sẽ làm được nhiều điều hơn rất nhiều với một chiếc máy ảnh dSLR. Điều này áp đảo hoàn toàn so với phong cách của máy chụp compact nhỏ gọn.
Thay đổi được ống kính , chụp chế độ thủ công theo ý muốn sáng tối khác nhau, chụp với thời chụp nhanh hay có thể phơi sáng dài, kết nối với máy tính , chụp file thô RAW…. Nhiêu đây thôi cũng thấy mệt mỏi rồi
Ngược lại, chính chức năng nhiều quá làm cho người mới chơi cảm thấy khó khăn cho việc bắt đầu với máy ảnh chúng tôi nhiên, phương pháp chụp căn bản nếu chỉ có bấm nút shutter thì chẳng có gì khác biệt. Những dòng sản phẩm tung ra thị trường gần đây rất đặc biệt chú trọng đến người mới sử dụng máy ảnh dSLR, thực tế cách sử dụng ngày càng dễ dàng hơn.
Sự cao cấp đắt tiền của máy ảnh dSLR bây giờ, không nằm ngoài tầm với của người dùng. Những gì đầu tiên bạn muốn biết,chỉ với một ít kiến thức hình ảnh cũng có thể sử dụng được máy ảnh dSLR.
Cho dù bạn có sử dụng các chức năng của máy ảnh dSLR hay không là câu chuyện khác, dù sao đi nữa thì sau một cái bấm chụp bạn nhất định sẽ vui với một hình ảnh độ phân giải cao đầy đủ.
Bây giờ hãy suy nghĩ về sự khác biệt giữa máy ảnh compact nhỏ gọn và máy dSLR.
Sự khác biệt của máy compact !
Trước tiên là sự khác biệt về chất lượng ảnh. Và còn một sự khác biệt nữa là sử dụng dễ dàng.Để lý do thứ nhất sang một bên, lý do thứ hai “sử dụng dễ dàng” thì ai cũng phải đồng ý. So sánh với máy dSLR có rất nhiều nút bấm phức tạp thì không lẽ dSLR dễ sử dụng hơn conpact sao. Tuy nhiên lợi điểm của máy dSLR sẽ bao gồm cả hai điều trên. Trước hết hãy xem xét sự khác biệt đầu tiên là chất lượng hình ảnh.
Cùng một số lượng điểm ảnh, xem xét kỹ hơn nào…
Nhìn vào số lượng điểm ảnh, máy dSLR dành cho người mới bắt đầu thường trang bị cảm biến hình ảnh cỡ 10~12 triệu điểm ảnh , có nhiều máy ảnh conpact cũng trang bị cảm biến hình ảnh với độ phân giải tương tự. Tuy cùng một số lượng điểm ảnh nhưng trong bản thân chúng là hòn toàn khác nhau. Sự khác nhau nằm ở việc nén các điểm ảnh.
Chắc hẳn rằng rất khó thấy sự khác biệt lớn khi xem ảnh ở kích thước nhỏ. Vì thế tôi phóng to một phần trong hình ảnh lên để thấy rõ hơn.
Hình phía trên là của dSLR, hình ở dưới là của cảm biến 1/2.33 CCD.Các bạn hãy xem những sợi dây cáp hay những cái cửa sổ của tòa nhà trong hình chụp từ máy dSLR được hiển thị chi tiết hơn.
Đặc biệt bạn có thể thấy được cả những cửa sổ ở phần tối của tòa nhà bên trái.Trong khi đó ở máy compact thì chi tiết này lẫn vào tường nhà.Đến đây chắc bạn đã thấy được sự khác nhau về chất lượng hình ảnh giữa hai loại máy?
Sự khác biệt lớn nhất giữa máy dSLR và compact về chất lượng hình ảnh là do kích thước cảm biến hình ảnh.Dẫn đến khác nhau về kích thước điểm ảnh. Bạn xem hình bên để so sánh các kích thước cảm biến hình ảnh.
Màu xanh dương là cảm biến thường sử dụng cho các dòng máy dSLR phổ thông với kích thước APS-C ( EOS kiss,D50…), màu xanh lá là kích thước cảm biến của dòng Micro Four Thirds M4/3 (E-620,DMC-GF1…)Màu vàng dùng cho cho dòng máy Compact cao cấp có kích thước cảm biến hình ảnh 1/1,8.Loại màu đỏ hiện nay là loại phổ biến nhất trong các máy compact với kích thước 1/2,5 So sánh hai cảm biến hình ảnh màu xanh lá (M4/3) và loại màu đỏ (1/2.33), cùng một số lượng điểm ảnh nhưng hai cảm biến này có kích thước khác nhau đến 9 lần.Sự khác nhau về chất lượng ảnh không chỉ ở số điểm ảnh, sự khác nhau đó còn bị ảnh hưởng bởi việc nén điểm ảnh trên bề mặt cảm biến hình ảnh.
Máy ảnh dSLR cho hình ảnh có bokeh đẹp hơn.
Việc khác biệt kích thước cảm biến hình ảnh cũng ảnh hưởng đến độ sâu của trường ảnh mờ. Mặc dù hình ảnh cần phải rõ ở điểm lấy nét, nhưng cũng cần phải làm mờ ở trước và sau. Với máy ảnh dSLR trang bị cảm biến hình ảnh kích thước lớn thì dễ dàng thực hiện hơn.
Thực tế cho thấy phông nền hình ảnh của dSLR dễ làm mờ hơn. Và đây cũng là một lý do để người dùng chọn dSLR.
Chụp ảnh bằng máy ảnh DSLR thật dễ dàng!
Lợi thế của máy ảnh dSLR không chỉ chất lượng. Bao gồm cả tính dễ sử dụng.Chụp ảnh một cách đơn giản không có nghĩa là “dễ tiếp cận”.Ở đây mang ý nghĩa là “động tác chụp ảnh đơn giản”Một điểm lợi thế nữa của dSLR là lấy nét nhanh và chính xác. Thường với máy chụp compact thì việc lấy nét mất thới gian hơn và đôi khi dễ bị mất nét nếu không có kinh nghiệm
Trong nhiều trường hợp để lấy nét một máy ảnh dSLR cũng cần một chút thời gian. Trong bóng tối thường hơi tốn thời gian, nhưng nếu so sánh với máy compact vẫn còn nhanh hơn
Để cải thiện tình trạng này thì đòi hỏi máy dSLR sẽ phải cao giá hơn. Tất nhiên với những dòng máy cao cấp đắt tiền thì những khả năng này được nâng cao rất nhiều.
Dễ bắt lại những khoảng khắc
Một lợi điểm nữa của máy dSLR là tính năng chụp liên tục. Ví dụ với EOS Kiss X3 mỗi giây có thể chụp 3.4 hình, có khả năng chụp liên tiếp 170 hình (JPEG).Hầu hết các máy dSLR cho người mới bắt đầu đều có tốc độ chụp trên 3 hình/giây.
Ngoài ra còn những lợi điểm khác như tốc độ khởi động nhanh, màn chập nhỏ, dễ dàng lấy nét bằng tay.
Việc chụp hình liên tục phụ thuộc vào tốc độ chụp và tốc độ lấy nét. Cả hai loại máy compact và dSLR vẫn tồn tại ở mức độ giống nhau. Tuy nhiên máy dSLR là một gói hoàn chỉnh hơn. Kết quả dó, trong trường hợp chụp thể thao, máy compact vẫn còn khó khăn thì nếu cầm một chiếc máy ảnh dSLR thì bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ví dụ trong trường hợp chụp một chạy đua. Với khả năng lấy nét nhanh và chụp liên tục của dSLR, bạn có thể chụp khoảng mười tấm hình một lúc ở vài giây cuối đường chạy. Máy dSLR sẽ giúp bạn chụp một trận đánh tenis dễ dàng hơn hay cả với những con vật chuyển động nhanh.
Trong những nhu cầu chụp ảnh khác, nếu có suy nghĩ về một nhu cầu chụp hoàn hảo, tôi muốn đề nghị máy dSLR vào sự lựa chọn.
Hãy bắt đầu với lần đầu tiên chạm vào máy
Đọc tất cả những gì nãy giờ, bạn sẽ rất khó hiểu nếu không chạm vào một chiếc máy ảnh thực tế.Hãy đến một cửa hàng máy ảnh để thử hay mượn xem của một người bạn nào đó. Nhất định bạn sẽ có một trải nghiệm về tốc độ chụp và dễ sử dụng của máy ảnh dSLR
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Slr Và Dslr
Hai trong số những thuật ngữ thường gây khó hiểu nhất trong nhiếp ảnh là SLR (single-lens reflex camera; máy ảnh phản xạ ống kính đơn) và DSLR (digital single-lens reflex camera; máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số). Bạn chắc hẳn đã quen với DSLR rồi, dù là tên gọi hay ngoại hình máy, cũng vì nhiều nhiếp ảnh gia ngày nay chụp với loại máy này. Ngược lại, SLR thường là đồ sưu tầm khi mà các máy ảnh ngắm chụp kỹ thuật số bùng nổ, nhưng lại trở thành những món đồ thời trang vừa cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, vừa cho những ai có thú tiêu khiển, sưu tầm.
Thật thú vị khi một chữ cái đơn giản lại có ý nghĩa cực lớn đối với hai dòng máy ảnh này, nhưng đồng thời cũng có thể thấy chúng giống nhau thế nào bất kể khác biệt về công nghệ và phần cứng.
Công nghệ
Cả máy ảnh SLR và DSLR đều sử dụng công nghệ phản xạ ống kính đơn, tức máy trang bị một kính phản xạ bên trong nhằm cho phép người dùng nhìn thấy được những gì ống kính thấy và sẽ chụp qua kính ngắm quang học trên máy. Tuy nhiên, DSLR lại có lợi thế hơn một chút. Một số mẫu DSLR có tính năng xem trực tiếp kỹ thuật số qua màn hình LCD phía sau, tương tự dòng mirrorless (máy ảnh không gương lật) không có kính ngắm quang học ngày nay.
Cảm biến ảnh
Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa SLR và DSLR là cảm biến. Các máy ảnh SLR thường là máy ảnh phim/analog linh động, còn DSLR thêm chữ ‘D’ (tức digital – kỹ thuật số) là dùng để chỉ các cảm biến kỹ thuật số. Từ đó, các máy ảnh DSLR sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ hàng nghìn bức ảnh, trong khi máy ảnh SLR chụp một số lượng ảnh nhất định theo từng cuộn film.
Nói đi cũng phải nói lại, việc phân biệt máy ảnh SLR với DSLR không giống với việc so sánh hai dòng máy ảnh phim và kỹ thuật số, dù SLR cũng được tính là một trong nhiều loại máy ảnh phim.
Ống kính thay đổi được
Nhờ vào công nghệ ảnh độc đáo, hai loại máy ảnh này sử dụng ống kính thay đổi được. Điều này đồng nghĩa người dùng có thể kết hợp máy ảnh SLR hoặc DSLR của họ với các ống kính tùy vào nhu cầu và phong cách chụp ảnh của cá nhân.
Các đặc điểm vật lý
Với sự nổi bật của cả máy ảnh SLR với phong cách hoài cổ (ví dụ Pentax KP màu bạc) và SLR với thân máy tinh tế và hiện đại hơn (ví dụ Nikon F6), rất khó để phân biệt máy ảnh từ ngoại hình của chúng. Tuy nhiên theo truyền thống, máy ảnh SLR có nhiều nút bấm hơn, màu tông đôi và không có màn hình sau, trong khi DSLR chỉ có một màu duy nhất và một màn hình phía sau. SLR cũng nặng hơn vì được làm phần nhiều từ kim loại.
Tính năng video
Ưu điểm của việc phát triển dòng máy ảnh kỹ thuật số là hầu hết các máy ảnh DSLR đều có khả năng quay video, trong khi các máy ảnh phim nhỏ gọn như SLR thì không.
Chất lượng và độ phân giải
Máy ảnh phim nhìn chung cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhất là về màu sắc, độ tương phản và dãy tương phản (dynamic range). Thậm chí những chiếc máy ảnh kỹ thuật số tiên tiến nhất ngày nay còn không thể bắt chước khả năng chụp chi tiết của máy phim. Khi xét các loại cảm biến analog và phim có sẵn (nhất là loại lớn), máy ảnh SLR có thể đánh bại rất nhiều chiếc DSLR khi xét về đầu ra điểm ảnh.
Giá bán và giá trị
Do hiện này có nhiều máy ảnh DSLR hoạt động trên thị trường hơn nên theo đó giá bán của chúng cũng không đắt đỏ như SLR. Tuy nhiên, nếu giá bán và giá trị được ưu tiên hơn độ tiện dụng, nên lưu ý là máy ảnh SLR là sự đầu tư có lợi hơn khi chúng không cần được nâng cấp như máy ảnh kỹ thuật số. Đồng thời, SLR (tương tự hầu hết máy ảnh phim) sẽ trở thành những món đồ sưu tập có giá trị nếu bạn muốn đem bán lấy lời.
Kết: Xem xét sở hữu và phong cách chụp hình của bạn
Bất kể bạn chọn loại máy ảnh nào, loại đó sẽ thể hiện nhu cầu và sở thích của cá nhân bạn, cũng như phong cách chụp hình của bạn. Hãy đặt các yếu tố quan trọng với bạn lên hàng đầu khi lựa chọn, ví dụ như chất lượng hình ảnh và ngân sách, sau đó là tìm loại máy ảnh phản xạ ống kính đơn mạnh nhất cho chính bạn.
Theo Adorama
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Fullframe Và Máy Ảnh Crop trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!