Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Đến Giật Mình Của Trẻ Em Xưa Và Nay được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xã hội càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nên cách nuôi dạy con cái bây giờ cũng rất khác so với trước. Điều này đã dẫn đến trẻ em thời bây giờ rất khác vời thời xưa.
Chơi trò chơi
Bọn trẻ ngày xưa thường chơi những trò chơi dân dã, và luôn cần thật nhiều người cùng tham gia chơi, càng đông càng vui. Chỉ cần một khoảng sân rộng, vài ba hòn đá, viên bi… là đủ để lũ nhóc chơi đủ trò như bắn bi, ô ăn quan, nhảy dây, thả diều, hay bịt mắt bắt dê. Trong không gian gần gũi và thân thương ấy, những tiếng cười giòn tan luôn vang lên.
Không những vây, trẻ em thời xưa chỉ cần một vài cái ô tô nhựa, một đống cát và một số vật dụng khác là đã có thể đùa nghịch cả ngày mà không chán. Trái ngược lại, trò chơi phổ biến nhất với bọn trẻ hiện nay lại là những chiếc ti vi hay những thiết bị công nghệ thông minh như smartphone, máy tính bảng.
Không những thế, nhiều phụ huynh còn chi tiền triệu để mua cho con những khung vận động, đồ chơi điện tử, bộ sưu tập búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn… đắt đỏ.
Tuổi thơ dường như bị giảm bớt đi niềm vui
Bây giờ, đồ chơi cũng phải đẹp và độc
Những trò chơi dân dã nhưng lúc nào cũng ngập tiếng cười
Trong xã hội hiện đại, không khó để thấy cảnh trẻ em chơi một mình với các thiết bị di động
Chuyện học hành
Thời xưa, việc học hành của lũ trẻ nhàn hạ hơn nhiều. Thời gian học ít hơn, nên bọn trẻ có rất nhiều thời gian để phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, hoặc tụ tập đi chơi cùng nhau. Có lẽ chính vì vậy, nên hồi ấy rất hiếm thấy đứa trẻ nào bị cận thị.
Phương tiện đến trường chủ yếu của tụi nhỏ chính là đi bộ, rất ít người có xe đạp để đi, hoặc được người nhà chở đi. Những bé nhà gần trường thường chờ nhau, xúm xít dàn hàng năm hàng ba, vừa dắt nhau đến trường vừa cười đùa ríu ran.
Con đường đến trường là nhưng tiếng cười rộn theo từng bước chân
Ngoài giờ học, bạn bè thường tụ tập thành nhóm, chơi với nhau rất hồn nhiên, vui vẻ
Ngày nay, nhiều trẻ bị cận thị, phải chăng một phần vì học quá nhiều?
Không những vậy, giao thông phức tạp luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, không thể để con đến trường một mình mà luôn đưa đón con tận nơi, hoặc để con đến trường bằng hệ thống xe đưa đón của nhà trường.
Việc bố mẹ đưa đón con đi học là hình ảnh quen thuộc với trẻ em ngày nay
Hình phạt
Ngày xưa khi mắc lỗi các bà mẹ phạt con đứng vào quay mặt vào tường để kiểm điểm. Còn thời bây giờ thì sao, chỉ cần mẹ sẽ tịch thu điện thoại, tắt wifi, thì bé đã rất nghe lời.
Sự khác biệt giữa hình thức phạt trẻ con giữa hai thời đại
Những cô nàng tuổi teen
Trước đây những cô nàng tuổi tin không cần quá xinh đẹp, hầu hết đều khá đơn giản. Còn trong thời buổi hiện nay, các cô nàng phải thật phong cách, xinh đẹp và hợp mốt
Trong thế giới hiện đại, phong cách là điều rất quan trọng
Ăn uống
Bọn trẻ ngày xưa ăn uống rất đơn giản. Chúng có thể trộm me, trộm xoài nhà hàng xóm rồi chén ngay khi còn vắt vẻo trên cây. Sang hơn là các món ăn vặt như kẹo bông gòn, kẹo kéo, ô mai, kẹo C, kem đá… mà chả mấy khi phải nghĩ ngợi xem những món đồ ăn đó có an toàn hay không.
Những món ăn vặt xa xỉ đi vào tiềm thức của những đứa trẻ thời bấy giờ
Ngày nay, trẻ con được bố mẹ chăm sóc rất kỹ lưỡng, không bao giờ có chuyện ăn uống những món đồ linh tinh hay không rõ nguồn gốc. Cha mẹ thường chỉ cho con ăn hoa quả, đồ ăn vặt như phô mai, xúc xích, váng sữa… nhập khẩu cho đủ chất.
Đồ ăn nhanh hiện đang được rất nhiều trẻ em ưa chuộng
Chuyện tắm
Trẻ con ngày xưa, rất thích việc dầm mình trong những cơn mưa rào bất chợt, thích được chạy nhảy trong mưa và hất tung những giọt nước mưa lên người mình, hay thích tắm ở sông hay ao. Nhưng ngày nay, bố mẹ không cho con mình tắm như thế nữa, mà sẽ cho con đến các hồ bơi nhân tạo.
Những phút giây đùa nghịch dưới mưa
Bọn trẻ ngày nay được nghịch nước trong môi trường sạch sẽ và an toàn hơn.
Ước mơ của trẻ em
Ước mơ của bọn trẻ ngày xưa rất thực tế với những gì đang diễn ra xung quanh. Đi học thấy giáo viên thì nó muốn trở thành giáo viên, thấy bác sĩ muốn trở thành bác sĩ. Còn bây giờ, khi được cập nhật, làm quen với công nghệ hay mạng xã hội sớm, trẻ em đã biết nhiều hơn về những nghề nghiệp được coi là hot như freelancer, blogger, streamer,… Đây cũng được coi là một điều tốt, giúp trẻ định hướng tương lai tốt hơn.
Bây giờ khác rồi, ước mơ cũng phải khác
Suy cho cùng, trẻ em thời nào cũng vẫn là trẻ con. Chúng vẫn có những hồn nhiên, ngây thơ nhất định của riêng mình. Ở giai đoạn này, chúng cần được chăm sóc, lắng nghe nhiều hơn từ ba mẹ đấy!
Nguồn ảnh: Brightside
Sự Khác Nhau Của Lãnh Đạo Xưa Và Nay
Ở thời đại mà công nghệ đang dần làm chủ mọi lĩnh vực, là một nhà lãnh đạo cũng phải chuyển mình thích nghi với định hướng quản lý hiện đại với sự hỗ trợ từ các ứng dụng công nghệ. Sự khác nhau của nhà lãnh đạo xưa và nay chính là tư duy táo bạo, dám bước ra khỏi vùng an toàn để cập nhật những xu hướng mới nhất. Nếu không chắc chắn họ sẽ bị tụt lại phía sau trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt.
1. Về phong cách lãnh đạo – Sự khác biệt giữa xưa và nay
Sử dụng phương thức lãnh đạo tiêu cực. Thường đặt ra những mục tiêu cùng thời hạn để thúc đẩy người khác thực hiện. Kết hợp giữa ra lệnh- chủ đạo – bảo thủ
2. Sự khách nhau giữa lãnh đạo xưa và nay về tiếp nhận đổi mới
Truyền thống: An phận với những vấn đề thực tại. Sợ thất bại nên không dám đột phá, thử nghiệm những cái mới. Theo một thống kê của công ty tư vấn quá lý toàn cầu của Mỹ – McKinsey. Có đến 65% lãnh đạo cảm thấy thiếu tự tin khi đề xuất những ý tưởng cải tiến
Lãnh đạo truyền thống: Trách nhiệm và vai trò quy về cho một nhóm hoặc người có chức vụ cụ thể. Điều này có nguy cơ làm nội bộ lục đục dẫn đến xung đột.
4. Sáng tạo và luôn đổi mới
Khi đề xuất một ý tưởng mới, họ cảm thấy bị áp lực và sợ thất bại.
Lãnh đạo thời đại:
Luôn đề xuát những ý tưởng mới mang tính đột phá, góp phần mang tính xây dựng cho tổ chức.
Truyền thống: Sử dụng cách quản lý truyền thống làm tốn thời gian và phức tạp. Bằng cách quản lý truyền thống, những nhà lãnh đạo không chỉ phân công công việc không hiểu quả mà còn khó kiểm soát.
HIện đại: Sử dụng phần mềm quản lý công việc nhân viên để dễ dàng phân bố công việc cho nhân viên hiệu quả. JobChat còn có tính năng đặt thời hạn công việc, tùy chỉnh gắn nhãn để sắp xếp công việc quan trọng để phân bố thời gian.
Phần mềm quản lý công việc JobChat
Để hoàn thành tốt công việc,bạn phải lên kế hoạch một cách cụ thể. Tuy nhiên việc này rất mất thời gian và không phải ai cũng có khả năng đó.
Vì vậy, sử dụng phần mềm quản lý công việc giúp bạn có khả năng thiết lập phân cấp nhiệm vụ cần hoàn thành một cách rõ ràng.
Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý công việc JobChat
Nhờ có phần mềm quản lý công việc mà bạn có thể dễ dàng sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ phụ thuộc với nhau của các nhiệm vụ công việc.
Công việc nhờ vậy mà diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Hơn nữa nhà lãnh đạo cũng dễ dàng kiểm soát được tiến độ công việc của nhân viên.
8 Mẩu Chuyện Thể Hiện Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Em Xưa Và Nay
Người ta hay bảo thời công nghệ hóa hiện đại hóa là tiện lợi, và tốt hơn ngày xưa. Nhưng bạn có biết, ngoài những mặt lợi mà bạn có thể thấy, thì ẩn dấu đâu đó lại là tác hại khôn lường, liệu chúng có thật sự mang lại sự tiện lợi, hay mang hết đi tuổi thơ, khả năng sáng tạo, thậm chí là đạo đức và lối sống lành mạnh như thời xưa?
Tuổi thơ của trẻ em ngày nay chắc hẳn đã bị công nghệ ảnh hưởng, hay thậm chí còn bị chúng chi phối. Công nghệ đang mang đến và lấy đi những gì từ con cái chúng ta? Liệu chúng ta có nên chủ động kiểm soát mức độ sử dụng công nghệ của con cái hay không?
Khi còn là một đứa trẻ, lúc nào tôi cũng được nghe ba mẹ hay những người lớn khác kể về việc thế hệ chúng ta được sống sung túc hơn so với họ lúc nhỏ như thế nào. Không hiếm những câu chuyện như ngày xưa họ phải đi bộ hàng dặm để đến trường, ngủ chung giường với anh chị em mãi tới lớn, ăn đi ăn lại chỉ vài món, và chỉ có mấy món đồ chơi để chơi trong nhiều năm. Rõ ràng, xã hội càng hiện đại hóa, trẻ em càng được sống đầy đủ, tiện nghi hơn.
Và với tư cách những đứa trẻ, chúng ta chắc chắn không thể không đồng tình rằng – lắng nghe những câu chuyện của bố mẹ khiến chúng ta cảm thấy mình đúng là có cuộc sống đầy đủ hơn họ. Chúng ta chắc chắn không khổ cực và thiếu thốn như họ trước đây. Và đúng vậy, những câu chuyện đó cũng khiến chúng ta phần nào thấy “cảm kích” với những gì mình đang có, mặc dù như vậy vẫn chưa đủ để làm hài lòng các đấng sinh thành.
Còn ngày nay thì sao?
Ngày nay, tôi nghĩ rằng những cuộc trò chuyện quen thuộc kéo dài qua biết bao thế hệ đã không còn được tiếp tục duy trì giữa cha mẹ và con cái. Là cha của một đứa bé 4 tuổi, sự khác biệt mà tôi có thể nhận thấy ngay chính là chúng ta dường như dành ít thời gian cho con cái hơn so với khoảng thời gian ngày xưa cha mẹ đã dành cho chúng ta, đặc biệt là khi cả cha và mẹ đều làm việc toàn thời gian, và đó cũng đã trở thành một yêu cầu của xã hội ngày nay.
Một điểm khác biệt lớn nữa đó là mức độ tiếp cận công nghệ của trẻ em. Bằng những cách thức khác nhau, công nghệ đã đến và “lấp đầy khoảng trống” của trẻ em khi chúng đang dần thiếu đi sự quan tâm từ cha mẹ. Ta có thể chắc chắn một điều, công nghệ cũng đem đến một số lợi ích cho trẻ em. Tuy nhiên, khi dành thời gian suy nghĩ về điều này, chúng ta có thể nhận ra rằng nhân loại đã đi đến một giai đoạn cụ thể trong quá trình hiện đại hóa xã hội, ở đó chúng ta hầu hết đều không chắc chắn liệu “mới hơn, lớn hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn” có nhất thiết phải là “cái tốt hơn” hay không, đặc biệt là khi tuổi thơ của con trẻ đang được xem như một nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng sau này.
Chúng có vui vẻ hơn không? Chúng có sáng tạo hơn không? Chúng có hoài bão lớn hơn không? Liệu chúng có lành mạnh hơn? Chúng có hiểu chuyện hơn? Chúng có cảm nhận mọi việc sâu sắc hơn? Chúng có cảm thấy khó khăn hơn không? Và, liệu bản năng tìm tòi khám phá của chúng có được nuôi dưỡng để phát huy hơn nữa?
Bạn đã trả lời những câu hỏi trên như thế nào?
Cách bạn trả lời những câu hỏi này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn thấu đáo hơn về việc bạn muốn tuổi thơ của con mình bị ảnh hưởng bởi công nghệ nhiều hay ít. Như mọi người đều biết, tuổi thơ là quãng thời gian quan trọng nhất giúp định hình cuộc sống của con người, đó là lý do tại sao với tư cách là bậc cha mẹ, những quyết định chúng ta đưa ra để kiểm soát mức độ tiếp cận công nghệ của con mình có thể tạo nên tác động đáng kể đến chúng.
>>> Ai còn nhớ những trò chơi trẻ em của một thời “dữ dội”? >>> Đừng để công nghệ “xâm chiếm” tuổi thơ của con bạn
Sự Khác Biệt Của Học Sinh Xưa Và Nay…!!!!
1- Buổi sáng đến trường
_Học sinh ngày xưa: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh “ngày xưa” dậy sớm, ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường, vừa đi vừa ngắm Hà Nội thân yêu!!!
_Học sinh ngày nay: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh “ngày nay” dậy sớm , ngồi bàn trang điểm, soi gương vuốt keo, chải đầu hết cả tiếng, rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo, vừa đi vừa “ngắm” trai , “ngắm” gái !!!
2- Đồ dùng sách vở
_Học sinh ngày xưa: Khi học sinh “ngày xưa” đi học , họ thường mang trong cặp sách vở, thước kẻ, bút chì, máy tính … Mang tiền để đóng học hay mua những cái gì cần thiết để mà học!
_Học sinh ngày nay: Khi học sinh “ngày nay” đi học , cái mà họ mang theo cũng là sách vở, ít khi mang bút, đến rồi mượn bạn dùng cũng được chứ ở nhà có dùng bao giờ đâu… Họ mang theo điện thoại di động, Ipod, Mp3, Mp4 … họ mang theo máy ảnh, camera… Họ mang tiền để còn ăn uống, vui chơi, mua thuốc lá để hút, để họ còn trốn học đi chụp ảnh Hàn Quốc! Rồi họ còn mang trong cặp nào tông nào phóng, nào dao kéo… họ không làm thủ công đâu, đừng hiểu nhầm!
3- Đến trường làm gì ???
_Học sinh ngày xưa: Học sinh ” ngày xưa ” đến trường để thu nhận kiến thức từ giáo viên, nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú, họ đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn.
_Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” đến trường để thu nhận kiến thức từ các bạn cùng lớp, nghe và cùng nhau “chém gió” …
4- Thái độ với giáo viên
_Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” kính trọng thầy cô giáo, và đến tận bây giờ, ông bà già tôi vẫn thường hay đi thăm thầy cô giáo cũ! (Đa số là vậy)
_Học sinh ngày nay: Học sinh (số ít) ” ngày nay” gọi thầy cô giáo bình thường là ông/ bà , ghét là thằng / con , quá đáng hơn nữa có trò còn viết blog chửi cô thầy?!
_Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” quan niệm: Học là để xây dựng đất nước, xây đắp tương lai …
_Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” quan niệm: Học là học cho ông bà già!
6- Sau khi tan học
_Học sinh ngày nay: Tan học , học sinh “ngày nay” còn phải đi lượn hồ, ăn uống thì phải vào hàng quán tử tế, để lấy sức tối nay em còn đi bay, anh còn đi đua …
7- Kiến thức của học sinh
_Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” chỉ biết Hà Nội có mái nhà yêu thương với cha mẹ, mái trường yêu thương với thầy cô ..
_Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” thông thuộc địa lý hơn, họ còn biết Hà Nội có Bờ Hồ với cái Vỉa Cảm Tử, Phố Cổ rồi Đặng Dung !!! Họ còn biết Mỹ Đình, biết sàn nọ sàn kia…
8- Đánh nhau
_Học sinh ngày xưa: Xét về chuyện đánh nhau , học sinh “ngày xưa” đánh nhau thì thường là Solo … 1 vs 1, hai thằng giải quyết giữa 1 đám đông đứng cổ vũ cho đến khi có người ra can, tách cả 2 ra!
_Học sinh ngày nay: Ừ thế còn học sinh “ngày nay”, họ đánh nhau có bài bản, có tổ chức hơn rất nhiều… có hẹn trước, có đội ngũ, dàn trận tử tế, có vũ khí tự phát (chai, ghế, cốc, gạch…) hay vũ khí chuẩn bị kĩ (dao, tông, phóng…).. Khi họ đánh nhau thì không ai dám can, tất nhiên là như thế rồi, ngu gì! Và kết thúc thường là một số đứa đi viện, vài thằng đi trại !
9- Tình cảm yêu đương
_Học sinh ngày xưa: Xét về chuyện tình cảm, học sinh “ngày xưa” rất ít khi yêu nhau, có yêu thì thường bí mật , không cho ai biết. Họ thường cùng nhau đi học, giúp nhau tiến bộ… Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng ngắm Hồ Gươm buổi tối, rực rỡ ánh đèn. Họ tặng nhau hoa hồng, những bản tình ca lãng mạn!
_Học sinh ngày nay: À vâng, còn học sinh “ngày nay” họ yêu kiểu như thế này: con gái xinh thì yêu con trai giàu! con trai xinh thì yêu con gái vừa xinh vừa giàu! Có vẻ như Tim họ to hơn “ngày xưa” , khi cùng 1 lúc có thể yêu được vài người, thậm chí còn định nghĩa “Tim 4 ngăn thì phải yêu cùng 1 lúc 4 thằng mới chịu được” … ! Họ thường cùng nhau đi… nhà nghỉ , giúp nhau “sung sướng”… Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng nhau đi lượn, ăn chơi nhảy múa. Họ tặng nhau tất cả những gì có “giá trị” và có cả “trị giá”!!!
_Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” hay có mơ ước: Thi đỗ đại học, rồi tốt nghiệp, rồi làm 1 cái gì đó lớn lao, có ích cho xã hội, có ích cho đất nước
_Học sinh ngày nay: Nhưng học sinh “ngày nay” làm gì có những giấc mơ như vậy!!! Họ quên hết những ước mơ của họ hồi họ còn là những đứa trẻ… họ chỉ nhớ được những giấc mơ từ “đêm qua” để sáng nay còn cầm tờ báo ” Bóng Đá” trang 2, săm soi từng con số để chiều còn ghi lô thả đề… Họ còn xem kĩ tỉ lệ cược, bắt trận này trận kia thế nào để còn qánh bóng, fang vài quả có chết ai đâu! Khi đã quen chủ lô, chủ bóng rồi thì chỉ cần “báo mồm” là được…
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Đến Giật Mình Của Trẻ Em Xưa Và Nay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!