Bạn đang xem bài viết Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Quản Lý Và Lãnh Đạo được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lãnh đạo và quản lý phải đi cùng nhau nhưng chúng lại không giống nhau. Tuy nhiên giữa hai vị trí này lại có mối liên hệ thiết yếu và bổ sung cho nhau. Việc tách hai từ này đã ra gây nhiều tranh cãi.Lãnh đạo và quản lý phải đi cùng nhau nhưng chúng lại không giống nhau. Tuy nhiên giữa hai vị trí này lại có mối liên hệ thiết yếu và bổ sung cho nhau. Việc tách hai từ này đã ra gây nhiều tranh cãi.
Có một số tài liệu phân biệt sự khác nhau giữa hai vị trí này. Công việc của nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối. Công việc của lãnh đạo là làm tư tưởng và tạo động cơ hoạt động. Năm 1989, trong một cuốn sách của Warren Bennis có tiêu đề: “On Becoming a Leader,” đã đưa ra một số sự phân biệt giữa hai từ Quản lý (Management) và Lãnh đạo (Leadership):
– Manager làm việc trông nom, giám sát còn Leader là người cải tiến, cách tân.
– Manager là một người copy; Leader là người tạo ra bản gốc để copy.
– Manager là người duy trì còn Leader là người phát triển.
– Manager điều chỉnh tâm điểm của hệ thống và cấu trúc; Leader điều chỉnh mọi người.
– Manager dựa vào quyền điều hành; Leader truyền cảm hứng cho mọi người bằng sự tin tưởng.
– Manager có tầm nhìn ngắn hạn; Leader có tầm nhìn chiến lược.
– Manager hỏi câu: Như thế nào và Khi nào; Leader hỏi câu: Cái gì và Tại sao.
– Manager luôn giữ mắt dõi theo đường hướng chính; Leader nhìn tới tận chân trời.
– Manager mô phỏng; Leader khởi đầu.
– Manager thừa nhận hiện trạng; Leader tìm cách thay đổi nó.
– Manager là một mẫu người quản lý kinh điển; Leader là chính bản thân người ấy.
– Manager làm đúng mọi thứ; Leader làm mọi thứ đúng.
Có thể vẫn còn nhiều tranh luận về sự khác nhau của hai vị trí này nhưng trong nền kinh tế hiện đại, giá trị tăng lên từ vốn hiểu biết của mọi người. Trong những môi trường làm việc thì việc phân biệt không dễ dàng.
Theo Người lãnh đạo
Sự Khác Nhau Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý ⋆ Onetech Blogs
Trước hết, để phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý, ta cần hiểu được 2 khái niệm:
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Như vậy, lãnh đạo mang tính chất định hướng, còn quản lý mang tính chất thực thi
Người lãnh đạo thành công là khi biết khích lệ người khác làm tốt hơn. Người quản lý thành công là khi có thể đảm bảo người khác hoàn thành được công việc.
Sự khác nhau ở đây là: Người lãnh đạo không trực tiếp giao việc, họ chỉ đưa ra phương hướng, và đặt mục tiêu, còn vấn đề về phân tích nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó là trách nhiệm của người quản lý. Vì vậy, người lãnh đạo nên là người biết khích lệ và động viên, người quản lý sẽ là người giao việc và giám sát.
Nhìn chung, Người lãnh đạo luôn hướng đến việc đưa ra những mục tiêu dài hạn với tầm nhìn xa và vĩ mô. Người quản lý ngược lại thích hành động, đặt mục tiêu ngắn hạn với các nhiệm vụ chi tiết, vi mô.
Khi phải tiếp cận với một vấn đề, người lãnh đạo sẽ kêu gọi quyết định từ mọi người và lắng nghe chúng, người quản lý sẽ đưa ra quyết định và lập kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề đó.
Đứng ở phương diện lãnh đạo, điều cần nhất chính là thấu hiểu. Một người lãnh đạo để tạo niềm tin cho mọi người chắc chắn phải công bằng, biết tiếp nhận, đánh giá và có cái nhìn tổng quan. Ngược lại, người quản lý với tính chất công việc chi tiết lại cần có sự kiên định, nhanh chóng đưa ra giải pháp và các nhiệm vụ để xử lý vấn đề.
Người lãnh đạo sử dụng quyền lực từ sức ảnh hưởng của cá nhân. Một người lãnh đạo giỏi luôn luôn có rất nhiều người sẵn sàng theo mình. Người quản lý sử dụng quyền lực từ vị trí của mình. Với vai trò quản lý nhân viên cấp dưới, họ có quyền phân bổ, giao việc, đưa ra các nhiệm vụ và yêu cầu công việc cho người khác.
Với những luật lệ, người lãnh đạo bằng cái nhìn tổng quan luôn biết cách cải thiện chúng tốt hơn, người quản lý bằng cái nhìn tỉ mỉ lại biết giữ nguyên tắc và thực hiện đúng những luật lệ đã đưa ra.
Như vậy, lãnh đạo và quản lý nghe có vẻ giống nhau, nhưng thật ra vai trò và trách nhiệm lại hoàn toàn khác nhau. Hiểu rõ được vấn đề này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng phát huy tốt chức năng của cả hai.
??????Người lãnh đạo là người làm việc đúng, bắt kịp với sự thay đổi!
??????Người quản lý là người làm đúng việc, ứng phó với mọi vấn đề phức tạp nảy sinh!
Sự Khác Biệt Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Đây là câu hỏi có tần suất nhắc lại cao nhất và cũng có từng ấy cách trả lời khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và nhà quản lý nằm ở cách thức họ khuyến khích người lao động, sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ.
Trên thực tế có rất nhiều người có thể được coi vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý. Công việc của họ là quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ “trái tim” của những người lao động, càng khó hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua một chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một nhà lãnh đạo
Ta thử đi tìm hiểu xem một nhà quản lý “trông” như thế nào.
Họ có cấp dưới – điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi. Tất nhiên trừ phi cái mác quản lý mang ý nghĩa danh dự để chứng tỏ năng lực hơn là quyền lực, các trường hợp khác, nhà quản lý đi kèm với quyền lực chính thống trong tổ chức. Quyền lực này biểu hiện ra theo nhiều cách khác nhau và dĩ nhiên ta – với tư cách một kẻ làm thuê – cũng sẽ phải thể hiện sự nể sợ nó (sợ thật hay không vẫn còn phải bàn tiếp) qua nhiều cách, cách dễ thấy và dễ đo nhất là bằng phương pháp thống kê số người vào chúc tết một nhà quản lý nhân dịp tết sắp tới (thú thật là tôi đang định áp dụng).
Độc đoán và phong cách chuyển giao Quyền lực của nhà quản lý được “ngưng tụ” ở ví trí của anh ta qua thời gian và được “bảo hành” bằng chính công ty đang trao cho anh quyền đó. Hệ quả tất yếu là những kẻ làm thuê như chúng ta có nghĩa vụ làm cho và làm theo điều anh ta bảo. Tôi dùng từ “phong cách chuyển giao” do một bài viết trước đã dùng từ này thay cho từ tiếng Anh nguyên bản là transactional style, một từ dùng cho phong cách lãnh đạo nhưng là phong cách gần với một nhà quản lý hơn một nhà lãnh đạo. Ý nghĩa của từ transactional style có nghĩa là nhà quản lý sẽ nói cho nhân viên của mình biết cần làm gì, và cấp dưới của anh ta làm đúng như thế, tất nhiên không phải vì cấp dưới đó toàn người máy Asimo đáng yêu, mà đơn giản bởi chỉ có làm thế chàng nhân viên này mới có hy vọng nhận được khoản lương như người ta hứa với anh trong hợp đồng mà anh đã kí.
Tôi nhớ lạiPeter Druker với câu nói kinh điển của ông: “Management is doing things right; Leadership is doing the right things.” Rõ thế đấy, nhà quản lý được trả tiền (có thể là anh ta tự trả cho anh ta nếu anh ta là ông chủ) để làm cho công việc hoàn thành trong những giới hạn có thể rất hẹp về thời gian và tiền. Và như thế, nhân viên của nhà quản lý này cũng cần phải thấm nhuần tư tưởng làm cho tốt việc được giao, tốt nhất có thể, không cần thiết phải nghĩ ngược lại xem việc đó có đáng làm không, có đúng hay không.
Trên góc độ tài liệu nghiên cứu, tôi đọc và thấy người ta nói rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những nhà quản lý thường có xu thế tìm kiếm sự ổn định, thích sống một cuộc sống “thường thường” và vừa đủ. Điều này dẫn đến hệ quả họ khá ngại rủi ro và cố gắng tránh né các xung đột nếu có thể. Trên góc độ con người, nhìn chung họ đang lái một con thuyền hạnh phúc.
Thế còn một nhà lãnh đạo?
Người lãnh đạo có những người đi theo họ. Người lãnh đạo không có cấp dưới – ít nhất là không có khi họ thực hiện công việc lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho họ, bởi cái họ thực sự muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ – một hành động hoàn toàn tự nguyện.
Vai trò thủ lĩnh tinh thần – chuyển đổi con người Bảo một người khác làm một việc gì đó sẽ không thể làm cho họ phát sinh ra ý nghĩ sẽ đi theo ta. Nhà lãnh đạo phải kêu gọi, lôi cuốn được những con người dưới quyền kia, chỉ cho họ thấy nếu đi theo mình, họ sẽ tìm thấy được những điều mong mỏi trong trái tim của họ. Khi nào thì thành công? – khi mà sự mong muốn đi theo trong những người đang chịu tác động của người lãnh đạo đạt đến mức họ dừng lại những việc họ đang làm và dám thử tham gia vào một tình huống mà ở đó họ có thể quên đi việc đánh giá rủi ro xung quanh.
Tập trung vào con người Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất một vị lãnh tụ tinh thần, từ Ganhdi, Fidel, cho đến Hitle và cả Bin Laden, nhưng điều này không đồng nghĩa với một cá tính nổi trội, ầm ĩ. Họ thường tỏ ra tốt với người khác, với một phong cách riêng im lặng tạo độ tin tưởng cho mọi người – một phương pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo dựng lòng trung thành mà nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại đã áp dụng.
Mặc dù những nhà lãnh đạo luôn tỏ ra tốt với mọi người, điều này không có nghĩa là họ cũng tỏ ra thân thiện với tất cả. Để có thể duy trì một ấn tượng “bí ẩn” nhất định của một vị lãnh đạo, họ thường duy trì một khoảng cách, và mức độ tách biệt nhất định.
Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt được, họ thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai.
Tìm kiếm rủi ro Trong nghiên cứu mà tôi có nhắc đến ở trên với kết luận về đặc tính ngại rủi ro của nhà quản lý, cũng có một phần nghiên cứu về những nhà lãnh đạo – họ là những người tìm kiếm rủi ro, nhưng không phải là những kẻ tìm kiếm cảm giác mạnh mù quáng. Họ theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn của mình, họ chấp nhận những vấn đề đang và sẽ phải đối mặt, coi đó như một lẽ tự nhiên và việc của họ là vượt qua để đến đích. Nói cách khác, họ cảm thấy thoải mái khi phải đối mặt với rủi ro và nhìn nhận những con đường người khác né tránh là một cơ hội tiềm năng cho một lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng phá vỡ những rào cản, những nguyên tắc cố hữu để đạt đến thành công. Một số không nhỏ (đủ lớn để kinh ngạc thì đúng hơn) những nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với một dạng hạn chế nào đó với cuộc sống bình thường và họ phải tự vượt qua nó. Một số người có tuổi thơ không suôn sẻ (kém hạnh phúc hơn đa số trẻ em khác), một số lại gặp phải những hạn chế trong việc đọc, hạn chế về thể hình.
Ta có một bảng tóm tắt một số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Những tiêu chí chỉ ở mức độ tương trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề.
Sự Khác Biệt Giữa Nhà Quản Lý Và Nhà Lãnh Đạo
Để tồn tại được trong thế kỷ 21, một thế hệ các nhà lãnh đạo mới – chứ không phải là một thế hệ các nhà quản lý mới – là vô cùng cần thiết. Sự khác biệt này rất quan trọng.
Các nhà lãnh đạo chế ngự được tình huống – những tác động bên ngoài đầy hỗn loạn, nhập nhằng mà đôi khi cứ như có một âm mưu chống lại chúng ta – và chắc chắn sẽ bóp chết chúng ta nếu ta để chúng làm như vậy – trong khi các nhà quản lý lại đầu hàng trước các tình huống như thế.
Những nhà lãnh đạo khám phá thực tế, chọn lấy những yếu tố thích đáng và phân tích chúng một cách cẩn thận. Trên cơ sở này, họ tạo ra những tầm nhìn, mô hình, kế hoạch và chương trình mới. Các nhà quản lý thì lấy dữ kiện thực tế từ người khác và áp dụng nó mà không cần thăm dò những thông tin sẽ dẫn dắt họ đến với các thực tế sâu sắc hơn.
Có một sự khác biệt vô cùng đáng kể – một vực sâu ngăn cách – giữa các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý.
Nói một cách ngắn gọn: Một nhà quản lý giỏi làm đúng công việc. Một nhà lãnh đạo thì làm điều đúng. Làm điều đúng ở đây có nghĩa là một mục tiêu, một hướng đi, một tầm nhìn, một con đường, một ước mơ, một phạm vi cần đạt đến.
Quản lý có nghĩa là hiệu suất. Còn lãnh đạo có nghĩa là hiệu quả. Quản lý là như thế nào. Lãnh đạo là cái gì và tại sao. Công việc quản lý bao gồm những hệ thống, kiểm soát, quá trình, chính sách và cấu trúc.
Công việc lãnh đạo bao gồm việc tin tưởng người khác. Lãnh đạo có nghĩa là cải tiến và khởi xướng. Quản lý có nghĩa là sao chép, kiểm soát hiện trạng. Lãnh đạo là sáng tạo, thích ứng và nhanh chóng. Lãnh đạo có nghĩa là nhìn vào đường chân trời, chứ không phải chỉ nhìn vào đường đáy.
Những nhà lãnh đạo đặt nền móng cho những tầm nhìn, yêu cầu của họ đối với người khác, và sự chính trực thực tế của họ – trên những sự kiện, một đánh giá cẩn thận về sức mạnh hiện tại, và trên những xu hướng cũng như mâu thuẫn. Họ phát triển những ý nghĩa nhằm thay đổi thế cân bằng vốn có của các nguồn sức mạnh, để tầm nhìn của họ được người khác nhận thấy.
Một nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra một tầm nhìn thuyết phục để đưa người ta đến với những chân trời mới, nơi tầm nhìn đó được biến đổi thành hành động. Những nhà lãnh đạo kéo người khác lại gần mình bằng cách cuốn người ta vào tầm nhìn của họ. Điều mà một nhà lãnh đạo làm là truyền cảm hứng, trao quyền hành động cho người khác. Họ kéo – thay vì đẩy.
Mô hình lãnh đạo “kéo” này có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ và biết cách truyền năng lượng cho người khác để cùng tham gia vào một tầm nhìn hướng đến tương lai. Nó thúc đẩy người khác bằng cách giúp họ nhận biết được nhiệm vụ và mục tiêu thay vì thưởng hoặc phạt họ.
Chúng tôi không thể diễn tả sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo theo một cách nào khác hay hơn cách này được. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu hình ảnh này khi bạn bắt tay vào làm công việc của một nhà lãnh đạo.
Để đạt được thành công, các tổ chức vẫn cần cả hai: những nhà quản lý và những nhà lãnh đạo. Dù vậy, cấu trúc cũ đề cao sự kiểm soát, có tôn ti trật tự và những gì dự đoán trước được đang ngày càng nhường chỗ cho một trật tự không phân theo thứ bậc, mà trong đó tất cả những đóng góp của nhân viên đều được tôn trọng và ghi nhận, và tính sáng tạo có giá trị hơn nhiều so với lòng trung thành một cách mù quáng.
Trong một tổ chức của thiên niên kỷ mới, người ta đòi hỏi một loại hình lãnh đạo khác: một nhà lãnh đạo phải là người tạo điều kiện cho người khác, chứ không phải là một người chuyên quyền; một người biết trân trọng những ý tưởng, chứ không phải là người bào chữa chúng. Tầm nhìn, giao tiếp, cải tiến, tính chính trực, tính linh hoạt, và luôn biết dựa vào quan điểm của bản thân là những đặc tính sẽ ngày càng được đề cao nơi các nhà lãnh đạo của tương lai.
Như chúng ta có thể thấy, có một khác biệt vô cùng đáng kể giữa công việc quản lý và công việc lãnh đạo. “Quản lý” có nghĩa là “gây ra, đạt được, có trách nhiệm đối với cái gì, chỉ đạo”. “Lãnh đạo” có nghĩa là “có ảnh hưởng, hướng dẫn trong đường lối và hành động.”
Dù mọi tổ chức đều cần có các nhà quản lý để đạt được những mục tiêu cụ thể, nhưng cũng cần có các nhà lãnh đạo để xác định được các mục tiêu cụ thể đó và tạo ra sự hỗ trợ để đạt được chúng. Không một tổ chức nào có thể vận hành trơn tru mà thiếu một trong hai vai trò này cả.
Dù vậy, điều nguy hiểm là chúng ta lại hay nhầm lẫn chúng với nhau, không cung cấp được tài nguyên cho cả hai vai trò và làm giảm bớt những đóng góp tiềm năng của mỗi bên. Sự khác biệt có thể được tổng kết bằng cách nhìn nhận những hoạt động của các nhà lãnh đạo như là những hành động mang tính tầm nhìn và đưa ra quyết định – hay nói cách khác, hiệu quả – đối lại với những hành động của các nhà quản lý là tập trung vào việc làm chủ được công việc – hay nói cách khác, hiệu suất.
Sự khác nhau giữa nhà quản lý và lãnh đạo:
Nhà quản lý quản trị, nhà lãnh đạo cải tiến.
Nhà quản lý là một bản sao, nhà lãnh đạo là một bản gốc.
Nhà quản lý duy trì, nhà lãnh đạo phát triển.
Nhà quản lý chấp nhận thực tế, nhà lãnh đạo khám phá nó.
Nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, nhà lãnh đạo tập trung vào con người.
Nhà quản lý dựa vào việc kiểm soát, nhà lãnh đạo thì truyền cảm hứng để tạo ra niềm tin.
Nhà quản lý có một cái nhìn ngắn hạn, nhà lãnh đạo có một tầm nhìn dài hạn.
Nhà quản lý hỏi thế nào và khi nào; nhà lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao.
Nhà quản lý luôn nhìn vào đường đáy, nhà lãnh đạo thì nhìn vào đường chân trời.
Nhà quản lý bắt chước; nhà lãnh đạo khởi xướng.
Nhà quản lý chấp nhậnhiện trạng; nhà lãnh đạo thách thức nó.
Nhà quản lý là một người lính gương mẫu; nhà lãnh đạo là chính bản thân anh/cô ta.
Nhà quản lý làm đúng công việc; nhà lãnh đạo làm điều đúng đắn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Quản Lý Và Lãnh Đạo trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!