Xu Hướng 6/2023 # Sự Khác Biệt Pháp Lý Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp # Top 13 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sự Khác Biệt Pháp Lý Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Pháp Lý Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

99 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Phá sản 2014

Nguyên nhân

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp

bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp

sau:

· Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong

Điều lệ công ty mà không có quyết định gia

hạn.

· Theo quyết định của những người có

quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp.

· Công ty không còn đủ số lượng thành

viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06

tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi

loại hình doanh nghiệp.

· Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp.

Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp được công nhận là

phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:

· Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ,

tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh

toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn

thanh toán.

· Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu

thể doanh nghiệp bao gồm:

· Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

tư nhân.

· Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ

phần.

· Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty

đối với công ty TNHH.

· Tất cả các thành viên hợp danh đối với

công ty hợp danh.

Loại thủ tục

Giải thể doanh nghiệp là một loại thủ tục hành

chính do người có thẩm quyền trong doanh

nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký

kinh doanh.

Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm

quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.

Thứ tự thanh toán tài sản Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh

doanh và chấm dứt sự tồn tại.

Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu

như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc

nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).

Sự quản lý của Nhà nước

Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu,

người bị quản lý điều hành không bị hạn chế.

Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với

chủ sở hữu hay người quản lý điều hành.

Phân Biệt Phá Sản Doanh Nghiệp Và Giải Thể Doanh Nghiệp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Anh Văn – Giám đốc điều hành tại công ty Luật Nhân Dân. Luật sư đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực tư vấn, hành nghề luật tại Việt Nam.

Phá sản và giải thể là 2 hình thức dừng hoạt động của doanh nghiệp khác nhau nhưng nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Bài viết sau Luật Nhân Dân sẽ giúp phân biệt phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Cơ sở pháp lý Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Khái niệm phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (được hiểu là việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh thanh toán).

Giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Nguyên nhân

– Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ Công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;

– Không còn đủ thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mất khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán khi chủ nợ yêu cầu

Thủ tục thực hiện

Thủ tục hành chính: Thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Thủ tục tư pháp: Tòa án là cơ quan tiến hành thực hiện thủ tục theo quy định của Luật phá sản

Hậu quả pháp lý

Chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp

– Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp;

– Xây dựng và thực hiện phương án phục hồi kinh doanh

Trách nhiệm của chủ sở hữu

Chủ doanh nghiệp hay người quản lý không bị hạn chế quyền

Chủ doanh nghiệp hay người quản lý bị hạn chế quyền tự do kinh doanh (cấm kinh doanh trong một thời gian nhất định)

Trình tự tiến hành

-Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh

– Kiểm kê tài sản

-Thanh lý tài sản

-Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xóa thông tin doanh nghiệp

– Chủ thể có quyền gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tới Tòa án có thẩm quyền;

-Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản;

– Kiểm kê tài sản;

-Thanh lý tài sản;

-Tuyên bố phá sản/Thực hiện phương án phục hồi kinh doanh

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

6 Điểm Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp

Giải thể đối với mỗi loại doanh nghiệp là không đồng nhất và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản doanh nghiệp; cụ thể: Theo quy định của pháp luật hiện hành, có rất nhiều lý do để giải thể một doanh nghiệp, như doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; doanh nghiệp giải thể theo quyết định của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp,…

Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chỉ có một lý do duy nhất đó là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Hai là, tính chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp:

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014.

Ba là, chủ thể quyết định việc giải thể và phá sản doanh nghiệp:

Đối với giải thể doanh nghiệp có thể chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định đối với trường hợp giải thể tự nguyện hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định đối với trường hợp giải thể bắt buộc.

Phá sản doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đó là Tòa án.

Bốn là, điều kiện giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp:

Đối với giải thể doanh nghiệp thì điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.

Đối với phá sản doanh nghiệp thì bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc. Theo quy định của Luật Phá sản 2014, các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ.

Năm là, hậu quả pháp lý của việc giải thể và phá sản doanh nghiệp:

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, phải chấm dứt hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn tới thời gian 3 tháng có thể thương lượng với chủ nợ. Khi doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động kinh doanh thì được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện thành công.

Sáu là, thái độ của Nhà nước đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp:

Pháp luật hiện hành cho thấy đối với giải thể không đặt ra chế tài hạn chế quyền tự do kinh doanh của người quản lý, điều hành.

Nhưng đối với phá sản thì nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành, như: Điều 130 Luật Phá sản năm 2014 quy định trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng, còn lại các trường hợp khác sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản; người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn Nhà nước…

Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi về các trường hợp giải thể công ty: giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên, giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Phân Biệt Phá Sản Doanh Nghiệp Với Giải Thể Doanh Nghiệp

Phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp là một trong số các hình thức chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân. Nhìn chung, phá sản và giải thể có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

– Nguyên nhân phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp: (i) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán; (ii) Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Giải thể doanh nghiệp: (i) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; (ii) Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp; (iii) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; (iv) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp: (i) Chủ doanh nghiệp tư nhân; (ii) Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; (iii) Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (iv) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; (v) Thành viên hợp danh của công ty hợp danh; (vi) Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; (vi) Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; (vii) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; (viii) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

Giải thể doanh nghiệp: (i) Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; (ii) Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; (iii) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; (iv) Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

– Thứ tự thanh toán tài sản của phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp: (i) Chi phí phá sản; (ii) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; (iii) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; (iv) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ; (v) Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh; (vi)Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Giải thể doanh nghiệp: (i) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (ii) Nợ thuế; (iii) Các khoản nợ khác; (iv) Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

– Trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp: (i) Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản; (ii) Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; (iii) Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản; (iv) Triệu tập hội nghị chủ nợ; (v) Phục hồi doanh nghiệp; (vi) Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Giải thể doanh nghiệp: (i) Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; (ii) Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp; (iii) Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp; (iv) Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định; (v) Nộp hồ sơ giải thể; (vi) Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Hậu quả pháp lý phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).

Giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Pháp Lý Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!