Xu Hướng 12/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Virus, Spyware Và Malware # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Giữa Virus, Spyware Và Malware được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 

20110217-virus.JPG

Một trong những mối đe dọa lớn nhất của Virus là nhân rộng. Một con Virus tấn công khi người dùng khởi động một chương trình bị nhiễm virus hoặc khởi động từ một đĩa bị nhiễm virus. Virus giữ một thông tin thấp và ẩn, để lây lan rộng rãi mà không bị phát hiện. Hầu hết, mã virus lây nhiễm đơn giản từ chương trình mới hoặc từ ổ đĩa. Cuối cùng, vào một ngày xác định hoặc một thời gian xác định, virus phá hoại, lúc này chúng có nhiều khả năng ăn cắp thông tin hoặc thực hiện một DDoS(Distributed Denial of Service) tấn công vào một trang web lớn mà chính ta là người gián tiếp.

          Worms cũng tương tự như virus, nhưng chúng không yêu cầu người dùng khởi động chương trình bị nhiễm. Đơn giản chỉ cần đặt các bản sao chính của nó vào sâu bên trong máy tính khác và sau đó chạy bản sao. Năm 1988, con sâu Morris, được xem như là một bằng chứng của khái niệm đơn giản này, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến Internet vừa chớm nở. Trong khi đó nó trông như không có gì là độc hại, nó chỉ nhân bản các bản sao của nó dẫn tới hút một lượng lớn băng thông.  

20110217-troy.jpg

Cảnh trong phim Cuộc Chiến thành Troy.

        Chắc các bạn từng nghe hoặc từng xem “Cuộc Chiến thành Troy”. Chúng đánh lừa bằng cách che giấu các chiến binh bên trong con ngựa gỗ để tràn vào thành Troy mà không bị phát hiện. Trojan là chương trình che giấu mã độc trong một ứng dụng bất kỳ. Các trò chơi, tiện ích, hoặc ứng dụng khác thường thực hiện nhiệm vụ của nó, nhưng sớm hay muộn nó có hại. Nó ăn cắp thông tin từ người dùng và gửi cho người khác. Đây là loại mối đe dọa lây lan khi người dùng vô tình hoặc từ những trang web chia sẻ nó với người khác. 

        Công nghệ Rootkit trong hệ điều hành ẩn các thành phần của chương trình độc hại. Khi một chương trình bảo mật truy vấn Windows để có được danh sách các tập tin, rootkit loại bỏ các tập tin riêng từ danh sách. Rootkit cũng có thể ẩn các mục trong Registry. 

        Một số chương trình độc hại tồn tại nhằm hỗ trợ các phần mềm độc hại khác. Các chương trình nhỏ có xu hướng trở nên nhỏ bé và không phô trương bản thân, nhưng chúng có thể trở thành một kênh một dòng ổn định của phần mềm độc hại khác vào máy tính của bạn. Nó nhận hướng dẫn từ xa của chủ nó, như là một con bot, để xác định phần mềm độc hại nó sẽ phân phối. Chủ sở hữu trả tiền các tác giả phần mềm độc hại khác cho dịch vụ phân phối. 

        Với ransomware, nó giữ quyền điều khiển máy tính của bạn hoặc dữ liệu của bạn để đòi tiền chuộc. Trong hình thức phổ biến nhất là mối đe dọa ransomware sẽ mã hóa các tài liệu của bạn và nhu cầu thanh toán trước khi nó giải mã chúng. Đây là loại phần mềm độc hại và tương đối phổ biến đơn giản bởi vì các thủ phạm có thể nhìn thấy được, đủ để nhận được khoản thanh toán. 

        Scareware, một loại phần mềm chuyên bắt nạt. Không phải tất cả các chương trình chống virus là là an toàn. Một số thực sự là hàng giả, chương trình giả mạo không bảo vệ an ninh của bạn mà tìm cách làm hại đến tài khoản của bạn, số dư ngân hàng của bạn. Chúng làm việc một cách chăm chỉ để bạn có thể trả tiền đăng ký, do đó chúng thường được gọi là phần mềm bắt nạt. Nếu bạn đăng ký, bạn sẽ lãng phí cả tiền của bạn và đưa thông tin thẻ tín dụng của bạn với kẻ gian. 

        Các loại này không loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, một mối đe dọa duy nhất có thể theo kiểu virus, ăn cắp thông tin cá nhân của bạn giống như phần mềm gián điệp, và sử dụng công nghệ rootkit để ẩn thân từ phần mềm chống virus của bạn. Scareware cũng có thể là một loại Trojan, và nó cũng có thể ăn cắp dữ liệu cá nhân. 

        Bất kỳ chương trình có mục đích là có hại là một chương trình phần mềm độc hại, tinh tế và đơn giản. Chúng ta đang mắc kẹt với các từ ngữ về antivirus. Chỉ cần nhớ rằng việc chống virus sẽ bảo vệ bạn chống lại bất kỳ và tất cả các phần mềm độc hại khác.

Theo XHTT

Nguồn Quantrimang

Sự Khác Biệt Giữa Virus Và Worm

Sự Khác Biệt Giữa Virus Và Worm

Virus và Worm đều là những phẩn mềm nguy hiểm gây thiệt hại về mặt kinh tế hay phá hũy dữ liệu của người dùng. Theo thống kê hàng năm mỗi người dân thiệt hại hơn một triệu VND (tổng thiệt hại cả nước trong năm 2010 do virus và sâu máy tính khoảng 5900 tỉ đồng – theo số liệu khảo sát của BKAV) do các tác động mà virus đem lại, nếu như tính cả chi phí phải bỏ ra để mua những phần mềm diệt virus thì số thiệt hại này có lẽ còn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì giữa chúng có những khác biệt cơ bản mà các bạn cần phân biệt trong các câu hỏi hay tình huống nêu ra ở kì thi chứng chỉ CEH đó là bản thân các chương trình virus không tự mình lây lan mà chỉ nhiễm vào các ứng dụng có khả năng thực thì, sau đó lây lên các máy tính khác khi người dùng sao chép hay di chuyển những tập tin này bằng USB, email hay trò chơi điện tử … Trong khi đó Worm hay sâu máy tính có thể tự mình tìm kiếm những điểm yếu của các máy tính khác ở trên mạng để lây nhiễm. Morris là sâu máy tính đầu tiên xuất hiện trên mạng internet vào ngày 2 tháng 11 năm 1988 từ học viện MIT, còn các thế hệ sâu máy tính ngày nay thường tấn công vào các mạng xã hội ví dụ như sâu máy tính lan truyền qua mạng Twitter.

Phân Loại Virus

Virus được phân loại dựa trên đối tượng và cách thức mà chúng lây nhiễm. Một virus máy tính có thể lây nhiễm vào các thành phần sau đây của hệ thống :

System sector

Tập tin

Macros (như MS Word macro)

Các tập tin hay hàm thư viên của hệ thống như DLL, INI

Disk cluster

Tập tin BAT

Mã nguồn ứng dụng

Polymorphic là loại virus mã hóa mã nguồn của chúng theo nhiều cách khác nhau để qua mặt chương trình dò tìm.

Stealth là virus che dấu các đặc điểm nhận dạng của chúng như thay đổi thời gian mà tập tin được tạo để ngăn không cho các chương trình antivirus phát hiện có những tập tin mới trên hệ thống.

Fast & Slow Infector là dạng virus sử dụng cơ chế lây lan thật nhanh hay thật chậm để tránh bị phát hiện.

Armored là loại virus sử dụng các kỹ thuật mã hóa để tránh bị dò tìm.

Multipartie là một loại virus cao cấp có thể chia tiến trình lây nhiễm thành nhiều giai đoạn.

Cavity (space-filler) các virus dạng này tự chèn chúng vào các phần trống của tập tin.

Tunneling là virus được gởi thông qua những giao thức hay được mã hóa để ngăn ngừa sự phát hiện cũng như qua mặt firewall.

Camouflage là dạng virus giả danh như là một chương trình khác nhằm đánh lừa người sử dụng.

NTFS & Active Directory các virus dạng này chuyên tấn công vào các hệ thống tập tin NTFS của Windows hay tấn công trực tiếp vào Active Directory.

Các chuyên gia bảo mật thường ví cơ sở dữ liệu nhận dạng dựa trên các signature (chữ kí) như là “máu” của các chương trình diệt virus. Vì vậy, hacker đã tìm cách viết ra các kịch bản hay virus xóa đi các đặc trưng nhận dạng của chúng nhằm qua mặt các ứng dụng antivirus, trong trường hợp này các ứng dụng quét virus phải sử dụng cơ chế nhận dạng dựa trên hành vi để phát hiện các hoạt động bất thường của chương trình nguy hiểm. Cũng như các biện pháp phòng chống trojan / backdoor để bảo vệ và phòng chống bị lây nhiễm virus chúng ta cần sử dụng các chương trình quét virus mạnh được cập nhật đầy đủ. Không sử dụng các chương trình thiêu tin cậy như bản crack, chương trình patch hay những phần mềm trôi nỗi trên mạng internet. Nên quét virus và thường xuyên. Cập nhật đầy đủ các bản vá hệ thống để hạn chế không cho chương trình nguye hiểm và các hacker khai thac từ xa.

Dưới Đây Là Các Bước Dò Tìm Và Gỡ Bỏ Virus

Dò tìm các hành vi bất thường của hệ thống như các cảnh báo lỗi, tìm kiếm trong event view…

Dò tìm các tiến trình với những công cụ như chúng tôi chúng tôi chúng tôi … nhằm phát hiện các dịch vụ bất thường trên hệ thống.

Dò tìm các payload của virus trên các tập tin bị nhiễm hay bị thay thế.

Cô lập các thành phần bị nhiễm để tránh sự lây lan sang các hệ thống khác và tiến hành quét virus các hệ thống này trên những chương trình diệt virus được cập nhật đây đủ.

Tổng Kết

Trong chương này các bạn đã tìm hiểu về virus và worm, mỗi loại có những điểm khác biệt đặc trưng nhưng cả hai đều là các ứng dụng gây ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống một khi bị lây nhiễm. Vì vậy chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh cũng như áp dụng quy trình diệt thích hợp để nâng cao tính an toàn cho hệ thống. Nguồn gốc của sự lây nhiễm virus hay worm thường do máy tính hay chương trình thiếu các bản cập nhật hay bản vá lỗi, cài đặt và sử dụng các chương trình không có nguồn gốc rõ ràng cũng như bất cẩn trong việc thiết lập các chính sách an ninh, và trên hết các bạn cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng, đặc biệt là kiến thức về virus và sâu máy tính.

Sự Khác Biệt Giữa Vi Khuẩn Và Virus

Vậy làm thế nào để chúng có thể xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể chúng ta và vi khuẩn và virus khác nhau như thế nào?

Những khác biệt cơ bản

Mặc dù đều có kích thước nhỏ bé, khả năng sinh sản nhanh, có khả năng gây bệnh trong thời gian ngắn,… nhưng vi khuẩn và virus là 2 loài hoàn toàn khác nhau. Trong khi vi khuẩn là một sinh vật tiền nhân, có cấu tạo tiền nhân thì virus chỉ là một đại phân tử nucleoprotein, có cấu tạo ở mức dưới tế bào. Vi khuẩn và virus được phân biệt bằng những đặc điểm cơ bản sau:

Vi khuẩn và virus đều gây bệnh cho con người và hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với chúng thông qua môi trường nước, không khí, đất, bề mặt dụng cụ,… Các bệnh do vi khuẩn hay virus xảy ra rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và biểu hiện các mức độ khác nhau từ nhẹ, thậm chí không có biểu hiện đến biểu hiện rất nặng. Mặc dù mọi người đã biết không ít thông tin về vi khuẩn và virus, tuy nhiên trên thực tế chúng đều không thể quan sát được bằng mắt thường, do vậy không dễ để hiểu tường tận về chúng. Vấn đề quan trọng là cần nắm được những điểm khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và virus.

Hình ảnh virus Adeno.

Vi khuẩn có thể phát hiện được trong các cơ thể sống và bên ngoài môi trường. Chúng là các vi sinh vật sống được biết đến với các tên: sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào. Vi khuẩn là nhóm sinh vật đơn bào không có nhân chiếm số lượng đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau, hình que, hình cầu, hình xoắn, một số còn có lôi roi giống như chiếc đuôi giúp chúng di chuyển. Đa phần mọi người sẽ cho rằng sự hiện diện của vi khuẩn là mối hại cho con người, như việc chúng gây ra đủ thứ bệnh tật viêm nhiễm khắp các cơ quan trong cơ thể, mụn nhọt, nhiễm trùng vết thương, vết mổ… Nhưng thực tế chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Có hàng trăm loại vi khuẩn có lợi khác nhau sống trong đường ruột của chúng ta. Chúng giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, và còn đóng vai trò miễn dịch. Vi khuẩn ở đại tràng còn giúp tổng hợp vitamin K nữa. Các vi khuẩn trong môi trường giúp đất đai màu mỡ hơn, giúp tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.

Có một số khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và virus mà chúng ta cần nắm được. Kích thước của virus nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Không giống như vi rút chỉ được coi là các cấu trúc hữu cơ thông qua tương tác với các cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên, vi khuẩn là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản phân đôi. Trong khi virus chỉ có vỏ protein, không có vách tế bào hay ribosom, còn vi khuẩn có ribosom và vách cứng tạo thành bởi peptidoglycan. Trong khi ARN và ADN của virus được bao trong vỏ protein, thì vật liệu di truyền của vi khuẩn lại trôi nổi trong bào tương. Bào tương của vi khuẩn được tạo thành bởi các enzyme, các chất dinh dưỡng, chất thải, và khí được bao trong vách tế bào và màng tế bào.

Các vi khuẩn có thể đem đến lợi ích, còn các virus nhìn chung không có lợi ích gì; một số được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ gene. Ngoài ra, một số nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra rằng có một loại virus đặc biệt có thể được sử dụng để phá hủy các khối u trong não. Mặc dù cả virus và vi khuẩn đều gây bệnh, tuy nhiên nhiễm trùng do vi khuẩn đa phần là nhiễm trùng khu trú tại một hay một vài vị trí trên cơ thể, trong khi virus thường gây nhiễm trùng toàn thân.

Vi khuẩn H. pylori.

Tiêu diệt chúng bằng cách nào?

Vi khuẩn rõ ràng là sinh vật sống, ta có thể sử dụng cả vắc-xin và kháng sinh để phòng ngừa và tiêu diệt. Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên, có thể là vi khuẩn và virus đã bị giảm độc lực hoặc các vi sinh vật bất hoại, đã chết hay chế phẩm từ vi sinh vật, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Vắc-xin sẽ khiến hệ miễn dịch “ghi nhớ” và tạo ra kháng thể chống lại nó. Khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực sự, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và có khả năng chống lại.

Còn kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và để hệ miễn dịch tự xử lý. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử. Tuy nhiên, kháng sinh lại không thể tiêu diệt virus. Bởi chúng là một thứ hoàn toàn khác.

Các bệnh gây ra do vi khuẩn phần lớn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh lại chẳng diệt được virus hay giúp ích gì trong điều trị các bệnh do virus. Các thuốc kháng virus thường dùng để điều trị một bệnh cụ thể do virus và chỉ giúp làm giảm quá trình nhân lên của virus bằng cách can thiệp vào quá trình gắn vào tế bào của virus hoặc ngăn chặn vật liệu di truyền của virus bên trong tế bào chủ. Một số bệnh do virus có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin.

Sự Khác Biệt Giữa Nhiễm Vi Khuẩn Và Nhiễm Virus

Bác sĩ Paul McKay, người đang nghiên cứu một loại vắc-xin cho chủng coronavirus 2023-nCoV mới, chụp một bức ảnh với vi khuẩn chứa coronavirus tại Trường Y khoa Đại học Hoàng gia (ICSM) tại Luân Đôn vào ngày 10 tháng 2 năm 2023. (Ảnh: Getty)

Sự khác biệt giữa nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus

Những hiểu biết về vi khuẩn và virus giúp chúng ta hiểu rõ cách thức chúng có thể gây hại cho con người để biết cách phòng ngừa, chiến đấu với chúng một cách hợp lý và hiệu quả…

Nhiễm trùng xảy ra khi một sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể người và gây hại. Mặc dù vi khuẩn và virus đều có thể gây nhiễm trùng từ nhẹ đến nghiêm trọng, nhưng chúng là hai loại vi sinh vật hoàn toàn khác nhau. 

Do phương pháp điều trị vi khuẩn và virus không thể thay thế cho nhau, do đó xác định rõ nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus là rất quan trọng. Chúng ta có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh nếu điều trị nhầm kháng sinh cho các trưởng hợp nhiễm virus. 

Sự khác biệt về mặt vi sinh

Vi khuẩn và virus quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường và chỉ có thể nhìn được dưới kính hiển vi. Chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự và thường có cùng con đường lây lan. Tuy nhiên, cấu trúc và cách tồn tại của chúng lại khác nhau.

Virus có kích thước từ đường kính khoảng 20 đến 400 nanomet. Hàng tỷ virus có thể chỉ  vừa trên đầu của một cục pin. Virus có hình que, tròn, xoắn ốc v.v. Nó không thể tự sinh sản ngoài cơ thể sống khác. Nó chỉ là một hạt ngủ đông có chứa axit nucleic, hoặc DNA hoặc RNA, được bao quanh bởi vỏ protein và đôi khi là các chất béo gọi là lipid. 

Vi khuẩn có kích thước lớn hơn virus từ 10 đến 100 lần. Vi khuẩn có hình dạng tương tự, nhưng nó có thể tồn tại độc lập. Vi khuẩn chỉ mang một bộ nhiễm sắc thể, chúng nhân bản với cùng một vật liệu di truyền. 

Coronavirus được đặt tên theo hình dáng của chúng, ‘’thân răng’’ hoặc ‘’vương miện’’. (Ảnh: Pixabay) Vi khuẩn sống chung với con người

Vi khuẩn tồn tại trong khắp cơ thể của chúng ta, bao gồm da, ruột và màng nhầy. Trên thực tế, cơ thể chúng ta chứa các tế bào vi khuẩn nhiều hơn ít nhất 10 lần so với tế bào của chính chúng ta. Chỉ riêng vi khuẩn trong đường tiêu hóa của con người đã bao gồm ít nhất 10 nghìn tỷ sinh vật, đại diện cho hơn 1.000 loài, được cho là ngăn chặn ruột bị các sinh vật gây bệnh xâm chiếm. 

Đại đa số các vi khuẩn cộng sinh dai dẳng trong cộng đồng phức tạp trong và trên bề mặt cơ thể chúng ta. Trong nhiều trường hợp, các vi khuẩn có được lợi ích mà không gây hại cho chúng ta, trong các trường hợp khác, cả vật chủ và vi khuẩn đều có lợi. Ví dụ vi khuẩn giúp tổng hợp vitamin, phá vỡ thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ và kích thích hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Chỉ một số ít vi khuẩn gây hại khi hàng rào bảo vệ cơ thể bị phá vỡ như trầy xước, lở loét, vết thương do phẫu thuật v.v hay do hệ miễn dịch bị suy yếu. 

Virus chính là những thực thể sinh học dồi dào nhất từ trước tới nay trên Trái Đất. Chúng có thể xâm nhiễm lên tất cả các dạng tế bào bao gồm của động vật, thực vật, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và nấm. Tuy nhiên, những loại khác nhau của virus thì chỉ có thể lây nhiễm trên một phạm vi giới hạn những vật chủ khác nhau, và nhiều loại có tính đặc hiệu loài. 

Một số virus, ví dụ như virus đậu mùa, chỉ có thể nhiễm vào một loài duy nhất – trong trường hợp này là con người, và vì thế chúng được nói rằng có “biên độ vật chủ” (host range) hẹp. 

Những virus khác, ví dụ như virus dại, có thể lây lan trên nhiều loài động vật có vú, và do vậy có biên độ rộng. Virus mà chỉ lây nhiễm vào thực vật thì vô hại với động vật, và hầu hết virus mà xâm nhiễm lên các động vật khác thì vô hại với con người. 

Tuy nhiên, khi virus “biến thể” và lây từ động vật sang người, thì chúng thường có thể gây nên các căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ virus HIV-1 lây từ loài tinh tinh sang người, các virus trong họ Corona như SARS, MERS hay SARS-CoV 2 có nguồn gốc từ dơi v.v

SARS-CoV, chủng Virus Corona từng gây ám ảnh cho người dân toàn cầu… (CDC) Cách thức xâm nhập của virus và vi khuẩn

Virus hoạt động khi xâm nhập vào tế bào chủ thích hợp thông qua một loại chìa khóa chuyên biệt gắn trên vỏ ngoài của nó, chiếm quyền điều khiển bộ máy trao đổi chất của tế bào để tạo ra các bản sao của chính nó. Sau đó làm vỡ và thoát ra khỏi tế bào để lây nhiễm tế bào khác. 

Tương tự muốn làm cho chúng ta bị bệnh, vi khuẩn phải gắn vào vị trí mục tiêu mà chúng đang cố gắng lây nhiễm để không bị đánh bật và nhân lên nhanh chóng. Chúng giết chết các tế bào và mô hoàn toàn, ngoài ra còn tạo ra độc tố có thể làm tê liệt, phá hủy các tế bào trao đổi chất.

Các “ngõ vào” của vi khuẩn và virus

Vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể người với 4 con đường tương tự nhau: 

Lây qua tiếp xúc: trực tiếp với dịch cơ thể, máu, thực phẩm ô nhiễm, nước bẩn v.v. , các vết trầy xước, vết thương hở, gián tiếp qua bề mặt có chứa vi khuẩn hay virus.

Qua giọt bắn có chứa virus hay vi khuẩn qua hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. SARS, bệnh lao và cúm là những ví dụ về các bệnh lây truyền qua đường truyền giọt bắn trong không khí.

Qua không khí bay hơi hoặc các hạt bụi có chứa vi sinh vật lơ lửng trong không khí trong một khoảng thời gian. 

Thông qua các trung gian truyền bệnh như: muỗi, bọ chét, ve, chuột, ốc sên và chó v.v.

Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn và virus gây nhiễm virus.

Điều quan trọng là phải biết liệu vi khuẩn hay virus gây ra nhiễm trùng, bởi vì phương pháp điều trị khác nhau. Trong một số trường hợp, có thể khó xác định liệu vi khuẩn hoặc virus gây ra các triệu chứng của bạn. Nhiều bệnh – như viêm phổi, viêm màng não và tiêu chảy – đều có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Một số ví dụ về nhiễm virus

Cảm lạnh thông thường, chủ yếu gây ra bởi coronavirus và adenovirus.

Viêm não và viêm màng não, do enterovirus và virus herpes gây ra.

Mụn cóc và nhiễm trùng da, gây ra bởi virus papilloma ở người (HPV) và virus herpes simplex (HSV).

Các virus khác bao gồm: Virus Zika, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV),  viêm gan C, bệnh bại liệt, cúm, Bệnh sốt xuất huyết, Cúm lợn, Ebola, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), SARS-CoV 2 v.v

Một số bệnh do vi khuẩn gây chết người. Một số ví dụ về các bệnh gây ra do vi khuẩn như: dịch tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, bệnh lao, thương hàn, sốt phát ban v.v 

Để phân biệt nhiễm khuẩn do vi khuẩn và do virus, các bác sĩ cần khám bệnh và có thể cần các xét nghiệm sinh hóa và lấy mẫu nước tiểu, phân hay máu của bạn để làm xét nghiệm “nuôi cấy” để có các khuẩn lạc xác định được dưới kính hiển vi.

Điều trị nhiễm vi khuẩn khác với virus

Các bác sĩ thường điều trị nhiễm vi khuẩn bằng kháng sinh. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm ngừng sự nhân lên của chúng. Nhưng từ khi vấn đề kháng kháng sinh gia tăng, kháng sinh có lẽ chỉ nên được kê đơn cho các nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng: thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với nhiễm virus.

Việc điều trị nhiễm virus có thể bao gồm:

Điều trị triệu chứng: chẳng hạn như mật ong để giảm ho và chất lỏng ấm như súp gà nhằm giảm khô miệng.

Hạ sốt bằng Paracetamol.

Thuốc kháng virus làm ngừng sự sinh sản virus như các thuốc cho HIV / AIDS và Herpes.

Ngăn ngừa nhiễm trùng từ lúc mới sinh ra, chẳng hạn như các vắc-xin cho cúm và viêm gan.

Nói cách khác là chờ đợi sức sống của virus trong cơ thể rút lui và biến mất – cách nhìn này chính là bắt đầu thoát ly khỏi mặt ngoài của sự vật, và tiếp cận với bản chất ở bên trong. (Ảnh: Shutterstock) Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Bệnh, thường chỉ xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ người nhiễm khuẩn. Quan trọng là hệ miễn dịch của bạn có đủ “khỏe” để đánh bật tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể.

Để đáp ứng được với nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của bạn phải hoạt động. Các tế bào bạch cầu, kháng thể và các cơ chế khác hoạt động để loại bỏ kẻ xâm lược. Thật vậy, rất nhiều triệu chứng khiến một người mắc phải khi bị nhiễm như sốt, khó chịu, đau đầu, phát ban là do các hoạt động của hệ thống miễn dịch đang cố gắng loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể.

Nếu hệ miễn dịch hoạt động tốt, bạn có thể đang nhiễm khuẩn mà không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, hoặc triệu chứng nhẹ và tự hết. 

Nếu hệ miễn dịch yếu hay nồng độ vi sinh vật quá nhiều, chúng có thể tránh và sống sót sau cuộc tấn công của hệ thống miễn dịch. Đôi khi chúng kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động thái quá dẫn đến việc tiết ra các hóa chất nội sinh, không chỉ giết vi khuẩn mà giết luôn cả tế bào và mô lành. 

Điều này có thể giải thích tại sao Coronavirus mới chủ yếu gây bệnh nặng trên nhóm những người già hay có bệnh nền, hoặc suy giảm hệ miễn dịch. 

Những hiểu biết về vi khuẩn và virus giúp chúng ta hiểu rõ cách mà chúng có thể gây hại cho con người cũng như cách thức  phòng ngừa và chiến đấu với chúng một cách hợp lý và hiệu quả. 

Mỹ Tâm

Sự Khác Nhau Giữa Virus

Dù virus, vi khuẩn và ký sinh trùng đều có khả năng gây bệnh, cách chúng truyền bệnh cho con người rất khác nhau.

Virus có khả năng gây bệnh truyền nhiễm đối với con người và động vật, một số loại thậm chí còn có khả năng lây bệnh từ động vật sang người và ngược lại. Vòng đời virus có hai giai đoạn. Khi chúng ở ngoài tế bào, chúng được gọi là những hạt virion vô sinh. Khi lọt vào tế bào, chúng lợi dụng bộ máy của tế bào để nhân bản. Một số nhà khoa học cho rằng, virus tồn tại ở dạng hữu sinh khi ở trong tế bào.

Ký sinh trùng – kẻ ăn bám cơ thể chúng ta

Dù tiếp xúc với các phân tử virus hàng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng nhiễm bệnh, do hệ miễn dịch có thể giải quyết phần lớn các loại virus này. Chúng ta chỉ ốm khi lần đầu tiên tiếp xúc với virus mới hoặc bị phơi nhiễm với một số lượng lớn virus. Đó là lý do các cơ quan y tế luôn khuyến khích tiêm chủng cúm định kỳ hàng năm. Các chủng cúm thông thường có thể thay đổi mỗi năm, và khả năng miễn dịch từ lần nhiễm bệnh trước đó hoặc qua vắc-xin không thể bảo vệ chúng ta trong trường hợp tiếp xúc với chủng đã biến đổi.

Khả năng lây lan và tái tạo nhanh chóng làm cho một số loại virus trở thành tác nhân gây bệnh đáng sợ, đến mức được coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoài ra, một số virus giết người một cách từ từ, điển hình là virus bệnh dại với thời gian ủ bệnh dài (1 – 3 tháng). Tuy bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh gần như chắc chắn tử vong.

Vắc-xin là cách phòng chống virus tốt nhất. Vắc-xin kích hoạt phản ứng miễn dịch, cho phép cơ thể phản ứng hiệu quả hơn khi nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng làm giảm độ nguy hiểm của nhiều loại virus có thể gây chết người như bệnh sởi, rubella, cúm và bệnh đậu mùa. Ngoài ra, rửa tay và che mũi khi hắt hơi là những cách giúp hạn chế virus lây lan.

Một số vi khuẩn có lợi cho chúng ta, cung cấp hệ thống bảo vệ chống các tác nhân gây bệnh và giúp ích cho quá trình tiêu hóa đường ruột. Tuy nhiên, một số loại không lành tính như vậy. Các loại vi khuẩn chuyên gây bệnh phổ biến là nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus), ngộ độc (Clostridium botulinum), bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae), loét dạ dày (Helicobacter pylori), bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) và bệnh dịch hạch (Yersinia pestis).

Độc tố vi khuẩn sản xuất sẽ xâm nhập vào các tế bào hoặc mạch máu, hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Các phương pháp điều trị phải phụ thuộc vào cách thức vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, trong trường hợp ngộ độc, người mắc bệnh khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hoặc các bào tử vi khuẩn C. botulinum. Khi bệnh nhân hấp thụ độc tố, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 6 – 36 giờ. Nếu nuốt phải bào tử, các triệu chứng này chỉ xuất hiện sau một tuần.

Chăm sóc hỗ trợ là phương pháp điều trị chính nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm các biến chứng và duy trì sức khỏe bệnh nhân. Các loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, nhưng đối với ngộ độc, vi khuẩn khi bị tiêu diệt có thể tiết ra nhiều độc tố khiến bệnh trầm trọng hơn. Các bác sĩ điều trị độc tố bằng cách dùng thuốc kháng độc hoặc khiến bệnh nhân ói mửa. Ngày nay, do sự lạm dụng và sử dụng sai kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng. Vào năm 2013, khoảng 480.000 trường hợp mắc bệnh lao kháng thuốc (MDR-TB).

Sử dụng thay phiên các loại kháng sinh khác nhau có thể làm giảm nguy cơ kháng thuốc. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển một số phương pháp khác, như sử dụng virus kháng khuẩn phage (một loại virus giết chết vi khuẩn) hay enzyme có khả năng phá hủy bộ gene của vi khuẩn kháng thuốc. Trong thực tế, virus kháng khuẩn đang được sử dụng rộng rãi ở Đông Âu.

Các vắc-xin dành cho vi khuẩn như vắc-xin DPT chống bạch hầu, ho gà và uốn ván đang được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, nhiều giải pháp đơn giản có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh như rửa tay đúng cách, khử trùng bề mặt các dụng cụ, sử dụng nước sạch và nấu ăn với nhiệt độ thích hợp để loại bỏ vi khuẩn.

Ký sinh trùng, nhóm thứ ba trong bộ ba mầm bệnh, là tên gọi chung cho nhiều sinh vật đa dạng, sống trong hoặc trên cơ thể vật chủ và ăn bám vật chủ đó, bao gồm con người. Ký sinh trùng bao gồm sinh vật đơn bào như protozoa, hoặc sinh vật lớn hơn như giun hoặc bọ ve. Ký sinh trùng đơn bào có nhiều điểm chung với các tế bào cơ thể người hơn so với các loại vi khuẩn. Ký sinh trùng có ở khắp nơi, đóng một vai trò quan trọng và phức tạp trong hệ sinh thái.

Ký sinh trùng cũng có thể gây ra nhiều bệnh, đặc biệt ở nước đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhiễm ký sinh trùng thường đi kèm điều kiện vệ sinh thiếu thốn và đói nghèo. Bệnh sốt rét cứ 30 giây lại giết chết trẻ em và 90% ca nhiễm bệnh tập trung ở châu Phi. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây chết người nhiều nhất, dù có nhiều tiến bộ trong việc ngăn chặn bệnh dịch này. Những bệnh do ký sinh trùng phổ biến khác như bệnh Leishmaniasis, bệnh giun chỉ và bệnh phù chân voi.

Nhiều ký sinh trùng truyền qua muỗi và các loại côn trùng. Với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, nhiều bệnh ký sinh trùng đang lan rộng đến các khu vực phía bắc.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra vắc-xin phòng bệnh ký sinh ở người, nhưng nhiều loại thuốc hiện nay có thể chống lại ký sinh trùng. Ví dụ, giải Nobel Y học 2023 được trao cho các nhà khoa học có công phát triển thuốc phòng chống ký sinh trùng (Ivermectin dùng cho giun và Artemisinin để điều trị bệnh sốt rét).

Sự Khác Biệt Giữa Nhiễm Trùng Do Vi Khuẩn Và Virus

Vi khuẩn và virus có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng phổ biến. Nhưng sự khác biệt giữa hai loại sinh vật truyền nhiễm này là gì?

Vi khuẩn là những vi sinh vật nhỏ bé được tạo thành từ một tế bào. Chúng rất đa dạng, và có thể có nhiều hình dạng và đặc điểm cấu trúc. Vi khuẩn có thể sống trong hầu hết mọi môi trường có thể tưởng tượng được, kể cả trong hoặc trên cơ thể con người.mChỉ một số ít vi khuẩn gây nhiễm trùng ở người. Những vi khuẩn này được gọi là vi khuẩn gây bệnh.

Virus là một loại vi sinh vật nhỏ bé khác, mặc dù chúng thậm chí còn nhỏ hơn vi khuẩn. Giống như vi khuẩn, chúng rất đa dạng, có nhiều hình dạng và tính năng. Virus là ký sinh trùng. Điều đó có nghĩa là chúng đòi hỏi các tế bào sống hoặc mô để phát triển. Virus có thể xâm chiếm các tế bào trong cơ thể bạn, sử dụng các thành phần của tế bào để phát triển và nhân lên. Một số virus thậm chí giết chết tế bào chủ như là một phần của vòng đời của chúng.

2. Nhiễm khuẩn lây lan như thế nào?

Nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm, có nghĩa là chúng có thể lây từ người sang người. Có nhiều cách có thể xảy ra, bao gồm:

– Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm vi khuẩn, bao gồm chạm và hôn.

– Tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, hoặc khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

– Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh.

– Tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc tay cầm vòi, sau đó chạm vào mặt, mũi hoặc miệng của bạn.

Ngoài việc lây lan từ người sang người, nhiễm trùng vi khuẩn cũng có thể lây lan qua vết cắn của côn trùng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

3. Nhiễm khuẩn phổ biến là gì?

Một số ví dụ về nhiễm khuẩn bao gồm:

– Viêm họng liên cầu khuẩn.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

– Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.

– Bệnh da liễu.

– Bệnh lao.

– Viêm màng não do vi khuẩn.

– Viêm mô tế bào.

– Bệnh Lyme.

– Uốn ván.

4. Nhiễm virus lây lan như thế nào?

Giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiều bệnh nhiễm virus cũng dễ lây lan. Chúng có thể lây từ người này sang người khác theo nhiều cách giống nhau, bao gồm:

– Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm virus.

– Tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm virus.

– Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh.

– Tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm.

Ngoài ra, tương tự như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus có thể lây lan qua vết cắn của côn trùng bị nhiễm bệnh hoặc thông qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước đã bị ô nhiễm.

5. Nhiễm virus phổ biến là gì?

Một số ví dụ về nhiễm virus bao gồm:

– Cúm.

– Cảm lạnh thông thường.

– Viêm dạ dày ruột.

– Thủy đậu.

– Bệnh sởi.

– Viêm màng não do virus.

– Mụn cóc.

– Virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

– Viêm gan virus.

– Virus zika.

– Siêu vi trùng Tây sông Nile.

6. Là vi khuẩn hay virus gây cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể gây nghẹt hoặc chảy nước mũi, đau họng và sốt thấp, nhưng là do vi khuẩn hoặc virus gây cảm lạnh?

Cảm lạnh thông thường được gây ra bởi một số loại vi-rút khác nhau, mặc dù các loại virut tê giác thường là thủ phạm. Bạn không thể làm gì nhiều để điều trị cảm lạnh ngoại trừ chờ đợi và sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để giúp giảm các triệu chứng của bạn.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng thứ cấp có thể phát triển trong hoặc sau khi bị cảm lạnh. Các ví dụ phổ biến về nhiễm khuẩn thứ cấp bao gồm:

– Viêm xoang.

– Nhiễm trùng tai.

– Viêm phổi.

Bạn có thể đã bị nhiễm vi khuẩn nếu:

– Các triệu chứng kéo dài hơn 10 đến 14 ngày.

– Các triệu chứng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn là cải thiện trong vài ngày.

– Bạn bị sốt cao hơn bình thường khi bị cảm lạnh.

7. Bạn có thể sử dụng màu sắc chất nhầy để xác định xem đó có phải là nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus không?

Bạn nên tránh sử dụng màu sắc chất nhầy để xác định xem bạn có bị nhiễm virus hay vi khuẩn hay không.

Có một niềm tin từ lâu rằng chất nhầy màu xanh lá cây cho thấy nhiễm trùng do vi khuẩn cần kháng sinh. Trên thực tế, chất nhầy màu xanh lá cây thực sự được gây ra bởi các chất được giải phóng bởi các tế bào miễn dịch của bạn để đáp ứng với kẻ xâm lược.

Bạn có thể có chất nhầy màu xanh lá cây do nhiều thứ, bao gồm virus, vi khuẩn hoặc thậm chí là dị ứng theo mùa.

8. Rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn hay virus?

Khi bạn gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy hoặc chuột rút bụng, bạn có khả năng bị rối loạn tiêu hóa . Nhưng đó có phải là do nhiễm virus hay vi khuẩn?

– Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do tiếp xúc với phân hoặc chất nôn từ người bị nhiễm trùng.

– Ngộ độc thực phẩm là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do tiêu thụ thực phẩm hoặc chất lỏng bị ô nhiễm.

Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm có thể do cả virus và vi khuẩn. Bất kể nguyên nhân là gì, nhiều lần các triệu chứng của bạn sẽ biến mất trong một hoặc hai ngày với sự chăm sóc tốt tại nhà.

Tuy nhiên, các triệu chứng kéo dài hơn ba ngày, gây tiêu chảy ra máu, hoặc dẫn đến mất nước nghiêm trọng có thể chỉ ra nhiễm trùng nặng hơn cần được điều trị y tế kịp thời.

9. Làm thế nào chẩn đoán được nhiễm trùng?

Đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng của bạn dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn.

Ví dụ, các tình trạng như sởi hoặc thủy đậu có các triệu chứng rất đặc trưng có thể được chẩn đoán bằng một kiểm tra thể chất đơn giản.

Ngoài ra, nếu có dịch bệnh hiện tại của một bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa yếu tố đó vào chẩn đoán. Một ví dụ là cúm, gây ra dịch bệnh theo mùa trong những tháng lạnh hàng năm.

Nếu bác sĩ của bạn muốn biết loại sinh vật nào có thể gây ra tình trạng của bạn, họ có thể lấy một mẫu để nuôi cấy. Các mẫu có thể được sử dụng để nuôi cấy thay đổi theo điều kiện nghi ngờ, nhưng có thể bao gồm:

– Máu.

– Chất nhầy hoặc đờm.

– Nước tiểu.

– Da.

– Dịch não tủy.

Khi một vi sinh vật được nuôi cấy, nó cho phép bác sĩ xác định những gì gây ra tình trạng của bạn. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, nó cũng có thể giúp họ xác định loại kháng sinh nào có thể hữu ích trong việc điều trị tình trạng của bạn.

10. Những bệnh nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh?

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Có nhiều loại kháng sinh khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển và phân chia hiệu quả. Chúng không hiệu quả chống lại nhiễm virus.

Mặc dù thực tế là bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi bị nhiễm vi khuẩn, nhưng kháng sinh thường được yêu cầu cho nhiễm virus. Điều này là nguy hiểm vì kê đơn kháng sinh quá mức có thể dẫn đến kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thích nghi để có thể kháng một số loại kháng sinh. Nó có thể làm cho nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khó điều trị hơn.

Nếu bạn được kê đơn thuốc kháng sinh khi bị nhiễm vi khuẩn, hãy uống toàn bộ quá trình kháng sinh – ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày. Bỏ qua liều có thể ngăn chặn tất cả các vi khuẩn gây bệnh khỏi bị giết.

11. Nhiễm virus được điều trị như thế nào?

Không có điều trị cụ thể cho nhiều bệnh nhiễm virus. Điều trị thường tập trung vào việc giảm các triệu chứng trong khi cơ thể bạn hoạt động để loại bỏ nhiễm trùng. Điều này có thể bao gồm những thứ như:

– Uống nước để ngăn ngừa mất nước.

– Nghỉ ngơi nhiều.

– Sử dụng thuốc giảm đau OTC như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau, đau và sốt.

– Dùng thuốc thông mũi OTC để giúp chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

– Viên ngậm để giúp giảm đau họng.

12. Thuốc kháng vi-rút

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để giúp điều trị tình trạng của bạn.

Thuốc kháng vi-rút ức chế vòng đời của virus theo một cách nào đó. Một số ví dụ bao gồm các loại thuốc như oseltamivir (Tamiflu) trong điều trị nhiễm cúm hoặc valacyclovir (Valtrex) đối với nhiễm virus herpes simplex hoặc herpes zoster (bệnh zona)

13. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng?

Hãy chắc chắn rửa tay trước khi ăn, sau khi sử dụng phòng tắm, và trước và sau khi xử lý thực phẩm.

Tránh chạm vào mặt, miệng hoặc mũi nếu tay bạn không sạch. Không dùng chung vật dụng cá nhân như dụng cụ ăn uống, ly uống nước hoặc bàn chải đánh răng.

Vô số vắc xin có sẵn để giúp ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn khác nhau. Ví dụ về các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin bao gồm: sởi, uốn ván, cúm, bệnh ho gà.

Đừng ra ngoài nếu bạn bị bệnh

Ở nhà nếu bạn bị bệnh để giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Nếu bạn phải ra ngoài, rửa tay thường xuyên và hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay hoặc vào khăn giấy. Hãy chắc chắn để vứt bỏ bất kỳ mô được sử dụng.

Thực hành tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Hãy chắc chắn rằng thức ăn được nấu chín kỹ

Hãy chắc chắn rằng tất cả các loại thịt được nấu đến nhiệt độ thích hợp. Hãy chắc chắn rửa kỹ bất kỳ trái cây hoặc rau sống trước khi ăn. Đừng để đồ ăn thừa ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, làm lạnh chúng kịp thời.

Bảo vệ chống lại côn trùng

Hãy chắc chắn sử dụng các thành phần có chứa thuốc chống côn trùng như DEET hoặc picaridin nếu bạn đang ở bên ngoài nơi côn trùng như muỗi và ve thường gặp. Mặc quần dài và áo sơ mi dài tay, nếu có thể.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Giữa Virus, Spyware Và Malware trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!