Xu Hướng 3/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Em Ngày Xưa Và Ngày Nay # Top 6 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Em Ngày Xưa Và Ngày Nay # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Em Ngày Xưa Và Ngày Nay được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trẻ em ngày xưa và ngày nay có sự cách biệt lớn không chỉ trong lối sống mà còn trong tư tưởng. Nếu lấy ví dụ nói trẻ em ngày xưa với những đại biểu là thế hệ 9x, trẻ em ngày nay là thế hệ 10x thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng tuổi thơ của thế hệ xưa và nay thực sự khác xa quá nhiều cho dù thời gian lịch sử chỉ bó hẹp trong khoảng một thập kỷ.

Trẻ em ngày xưa và ngày nay có sự khác xa quá nhiều. Ảnh: internet

Trong khi thế hệ 7x, 8x được coi là thế hệ sau chiến tranh, thanh xuân trôi qua trong thời kỳ đất nước dần khôi phục vết thương thời chiến sự. Tư tưởng còn lưu giữ nhiều định kiến về xã hội cũ, sống nguyên tắc, quy củ, tôn trọng chuẩn mực, ít sự đổi thay. Thế hệ 9x chứng kiến sự chuyển mình của đất nước, thế hệ có nhiều sự năng động, sáng tạo và nhiều sự bứt phá, thì thế hệ 10x hiện tại sinh ra trong bối cảnh sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng.

Nói về khoảng cách trẻ em ngày xưa và ngày nay, nếu đặt cả thế hệ 7x, 8x trong một khuôn khổ cùng thế hệ 9x và 10x thì quả thực sẽ mang đến sự so sánh nhiều chênh lệch, chỉ cần nói lấy quy chuẩn từ thế hệ 9x và 10x là đã thấy sự khác biệt rõ nét lắm rồi. Khách quan nhìn nhận rằng, sự khác biệt về thế hệ hay sự khác biệt giữa trẻ em xưa và nay chỉ cần lấy 2 nhân tố thế hệ 9x và 10x là đã đủ sự nhìn nhận và tường tận vấn đề, hơn hết sự so sánh không quá lệch lạc.

Sự khác biệt trẻ em ngày xưa và ngày nay mang dấu ấn của thời đại

Thế hệ 9x là thời của những bạn trẻ sinh từ 1990 – 1999, là thế hệ của sự giao thoa cái mới và cái cũ, dần chuyển mình theo sự chuyển mình chung của xã hội, còn chút thiếu thốn đói nghèo và dần dần no ấm hơn. Thế hệ 9x chứng kiến sự chuyển mình của đất nước với sự phát triển mới, sự chuyển mình hội nhập để không bị tụt hậu. Thế hệ của sự du nhập cái mới nhưng vẫn giữ lại những nét cũ, sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới nhưng vẫn hòa hợp và đồng điệu.

10x là thế hệ của những đứa trẻ sinh từ năm 2000 đến nay. Thế hệ được ra đời trong sự đổi mới đã được định hình rõ nét, ở thời kỳ nở rộ của công nghệ thông tin và truyền thông, là thế hệ được hưởng thụ những văn minh tân tiến được thử nghiệm từ thời kỳ 9x. Thế hệ 10x là những bạn có tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống còn dài phía trước, có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai.

Sự phát triển của kinh tế xã hội, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên sự khác biệt và khoảng cách thế hệ. Cuộc sống của những đứa trẻ ở thế hệ 9x và 10x cũng theo đó mà có sự thay đổi và chuyển mình.

Trong cuộc sống của trẻ em ngày xưa và ngày nay có sự khác biệt gì?

Trẻ em xưa (thế hệ 9x) có lối sống tập thể cao. Trẻ em ngày nay (thế hệ 10x) đề cao cá tính cá nhân.

Thời 9x, khi các phương tiện truyền thông, công nghệ còn hạn chế, sự giải trí của trẻ em xưa là tụ tập trò chuyện, rồi chơi các trò chơi dân gian tập thể, các trò chơi dân gian có ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Cuộc sống đổi thay hơn thì thế hệ 9x vẫn chỉ gắn bó được với những chiếc điện thoại được coi là cục gạch Nokia, chiếc N90… nhưng công nghệ và truyền thông vẫn chưa thực sự thâm nhập sâu sắc vào đời sống của con trẻ thời 9x, trẻ nhỏ vẫn thích tụ tập chơi tập thể, hòa mình cùng thiên nhiên, tự mình tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Trong xã hội của các bạn 10x ngày nay, trẻ con được tiếp xúc sớm với công nghệ, thế giới của con trẻ có khi chỉ thu nhỏ qua bằng một chiếc điện thoại hay ipad. Chơi một mình nhưng thực chất không hề một mình, chỉ cần có chiếc smartphone kết nối internet là có thể kết bạn năm châu bốn bể, muốn biết cái gì, tìm hiểu thông tin gì thì cứ “google” mà hỏi.

Trẻ em ngày xưa giữa việc học và chơi luôn có sự cân bằng, học mà chơi, chơi mà học, không bị gò ép quá nhiều trong việc học. Trẻ em ngày nay việc học hành trở thành một trong những áp lực lớn, không có thời gian chơi chỉ biết học, ngay cả ngày nghỉ hay kỳ nghỉ hè cũng tận dụng cho việc học. Có chút thời gian rảnh rỗi thì lại tập trung vào những trò giải trí công nghệ. Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, khi những khu đô thị, khu công nghiệp là biểu hiện của sự đổi mới theo hướng tích cực về đời sống đó thì hệ lụy đằng sau là không gian vui chơi, thể hiện bản thân của trẻ em ngày nay ngày càng bị thu hẹp.

Sự khác biệt trong lối sống của trẻ em xưa và nay dẫn đến sự khác biệt trong tư tưởng

Trẻ em xưa lớn lên, trưởng thành trong thời kỳ còn nhiều thiếu thốn, sách học cũng đáng trân quý vô cùng, trẻ em ngày xưa so với trẻ em ngày nay đọc sách nhiều và rất biết thiết thực với lợi ích của sách, còn trẻ em ngày nay văn hóa đọc sách giảm sút đã thành cả một vấn nạn. Trong khi được sống trong môi trường công nghệ, mọi kiến thức thu nhỏ ở chiếc ipad nhưng trẻ lại không biết tận dụng để học hỏi kiến thức hoặc không biết chắt lọc kiến thức để học hỏi.

Trẻ em xưa cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, biết bươn trải sớm cho nên tính tự lập và sự phấn đấu cao, trẻ em ngày nay nhận được sự bao bọc của gia đình quá lớn. Trẻ em ngày xưa cứ tha hồ ra ngoài vui chơi, hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng cuộc sống, trẻ em ngày nay cứ bước chân ra đường lại gặp biết bao những mối lo ngại, chính vì vậy cha mẹ rất hạn chế việc cho con cái ra ngoài, làm việc gì cũng có sự kiểm soát chặt chẽ từ cha mẹ.

Trẻ em xưa ít thể hiện cái tôi cá nhân vì đằng sau còn có cái bóng của thành kiến xã hội lớn. Trẻ em ngày nay tự tin, dám thể hiện mình trong bối cảnh những định kiến xã hội ngày càng có giải pháp giải quyết tích cực và lạc quan hơn nhưng ngược lại sự thể hiện cái tôi cá nhân lại thành ra ngông nghênh và nhiều hạn chế trong lối suy nghĩ, tư tưởng, biết bao nhiêu những gương mặt 10x tiêu biểu rầm rộ trên mạng xã hội với những cách thể hiện mình đem đến sự quan ngại cho xã hội khi trẻ em là “măng non của đất nước” mà lại có những cách thể hiện xa rời lối sống đạo đức, chuẩn mực của tập thể chung.

Cần có cái nhìn khách quan, bao quát đối với sự so sánh hai thế hệ

Sự khác biệt là điều dễ hiểu nhưng chỉ với khoảng một thập kỷ thì khoảng cách thế hệ không phải quá sâu sắc, chính vì vậy cách nhìn nhận vấn đề nên có sự khách quan.

Trong khi các anh chị 9x đã qua cái tuổi ngưỡng cửa cuộc đời, đã trải qua những thử thách của thời trẻ để trưởng thành thì các em 10x vẫn đang trong giai đoạn chạm ngưỡng ở trong độ tuổi tâm lý dễ bị dao động. Chính vì vậy suy nghĩ còn nhiều non dại, không nên đánh đồng, quy chụp các em là kém cỏi, thiếu hiểu biết hay thái độ sống không bằng anh chị thế hệ trước. Hãy biết cảm thông và chia sẻ đặc biệt là quan tâm đến việc định hướng cho các em phát triển hơn.

Những đứa trẻ của thế hệ 9x hiện nay là nòng cốt của sự phát triển xã hội, còn thế hệ 10x lại là tương lai gần. Sự phát triển là điều tốt, sự đổi thay để hòa nhập cũng là điều cần thiết nhưng thay đổi để hòa nhập không nên hòa tan, đó là điều cần nhất cho định hướng của thế hệ 10x.

CTV Myteacher

Sự Khác Biệt Giữa Đám Cưới Ngày Xưa Và Nay

Người Việt Nam rất chú trọng trong việc ăn uống, cho nên món ăn khá cầu kỳ, miếng ăn không chỉ là miếng no mà còn là bộ mặt của cả gia đình, dòng tộc. Việc cưới hỏi trăm năm một lần được coi như đại tiệc cỗ trọng đại hơn cả nên dù trong thời đại nào, việc lo chu toàn cho lễ cưới, đặc biệt là mâm cỗ cưới vẫn được lưu tâm hàng đầu.

Thời xa xưa có sự phân cấp rõ rệt giữa giàu và nghèo nhất là những năm đầu thế kỷ 20, cho nên mâm cổ cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các tầng lớp. Mâm cổ cưới của nhà giàu có phẩn ánh đúng hình ảnh của ” mâm cao, cỗ đầy ” với đủ bốn bát và sáu đĩa. Số 10 tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc trọn vẹn cho đôi uyên ương trẻ theo quan niệm thời bấy giờ. Sáu đĩa gồm có : một đĩa thịt gà úp, một đĩa thịt lợn xếp cánh hoa, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế, một đĩa xôi gấc, một đĩa nộm thập cẩm. Bốn góc mâm là bốn bát canh bao gồm: một bát măng hầm, một bát mọc nấu thả, một bát chim bồ câu hầm hạt sen, một bát mực nấu xu hào. Đó là chưa kể các loại đĩa rau thơm, chanh , ớt, nước mắm hạt tiêu. Ngoài ra còn có thêm các địa hoa quả, chè kho, 1 chai rượu trắng và 6 chén nhỏ để uống rượu.

Thực đơn cưới xưa phải hội tụ đủ các món: bóng cá sủ, súp yến, vi cá ..v..v…. mới được cho là sang trọng, cầu kỳ. Ăn cỗ xong thì phải tráng miệng bằng bánh xu xê mới đúng chất đám cưới của chốn kinh kỳ sang trọng.

Mâm cỗ những nhà thuộc tầng lớp thấp hơn có thể đơn giản tiện, bớt đi 2 hoặc 4 món, miễn là vẫn số chẵn là được. Nhưng 2 món không thể gà và xôi gấc, tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.

Dần dần thời gian trôi qua, phong tục cũng có chút thay đổi. Nếu như xưa kia, mỗi dịp cưới xin, anh em họ hàng kéo tới để phụ giúp, thì ngày nay nhiều gia đình lại chọn phương án tổ chức đám cưới tại nhà hàng – vừa tiết kiệm được thời gian, địa điểm, công sức mà chi phí cũng không quá cao. Một cách nữa là thuê nhóm nấu, giá một mâm cỗ trung bình hiện tại vào khoảng 1,5 triệu – tuy có mắc hơn khoảng 20% so với mình tự đi chợ mua đồ nhưng lại rất phù hợp nếu như nhiều bàn và tiết kiệm được sức khỏe.

Sự Khác Biệt Giữa Tết Xưa Và Nay

Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán đồ Tết.

Ngày nay, thay vì phải xếp hàng, người dân có thể mua các loại thực phẩm và đồ dùng thiết yếu rất dễ dàng cho dịp tết ở các cửa hàng, siêu thị.

Ngày xưa đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết.

Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.

Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Ngày xưa, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là các gia đình lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, bó giò để đón tết.

Còn ngày nay, nhiều nhà vẫn gói bánh chưng…

Nhưng do cuộc sống hiện đại, gấp gáp một số nhà lại chọn đặt gói bánh chưng hoặc mua để tiết kiệm thời gian.

Chợ hoa tết ngày xưa

Còn ngày nay, chợ hoa vẫn vậy, nhưng có nhiều loại hoa hơn để mọi người lựa chọn, nào đào, quất, mai…

Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.

Nét đẹp xin chữ đầu năm vẫn được lưu truyền nhưng đã có phần thương mại hóa.

Tết xưa chỉ có một số loại hàng hóa thiết yếu, mua bán khó khăn.

Thì ngày nay, các mặt hàng sắm tết đã đa dạng, phong phú hơn rất nhiều.

Ngày xưa, người ta quan niệm Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp. Mọi người thường đi chúc Tết, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.

Ngày nay xu hướng du xuân ngày càng phát triển. Người người, nhà nhà tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi du lịch.

Dù Tết xưa và tết nay có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những gì đạt được trong năm qua và trao cho nhau những lời nhắn gửi yêu thương nhất.

(Theo Đời Sống & Pháp Luật

Ngỡ Ngàng Vì Sự Khác Biệt Giữa Đám Cưới Ngày Xưa Và Hiện Đại

1. Quan niệm về lễ cưới

1.1. Ngày xưa

Thời phong kiến, theo luân lý ” tam cương ngũ thường” thì con cái mà còn cha mẹ thì việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán. Nghĩa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nếu con cái không đồng ý thì chỉ nước bỏ nhà ra đi. Tiếp theo, ngày xưa khi muốn kết hôn, hai bên gia đình phải ” môn đăng hộ dối” thì đôi uyên ương mới có thể đến được với nhau.

Người xưa quan niệm mục đích của hôn nhân cốt là để duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải việc riêng của mỗi cá nhân. Bởi vậy, việc quyết định định vợ gả chồng cho con cái là quyền quyết định bởi cha mẹ, bởi các cụ trong dòng tộc.

Tiếp đó, đôi uyên ương muốn đến được với nhau không chỉ cần “môn đăng hộ đối” mà còn phụ thuộc vào quan niệm: ” Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống“. Vậy nên để kết được duyên, hai bên dòng họ phải xem xét kỹ về bối cảnh và tiến sử 3 đời của chàng trai, cô gái.

Xưa kia, lễ cưới được có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Nó không chỉ đại biểu danh vọng, danh dự, bộ mặt của dòng họ mà còn như một lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương.

1.2. Hiện đại

Ở thời nay, một số quan niệm quan trọng về lễ cưới vẫn được bảo tồn và giữ gìn. Còn một vài quan niệm và thủ tục đã được tối giản và bỏ qua. Ví dụ, đôi uyên ương có quyền tự quyết định hạnh phúc của họ, họ có quyền tự tìm hiểu và đến với nhau nếu cả hai đều tự nguyện.

Còn việc “môn đăng hộ đối” hay “Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống” ảnh hưởng rất ít đến việc cưới hỏi, bởi các gia đình đều nhìn vào thực tế, suy nghĩ cho con cái, chỉ cần con cái hạnh phúc là được rồi.

Với thời hiện đại, ngoài việc có sự chứng kiến của hai bên gia đình, bạn bè,… Đôi uyên ương còn phải đăng ký kết hôn để đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng sau này hạnh phúc, khăng khít hơn.

2. Nghi thức cưới hỏi

Còn bây giờ, một số tục lễ trong đám cưới đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại và công việc của đôi bạn trẻ. Vậy nên, các nghi lễ chính hiện nay chỉ còn: , ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Còn đám cưới sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu, chú rể hoặc tổ chức tại nhà hàng.

3. Một số thay đổi khác

3.1. Thiệp mời

Ngày xưa, người ta đơn thuần chỉ mời cưới bằng miệng. Bởi vì, hầu hết bạn bè, người thân đều chung làng, chung xóm. Hoặc nếu gia đình nào có điều kiện hơn thì có thể báo hỷ bằng thiệp. Tuy nhiên, thiệp ở đây chỉ là mảnh giấy đơn giản, bên trên có ghi địa điểm, ngày giờ tổ chức.

Còn ngày nay, thiệp mời được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phong phú. Không chỉ như vậy, thiệp cưới ngày nay còn được trang trí với các họa tiết bắt mắt, in hoa văn chìm, mạ vàng trên thiệp. Đặc biệt, nếu cô dâu chú rể có thể sáng tạo kiểu thiệp riêng cho mình thì càng tốt.

3.2. Ảnh cưới

Còn bây giờ thì sao? Chụp ảnh cưới đâu chỉ là chụp ở nhà mà phải đi chụp ở các vườn hoa, hội trường, thậm chí là vừa đi du lịch, vừa chụp ảnh. Chất lượng ảnh thì không phải suy nghĩ từ HD đến 4K đều có. Trong ngày thành hôn, các phó nháy tác nghiệp liên tục, máy quay, bay flycam,… cũng có để lưu lại những kỷ niệm đẹp của đôi bạn trẻ.

3.3. Khách mời

Ngày xưa, khách mời chủ yếu là anh em, bạn bè, họ hàng, người thân hay những người cùng xóm cùng làng thôi. Mặc dù ít nhưng khách khứa vô cùng nhiệt tình, chân thành. Vậy nên, không khí ngày cưới cũng ấm áp, thoải mái, thân mật hơn rất nhiều

Còn hiện tại, khách mời phải lên danh sách đến vài ngày, đắn đo xem nên mời ai, ai không cần mời để tránh bị sót. Ngoài gia đình, anh em thân thiết còn có đối tác, bạn bè xã giao,…

3.4. Trang trí và hội trường

Do được tổ chức tại nhà nên đám cưới kiểu xưa trang trí khá đơn giản, gọn gàng. Chì vài cái bàn, khăn đỏ phủ lên, bánh kẹo, trầu cau là được rồi. Còn sân khấu chỉ có tấm bạt căng lên là tạm ổn. Đám nào sang sang thì có vải in hình rồng phượng, chữ hỷ và tên cô dâu chú rể.

Hiện nay thì sao? Phong cách thiết kế, trang trí vô cùng phong phú từ Á đến Âu, từ cổ điển cho tới hiện đại đều có. Đâu chỉ có vậy, đèn, loa đài, hiệu ứng ánh sáng, mọi phụ kiện đều hiện đại, lung linh huyền ảo.

Bạn có thể tham khảo cách trang trí hội trường đẹp tại: https://songhuyenwedding.com/trang-tri-hoi-truong-914.htm

3.5. Phương tiện đón dâu

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Em Ngày Xưa Và Ngày Nay trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!