Xu Hướng 9/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Prawns (Tôm Thương Phẩm) Và Shrimp (Tôm) # Top 10 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sự Khác Biệt Giữa Prawns (Tôm Thương Phẩm) Và Shrimp (Tôm) # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Giữa Prawns (Tôm Thương Phẩm) Và Shrimp (Tôm) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sự khác biệt giữa prawns (tôm thương phẩm) và shrimp (tôm) là gì? Shrimp và prawn khác nhau ra sao?

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) thường gây sự nhầm lẫn. Thực tế, hai thuật ngữ này được dùng thay thế lẫn nhau trong ngư nghiệp, nông nghiệp và ẩm thực.

Bạn chắc hẳn đã nghe qua rằng tôm thương phẩm và tôm (nói chúng) thực tế là cùng một tên gọi.

Bài viết này giúp bạn khám phá được những điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa tôm thương phẩm và tôm (nói chung).

Prawns Và Shrimp – Định Nghĩa Khác Nhau Giữa Các Quốc Gia

Tôm thương phẩm là gì? Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đều được đánh bắt, nuôi, bán và phục vụ trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, nơi bạn sống quyết định thuật ngữ bạn sử dụng hoặc thấy thường xuyên hơn.

Ở Anh, Úc, New Zealand và Ireland, “prawn” – là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả tôm thương phẩm và tôm (nói chung).

Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ “shrimp” được sử dụng thường xuyên hơn, trong khi “prawn” dùng để mô tả các loài có kích cỡ lớn hơn hoặc được đánh bắt từ nước ngọt.

Tuy nhiên, “shrimp” và “prawn” không được sử dụng trong cùng bối cảnh, như vậy sẽ khó biết được bạn muốn mua loài giáp xác nào.

Ở Bắc Mỹ, “shrimp” được sử dụng phổ biến hơn, trong khi “prawn” đề cập đến các loài có kích cỡ lớn hơn hoặc được đánh bắt ở nước ngọt. Các quốc gia thịnh vượng chung và Ireland lại có xu hướng sử dụng “prawn” hơn.

Tôm Thương Phẩm Và Tôm (Nói Chung) Được Phân Biệt Về Mặt Khoa Học

Mặc dù không có một định nghĩa nhất quán cho tôm thương phẩm và tôm (nói chung) trong ngư nghiệp, nông nghiệp và ẩm thực, nhưng chúng lại khác biệt về mặt khoa học do thuộc các nhánh khác nhau của Họ giáp xác trong phân ngành Crustacea.

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đều thuộc Bộ Mười chân. Thuật ngữ “decapod”, có nghĩa là “10 chân”. Do đó, tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đều có 10 chân. Tuy nhiên, hai loại động vật giáp xác này đến từ các phân vùng khác nhau của decapod.

Tôm (nói chung) thuộc Phân bộ Pleocyemata, bao gồm tôm càng, tôm hùm và cua. Mặt khác, tôm thương phẩm thuộc phân bộ Dendrobranchiata.

Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ “prawn” và “shrimp” được sử dụng thay thế cho nhiều loài thuộc Phân bộ Dendrobranchiata và Pleocyemata.

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đều có bộ xương ngoài mỏng và cơ thể được chia thành ba phân đốt chính: đầu, ngực và bụng (1).

Sự khác biệt chính về mặt giải phẫu giữa tôm thương phẩm và tôm (nói chung) là ở hình dạng cơ thể.

Đối với tôm (nói chung), phần ngực chồng lên phần đầu và bụng. Nhưng ở tôm thương phẩm, mỗi phân đốt chồng lên phân đốt bên dưới nó. Có nghĩa là, phần đầu chồng lên ngực và ngực chồng lên bụng.

Bởi vì lý do đó, tôm thương phẩm không thể uốn cong cơ thể như tôm (nói chung).

Chân của chúng cũng có chút khác nhau. Tôm thương phẩm có ba cặp chân giống móng vuốt, trong khi tôm (nói chung) chỉ có một cặp. Tôm thương phẩm có chân dài hơn tôm (nói chung).

Một điểm khác biệt nữa giữa tôm thương phẩm và tôm (nói chung) là ở cách chúng sinh sản.

Tôm (nói chung) mang trứng đã được thụ tinh ở mặt dưới của cơ thể, nhưng tôm thương phẩm thả trứng vào nước để chúng tự phát triển và lớn lên.

Prawn và Shrimp thuộc các nhánh khác nhau của Họ giáp xác trong phân ngành Crustacea. Tôm (nói chung) thuộc Phân bộ Pleocyemata, trong khi tôm thương phẩm thuộc Phân bộ Dendrobranchiata. Chúng có nhiều sự khác biệt về mặt giải phẫu.

Prawn Và Shrimp Sống Trong Nhiều Môi Trường Nước Khác Nhau

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) được tìm thấy trong nhiều môi trường nước ở khắp nơi trên thế giới.

Tùy thuộc vào loài, tôm (nói chung) có thể được tìm thấy trong vùng nước ấm và nước lạnh, từ vùng nhiệt đới đến cực, và trong nước ngọt hoặc nước mặn.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 23% tôm (nói chung) là loài nước ngọt (2).

Đa phần thì tôm (nói chung) có thể được tìm thấy ở gần đáy nước nơi chúng sinh sống. Một số loài nằm trên lá cây, trong khi những loài khác sử dụng chân và móng vuốt nhỏ để đứng trên đáy biển.

Tương tự, tôm thương phẩm cũng được tìm thấy trong cả nước ngọt và nước mặn, nhưng không giống như tôm (nói chung), hầu hết các giống tôm thương phẩm được tìm thấy ở trong nước ngọt.

Hầu hết các giống tôm thương phẩm thích môi trường nước ấm hơn. Tuy nhiên, nhiều loài khác nhau cũng có thể được tìm thấy ở vùng nước lạnh hơn ở Bắc bán cầu.

Tôm thương phẩm thường cư trú ở vùng nước yên tĩnh, nơi chúng có thể đậu trên cây hoặc trên đá và thoải mái đẻ trứng.

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) cư trú ở nước ngọt và nước mặn. Tuy nhiên, phần lớn tôm (nói chung) được tìm thấy trong nước mặn trong khi hầu hết tôm thương phẩm sống trong nước ngọt.

Tôm Thương Phẩm Và Tôm Có Nhiều Kích Cỡ Khác Nhau

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) được phân biệt qua kích cỡ của chúng, do tôm thương phẩm thường có kích cỡ lớn hơn tôm (nói chung).

Tuy nhiên, không có giới hạn kích cỡ tiêu chuẩn để phân biệt. Trên thực tế, mọi người phân loại loài giáp xác này dựa trên số lượng mỗi con/pound.

Nói chung, “loại lớn” nghĩa là có 40 hoặc ít hơn con tôm (nói chung) hoặc tôm thương phẩm được nấu chín/pound (khoảng 88 con/kg). “Trung bình” nghĩa là khoảng 50 con/ pound (110 con/kg) và “loại nhỏ” nghĩa là có khoảng 60 con/pound (132 con/kg).

Tuy nhiên, kích thước không phải lúc nào cũng là một chỉ số đúng cho tôm (nói chung) hoặc tôm thương phẩm, vì mỗi loại có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào loài.

Tôm thương phẩm thường có kích cỡ lớn hơn tôm (nói chung). Tuy nhiên, có những ngoại lệ cho quy tắc này – giống tôm (nói chung) lớn và giống tôm thương phẩm nhỏ. Do đó, việc phân biệt dựa trên kích cỡ thì rất khó.

Hồ Sơ Chất Dinh Dưỡng Của Tôm Thương Phẩm Và Tôm Là Tương Tự Nhau

Khi đề cập đến giá trị dinh dưỡng thì lại không có sự khác biệt lớn giữa tôm thương phẩm và tôm (nói chung).

Chúng đều là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, trong khi đó cũng tương đối ít calo.

3 oz (85g) tôm (nói chung) hoặc tôm thương phẩm chứa khoảng 18g protein và chỉ khoảng 85 calo (3).

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đôi khi bị “chê” vì hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, mỗi loại chỉ cung cấp hồ sơ chất béo rất tuyệt vời, bao gồm một lượng axit béo omega-3 tốt rất cho sức khỏe (3).

3 oz tôm (nói chung) hoặc tôm thương phẩm cung cấp 166mg cholesterol, nhưng có khoảng 295mg axit béo omega-3.

Ngoài việc cung cấp protein nạc và chất béo tốt cho sức khỏe, những loài giáp xác này là nguồn cung cấp selen rất tuyệt vời, một chất chống oxy hóa quan trọng. Bạn có thể bổ sung vào cơ thể gần 50% giá trị selen hàng ngày chỉ trong 3 oz (85g) (3).

Hơn nữa, loại selen được tìm thấy trong động vật có vỏ được cơ thể con người hấp thụ rất tốt.

Cuối cùng, tôm thương phẩm và tôm (nói chung) cũng là nguồn cung cấp vitamin B12, sắt và photpho rất tốt.

Tác dụng của tôm thương phẩm và tôm (nói chung) thì không có sự khác biệt. Cả hai đều cung cấp nguồn protein rất tuyệt vời, chất béo tốt cho sức khỏe và nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại ít calo.

Prawn Và Shrimp Có Thể Được Sử Dụng Thay Thế Cho Nhau Trong Nấu Ăn

Hương vị giữa tôm thương phẩm và tôm (nói chung) thì giống nhau. Chúng giống nhau về hương vị lẫn kết cấu.

Một số người cho rằng tôm thương phẩm có vị ngọt hơn tôm (nói chung) một chút, trong khi tôm (nói chung) mềm hơn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và môi trường sống ảnh hưởng nhiều đến hương vị và kết cấu.

Do đó, tôm thương phẩm và tôm (nói chung) thường được sử dụng thay thế cho nhau trong công thức nấu ăn.

Có nhiều cách khác nhau để chế biến những động vật có vỏ này, chẳng hạn như chiên, nướng hoặc hấp. Và có thể bỏ vỏ hoặc lấy vỏ.

Tôm thương phẩm và tôm (nói chung) đều được biết đến vì lý do nấu nhanh chính, khiến chúng trở thành một thành phần hoàn hảo trong bữa ăn vừa nhanh chóng và dễ dàng.

Về điểm tương đồng, tôm thương phẩm và tôm (nói chung) có hương vị giống nhau, cùng hồ sơ hương vị chỉ ra môi trường sống và chế độ ăn uống của loài. Từ quan điểm ẩm thực, có rất ít sự khác biệt giữa hai loài giáp xác này.

Trên khắp thế giới, các thuật ngữ “shrimp” (tôm nói chung) và “prawns” (tôm thương phẩm) thường được sử dụng thay thế cho nhau. Chúng có thể phân loại dựa trên kích cỡ, hình dạng hoặc môi trường nước mà chúng sinh sống.

Tuy nhiên, tôm thương phẩm và tôm (nói chung) có khác biệt về mặt khoa học. Chúng thuộc các nhánh khác nhau của Họ giáp xác trong phân ngành Crustacea và khác nhau về mặt giải phẫu.

Tuy nhiên, hồ sơ dinh dưỡng lại rất giống nhau. Chúng đều là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chất béo tốt cho sức khỏe, các vitamin và khoáng chất.

Mặc dù giữa chúng có chút khác nhau, nhưng cả hai đều là những bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn và bạn không cần phải lo lắng khi thay thế cái này cho cái kia trong hầu hết các công thức nấu ăn.

Sự Khác Nhau Giữa Shrimp Và Prawn

Phân biệt sự khác nhau giữa shrimp và prawn có ý nghĩa quan trọng trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh tôm thương mại với các đối tác nước ngoài. Người ta thường dùng thuật ngữ prawn để chỉ những con tôm thương phẩm thay vì thuật ngữ shrimp với nghĩa rộng hơn để chỉ bất cứ loài tôm nào.

Hơn một thập kỷ qua, ngành nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc và đưa Việt Nam vào TOP các nước Xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ dồi dào cho đất nước. Đến nay, ngoài thị trường EU gia tăng lượng Nhập khẩu tôm Việt Nam thì sản lượng tôm Xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Nhật Bản cũng đang tăng. Ở thị trường EU, con tôm Việt Nam rất được ưa chuộng và nhập khẩu với sản lượng lớn. Trong đó có 3 khối chính là: Thái Lan, Anh và Đức luôn tăng mạnh kim ngạch Nhập khẩu tôm Việt Nam. Điều này chính là lợi thế cho Việt Nam tại thị trường EU, vì thế người nuôi cần phân biệt được sự khác nhau giữa shrimp và prawn để chọn lọc những loại tôm thương phẩm chất lượng cao nhất Xuất khẩu ra nước ngoài.

Phân biệt sự khác nhau giữ shrim vs prawn

Sự khác nhau giữa shrimp và prawn

Shrimp vs Prawn đều là thuật ngữ chỉ con tôm (một loài giáp xác) chúng có xương và 10 chân. Thân tôm được bao bọc bởi một bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa giúp cho vỏ giáp xác rất cứng cáp. Cả hai loại đều có thể sống trong cả môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, hương vị tương tự nhau và có nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn.

Thông thường tại Việt Nam, hai thuật ngữ Shrimp và prawn được sử dụng luân phiên nhau. Thuật ngữ Shrimp được sử dụng trong giai đoạn nuôi và được dùng để chỉ bất cứ loài tôm nào, kể cả những loại không ăn được. Còn Prawn là thuật ngữ chỉ tôm thương phẩm, những con tôm được thu hoạch có cỡ lớn và có giá trị thương mại có thể Xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.

Prawn là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Vương Quốc Anh và Ireland để chỉ những loại tôm thương mại và được ưa chuộng hơn so với các loại Shrimp thông thường.

Bảng so sánh thể hiện sự khác nhau giữa shrimp và prawn

Trên thực tế, sự khác nhau giữa shrimp và prawn còn phụ thuộc vào từng khu vực, có nơi họ thấy giống nhau nhưng ở Anh thì họ cho rằng đây là hai loài hoàn toàn khác biệt nhau. Tại Việt Nam thì tôm thẻ chân trắng, tôm sú là những loại tôm được nuôi phổ biến đem lại giá trị dinh dưỡng cao và được Xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn.

Sự Khác Biệt Giữa Prawn Và Shrimp Có Quan Trọng Hay Không Trong Thực Tế

Sự khác biệt giữa Shrimp và Prawn

Prawn và Shrimp đều dùng để chỉ loài tôm. Tuy nhiên, giữa chúng lại có sự khác biệt lớn nếu xét kĩ.

– Prawn được dùng để gọi các loài tôm có kích thước lớn hơn, có chân lớn hơn với móng vuốt trên ba cặp. Chúng có mang phân nhánh. Shrimp nhỏ hơn, chân ngắn hơn và chỉ có móng vuốt trên hai cặp. Mang của chúng là lamellar, tức là giống như tấm.

– Prawn và shrimp đều là loài giáp xác có xương và 10 chân. Chúng có thể được tìm thấy cả trong môi trường nước mặn và nước ngọt trên toàn thế giới. Cả prawn và shrimp có xu hướng sống ở gần đáy đại dương để tiện cho việc tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Chúng cũng có hương vị tương tự và có nhiều kích cỡ từ rất nhỏ đến khá lớn.

Sự khác biệt giữa Shrimp và Prawn

– Trong nuôi tôm thương mại, thuật ngữ prawn và shrimp thường được sử dụng để thay thế cho nhau. Nhưng cuối cùng, thuật ngữ “prawn” chỉ biểu thị các dạng palaemonids nước ngọt và “shrimp” cho penaeids biển.

– Ở Vương quốc Anh, từ prawn được dùng phổ biến trên thực đơn nhiều hơn so với shrimp, trong khi đó ở Bắc Mỹ thì ngược lại. Thuật ngữ prawn cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo để mô tả bất kỳ con tôm (shrimp) lớn nào, đặc biệt là những con tôm năng khoảng 15 pound (chẳng hạn như king prawns, nhưng đôi khi được gọi là jumbo shrimp).

– Ở Anh, loài giáp xác rất nhỏ có vỏ màu nâu được gọi là shrimp và được sử dụng để làm tôm trong chậu. Chúng cũng được sử dụng trong các món ăn mà chúng không phải là thành phần chính.

Đặc điểm giải phẫu của Shrimp

Hy vọng, với những thông tin trên, bà con đã có thể phân biệt được rõ hơn sự khác biệt giữa Prawn và Shrimp để tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra, đặc biệt là các hợp đồng mua bán với công ty nước ngoài.

Cách Phân Biệt Tôm Hùm Bông Và Tôm Hùm Canada

Xin chào các bạn, lại là BETOM đây. Hôm nay BETOM sẽ chia sẻ cho các bạn cách phân biệt được 2 loại tôm, đó là tôm hùm bông và tôm hùm khủng ( tôm hùm Canada).

Tôm hùm là loài tôm biển thường sống trong môi trường nước biển sạch và ấm, và mang giá trị kinh tế cao, là một trong những thế mạnh phát triển trong khu vực ven biển ở các quốc gia.

Trong ẩm thực Châu Á, tôm hùm được sử dụng khá phổ biến với rất nhiều món ăn khác nhau.

Bạn có thể thưởng thức món tôm hùm đút lò theo phong cách Âu hay cà-ri tôm hùm thơm nồng theo phong cách Á.

Tôm hùm canada và tôm hùm bông rất được ưa chuộng bởi khách hàng, bởi độ ngon ngọt, thịt chắc không bở.

Đặc biệt là thịt tôm hùm chất lượng dinh dưỡng cao, giàu Protein và Canxi, không gây béo, phù hợp với mọi khẩu vị.

Phân biệt hai dòng tôm hùm bông và tôm hùm Canada

Là loài tôm biển Bắc Mỹ, đây là vùng biển sạch có nhiệt độ cực lạnh nên thịt tôm hùm Canada chắc ngọt hấp dẫn, chủ yếu là thịt ở phần càng tôm có kích cỡ thân to lớn chắc khỏe.

Là tôm hùm nhập khẩu, chủ yếu được đánh bắt ở vùng biển Alaska của Canada.

Đặc trưng loài này với đôi càng lớn, thân dài, đuôi cơ bắp. Tôm hùm Canada có trọng lượng khá lớn, trung bình 1 – 3 kg, cá biệt có con lên tới 6kg, được gọi là tôm hùm khổng lồ.

So với tôm hùm bông thì tôm hùm Canada có thịt không ngon bằng, ăn có phần giống thịt cua chứ không chắc như tôm hùm bông.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cho thấy thịt tôm hùm Alaska chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sự duy trì và phát triển các tế bào thần kinh, giúp xương chắc khỏe.

Ngư dân Mỹ và Canada đánh bắt tôm hùm Alaska theo cách thủ công. .

Được nuôi trồng tại Việt Nam, phân bố nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa..khu vực biển có độ mặn vừa và nhiệt độ nước luôn ổn định nên thịt tôm hùm bông có độ mặn tự nhiên.

Là tôm hùm Việt Nam sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, biển Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tôm hùm bông sống ở độ sâu biển 1-50 m, phổ biến là các vùng nước ven bờ, độ trong thấp.

Chúng thường ẩn trong các hốc đá có đáy cát hoặc cát bùn gần cửa sông hay trên các rạn san hô, không kết đàn, sống riêng lẻ, đến mùa sinh dục mới bắt cặp.

Tôm hùm bông có kích thước lớn (chiều dài phổ biến 30 – 35 cm, có thể lên tới 50 cm), trọng lượng trung bình 1.5 – 1.8 kg (có thể đạt đến 4 – 4.5 kg/con).

Tôm hùm bông có vỏ láng màu xanh nước biển pha lá cây, phần đầu và gai có đốm màu cam, giữa vỏ lưng các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen hoặc nâu đen tương đối rộng và có 1 hay 2 đốm màu kem hay trắng sáng thành cặp tương ứng ở 2 mặt bên đốt bụng.

Tôm hùm bông còn gọi là tôm hùm sao, quý hiếm hơn cả, được mệnh danh là vua tôm hùm nhiệt đới bởi kích thước và cả giá trị dinh dưỡng của chúng

Thịt tôm hùm bông thuộc hàng ngon nhất, dai chắc, rất ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều canxi, omega 3, giúp phòng ngừa cao huyết áp, tim mạch.

Kỹ Thuật Ương, Nuôi Thương Phẩm Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Tập tính tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác có vòng đời khá đặc biệt. Ở giai đoạn ấu trùng 18-35 ngày sau khi nở, tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành tôm sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng có thể sống và sinh trưởng bình thường trong nước có độ mặn dưới 10‰.

Tôm càng xanh không tăng trưởng liên tục mà tăng trưởng sau mỗi lần lột xác. Sinh trưởng của tôm đực và tôm cái gần như tương đương nhau cho tới khi đạt kích cỡ 35-40g, sau đó chúng khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhan hơn tôm cái và đạt trọng lượng cơ thể gấp đôi tôm cái trong thời gian nuôi.

Chu kỳ lột vỏ tức thời giữa 2 lần lột vỏ liên tiếp nhau sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và môi trường…, tôm nhỏ có chu lỳ lột xác lớn hơn tôm lớn. Tôm càng xanh đẻ quanh năm nhưng ở ĐBSCL có hai mùa đẻ chính là tháng 4-6 DL và tháng 8-10 DL.

Tôm càng xanh thích nghi với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18-380C, tốt nhắt từ 26-310C; pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 6,5-8,5l tôm phát triển tốt trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan từ 4-6mg/l; tôm thích ảnh sáng vừa, ao thông thoáng. Tôm có tính hướng quang vào ban đêm kho có luồng ánh sáng thì tôm sẽ tập trung lại, tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.

Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-7‰ , tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển. Tôm càng xanh thích ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác… Ngoài ra, tôm cũng có khả năng ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như khoai mì, gạo tấm nấu chín, khoai lang, cơm dừa…, tôm ăn mạnh vào buổi tối.

Những lưu ý trong khâu ương giống

Tôm càng xanh có thể ương bằng ao đất, ương trong bể xi măng hoặc vải bạt. Đối với ương bằng ao đất, trước hết cần chọn ao ương thông thoáng, gần nguồn nước để dễ dàng trong việc cấp thoát nước, có diện tích từ 500 – 1000m2. Độ sâu của ao từ 0,8 – 1,2m. Ao phải sên bùn đáy, vệ sinh bờ ao thật kĩ và có lưới chắn xung quanh để tránh địch hại. Cải tạo rải vôi với lượng 7- 10 kg/100m2, phơi nắng đến khi nền đáy nứt chân chim là tốt nhất.

Đối với ương bằng bể xi măng hay vải bạt, mỗi bể nên có diện tích từ 50-100 m2, độ sâu bể 0,8- 1,0 mét. Bể ương cần chuẩn bị với các khâu như: vệ sinh bể, vải bạt thật sạch sẽ. Lấy nước vào bể 2- 3 ngày thì tiến hành thả tôm post vào ương. Mật độ ương từ 150- 200 con/m2. Đặc biệt là phải sục khí để đảm bảo đủ oxy cho tôm hô hấp. Về chăm sóc, quản lý cho ăn giống như hình thức ương tôm trong ao đất.

Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, bón phân chuồng ủ oai với liều lượng 15- 20 kg/100 m2, phân vô cơ 0,3- 0,5 kg/100 m2, từ 7- 10 ngày sau khi lấy nước vào ao thì tiến hành thả tôm post vào để ương. Tôm post đạt cỡ post 15, kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh lẹ. Thuần độ mặn của nước trong bao vận chuyển tôm post và nước của ao ương không chênh lệch về độ mặn để tránh tôm bị sốc. Mật độ ương từ 100- 150 con/m2.

Cho ăn ngày 2- 3 lần bằng các loại thức ăn viên có hàm lượng đạm từ 35- 40%, kích cỡ thức ăn tùy giai đoạn ương mà cho ăn với cỡ cho phù hợp. Lượng thức ăn hàng ngày từ 10-15% tổng trọng lượng đàn tôm ương. Khi cho tôm ăn phải tạt thức ăn đều khắp ao và nên đặt gió để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau thời gian ương 30-45 ngày tôm đạt kích cỡ chiều dài từ 2- 3 cm thì tiến hành thu hoạch bằng cách kéo lưới để bắt đem nuôi hoặc xuất bán, không nên ương thời gian kéo dài tôm ương hao hụt nhiều và vận chuyển khó khăn hơn.

Kỹ thuật cần tuân thủ trong hoạt động nuôi

Chuẩn bị ao và cải tạo ao nuôi tôm càng xanh thương phẩm cũng giống như nuôi các đối tượng khác. Đầu tiên là chọn vị trí ao nuôi nên gần nguồn nước để dễ dàng thay nước và cấp nước khi cần thiết, đặc tính ăn của tôm càng xanh là động vật (cá, ốc, cua xay,…) rất dễ làm hư, thối nước. Tiếp theo là bơm cạn ao, vét bùn đáy, vệ sinh xung quanh bờ ao, bón vôi với lượng: 7- 10 kg/m2, phơi nắng 3-4 ngày rồi lấy nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu: 0,8 – 1,2 mét là thích hợp cho nuôi tôm càng xanh.

Sau thời gian lấy nước vào từ 7- 10 ngày lúc đó nước trong ao có màu xanh đọt chuối non chứng tỏ ao giàu dinh dưởng, nhiều phiêu sinh vật thì tiến hành thả tôm giống vào để nuôi. Tôm giống có thể chọn từ nguồn giống tự nhiên và giống sản xuất nhân tạo. Tuy nhiên nên chọn giống nhân tạo để nuôi vì có nhiều ưu điểm hơn. Chọn tôm giống có màu sắc sáng đặc trưng của loài, kích cỡ đồng đều, cơ thể cân đối, khỏe mạnh, không dị hình, dị tật. Chiều dài thân tôm giống đạt từ 2-3 cm đối với giống nhân tạo và từ 4- 6 cm đối với giống tự nhiên.

Mật độ thả nuôi tôm càng xanh từ 5- 7 con/m2. Nuôi tôm càng xanh có thể nuôi ghép với cá sặc rằn, cá mè trắng để tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, đồng thời lọc nước ao nuôi hạn chế nước ao nuôi quá quá xanh, dơ làm tôm nuôi bị đóng rong, thiếu ôxy. Tôm càng xanh có thể nuôi quanh năm tốt nhất là từ tháng 4- 12 hàng năm.

Do tôm có tập tính hoạt động mạnh về đêm nên cho ăn ngày 02 lần vào lúc 5-6 giờ sáng và 5-8 giờ chiều. Loại thức ăn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30-40%, hoặc thức ăn tự chế như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, dừa khô,… Lúc mới thả cho đến 1 tháng nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng: 8-10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi. Sau 01 tháng nuôi mỗi ngày cho ăn với lượng 5- 7% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi. Tuy nhiên trong quá trình cho ăn nên quan sát xem lượng thức ăn thừa hay thiếu mà ta điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chú ý nên bổ sung thêm VitaminC và Premix để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao, để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước; khi phát hiện tôm bị bệnh thì phải điều trị ngay. Định kỳ thay nước để nước đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn; Sau thời gian nuôi được 2- 3 tháng nên thu tỉa tôm cái vì lúc này tôm ôm trứng nuôi chậm lớn.Hằng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.

Định kỳ diệt cá tạp, cá dữ 2 tháng/lần với Sapotech liều lượng 0,5kg/100m3 nước hoặc rễ cây thuốc cá 0,5 kg/ 100m3 nước. Sau thời gian nuôi 6-8 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ thương phẩm từ 30- 40gr/con thì tiến hành thu hoạch để bán.

Các loại bệnh thường gặp

Bệnh đóng rong: Tôm bệnh khi môi trường nước xấu, thức ăn không đảm bảo số lượng, chất lượng, chế độ thay nước không tốt dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Bị nhiễm bệnh nhiều tôm sẽ khó di chuyển và lột xác, trao đổi khí khó khăn và gây chết khi hàm lượng Oxy thấp.

Để phòng bệnh đóng rong cần luôn giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy, cho tôm ăn các loại thức ăn đảm bảo chất lượng. Khi tôm bệnh dùng phèn xanh (CuSO4) 100g/100m3 nước hay formol với liều lượng 2-2,5 lít/100m3 nước để xử lý tôm bệnh.

Bệnh đốm đen: Do tôm bị sốc hay tổn thương do tác động bên ngoài làm tôm suy yếu, môi trường nước bên ngoài không tốt dẫn đến các vi khuẩn hay nấm (Vibrio, Pseudomonas) tấn công lên cơ thể con tôm dẫn đến xuất hiện những vết thương màu nâu hay đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm hay các phụ bộ. Khi tôm bệnh cần giữ môi trường ao nuôi tốt và tranh việc xáo trộn môi trường nuôi, khi tôm bị bệnh có thể dùng kháng sinh Pizomex 10g/1kg thức ăn cho ăn liên tục trong 3 ngày hay dùng các sản phẩm có hoạt chất Iodine phun xuống ao nuôi 2-3 ngày.

Bệnh khác: Bệnh phồng mang do ký sinh, đen mang, đỏ đuôi, mềm vỏ… nếu găp với tỷ lệ trên 10% đàn tôm nhiễm bệnh cần xử lý. Vệ sinh môi trường nước ao nuôi tốt, thay nước kịp thời. Dùng sản phẩm có hoạt chất Iodine phun đều khắp ao nuôi, đồng thời dùng các sản phẩm premix trộn vào thức ăn nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Theo Thành Công, Sở NN&PTNT Tiền Giang,

Tôm Hùm Bông Và Tôm Hùm Xanh Khác Nhau Chỗ Nào?

Tôm hùm hiện nay đang là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt trên thị trường hiện nay đang ưa chuộng tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Vậy làm sao phân biệt được tôm hùm bông và tôm hùm xanh? Và tôm hùm bông và tôm hùm xanh khác nhau chỗ nào?

Hiện nay tôm hùm bông và tôm hùm xanh được nuôi trồng bằng phương pháp tự nhiên.

Tôm hùm được nuôi bằng lồng và lồng tôm được thả xuống giữa biển. Tuy nhiên, lồng nuôi tôm phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

Lồng nuôi tôm hùm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m.

Chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông, đan lại rất chắc chắn.

Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sự bám của hầu.

Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô.

Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.

Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng.

Sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng.

Sau 1,5 tháng, lại sàn tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn

Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm.

Kiểm tra sự an toàn của lồng, lồng có bị rách,…

Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lòng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.

Trong quá trình nuôi tôm hùm thì thức ăn của tôm hùm là một phần không thể không quan tâm. Thức ăn của tôm hùm là cá nhỏ, ghẹ nhỏ, nghêu, sò, vẹm hoàn toàn tươi sống.

Đối với tôm hùm xanh thì thức ăn của tôm hùm cần được xắt nhỏ.

Đối với tôm hùm bông thì thức ăn của tôm hùm bông thì không cần xắt nhỏ vì tôm hùm bông có kích thước lớn hơn có thể tự ăn được thức ăn.

Cùng thuộc họ tôm hùm gai, không có càng. Tuy nhiên giữa tôm hùm bông và tôm hùm xanh khác nhau một số đặc điểm về cấu tạo cơ thể như sau:

Là một trong số các loài tôm hùm có thân hình to bự vỏ láng màu xanh nước biển pha lá cây, phần đầu và gai có đốm màu cam, trên lưng các và các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen tương đối rộng thường kèm theo 1 hoặc 2 đốm màu sáng thành cặp tương ứng ở 2 mặt bên đốt bụng.

Chân tôm thường có màu vàng đen pha trộn với nhau.

Các size của tôm hùm bông

Kích thước dài khoảng 35cm. Phổ biến từ size 1con/kg.

Có lớp vỏ màu xanh lá cây đậm trên phần đầu và sống lưng đôi khi có màu xanh hơi xám.

Kích thước dài khoảng 25cm. Phổ biến là size 3 con/kg – 350gr/con.

Dinh dưỡng tôm hùm nói chung thì trong tôm hùm chứa các vitamin A, E, B12 và các khoáng chất Canxi, Magie, Photpho rất tốt cho sức khỏe của con người.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể bao các dịch nhầy ở mắt, phổi, ruột và cơ quan sinh dục giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân lây nhiễm khác.

Vitamin E giúp tái tạo tế bào cho bạn làm da chắc khỏe, sáng mịn dồi dào năng lượng.

Vitamin B12 giúp cơ thể tránh mệt mỏi, chóng mặt, giúp cơ bắp khỏe mạnh hạn chế các trường hợp bị tổn hại thần kinh dẫn đến mắc các bệnh thiếu máu và mất trí.

Các khoáng chất có chứa trong tôm hùm: Canxi, Magie và Kẽm giúp chắc xương và răng, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh, thúc đẩy vết thương mau lành và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.

được đánh giá là ” Tôm hùm bông Vua tôm hùm ” không phải chỉ vì có kích thước lớn mà còn vì trong tôm hùm bông chứa một hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Trong tôm hùm chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng kể trên. Trung bình trong 100g thịt tôm hùm bông sẽ có 98 calo, 21g protein, 0.6g chất béo và không chứa tinh bột.

Trung bình trong 100g chỉ cung cấp khoảng 90 calo, 19g protein, hàm lượng chất béo khoảng 0.86g và 0g tinh bột.

Vì hàm lượng tinh bột trong tôm hùm gần như không có nên tôm hùm rất phù hợp với những chị em trong chế độ ăn kiêng giảm cân.

Giá tôm hùm bông có phần đắc hơn so với giá tôm hùm xanh vì thời gian nuôi tôm hùm bông dài hơn từ 15-18 tháng và tôm hùm xanh thời gian nuôi chỉ từ 8-10 tháng là có thể thu hoạch.

Thời gian nuôi tôm hùm càng lâu thì chi phí càng lớn nên giá tôm hùm bông sẽ cao hơn giá tôm hùm xanh.

Hơn nữa, so sánh về dinh dưỡng thì tôm hùm bông chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tôm hùm xanh. Đồng thời trọng lượng tôm hùm bông lớn hơn tôm hùm xanh nên giá tôm hùm bông sẽ đắt hơn giá tôm hùm xanh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Giữa Prawns (Tôm Thương Phẩm) Và Shrimp (Tôm) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!