Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Giữa Lúc Yêu Và Khi Đã Cưới Của Các Cặp Đôi được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi yêu nhau, ai cũng muốn làm đẹp nhau lên trong mắt nhau. Vì thế, cả hai người đều giữ ý giữ tứ trở nên ngọt ngào và hoàn hảo trong mắt nhau. Cuộc sống lúc ấy thật đẹp như không hề có nỗi lo của cơm áo gạo tiền thường nhật.
Nhưng khi đã kết hôn, hàng ngày phải cùng nhau đối mặt với bao tật xấu của nhau cũng như chuyện “cơm áo” hàng ngày, tự bao giờ họ trở nên sỗ sàng, thậm chí thô lỗ trong lời ăn tiếng nói với nhau mà có thể chính bản thân họ không ý thức được sự thay đổi này.
Hãy cùng xem những thay đổi lớn giữa lúc yêu và khi đã cưới của các cặp đôi nhé. Nếu vợ chồng bạn cũng đang ở trong tình trạng báo động này thì đó là lúc 2 bạn cần phải nhìn lại cách ứng xử của mình với nửa kia để điều chỉnh chính bản thân. Nếu không, một ngày không xa chính những thay đổi này sẽ khiến tình yêu và cuộc hôn nhân của bạn trở nên nhàm chán.
Khi đang yêu, các cặp đôi thường dồn toàn tâm toàn ý để lắng nghe, chia sẻ những vấn đề mà đối phương nói với mình. Còn khi đã cưới nhau mọi lời nói của nửa kia thường được nghe theo kiểu “nghe ở tai này và lọt qua tai kia” và ậm ờ cho xong.
Khi còn yêu, đa phần cánh đàn ông thường muốn tỏ vẻ ga lăng, lịch sự khi nhận thanh toán những khoản chi phí cho mỗi cuộc hẹn hò… Còn khi đã cưới thì việc ghi điểm với đối phương không còn quan trọng.
Lúc đang yêu các chàng trai thường rất thích âu yếm bạn gái của mình. Nhưng khi đã cưới, gần như những cử chỉ âu yếm, vuốt ve chỉ còn trong dĩ vãng!
Lúc đang yêu, các cặp đôi thường vẫn tỏ ra tế nhị, lịch sự, thậm chí là vẫn giữ kẽ với nhau. Thế nhưng khi đã kết hôn, họ không ngại ngần bộc lộ tất cả những “thói hư, tật xấu”.
Khi yêu nhau, các cặp đôi luôn gắng sức mình để chiều chuộng theo ước muốn, sở thích của người mình yêu. Thế nhưng khi đã cưới tất cả những điều trước kia họ có thể chiều được đối phương thì giờ đều trở thành “vớ vẩn”.
Khi đang yêu, các cặp đôi thường nhớ chi tiết về các ngày kỉ niệm giữa hai người và thường tặng cho nhau những món quà để tạo sự bất ngờ. Còn khi đã cưới thường thì chỉ có các quý bà hi vọng, chờ đợi chồng dành cho mình sự bất ngờ nào đó. Thế nhưng cuối cùng họ phải thất vọng vì đến ngày sinh nhật của vợ họ cũng quên chứ đừng nói đến ngày kỉ niệm.
Sự Khác Nhau Giữa Khi Yêu Và Cưới? 2022
1. Nếu khi yêu không phân biệt tuổi tác thì kết hôn phải đủ tuổi
– Tình yêu là sự rung động của con tim giữa hai người, pháp luật không quy định độ tuổi khi yêu, có thể yêu bất chấp tuổi tác.
– Khi kết hôn: nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Khi yêu không sống chung, khi cưới phải sống chung
– Khi yêu mà sống chung với nhau thì được coi là “sống thử” – việc này chứa đựng nhiều rủi ro pháp lý cho hai bên.
– Khi kết hôn, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và có lý do chính đáng khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
3. Khi yêu có tài sản riêng, khi cưới có thêm tài sản chung
– Khi yêu, tài sản của hai bên thường là tài sản riêng, tài sản độc lập của mỗi cá nhân.
– Khi cưới, vợ chồng có tài sản chung. Đây là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát sinh từ tài sản khác và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
4. Hết yêu thì chia tay nhưng chấm dứt quan hệ hôn nhân là ly hôn
– Kết thúc một mối quan hệ tình cảm khi yêu là chia tay.
– Kết thúc mối quan hệ hôn nhân thì phải ltiến hành thủ tục ly hôn. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
5. Có thể yêu nhiều người cùng một lúc, nhưng chỉ được có một vợ trong thời kỳ hôn nhân.
– Khi yêu, có thể yêu nhiều người cùng lúc mà không có chế tài pháp luật nào xử lý.
– Khi kết hôn phải đảm bảo nguyên tắc của hôn nhân là “một vợ một chồng” nên nếu có mối quan hệ với người thứ 3 thì được coi là ngoại tình và bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Đôi Điều Về Sự Khác Biệt Giữa Thích, Thương Và Yêu
Thích có hai loại : Thích từ tận trong lòng và thích nhất thời.
Thích từ tận trong lòng, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, một cách chân thật thích một người nào đó. Nhưng thích từ tận trong lòng không có nghĩa là “thương” hay “yêu”. Thích chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu”, bạn phải vượt qua “thương” nữa . “Thích” bắt nguồn từ việc bạn bị ấn tượng bởi một hành động, một cử chỉ hay có thể là về ngoại hình của bất kì ai đó.
Vậy là, từ cái gọi là ngưỡng mộ, bạn luôn để mắt đến từng bước chân của người đó. Cho tới khi nó trở thành một thói quen, bạn đột nhiên nhận ra là mình đã không thể thôi nghĩ đến người đó, không thể thôi nhung nhớ, rồi thì bạn nghĩ là mình đã “yêu”. Cái này khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại, bạn thật ra đang “thích” hay đang yêu.
Để thử nghiệm cho chuyện này, bạn hãy thử nhắm mắt lại ngay lúc này, nếu thứ mà bạn nhìn thấy đầu tiên chính là gương mặt của người đó, thứ mà bạn nghĩ đến đầu tiên chính là nụ cười của người đó, và thứ mà bạn muốn nghe thấy nhất bây giờ chính là giọng nói của người đó.
Kết luận, bạn đang thích người đó từ tận đáy lòng, không phải là yêu. Vì tất cả những thứ mà bạn đang nghĩ đến đều là về người đó. Như tôi đã nói từ trước, thích một ai đó là luôn dán mắt vào người ấy, cho nên việc bạn nhìn thấy người ấy đầu tiên trong bóng tối là hoàn toàn bình thường.
“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những suy nghĩ thoáng qua.
Thích nhất thời rất phổ biến nếu bạn ở độ tuổi từ 12 – 21. Khi bất chợt gặp một người nào đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, hoặc một ai đó cho bạn cảm giác nể phục, vậy là bạn thích người đó.
Thích nhất thời có nhược điểm là chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng ưu điểm của nó chính là giúp cho con người ta trưởng thành hơn sau sự việc đó. Thêm vào đó, thích nhất thời đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người thích nhất thời cũng có những biểu hiện tương tự như người thích từ tận đáy lòng, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người đang thích nhất thời thường hay có những mơ mộng xa vời.
Lần nữa, bạn có vui lòng làm một thực nghiệm nhỏ với tôi không? Giờ hãy thử nhìn lại về những cảm xúc và những suy nghĩ của bạn dành cho người đó. Nếu bạn có cảm giác mình rất-rất-rất muốn có người đó, hoặc sẵn sàng làm tất cả để có người đó bên cạnh, bạn chính thực là đang thích nhất thời đấy.
Thích nhất thời – thích kiểu trẻ con…giống như một đứa trẻ rất thích một món đồ chơi đẹp, luôn ganh tỵ với bất cứ ai có nó mà không phài là mình, cực kì không vui khi người khác chạm tay vào nó, sẽ nổi sung lên nếu món đồ chơi đó không chọn mình, thậm chí sẽ khóc và cảm thấy nhói đau ở lồng ngực khi món đồ chơi đó quay lưng lại với mình.
Đứa trẻ đó sẽ làm tất cả những gì mà có thể nó chưa từng làm trước kia chỉ để có món đồ chơi đó. Nó nghĩ món đồ chơi đó chỉ thuộc về nó mà thôi, và đó là điều đương nhiên. Sau bao nhiêu nổ lực, cuối cùng đứa trẻ cũng đã có được thứ mà nó muốn. Tuy nhiên, khi đã có thứ đó trên tay rồi, nó lại quăng đi một cách vô thức, và bất chợt nhận ra rằng nó không cần thứ đó nữa. Khi ấy là lúc kì hạn của thích nhất thời kết thúc.
Thích là vòng ngoài của “thương” và “yêu”, nghìa là muốn “yêu” thì bạn phải vượt qua “thương” trước. Vậy thương là gì?
Thương khác thích ờ chỗ là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn. Và, điều kì lạ là bạn không hề hay biết mình đã chuyền từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Vì giai đoạn này áu âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được mình đang “thương” người ta sau một thời gian “thích”.
Sẽ có không ít người hỏi, làm sao đề phân biệt mấy thứ “thương” này với “thích” và “yêu” đây? Vì nghe qua mấy triệu chứng thì cái nào cũng giống cái nào. Tôi tự nghĩ, ừmm, giống nhau thiệt đó. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Xin lưu ý, tôi ngăn họ bày tỏ một cách vội vàng, kiểu “Tốc chiến tốc thắng”, thay vào đó, tôi bảo họ hãy bình tâm lại, từ từ suy nghĩ kỹ trước khi họ quyết định bày tỏ. Vì tôi biết sẽ có rất nhiều bạn bị nhầm giữa “thương cảm” và yêu”. Tôi chứng mình cho bạn thấy nay đây! Làm một thực nghiệm nữa với tôi nào!
Bạn đang thích một người bạn thân của mình và hôm nay bạn không gặp người ta. Thờ dài…ôi, một ngày không gặp làm bạn thấy nhớ không thể tả. Nhớ nhất là lúc được cùng bạn ấy ngồi ăn ở quán X, xem bộ phim Y, đến khu vui chơi Z. Hay là ngay lúc này, bạn mong được nghe giọng người ta ghê lắm. Và, nếu người ta mà không gọi điện thoại cho bạn thì tối nay, trước khi đi ngủ, bạn sẽ tìm cớ gì đó gọi cho người ta ngay.
Loại thương thứ hai là Thương hại. Thương hại thì ai cũng biết. Xin đừng hiểu theo kiểu thương và làm hại người ta nha! Thương hại là dạng thương xót tình cảnh của một ai đó. Tính thương hại này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc cho người ta, rồi từ lúc nào không biết, tự nhiên bạn muốn ở bên cạnh che cho người ta…cả đời.
Chuyện này hay diễn ra theo hướng một người mới chia tay với người yêu, còn bạn thì từ lâu đã có một chút đề ý đến người ta. Vậy là, từ một người bạn ở bên an ủi, hoặc chỉ nhân cơ hội, mà bạn nhảy vô để đi tiếp mối dây duyên tình với người ta luôn. Bạn à, tôi thành thật khuyên bạn, trước khi quyết định tiến đến với một ai đó đã từng có một vết thương tình trong lòng, bạn hãy suy nghĩ cho thật kĩ là mình đang yêu hay chỉ là thương hại cho người ta thôi.
Biết vì sao tôi phải khẩn khoản xin bạn nghĩ lại như vậy không? Bởi vì nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng mình yêu người ta, rồi đến một ngày nào đó, khi bạn chợt nhận ra tất cả chỉ là ngộ nhận, thì vô tình, bạn đã khiến cho vết thương vốn đã thành sẹo nay lại lần nữa rướm máu. Và, vết cắt lần này sẽ sâu-sâu hơn, làm cho người ta dể đâm ra “sợ tình yêu” đó.
Cho nên, trước khi hải thêm một người vô tội, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nói lời yêu nha bạn. Người mới chia tay người yêu, hoặc đã từng trải qua một cuộc tình, thường có xu hướng rút lui chính mình lại, không dám cởi mở vì sợ sẽ lại bị tồn thương. Những người như thế sẽ không bao giờ muốn đùa với tình yêu nữa đâu. Vấn đề là, làm sao mình biết là mình chỉ đang thương hại người ta thôi? Vậy thì đề xem bạn có : thấy tội nghiệp người ta, thấy mình muốn che chở và bảo vệ cho người ta, thấy người ta có hoàn cành gần giống như mình, và thấy mình muốn ở bên cạnh người ta lúc này hơn bao giờ hết. Nếu chỉ là thương hại, xin bạn, hãy chỉ dừng lại ở mức tình bạn, đừng có hấp tấp mà tiến xa thêm. Bạn phải cân nhắc cho thật kĩ trước khi nói “yêu” với người ta.
Cuối cùng, thương trong “yêu”. À, cái này gần “yêu” nhất, nên sẽ dễ bị nhầm lẫn với “yêu” nhất. Thương trong yêu, đó là khi bạn khóc vì một người nào đó mà không muốn người đó biết là mình đã khóc, đó là lúc bạn cố gắng gượng cười dù cho trong lòng bạn có đau như cắt, và luôn luôn rộng lòng tha thứ dù cho người ta có làm tổn thương mình quá nhiều. Bạn à, với loại thương này, bạn thường sẽ thấy mình là người chịu thiệt nhiều nhất.
“Thương” trong yêu, bạn thương người ta, đau khổ vì người ta, và luôn tự hỏi không biết người ta có thương mình nhiều bằng mình đã thương người ta hay không. Khác với yêu, thương trong “yêu” còn có một sự so đo giữa người và người.
Nghĩa là, bạn vẫn luôn hoài nghi về tình cảm của người c9o1 dành cho mình. Và, vì loại thương này quá gần với yêu, cho nên đôi lúc nó lẫn cả vào “yêu” luôn, bạn không còn phân biệt nổi nữa. Nhưng có điều, thương trong “yêu” chưa gọi là yêu, nên bạn còn có thể rút lại được. Người chỉ thương mà chưa yêu thì còn đủ can đảm quay lưng lại với người ta vì bất cứ lý do nào đó : sự hy sinh, hay vì bản thân mình mà làm như thế.
Một khi bạn thấy mình còn có thể trách người ta khi có sự tranh cãi giữa cả hai, khi bạn còn thấy căm ghét người ta vì hành động nào đó mà người ta đối với bạn, thì đó chính là thương trong “yêu”.
Thương trong “yêu” được xem là điểm cơ bản trong tình yêu, khi còn người ta còn có lý trí.
Triệu chứng của yêu được bắt nguồn từ thích, sang đến thương, rồi cuối cùng mới vào “yêu”. Nghĩa là bạn phải bắt đầu bằng việc hay để ý đến người ta, hay nhớ nhung người ta, lấy vui-buồn của người ta làm tâm trạng chính cho cả mình, và khóc vì người ta.
Nhưng yêu thì sâu đậm hơn tất cả những thứ như thích và thương. Khi thích, tính sỡ hữu của bạn rất mạnh, phải có cho bằng được thứ mà mình thích thì mới thấy hài lòng. Còn khi yêu, bạn không nghĩ là mình nhất thiết phải có được người đó. Ý niệm của bạn khi yêu chính là mong muốn cho người ta được hạnh phúc, không cần phải ở bên mình thì mới được.
Dù cho có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc cùa người ta, đề rối sau đó một mình mình khóc lặng khi cánh cửa sau lưng được đóng lại, bạn vẫn sẽ thấy vui. Vui nhưng lại nhói đau ở ngực. Bạn vui vì người mà bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, và bạn khóc vì mình đã không có may mắn trở thành người mang đến cho người mình yêu hạnh phúc đó, mà phải nhờ vào một người khác.
Sau đó, sau khi người ta đã có hạnh phúc rồi ấy mà, bạn vẫn sẽ luôn luôn bên cạnh người ta, lặng lẽ và âm thầm bảo vệ người ta, trên danh nghĩa là một người bạn thân. Ngạc nhiên chưa?!? Yêu là ngớ ngẩn, là ngốc nghếch như vậy đó, nhưng đó mới đích thực là yêu – Tình Yêu trong đơn phương và thầm lặng. ( cái này giống Jihoo )
Yêu là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm một điều khiến cho người đó không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người đó. Và, tính chiểm hữu của tình yêu còn mạnh hơn cả thích nữa. Yêu là không có nhún nhượng. Khi đã xác định bản thân mình đã yêu một ai đó thì nhất định phải có người đó bên mình. Bạn sẽ thấy bản thân mình chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bại nhất, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu trong mù quáng – bạn chỉ nhìn thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc cho người ta nói sao về bạn, nói sao về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn, những tháng ngày sau này không biết phải nên sống như thế nào. Và, vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại.
Yêu đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều thì càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. Yêu là không thể nào quên được. Nếu có ai đó hỏi tôi : “Làm sao đề có thể quên đi người mà mình từng yêu”. Tôi sẽ mỉm cười và bảo rằng :
“Hãy thử khắc tên bạn và người ấy lên một thân cây, nhớ khắc cho thật sâu vào. Xong, giờ thì bạn hãy xóa nó đi
Để quên một người mình từng hết lòng yêu thương, chuyện này cơ bản là rất khó, nếu không muốn dùng từ *không thể*. Nếu đã từng yêu ai rồi thì sẽ không bao giờ có thể quên được. Yêu chính là khắc sâu bóng hình một ai đó trong tim mình. Chỉ khi nào bạn chưa *thật sự* yêu người đó thì thời gian có lẽ sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm nhát để bạn quên đi tất cả nững gì về người đó.
Cho nên, đừng cố gắng tìm quên. Vì càng cố quên, bạn sẽ càng nhớ nhiều hơn. Nhưng cũng đừnh cố nhớ. Vì càng cố nhớ, bạn sẽ càng cảm thấy đau nhiều hơn.
Có muốn thử không? Hãy nghĩ về người đó như một phần kí ức đẹp mà bạn từng có, và mong muốn cho người đó có được hạnh phúc. Sau đó, hãy tự tìm cho mình một tương lai khác. Như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, thay vì cứ tự ép bản thân mình phải cố quên.
Đừng bao giờ có ý định rũ bỏ quá khứ. Vì quá khứ chính là nền tảng cơ bản để xây dựng nên hiện tại, và từ đó, bạn có tương lai. Quá khứ làm nên con người bạn của lúc này. Chỉ khi nào có quá khứ, bạn mới thật sự có hiện tại và nhìn thấy tương lai phía trước. Nếu yêu trong quá khứ là đau buồn, hãy cố sống cho thật tốt, thật vui vẻ với chính bản thân mình, để rồi bạn sẽ thấy tương lai phía trước vẫn còn rất đẹp.
Yêu là không còn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai gì nữa. Một người dù cho có làm nhiều chuyện khiến mình đau, mình vẫn sẽ luôn chỉ nghĩ về những hình ảnh đẹp của người ấy, thứ đã khiến cho mình yêu mà thôi.
Khi yêu, người ta sẽ không nghĩ nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, và của giới tính, nhiều khi cũng không là mối trở ngại nữa. Yêu là cho đi rất nhiều, nhưng không hề mong sẽ nhận lại tất cả. Khi đã yêu và được yêu, xin bạn hãy trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng này, đừng bao giờ để mất nó.
Bởi vì càng yêu sâu đậm thì sẽ càng dễ bị mất nhau vì một lý do tác động bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế nên tôi thành tâm khuyên bạn rằng “Tình yêu rất khó được tìm thấy. Và, khi đã tìm được rồi, xin hãy gắng nâng niu, trân quý ,và giữ lấy nó, không phải chỉ cho mỗi riêng mình, mà còn cho cả người mình yêu nữa.”
Vậy thì, các bạn đọc của tôi, sau khi đọc xong bài luận này rồi, các bạn thấy yêu có rắc rối hay không? Vậy mà muôn thuở, người ta vẫn cứ yêu nhau đầy ra đấy thôi. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này, và thật hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai đang thật sự cần nó để nhìn nhận lại bản thân mình.
Sự Khác Biệt Giữa Cô Gái Để Yêu Và Cô Gái Để Cưới?
Các chàng sẽ âm thầm dùng phép thử để xác định đâu là cô gái để yêu và cô gái mình sẽ cưới làm vợ mà bạn không hề biết đấy
♥ Cô gái để cưới: Nàng lật nát cuốn menu mà không chọn được món vì lo người yêu “viêm màng túi”. Lần sau, cô ấy sẽ rủ chàng về nhà tự tay vào bếp trổ tài.
♥ Cô gái để cưới: Chỉ trong vòng 5 phút, nàng đã sẵn sàng chạy xuống nhà với nụ cười dịu dàng.
♥ Cô gái để cưới: Vừa nhìn thấy giá xong, nàng lầm bầm chê cái này lỗi chỉ, cái kia lỗi mốt rồi kéo tay chàng “chạy trốn” càng nhanh càng tốt.
Phép thử 4: Khi chàng mời nàng về ra mắt gia đình
♣ Cô gái để yêu: Nàng từ chối ngay: “Em vẫn chưa sẵn sàng anh à. Hay là mình để dành dịp khác nha anh?”. Và cứ mỗi khi nhắc đến việc này là nàng lại… bận.
♥ Cô gái để cưới: Nàng hồi hộp bàn chuyện mua quà tặng cho ba mẹ và anh chị em chàng trước khi về thăm nhà gần cả tháng.
Phép thử 5: Khi hai người trò chuyện với nhau
♣ Cô gái để yêu: Nàng thao thao bất tuyệt về sở thích, công việc, gia đình… và cả các cô nàng bạn thân của mình.
♥ Cô gái để cưới: Nàng luôn tò mò về sở thích, công việc, cuộc sống gia đình và bạn bè của người đàn ông mình yêu.
Phép thử 6: 30 giây sau khi chàng kể về người yêu cũ…
♣ Cô gái để yêu: Nàng lập tức so sánh (nói ra hoặc không nói ra) bản thân với cô nàng trước đó và kết luận rằng mình thật hoàn hảo, chẳng ai sánh bằng.
♥ Cô gái để cưới: Bỗng nhiên nàng nổi đóa lên: “Anh được lắm, thế mà anh dám nói em là mối tình đầu của anh”. Chính thức giận!
♥ Cô gái để cưới: Cô gái dù yếu đuối hay mạnh mẽ sẽ bảo: “Em sẽ theo đuổi anh lần nữa”. Cô ấy không thể tưởng tượng nổi có một ngày tình cảm của cả hai sẽ nhạt phai và có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu bền vững sau này.
Phép thử 8: Xem độ tự tin của nàng
♣ Cô gái để yêu: Nàng luôn tự tin rằng mình là cô gái xinh đẹp, quyến rũ, thông minh và khối anh…trồng cây si.
♥ Cô gái để cưới: Nàng luôn tỏ ra rất cần có bạn ở bên và muốn dựa dẫm mỗi khi gặp khó khăn.
Phép thử 9: Về những bí mật cá nhân
♣ Cô gái để yêu: Nàng tỏ vẻ “ngây thơ vô số tội”, nói với chàng: “Em chẳng có bí mật nào cả”.
♥ Cô gái để cưới: Nàng có thể chia sẻ với chàng những bí mật thầm kín nhất của mình một cách tin tưởng.
♥ Cô gái để cưới: Nàng rất hạnh phúc khi post những hình ảnh chụp chung cũng những lời nhắn gửi ngọt ngào. Cô ấy luôn tự hào khi xuất hiện cùng chàng.
Bài: Xoa Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Giữa Lúc Yêu Và Khi Đã Cưới Của Các Cặp Đôi trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!