Xu Hướng 6/2023 # Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Khi Nào Đáng Ngại? # Top 11 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Khi Nào Đáng Ngại? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Khi Nào Đáng Ngại? được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sốt mọc răng ở trẻ thường xảy ra trong giai đoạn trẻ mọc răng, một số trẻ có thể bị sốt, tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng bị sốt khi mọc răng.

Sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và không kéo dài, kèm theo các dấu hiệu: Chảy nước dãi, hay gặm đồ vật xung quanh, ngứa nướu, cằn nhằn, quấy khóc,…Bé sốt mọc răng sẽ không có triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, đau họng…Tuy nhiên, sốt trẻ em thì cha mẹ cũng không nên chủ quan, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ sốt kéo dài.

Bé sốt mọc răng thường không cần hạ sốt vì chỉ sốt nhẹ, tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này vì khi mọc răng trẻ sẽ thấy đau, nướu/lợi sưng lên và quấy khóc. Có thể sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần trong giai đoạn sốt mọc răng ở trẻ để giúp trẻ dễ chịu hơn.

Chế độ dinh dưỡng giai đoạn sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, sau khi ăn xong nên vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc mềm lau nhẹ răng miệng cho trẻ.

Bé sốt mọc răng thường chỉ sốt 1 – 2 ngày, nếu sốt trẻ em trên 3 ngày thì chắc chắn không phải sốt mọc răng, bác sĩ sẽ thận trọng khi chẩn đoán, chỉ khi không tìm được nguyên nhân nào khác mà chỉ có các triệu chứng sốt mọc răng ở trẻ thì.

Nếu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh đơn thuần thì không cần đi khám, trừ trường hợp trẻ quá quấy khóc, bỏ ăn…thì cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý khác.

Biểu Hiện Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Em

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng có nhiều biểu hiện khác nhau. Cha mẹ cần căn cứ vào các biểu hiện đó để có thể phân biệt được với các căn bệnh khác.

Trẻ em ở trong giai đoạn mọc răng thường hay bị sốt. Biểu hiện trẻ sốt mọc răng có nhiều kiểu khác nhau. Cha mẹ cần nắm rõ và phân biệt với biểu hiện của bệnh sốt do nguyên nhân khác. Điều này giúp cha mẹ áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng một cách hợp lý và hiệu quả.

không kháng sinh vẫn có cách trị sốt cho con

cách đo nhiệt độ chính xác khi trẻ bị sốt

1) Biểu hiện của trẻ sốt mọc răng:

Tất nhiên, khi trẻ bị sốt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên mới gọi là sốt. Nhưng ở sốt mọc răng của trẻ em thường đặc thù là nhiệt độ tăng không quá cao. Biểu hiện trẻ sốt mọc răng là khi nhiệt độ của trẻ thường ở mức 38 độ đến 38,5 độ. Nhiệt độ này chỉ khiến cơ thể bé ấm nóng hơn mức bình thường một chút. Một số trường hợp bé bị sốt cao trên 39 độ. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít gặp. Cũng có nhiều trường hợp trẻ không bị sốt do mọc răng nên cha mẹ không nên nghĩ áp đặt rằng con mọc răng thì phải sốt.

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng là tăng nhiệt độ.

Vùng lợi sẽ bị sưng, nứt ra, và tẩy đỏ lên biểu hiện trẻ sốt mọc răng. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy rất đau rát ở vùng lợi mọc răng. Vì vậy mà trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn do bị đau rát.

Bên cạnh đó, do lợi bị đau nên việc ăn uống của trẻ khi mọc răng sẽ kém hẳn đi. Trẻ sẽ cảm thấy khó ăn, chán ăn và dẫn đến tình trạng bỏ bữa, không chịu ăn.

Trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường:

Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường là biểu hiện trẻ đang mọc răng thường gặp phổ biến. Tình trạng chảy nước dãi lúc này thường khá nhiều có thể làm ướt hết cả ngực áo chỉ trong vài giờ đồng hồ. Cha mẹ cần cho trẻ đeo khăn để tránh làm ướt áo từ đó làm lạnh ngực dễ bị mắc thêm bệnh viêm phổi, viêm họng,…

Trẻ thích gặm, nhấm thường xuyên:

Trẻ có thói quen hay đưa các đồ vật vào miệng để gặm nhấm. Nhưng khi mọc răng, thói quen này càng nhiều hơn gấp bội. Trẻ không những gặm nhấm các đồ vật mà còn cắn cả mọi thứ xung quanh gần miệng bé. Vì vậy, không lấy làm lạ gì khi bạn đang bế bé mà lại bị bé cắn cả.

Biểu hiện của trẻ khi mọc răng là gặm nhấm nhiều.

Việc bé hay cho vào miệng gặm nhấm các đồ dùng khác nhau sẽ khiến cho bé rất dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi,…

2) Phân biệt trẻ sốt mọc răng và các bệnh khác:

Căn cứ vào nhiệt độ cơ thể bé:

Như ở trên, chúng ta đã biết biểu hiện trẻ sốt mọc răng thường có thân nhiệt không tăng quá nhiều. Vì vậy khi trẻ bị sốt mà có nhiệt độ cao thì cha mẹ nên nghi vấn ngay đến khả năng bé bị sốt rất có thể do mắc các bệnh khác.

Mặc dù có một vài trường hợp bé sốt cao do mọc răng song trường hợp này rất ít. Hơn nữa, khi bé mọc răng ngoài sốt ra còn có nhiều triệu chứng khác kèm theo. Vì vậy, nếu như bé sốt cao và không có các biểu hiện như: hay gặm nhấm, chảy nước dãi nhiều thì khả năng nhiều là bé bị sốt do mắc bệnh khác.

Với các thông tin ở trên, chúng ta đã biết được các biểu hiện trẻ sốt mọc răng như thế nào? Đồng thời chúng ta có thể phân biệt được trẻ sốt do trẻ mọc răng hay do đang mắc phải căn bệnh khác.

Căn cứ vào thời gian bé bị sốt:

Thông thường, khi tìm hiểu trẻ mọc răng sốt bao lâu thì khỏi chúng ta biết được biểu hiện trẻ sốt mọc răng là chỉ từ 2-7 ngày mà thôi. Bình thường, trẻ bị sốt khoảng 2-3 ngày, có một số trường hợp nặng hơn thì đến 7 ngày là khỏi hẳn. Nếu bé bị sốt cao và lâu ngày chưa khỏi thì cần lưu ý đến nguyên nhân khác.

Biểu hiện trẻ sốt mọc răng là từ 2-3 ngày.

Bênh cạnh đó, nếu trẻ thường xuyên sốt li bì, liên tục tăng cao thì không cần đợi đến dài ngày mới khẳng định được nguyên nhân do đâu mà sốt. Lúc nà, tốt hơn hết cha mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ khám bệnh để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Căn cứ vào các biểu hiện khác:

Ngoài dấu hiệu sốt ra, nếu bé bị mắc thêm các dấu hiệu khác như: chảy dãi nhiều, hay gặm nhấm, chán ăn,… thì khả năng nhiều là biểu hiện trẻ sốt mọc răng. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu khác như: chảy nước mũi, ho dai dẳng, nổi mẩn đỏ,… Thì bé đang bị mắc thêm căn bệnh nào đó. Cha mẹ cần đưa bé đi khám để biết được nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốt của bé. Đồng thời có được phương án điều trị thích hợp.

Trẻ Sốt Mọc Răng Và Sốt Bệnh: Làm Thế Nào Để Phân Biệt?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt khi mọc răng

Trẻ thường mọc răng vào giai đoạn nào?

Với trẻ sơ sinh, trẻ bắt đầu mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 2 tuổi. Còn giai đoạn 5- 12 tuổi, là giai đoạn thay răng sữa bằng răng trưởng thành.

Theo các bác sĩ, răng sữa có vai trò quan trọng, giúp răng chính sau này mọc đúng hướng, đúng chiều, đúng vị trí.

Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên, trẻ bị sốt cao khi mọc răng, là do răng nhú lên, không được chăm sóc đúng cách, bị viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng, viêm lợi, gây đau nhức, sưng tấy.

Quý phụ huynh có thể biết trẻ bị sốt khi mọc răng qua các biểu hiện, triệu chứng sau:

Trẻ chảy nước bọt nhiều hơn bình thường.

Miệng trẻ hay chóp chép, nhai trong vô thức.

Do mọc răng, gây ngứa nướu nên trẻ thường đưa tay hoặc khăn, áo hay bất cứ thứ gì trong tay cho vào miệng cắn.

Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu. Có thể kèm theo ho, người phát ban hoặc không.

Nếu vệ sinh miệng trẻ, chú ý sẽ thấy nướu trẻ bị sưng đỏ, dễ nhận thấy chiếc răng đang nhú lên. Nhiều trường hợp nướu còn nứt ra

Khi mọc răng, cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân nhão, tiêu chảy.

Trẻ sụt cân

Những dấu hiệu trên sẽ xuất hiện từ 3- 5 ngày trước khi chiếc răng sữa đang mọc nhú ra khỏi nướu hoàn toàn.

Cách phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng với sốt bệnh lý

Với trẻ em, đa phần nguyên nhân gây sốt là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), cơ chế của hệ miễn dịch cơ thể sẽ gây sốt.

Nhưng với trường hợp trẻ bị sốt khi mọc răng thì không phải là hiện tượng bệnh lý, vì có trường hợp trẻ bị sốt khi mọc răng hoặc cũng có thể không sốt.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể chúng ta dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C, với trẻ nhỏ cũng vậy. Khi mức thân nhiệt cao hơn mức bình thường này, sẽ xảy ra hiện tượng sốt.

Bạn có thể nhận biết trẻ bị sốt mọc răng qua các biểu hiện nêu ở trên, trẻ chỉ sốt nhẹ, trẻ quấy khóc nhưng nhiều lúc vẫn chơi đùa bình thường.

Trẻ bị sốt khi mọc răng thường sốt mấy ngày? Sốt bao nhiêu độ?

Trẻ thường chỉ sốt trong vòng 3-5 ngày, tính từ ngày chiếc răng chuẩn bị nhú lên cho đến khi đã nhú lên hoàn toàn. Nhưng đôi khi, vì có trường hợp nhiều chiếc răng mọc cùng một lúc, nên trẻ sốt khoảng 5-7 ngày.

Khi sốt mọc răng, thân nhiệt của trẻ chỉ tăng nhẹ, khoảng 37,5 – 38,5 độ C, nếu nhiệt độ cao hơn, phụ huynh cần chú ý thêm các dấu hiệu, vì có thể đó là trẻ sốt bệnh.

Cách xử lý, chăm sóc

Trước hết, khi trẻ thấy có hiện tượng sốt, xác định là sốt do mọc răng, nếu sốt nhẹ, dưới 39 độ C, phụ huynh có thể tự xử lí ở nhà, nhưng nếu nhiệt độ cao hơn, còn thấy trẻ co giật, nôn mửa,… phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Các bác sĩ khuyên, khi thấy trẻ quấy khóc do mọc răng, cha mẹ nên tìm cách xoa dịu cơn đau cho trẻ bằng những gợi ý dưới đây:

Dùng nước ấm lau người cho trẻ.

Luôn giữ vệ sinh răng miệng: Cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn, lau miệng bằng khăn mềm, chải răng cho trẻ nhiều lần trong ngày.

Không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành, sắc cạnh, đồ vật cứng.

Mẹ nên tăng cường các cữ bú trong ngày cho trẻ. Nếu bé không bú được, mẹ có thể vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. Với bé lớn hơn, hãy cho bé uống thêm nước lọc (hoặc pha sữa loãng hơn bình thường) để tránh trẻ bị mất nước.

Nếu trẻ sốt cao, có hiện tượng co giật, có thể lấy một chiếc khăn nhỏ mềm, rồi gập nhỏ, đưa đầu khăn kẹp vào miệng trẻ, đề phòng trẻ cắn vào lưỡi.

Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ, nhưng cần có chỉ định có bác sĩ chuyên khoa

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ thấy dễ chịu hơn khi mọc răng:

Cho trẻ nhâm nhi chút bánh ăn dặm, loại bánh này dễ mềm ra khi gặp nước bọt, có chứa ít đường và không có chất bảo quản.

Cho trẻ ăn chuối cắt lát lạnh để xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau.

Ngâm khăn sữa với nước ấm, vắt hết nước, rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh vài phút, và đưa cho trẻ ngậm cũng giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

Nên cho trẻ ăn gì?

Khi trẻ bị sốt khi mọc răng, phụ huynh rất cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ, để trẻ duy trì được sức khỏe và cân nặng.

Bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyên các quý phụ huynh, khi trẻ mọc răng bị sốt nên cho trẻ ăn đồ mềm, nguội và ít gia vị. Đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước. Nên nấu các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, canh, súp,… có kết hợp đầy đủ dưỡng chất của rau xanh và thịt, để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Đặc biệt, giai đoạn , mẹ nên cần bổ sung nhiều canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm, hải sản, … và các loại quả như: cam, dâu, kiwi,.. uống thêm sữa, nước trái cây ép để bổ sung vitamin.

Kẽm và selen cũng là chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho trẻ, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa.

Và cha mẹ nên cho trẻ sử dụng men vi sinh Himita Live Probiotics – men vi sinh nhập khẩu từ Hàn Quốc hàng ngày, để tăng cường thêm các chủng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng rối loạn tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cơ thể, hạn chế sự ảnh hưởng do dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh dài ngày.

Những Dấu Hiệu Khi Trẻ Sắp Mọc Răng Sữa Đáng Lưu Ý

Hiện tượng chảy dãi do quá trình mọc răng kích thích ra trong khoang miệng. hiện tượng này thường diễn ra khi bé ở độ tuổi từ 10 tuần tuổi tới 4 tháng tuổi. Đôi khi các bậc phụ huynh luôn lầm tưởng đây là hiện tượng chảy dãi bình thường ở trẻ con.

Chảy dãi là một trong những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa

Do nước dãi của các bé chảy ra nhiều nên những vùng da khô mà bị tiếp xúc nhiều với nước dãi như cằm và xung quanh miệng sẽ bị nổi ban. Nhiều bé, hiện tượng nổi ban còn xuất hiện ở dưới cổ. Để đề phòng trường hợp này thì phụ huynh phải làm vệ sinh sạch sẽ cho các bé thường xuyên. nên lau khô nước dãi khi có dấu hiệu chảy ra ngoài khỏi khoang miệng.

Nếu thấy bé bị ho mà không kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm, sốt thì chứng tỏ bé sắp mọc răng. Nguyên nhân của triệu chứng ho thời kỳ này ở trẻ là do nước dãi chảy ra khiến bé bị nghẹn nơi cổ và dẫn tới tình trạng ho.

Khi trẻ sắp mọc răng, vị trí sắp mọc răng sẽ bị ngứa hay còn gọi là ngứa lợi. Bé sẽ cảm thấy khó chịu và bứt rứt cho nên sẽ làm cách gì đó để giảm mức khó chịu đó. Vì thế nên bé sẽ cắn những thứ gì đó có thể cho vào miệng được.

Quá trình mọc răng sữa ngầm từ dưới sẽ làm cho bé cảm thấy đau, khó ở. Nhất là chiếc răng sữa mọc đầu tiên sẽ gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu cho bé. Bé sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống hoặc ngủ cũng không yên.

Đây là một triệu chứng chưa được chứng minh là sẽ xuất hiện trong thời kỳ bé mọc răng. Nhưng theo một số phụ huynh nhận thấy rằng khi bé mọc răng sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên các nha sĩ khuyên các bậc phụ huynh nếu thấy bé bị tiêu chảy nặng nên đưa tới nha khoa để xác định bệnh tình cũng như để điều trị kịp thời.

Đau nhức, ho, ngứa lợi là những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa

Khi mọc răng có thể sẽ khiến bé bị sốt nhẹ, nhưng theo một số nhà khoa học thì tình trạng sốt nặng cũng như bị tiêu chảy không phải là một trong những dấu hiệu của trẻ khi sắp mọc răng sữa. Vì thế nếu thấy trẻ sốt cao thì các mẹ cũng nên đưa bé đi khám nha khoa.

Răng mọc lên làm nổi cục ở lợi và công việc của các mẹ là dùng gạc hoặc khăn vải sạch để vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều

dễ hiểu. Tuy nhiên bạn có thể giúp bé thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này.

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh.

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Khi bé mọc răng sữa cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc bé nhiều hơn

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Khi Nào Đáng Ngại? trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!