Bạn đang xem bài viết So Sánh Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Điểm giống và khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Điểm giống nhau thương hiệu và nhãn hiệu
– Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường. – Đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp sở hữu nó.
Điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu :
Thứ nhất, Phân biệt khái niệm
Nhãn hiệu: Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là “ các dấu hiệu dùng những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tượng tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ (nhãn hiệu hàng hóa ) cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được pháp luật bảo hộ.
Thương hiệu : là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. nó thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thứ hai, Về hình thức tồn tại.
Nhãn hiệu: Là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.
Thương hiệu: Là một tài sản vô hình của doanh nghiệp nó không dễ nhận biết như nhãn hiệu . Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.
Thứ ba, Về thời gian tồn tại
Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những TH nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiệu người tiêu dùng.
Thứ tư, về giá trị
Nhãn hiệu dau khi thực hiện thủ tục đăng lý tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản và có thể đem ra định giá. Thương hiệu thì không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì nó gắn liền với uy tín, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do đó các doanh nghiệp khác không thế bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm cả sự tin tượng và thái độ lựa chọn của khách hàng đối với một sản phẩm của một thương hiệu nào đó.
Thứ năm, Về mặt pháp lý
Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
Nhãn hiệu là đối tượng đượctại Việt Nam;
Thương hiệu: Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu ? Sự Khác Nhau Giữa Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu
Phân biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu ?
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm thường bị sử dụng lẫn lộn do người nói, người viết chưa nắm được nội hàm của chúng. Thật ra bản chất của hai khái niệm này không giống nhau.
Thương hiệu (Brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nhãn hiệu (Trademarks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Một nhà sản xuất có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu, ví dụ thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Comfort, Omo… Hiểu một cách tổng quát, nhãn hiệu là dấu hiệu đi kèm với sản phẩm để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác; trong khi đó, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Như vậy, nhãn hiệu chỉ là một yếu tố cấu thành của thương hiệu, hình thành nhãn hiệu là một trong những bước đệm đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
là những dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.
thì khác, nó không hữu hình hay dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…
Trong khi đó, lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật và không được pháp luật bảo hộ. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.
Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng kí trở thành tài sản và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng nào đó để gắn lên sản phẩm của mình nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng kí thì một dấu hiệu nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Còn để tạo dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động rất lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình.
Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại. Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm còn tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.
Tóm lại, Thương hiệu và nhãn hiệu thì có thể xem nhãn hiệu là phần xác còn thương hiệu chính là phần hồn của sản phẩm hay doanh nghiệp. Thương hiệu là giá trị mà doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng và duy trì nếu muốn giữ vững được chỗ đứng trên thương trường nhưng điều đó không có nghĩa là nhãn hiệu đối với doanh nghiệp không quan trọng. Tạo dựng nhãn hiệu chính là một trong những bước tiền đề trên con đường xây dựng thương hiệu. Do đó, để hướng đến thành công doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển song song cả nhãn hiệu và thương hiệu.
Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong đời sống, trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, VLC nhận thấy nhiều chủ thể nhầm lẫn về hai khái niệm này, cho rằng đây là hai khái niệm hoàn toàn đồng nhất. Liệu có thật sự chính xác? VLC xin đưa ra một số ý kiến giúp quý khách hàng nhận biết được sự khác biệt cơ bản của hai khái niệm này.
Thương hiệu là gì?Thương hiệu (tiếng Anh: Brand) là những gì tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng. Thương hiệu chính là dấu ấn của sự tin cậy. Bởi nói đến thương hiệu, khách hàng liên tưởng ngay đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đến cách ứng xử của doanh nghiệp, đến những hiệu quả, lợi ích mang lại cho khách hàng. Thương hiệu là sợi dây ràng buộc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Stephen King từng nói thương hiệu là thứ mà khách hàng mua, là thứ độc nhất vô nhị, trường tồn.
Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhãn hiệu, màu sắc, bao bì sản phẩm, menu, catalog, thiết kế cửa hàng, đồng phục nhân viên… Việc xây dựng một thương hiệu mạnh góp phần làm tôn vinh những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm và nhà sản xuất, giúp doanh nghiệp nổi bật khi đứng cạnh với những sản phẩm khác.
Tuy thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý. Thay vào đó, pháp luật công nhận và bảo hộ thuật ngữ “nhãn hiệu”.
Nhãn hiệu là gì?Nhãn hiệu (tiếng Anh: Trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi vị không được bảo hộ.
Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét:
+ Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác.
+ Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.
Sự khác nhau giữa thương hiệu với nhãn hiệuNếu chỉ nhìn nhận dựa vào góc độ tên gọi, thì nhãn hiệu và thương hiệu rất khó phân biệt. Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể các yếu tố cấu thành, chúng ta dễ dàng nhận ra, nhãn hiệu có thể được cấu thành là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất. Còn nói tới thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa.
Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Pháp luật Việt nam cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu, còn thương hiệu lại không phải từ ngữ luật hóa, không được đăng ký bảo hộ.
Đăng ký bảo hộNhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ trong khi thương hiệu lại không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ mà do Công ty tự xây dựng.
Quá trình sử dụng+ Nhãn hiệu: Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể gia hạn nhiều lần. Một cá nhân, tổ chức có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau trong quá trình kinh doanh. Ví dụ: Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát có các nhãn hiệu khác nhau như: Trà xanh 0 o , Number 1, Doctor Thanh…
+ Thương hiệu: Được xây dựng trong suốt quá trình kinh doanh, là sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng. Thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận nó.
2. Sức mạnh của nhãn hiệu – thương hiệuNhãn hiệu là tài sản vô hình mang lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, cá nhân. Việc xây dựng một nhãn hiệu, thương hiệu mạnh là sợi dây kết nối tình cảm tốt đẹp của người tiêu dùng về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp. Điều này làm cho người tiêu dùng, khách hàng phải nhớ tới mình mỗi khi họ có nhu cầu. Có thể nói nhãn hiệu là loại tài sản vô hình cốt lõi giúp cho cá nhân, doanh nghiệp chuyển đổi các giá trị vô hình thành hữu hình. Do đó, xây dựng và sở hữu một thương hiệu mạnh là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Sở hữu một thương hiệu mạnh là nền tảng để doanh nghiệp thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là dấu ấn chứng nhận đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Không những vậy, thương hiệu còn thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng đáp ứng được các nhu cầu về tinh thần. Do đó khách hàng sẵn sàng trả những khoản tiền mà họ cho là xứng đáng.
Không dừng lại ở đó, sở hữu một thương hiệu mạnh là niềm tự hào của doanh nghiệp, niềm tự hào của nhân viên công ty. Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng, của truyền thông khi thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh công ty. Và một điều không thể không nhắc tới, thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, sở hữu một thương hiệu mạnh là cách thức gia tăng giá trị tài sản của công ty. Như vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu mạnh?
Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có vững mạnh thì linh hồn mới tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cách thức mà doanh nghiệp thể hiện cũng ra một hình thức để xây dựng một thương hiệu mạnh. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Như vậy, thương hiệu – nhãn hiệu là hai vấn đề tuy khác biệt nhau nhưng luôn song hành bổ trợ cho nhau, đồng thời đem đến những lợi ích không thể phủ nhận được cho doanh nghiệp. Rõ ràng, để đạt được một thương hiệu cấp quốc tế vẫn còn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong lĩnh vực thương hiệu, nhãn hiệu các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.
Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu Khác Nhau Như Thế Nào?
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là thứ đầu tiên để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nói cách khác là để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của người khác khi thực hiện giao dịch.
Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp, giúp làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Từ đó, nhu cầu xác lập và bảo hộ quyền đói với nhãn hiệu cũng trở nên rất cần thiết. Nhãn hiệu được bảo hộ.
Thương hiệu là gì ?Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh, đóng góp vào cổ phần, chuyển nhượng tài sản hay chuyển giao quyền sử dụng. giúp cho người tiêu dùng hiểu được sản phẩm hay dịch vụ của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác.
Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức,biểu hiện uy tín của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Thương hiệu không được bảo hộ.
Cách phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu :
Thương hiệu là hình tượng hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng đơn giản hơn hiểu như là logo. Nhiều người đặt cho thương hiệu và nhãn hiệu lần lượt là phần hồn và phần xác.
Nhãn hiệu thì được tạo lập trong thời gian ngắn, như sản phẩm tốt,được khách hàng yêu thích.. nhưng để tạo dựng thương hiệu thì cần một thời gian dài tạo dựng, hay cả cuộc đời để xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu thì sẽ trường tồn mãi với thời gian (ví dụ như khi nhắc đến Vinhomes mọi người biết ngay đến Royal, Time city…) nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu không được bảo hộ mà được chính khách hàng công nhận.
Hoàn cảnh sử dụng
Nhãn hiệu là khái niệm pháp lý đã được thừa nhận nên nó được sử dụng trong tất cả các loại giấy tờ pháp lý gắn liền với sản phẩm, dịch vụ.
Còn thương hiệu không phải là khái niệm pháp lý nên nó chỉ được sử dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Chúng tôi xin vắn tắt lại sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu :
Nhãn hiệu được bảo hộ còn thương hiệu thì không;
Nhãn hiệu là hình tượng nhìn thấy được còn thương hiệu là trong tâm trí của người tiêu dùng;
Nhãn hiệu có thể luôn thay đổi được còn thương hiệu gần như là không;
Vậy giữa nhãn hiệu và thương hiệu luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, luon bổ trợ cho nhau. Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu.
Như vậy nhãn hiệu luôn tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu. Khi đã thành công với nhãn hiệu của mình được nhiều người biết đến thì việc bảo hộ nhãn hiệu lại rất quan trọng, bởi chỉ có bảo vệ nhãn hiệu mới bảo vệ được thương hiệu của mình. Oceanlaw chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu nhanh nhất hiện nay.
Xem tiếp bài viết: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!