Bạn đang xem bài viết So Sánh Sự Khác Nhau Giữa 2 Dòng Máy Ảnh Dslr Và Mirrorless được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tin tức & Sự kiện
So sánh sự khác nhau giữa 2 dòng máy ảnh DSLR và Mirrorless
14:37:13 10/07/2018
Bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh chất lượng và chuyên nghiệp với hệ thống ống kính rời mạnh mẽ? Với thời điểm nhiều năm trước đây, thì dường như câu trả lời duy nhất cho sự lựa chọn trên chỉ có thể là dòng máy DSLR. Tuy nhiên, thời điểm 2009 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường máy ảnh khi Olympus chính thức mở ra một khái niệm mới hoàn toàn về một dòng máy Mirrorless với sự khởi đầu bằng sản phẩm Olympus E-P1 của mình
1. Kích thước và khối lượng: DSLR: tương đối to và nặng nề, nhưng có sự tương thích với hầu hết các ống kính và những người có lòng bàn tay to Mirrorless: nhỏ gọn và tương đối nhẹ, nhưng các ống kính vẫn có phần khá lớn không khác những chiếc máy ảnh DSLR khác Kích thước nhỏ gọn chính là một trong những yếu tố chủ đạo để những chiếc máy ảnh Mirrorless có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó dường như lại không hữu dụng trong nhiều trường hợp dù nó vốn phải như vậy, khi mà hệ thống ống kính rời của những chiếc máy ảnh này lại không tận dụng hết được ưu điểm nó vốn có. Vấn đề xảy ra ở đây đến từ những cảm biến ASP-C CMOS của những chiếc máy ảnh Mirrorless là một trong những nguyên nhân chính khiến máy ảnh rõ ràng có thể thu gọn đi, nhưng các ống kính rời của nó lại không phải vậy, nó vẫn không khác gì những chiếc ống kính thường thấy trên các dòng máy DSLR truyền thống. Mặc dù có một số hiện nay hỗ trợ việc thu gọn ống kính, hay tăng kích thước phóng to quang học lên nhưng thật sự điều này vẫn chưa hữu ích là mấy Với Panasonic hay Olympus thì họ có những lợi thế nhất định trong vấn đề này. Thay vì sử dụng ASP-C CMOS như nhiều dòng máy ảnh khác, thì hai hãng này lại đến với công nghệ về cảm biến Micro Four Third với kích thước nhỏ hơn, cho phép các ống kính đi kèm cũng trở nên gọn gàng hơn, mặc dù đôi khi điều này gây ra sự khó chịu với nhiều những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong quá trình lựa chọn một thiết bị mong muốn
2. Ống kính DSLR: cả Canon và Nikon có một hệ thống đồ sộ các ống kính với khả năng phục vụ tất cả các nhu cầu của người dùng, trong khi đó Pentax cũng cách đó không xa với những sản phẩm mới Mirrorless: Olympus, Panasonic hay Sony hiện đang đáp ứng một cách tương đối tốt, Samsung vẫn đang đuổi theo những người đàn anh trên thị trường, trong khi các hãng còn lại không mấy chất lượng Thật sự mà nói, nếu bạn đang muốn tìm kiếm sự đa dạng trong các ống kính rời cho những chiếc máy ảnh cao cấp của mình, thì Canon hay Nikon với hệ thống dành cho dòng máy DSLR của mình là cái tên tốt nhất trên thị trường mà bạn có thể dễ dàng thấy được, nhưng bên cạnh đó, với dòng Mirrorless cũng có những bước tiến ấn tượng trong khoảng gần đây. Với Sony, đó là sự hỗ trợ một cách tốt và nhanh chóng trong dòng Mirrorless với những dòng ống kính liên tục được đưa ra, hỗ trợ khả năng phóng to quang học mạnh mẽ, hay Panasonic và Olympus với cảm biến Micro Third Four có lợi thế về kích thước của những ống kính bên cạnh sự đa dạng trong những sản phẩm mới
3. Ống ngắm DSLR: hệ thống ống ngắm quang học mang đến sự rõ ràng, chân thật trong các bức ảnh chụp và đặc biệt loại bỏ hiện tượng trễ trong việc mang hình ảnh đến người dùng Mirrorless: sự số hóa các khung cảnh trước khi máy ảnh thực hiện việc chụp bằng ống kính Tất cả các máy ảnh DSLR, từ những hệ thống cao cấp đến những sản phẩm bình dân, đều được sở hữu hệ thống ống ngắm quang học như một phần đặc trưng không thể thiếu trong thiết kế của dòng sản phẩm này. Mặc dù vậy, với những chiếc máy ảnh thuộc dòng Compact với kích thước nhỏ gọn hơn, thì một phần trong số đó lại lược bỏ đi hệ thống ống ngắm này, thay vào đó sử dụng màn hình LCD để làm điều này, và bị ảnh hưởng khá nhiều trong điều kiện ánh sáng mạnh khiến màu sắc bị ảnh hưởng trong quá trình truyền đến mắt của người dùng. Với những chiếc máy ảnh Compact sở hữu hệ thống ống ngắm tích hợp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để sở hữu so với những thiết bị không có tính năng này, nhưng thay vì sử dụng công nghệ quang học, thì tất cả các ống ngắm này lại sử dụng hệ thống điện tử để hiển thị hình ảnh trực tiếp thu được từ các cảm biến ảnh mà không đưa qua bất kì một lăng kính quang học nào Các ống ngắm điện tử có lợi thế lớn trong việc bắt hình ảnh chuyển động nhanh và độ bao phủ toàn bộ hình ảnh với nhiều thông tin hơn so với các ống kính quang họ. Bên cạnh đó là khả năng giả lập hình ảnh số của bức ảnh mà bạn sẽ chụp nếu như bấm nút trong khoảng thời gian ngắn sau đó Đương nhiên so với việc chụp ảnh thực tế, việc giả lập để tạo ra bức ảnh số như thế không hoàn hảo, bên cạnh nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp vẫn thích thói quen về việc xem những bức ảnh một cách trực quan nhất với cảm nhận bằng mắt thông qua các ống ngắm quang học nhiều hơn so với một hệ thống số hay màn hình LCD. Tuy nhiên, với những người mới sử dụng máy ảnh không có quá nhiều kinh nghiệm, thì các hệ thống ống ngắm điện tử lại giúp đỡ rất nhiều trong việc biết được hình ảnh mình chụp sẽ như thế nào để có những điều chỉnh phù hợp hơn
4. Khả năng lấy nét DSLR: tốt hơn, ngay cả đối với các vật thể có chuyển động với tốc độ cao, nhưng không hiệu quả trong chế độ xem thực tế Mirrorless: hệ thống lấy nét với thời gian thực cho phép việc chụp ảnh nhanh hơn khi sử dụng màn hình LCD Những chiếc máy ảnh DSLR sử dụng hệ thống lấy nét nhận dạng theo pha với tốc độ cao và hiệu quả được tích hợp ngay phía sau lăng kính trong thân máy, khiến hệ thống này dường như chỉ hoạt động khi ống kính sập xuống. Chính vì thế mà nếu sử dụng một chiếc DSLR trong chế độ xem thời gian thực, và tương tác với bức ảnh hay video trên các màn hình LCD, khi đó các lăng kính được mở lên khiến hệ thống lấy nét này không còn nằm trên đường ánh sáng chiếu vào nữa khiến nó không thể tương tác. Thay vào đó, trong những trường hợp như vậy, các máy ảnh DSLR sẽ tự động chuyển qua hệ thống lấy nét thông qua độ tương phản thông qua các cảm biến ảnh, và nếu so sánh với việc nhận dạng theo pha, thì việc tương tác với độ tương phản cho tốc độ thấp hơn, bên cạnh khả năng lấy nét kém hơn trong một số điều kiện cụ thể Với một số thiết bị DSLR đến từ Canon, trong đó đáng chú ý nhất vẫn là Canon EOS 70D và Canon EOS 7D Mark II (Dual Pixel AF), hay bộ đôi Canon EOS 750D và Canon EOS 760D (Hybrid CMOS AF) sử dụng hệ thống lấy nét lai với khả năng nhận dạng theo pha được tích hợp trực tiếp vào trong các cảm biến ảnh. Thiết kế này mang lại một ý nghĩa lớn trong khả năng lấy nét trực tiếp với tốc độ cao hơn để cạnh tranh với sự vươn lên của các dòng Mirrorless, cũng như hạn chế các nhược điểm trong chế độ sử dụng của chúng. Dù vậy, tính năng này trên các dòng máy trên dường như là một ngoại lệ mỗi khi nhắc đến DSLR khi vốn dĩ, hệ thống tự động lấy nét của chúng từ trước đến nay vẫn tuân theo luật lệ cũ và chưa có sự thay đổi gì quá nhiều Trong khi đó, với những chiếc máy Mirrorless, thì các tính năng lấy nét của chúng đều được đặt ngay trên hệ thống cảm biến ảnh. Điều này khiến cho cả những hệ thống sử dụng độ tương phản để lấy nét, cho dù lí do nào đi chăng nữa, cũng có một tốc độ cao hơn so với khả năng lấy nét tương đương trên những dòng máy DSLR chúng ta vẫn thường sử dụng. Bên cạnh đó, một trong những lợi thế của những chiếc máy Mirrorless là sự tích hợp hệ thống lấy nét lai giữa nhận dạng theo pha và độ tương phản để mang đến tốc độ cao hơn nhằm nhanh chóng bắt gọn và theo một cách nhanh chóng ngay cả với các vật thể chuyển động ở tốc độ cao, điều mà DSLR từng chiếm lợi thế
5. Khả năng chụp ảnh liên tục DSLR: các dòng máy DSLR cao cấp nhất cũng khó để có thể theo đuổi tốc độ chụp của những chiếc máy ảnh Mirrorless Mirrorless: được thiết kế để dễ dàng thực hiện việc chụp ảnh liên tục với tốc độ cao như là lợi thế cạnh tranh của dòng sản phẩm này nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu cụ thể Nếu bạn là người đang có nhu cầu chụp ảnh liên tục để bắt gọn toàn bộ những chuyển động, thì những chiếc camera kích thước nhỏ gọn là cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực này. Điều này được tạo ra bởi những dòng máy Mirrorless đồng nghĩa với việc có ít các thành phần bên trong thiết kế của minh hơn so vưới những hệ thống máy ảnh DSLR, bên cạnh hầu hết trong số đó được hỗ trợ khả năng quay phim ở độ phân giải 4K, vốn đòi hỏi khả nâng xử lí mạnh mẽ đã giúp đỡ rất nhiều trong việc chụp ảnh lien tục với tốc độ cao Để có một cái nhìn rõ nét nhất, chúng ta sẽ cùng xem xét về những chiếc máy DSLR cao cấp nhất của Canon khi con số về tốc độ chụp cao nhất chỉ có thể đạt được khoảng 12fps, trong khi đó, Samsung NX1, một chiếc Mirrorless điển hình cũng dư sức để có thể đạt được một tốc độ lớn hơn với 15fps. Trong khi đó với Panasonic, vốn là hãng đi tiên phong trong việc tích hợp khả năng quay phim 4K lên trên những máy ảnh cao cấp có thể chụp những bức ảnh độ phân giải 8MP với một tốc độ không tưởng khi có thể lên đến tối đa 30fps
6. Khả năng quay phim DSLR: có sự phổ biến rộng rãi khi DSLR là dòng máy đầu tiên tích hợp khả năng này Mirrorless: khi độ phân giải 4K trở nên phổ biến hơn, với khả năng lấy nét nhanh chóng và chân thật, tạo lợi thế lớn trong tương lai Hầu hết các người dùng chuyên nghiệp đều yêu thích việc quay phim trên những chiếc máy DSLR khi nó chiếm một phần không nhỏ về thị phần từ cao cấp đến bình dân. Đặc biệt hơn, khi các dòng DSLR là một trong những chiếc máy ảnh đầu tiêng mang đến tính năng quay phim chuyên nghiệp ở độ phân giải HD và Full HD, với hệ thống ống kính hỗ trợ mạnh mẽ trong các thông số và các phụ kiện đi kèm, cũng như mang đến một chất lượng ổn định và sự hỗ trợ lâu dài đến từ các hãng phát triển Tuy nhiên đó chỉ là những yếu tố trước đây, khi giờ đây, thị trường đang có sự chuyển biến có phần mạnh mẽ với những chiếc máy ảnh Mirrorless đời mới với độ phân giải 4K trở nên phổ biến hơn, đi kèm khả năng lấy nét nhanh chóng và dữ liệu được đưa ra ở tốc độ cao và xử lí nhanh chóng để người dùng có thể quan sát được họ đang làm những gì với thiết bị. Panasonic GH4 là một ví dụ cụ thể với hệ thống lấy nét lai cho một chất lượng tốt thế nào ở cả nhu cầu chụp ảnh lẫn quay phim.
7. Tính năng DSLR: từ những phân khúc cao cấp đến bình dân đều sở hữu khả năng tùy chỉnh thông số các bức ảnh bằng tay, bên cạnh khả năng chụp ảnh mạnh mẽ được biết đến từ trước đến nay Mirrorless: đang đuổi theo DSLR trong các tính năng tích hợp Nếu nói về những tính năng chụp ảnh và khả năng tùy chỉnh, rất khó để có thể có sự phân biệt rõ ràng giữa DLSR cũng như Mirrorless. Khi ở thời điểm hiện tại, dù là máy ảnh nào thuộc một trong hai dòng trên cũng đều mang đến khả năng tùy chỉnh thông số bằng tay mạnh mẽ và đa dạng từ độ phơi sáng đến điểm lấy nét, bên cạnh cho ra những bức ảnh định dạng RAW hay JPEG với chất lượng cao cấp tùy thuộc nhu cầu chỉnh sửa hậu kì của người dùng. Ngay trong bất kì một phân khúc nào, từ những sản phẩm bình dân, đến cao cấp, hay những chiếc máy vốn tạo ra cho những tín đồ trung thành, cũng đều cho sự đa dạng trong điều khiển và sự tương thích được thực hiện một cách dễ dàng, điều đang được làm ra tương đương trên các dòng máy ảnh mới của Mirrorless Nhưng dù sao giữa DLSR và Mirrorless cũng có đặc điểm nổi bật riêng biệt, khi các máy ảnh DSLR sở hữu hệ thống ống ngắm thực tế trên mọi sản phẩm, trong khi các máy ảnh Mirrorless cỡ nhỏ lại không
8. Chất lượng hình ảnh DSLR: sử dụng công nghệ mới nhất và tốt nhất của những cảm biến ASP-C CMOS hay Full-frame Mirrorless: sử dụng công nghệ tương đương, nhưng với những dòng thiết bị kích thước nhỏ hơn lại sử dụng các chuẩn định dạng nhỏ hơn Nếu nói về độ phân giải, thì chúng ta dường như không có quá nhiều sự suy nghĩ trong việc lựa chọn nó khi mà với những Canon EOS 5Ds với 50MP hay Sony A7R II ngay sau đó với 42.5MP dường như đã trở thành những thiết bị có độ phân giải lớn nhất trong thời điểm hiện tại Dù vậy, nếu nói về chất lượng hình ảnh, không phải tất cả chỉ đơn thuần vào độ phân giải, mà thay vào đó, đây chỉ là một trong những tiêu chí để lựa chọn, bên cạnh kích thước cảm biến cũng có những ảnh hưởng không nhỏ. Full-frame là cảm biến với kích thước lớn nhất, và chính vì thế, mà đây cũng là cảm biến thường được thấy trên các dòng máy cao cấp nhằm mang đến chất lượng tốt nhất, trong khi đó, ASP-C cũng cho chất lượng tốt với mức giá rẻ hơn, và đây cũng là cảm biến phổ biến hơn trên cả DSLR lẫn Mirrorless mà bạn dễ dàng tìm thấy trên thị trường Dù vậy thì kích thước tương đối lớn của nó vẫn không thích hợp cho nhiều dòng máy ảnh Compact. Chính vì thế, mà bên cạnh Full-frame hay ASP-C, chúng ta vẫn thấy một chuẩn mới Micro Four Third trên những thiết bị do Panasonic hay Olympus sản xuất, không những cho kích thước nhỏ hơn so với ASP-C về mặt cấu tạo, mà nó còn giúp các ống kính rời cũng có sự thu gọn một cách đáng kể. Hay với Nikon 1 Series vốn nổi tiếng với cảm biến 1-inch của mình là một cái gì đó nhỏ hơn cả Micro Four Third nhưng cũng mang đến một chất lượng tương đối ổn định đáp ứng được nhiều người dùng chuyên nghiệp
9. Thời lượng sử dụng pin DSLR: trung bình hoạt động được với 600-800 bức ảnh chụp, trong khi một số sản phẩm có thể hoạt động lên đến 1000 bức ảnh trước khi sạc Mirrorless: yếu hơn khá nhiều trong khả năng sử dụng pin khi chỉ có thể đáp ứng với thời lượng trong khoảng từ 300-400 bức ảnh Có thể những so sánh về thời lượng pin không khiến nhiều người cảm thấy ấn tượng, nhưng với một thiết bị được đánh giá thuộc vào mảng di động như máy ảnh, thì đây là một yếu tốt quan trọng và cũng là sự khác biệt lớn nhất nếu nói về DSLR và Mirrorless. Với một chiếc DSLR điển hình như Nikon D7200, chỉ với một lần sạc duy nhất cũng đủ khả năng để duy trì thời lượng sử dụng cho người dùng lên đến 1100 bức ảnh, trong khi đó với Fuji X-T1, chiếc máy ảnh Mirrorless gần như đứng đầu thị trường này rất khó để có thể đuổi theo con số trên khi chỉ đạt được vỏn vẹn 350 bức ảnh trước khi người dùng phải sạc lại một lần nữa. Không chỉ có thế, điều này còn liên tiếp được lặp lại trên cả DSLR và Mirrorless với mặc dù con số khác nhau trong từng sản phẩm, nhưng trong đánh giá trung bình, nó vẫn là sự chênh lệch trong hai dòng máy cơ bản Mặc dù vậy, lí do thực sự trong vấn đề này lại không rõ ràng để tìm hiểu như nhiều người từng nghĩ. Có thể với một chiếc máy DSLR, viên pin to hơn với dung lượng tốt hơn là điều không bàn cãi, nhưng đó không phải là yếu tố được diễn ra một cách thường xuyên, bên cạnh đó, việc các lăng kính được điều khiển chuyển động liên tục trong quá trình sử dụng cũng ngốn một lượng năng lượng không nhỏ, bên cạnh màn hình LCD cũng được sử dụng để tương tác không kém Thế nhưng với lí do nào đi chăng nữa bên trong, thì DSLR cũng có lợi thế rõ ràng để người dùng có thể mang thiết bị này đi đến bất kì đâu và thỏa sức đam mê của người dùng mà không cần quá lo lắng về việc thiết bị có thể hết pin một cách đột ngột
10. Giá thành DSLR: ngay cả với phân khúc bình dân thì những chiếc máy DSLR vẫn tốn của người dùng nhiều chi phí hơn so với Mirrorless Mirrorless: các dòng máy giá rẻ của Mirrorless không có ống ngắm, và bạn vẫn phải trả phí để sở hữu tính năng đi kèm này Với một thiết kế đơn giản và nhỏ gọn của Mirrorless đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng đây sẽ là dòng thiết bị rẻ hơn và dễ dàng sở hữu, nhưng thật sự là không hẳn vậy. Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị với đầy đủ tính năng, với mức chi phí thấp nhất có thể, thì thật sự, DSLR là tùy chọn tốt nhất mà bạn từng tìm thấy Một ví dụ cụ thể, với một chiếc máy DSLR như Nikon 3300 24MP với cảm biến ASP-C tốt nhất trên thị trường, đi kèm với ống ngắm quang học, hỗ trợ đầy đủ khả năng tùy chỉnh bằng tay và duy trì thời lượng pin ổn định ở mức 700 bức ảnh cho một mức giá gần bằng với một sản phẩm Mirrorless khác nhưng có độ phân giải hay thời lượng pin kém hơn khá nhiều, và đương nhiên là thiếu hụt về ống ngắm Đó là chưa kể đến việc tích hợp một ống ngắm vào thiết bị kể trên. Với Olympus OM-D E-M10 16MP được tích hợp sẵn ống ngắm cũng đủ để nâng mức giá bán lên 30% so với việc mua một sản phẩm như Nikon D3300 trong khi rõ ràng chiếc DSLR của Nikon cho chất lượng tốt hơn về mọi mặt rất nhiều Và đó là vấn đề ở phân khúc giá rẻ, khi ở những thị trường cao cấp hơn, và nhiều sản phẩm dành cho các tín đồ hơn thì sự chênh lệch về giá không còn là tiêu chí để nhắc đến nữa khi rõ ràng với một mức giá cao hơn, đồng nghĩa một chất lượng, hiệu năng tốt hơn với tính năng đa dạng hơn
Mirrorless và DSLR – Tổng kết DSLR: mạnh mẽ, chất lượng cao cấp với những trải nghiệm truyền thống và hình ảnh hoàn hảo Mirrorless: nhỏ gọn, mạnh mẽ trong công nghệ Công nghệ máy ảnh giữa DSLR và Mirrorless không phải là điều duy nhất mà bạn cần cân nhắc trong những lựa chọn, bởi đơn giản đây không phải là yếu tố quan trọng nhất. Cách để chọn cho mình một sản phẩm ưng ý chính là việc trải nghiệm với chúng và cảm nhận sự yêu thích của mình thực sự nằm ở cái tên nào đang có trên thị trường. Có thể trong những suy nghĩ, Mirrorless là một cái gì đó gần như chắc chắn, nhưng rồi bạn lại thích DSLR nhờ vào vẻ cồng kềnh nhưng cứng cáp, bên cạnh hệ thống ống ngắm quang học chân thật và thời lượng pin sử dụng tốt hơn, hay ngược lại. Còn về giá thành, thì rõ ràng, ngay cả khi những chiếc máy Mirrorless có thể đề nghị cái gì đó thấp hơn, nhưng nếu nói về sự đầy đủ trong tính năng, DSLR vẫn sẽ là một lựa chọn giá rẻ hơn hẳn. Đương nhiên đó chỉ là các tiêu chí, còn sự lựa chọn thật sự vẫn đến từ quyết định cuối cùng của người dùng tùy thuộc vào các nhu cầu của mình
Theo TechRadar
Các tin khác
So Sánh Máy Ảnh Mirrorless Và Dslr: Máy Ảnh Nào Tốt Hơn?
Máy ảnh mirrorless là loại máy ảnh không có gương lật (gương lật có chức năng phản chiếu hình ảnh lên kính ngắm quang học). Đối với máy ảnh không gương lật, ánh sáng đi qua ống kính và hạ cánh ngay ở cảm biến, bạn có thể nhìn được bản xem trước của hình ảnh ngay trên màn hình điện tử của máy ảnh. Sony Alpha A6300 là một trong những chiếc máy ảnh mirrorless điển hình.
Máy ảnh DSLR sử dụng một chiếc gương bên trong thân máy, phản chiếu ánh sáng lọt qua ống kính lên lăng kính vào khung ngắm để bạn có thể xem được hình ảnh của mình. Khi ấn chụp, gương lật lên, màn trập mở ra và ảnh sáng rơi vào cảm biến hình ảnh, giúp chụp lại hình ảnh. Một ví dụ về máy ảnh DSLR điển hình là chiếc Nikon D3400.
So sánh máy ảnh mirrorless và máy ảnh DSLR
Kích thước và trọng lượng
Vì đã tối giản gương và lăng kính nên máy ảnh mirrorless có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn nhiều so với máy ảnh DSLR. Thân máy ảnh mirrorless nhỏ hơn và có cấu trúc đơn giản hơn, cho phép chiếc máy ảnh này linh động và dễ mang theo bên mình hơn.
Tốc độ lấy nét (autofocus)
Trước đây, máy ảnh DSLR luôn đứng đầu về tốc độ lấy nét tự động và khả năng chụp trong môi trường thiếu sáng. Tuy nhiên một số máy ảnh mirrorless như Sony A7R III cũng đã có được khả năng này. Các hệ thống lấy nét tự động của máy ảnh mirrorless cũng được cải thiện rất nhiều, điển hình là tốc độ lấy nét của máy ảnh Canon M6 – được đánh giá trong top đầu.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được khả năng lấy nét tự động vượt trội của máy ảnh DSLR trên các vật thể chuyển động nhanh, ví dụ như chụp ảnh thể thao hoặc động vật.
Xem trước hình ảnh
Máy ảnh DSLR cho bạn thấy chính xác những gì sẽ chụp qua kính ngắm quang học, trong khi máy ảnh mirrorless cho phép bạn xem trước hình ảnh trên màn hình. Một số loại máy ảnh không gương lật hiện nay đã cải tiến kính ngắm điện tử mô phỏng như kính ngắm quang học.
Khi chụp ảnh ngoài trời trong điều kiện ánh sáng tốt, preview của máy ảnh mirrorless sẽ trông gần với hình ảnh cuối cùng hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng hiểu, máy ảnh DSLR sẽ cho preview chất lượng hơn.
Tốc độ chụp
Cả hai loại máy ảnh đều có tốc độ màn trập nhanh, tuy nhiên máy ảnh mirrorless được đánh giá cao hơn và đồng đều hơn. Còn máy ảnh DSLR lại chỉ có tốc độ màn trập ổn định ở các dòng cao cấp. Do không có gương chụp nên cơ chế của máy ảnh mirrorless sẽ cho phép nó chụp nhiều ảnh hơn mỗi giây, ở tốc độ màn trập cao hơn.
Tuổi thọ pin
Thông thường, máy ảnh DSLR sẽ có thời gian sử dụng dài hơn vì không cần tốn năng lượng cho màn hình LCD. Tuy nhiên, nếu bạn xem trước hình ảnh nhiều trong quá trình chụp, máy ảnh mirrorless và DSLR sẽ có thời lượng pin tương đương nhau.
Lens & phụ kiện
Máy ảnh DSLR sẽ cho phép bạn sử dụng nhiều loại ống kính từ nhiều nhà sản xuất, trong khi máy ảnh mirrorless bị hạn chế hơn. Tuy nhiên thì khoảng cách này cũng đang dần thu hẹp khi số lượng và chủng loại ống kính của máy ảnh mirrorless ngày một đa dạng hơn.
Máy ảnh mirrorless hay DSLR tốt hơn?
Máy ảnh mirrorless có ưu điểm là gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và chất lượng video tốt hơn, tuy nhiên lại có mức giá cao hơn và ít phụ kiện hơn. Máy ảnh DSLR có lợi thế trong việc lựa chọn lens và hoạt động tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu, nhưng lại cồng kềnh hơn. Vì vậy nên đối với người mới bắt đầu, hoặc những ai yêu thích sự đơn giản và năng động, máy ảnh mirrorless vẫn là một sự lựa chọn được ưu tiên hơn cả.
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Slr Và Dslr
Hai trong số những thuật ngữ thường gây khó hiểu nhất trong nhiếp ảnh là SLR (single-lens reflex camera; máy ảnh phản xạ ống kính đơn) và DSLR (digital single-lens reflex camera; máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số). Bạn chắc hẳn đã quen với DSLR rồi, dù là tên gọi hay ngoại hình máy, cũng vì nhiều nhiếp ảnh gia ngày nay chụp với loại máy này. Ngược lại, SLR thường là đồ sưu tầm khi mà các máy ảnh ngắm chụp kỹ thuật số bùng nổ, nhưng lại trở thành những món đồ thời trang vừa cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, vừa cho những ai có thú tiêu khiển, sưu tầm.
Thật thú vị khi một chữ cái đơn giản lại có ý nghĩa cực lớn đối với hai dòng máy ảnh này, nhưng đồng thời cũng có thể thấy chúng giống nhau thế nào bất kể khác biệt về công nghệ và phần cứng.
Công nghệ
Cả máy ảnh SLR và DSLR đều sử dụng công nghệ phản xạ ống kính đơn, tức máy trang bị một kính phản xạ bên trong nhằm cho phép người dùng nhìn thấy được những gì ống kính thấy và sẽ chụp qua kính ngắm quang học trên máy. Tuy nhiên, DSLR lại có lợi thế hơn một chút. Một số mẫu DSLR có tính năng xem trực tiếp kỹ thuật số qua màn hình LCD phía sau, tương tự dòng mirrorless (máy ảnh không gương lật) không có kính ngắm quang học ngày nay.
Cảm biến ảnh
Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa SLR và DSLR là cảm biến. Các máy ảnh SLR thường là máy ảnh phim/analog linh động, còn DSLR thêm chữ ‘D’ (tức digital – kỹ thuật số) là dùng để chỉ các cảm biến kỹ thuật số. Từ đó, các máy ảnh DSLR sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ hàng nghìn bức ảnh, trong khi máy ảnh SLR chụp một số lượng ảnh nhất định theo từng cuộn film.
Nói đi cũng phải nói lại, việc phân biệt máy ảnh SLR với DSLR không giống với việc so sánh hai dòng máy ảnh phim và kỹ thuật số, dù SLR cũng được tính là một trong nhiều loại máy ảnh phim.
Ống kính thay đổi được
Nhờ vào công nghệ ảnh độc đáo, hai loại máy ảnh này sử dụng ống kính thay đổi được. Điều này đồng nghĩa người dùng có thể kết hợp máy ảnh SLR hoặc DSLR của họ với các ống kính tùy vào nhu cầu và phong cách chụp ảnh của cá nhân.
Các đặc điểm vật lý
Với sự nổi bật của cả máy ảnh SLR với phong cách hoài cổ (ví dụ Pentax KP màu bạc) và SLR với thân máy tinh tế và hiện đại hơn (ví dụ Nikon F6), rất khó để phân biệt máy ảnh từ ngoại hình của chúng. Tuy nhiên theo truyền thống, máy ảnh SLR có nhiều nút bấm hơn, màu tông đôi và không có màn hình sau, trong khi DSLR chỉ có một màu duy nhất và một màn hình phía sau. SLR cũng nặng hơn vì được làm phần nhiều từ kim loại.
Tính năng video
Ưu điểm của việc phát triển dòng máy ảnh kỹ thuật số là hầu hết các máy ảnh DSLR đều có khả năng quay video, trong khi các máy ảnh phim nhỏ gọn như SLR thì không.
Chất lượng và độ phân giải
Máy ảnh phim nhìn chung cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhất là về màu sắc, độ tương phản và dãy tương phản (dynamic range). Thậm chí những chiếc máy ảnh kỹ thuật số tiên tiến nhất ngày nay còn không thể bắt chước khả năng chụp chi tiết của máy phim. Khi xét các loại cảm biến analog và phim có sẵn (nhất là loại lớn), máy ảnh SLR có thể đánh bại rất nhiều chiếc DSLR khi xét về đầu ra điểm ảnh.
Giá bán và giá trị
Do hiện này có nhiều máy ảnh DSLR hoạt động trên thị trường hơn nên theo đó giá bán của chúng cũng không đắt đỏ như SLR. Tuy nhiên, nếu giá bán và giá trị được ưu tiên hơn độ tiện dụng, nên lưu ý là máy ảnh SLR là sự đầu tư có lợi hơn khi chúng không cần được nâng cấp như máy ảnh kỹ thuật số. Đồng thời, SLR (tương tự hầu hết máy ảnh phim) sẽ trở thành những món đồ sưu tập có giá trị nếu bạn muốn đem bán lấy lời.
Kết: Xem xét sở hữu và phong cách chụp hình của bạn
Bất kể bạn chọn loại máy ảnh nào, loại đó sẽ thể hiện nhu cầu và sở thích của cá nhân bạn, cũng như phong cách chụp hình của bạn. Hãy đặt các yếu tố quan trọng với bạn lên hàng đầu khi lựa chọn, ví dụ như chất lượng hình ảnh và ngân sách, sau đó là tìm loại máy ảnh phản xạ ống kính đơn mạnh nhất cho chính bạn.
Theo Adorama
Sự Khác Biệt Giữa Máy Ảnh Dslr Crop Và Full
Crop hay Full-frame là tên gọi của cảm biến mà các dòng máy ảnh DSLR sử dụng nhằm để phân biệt loại máy đó. Một số khái niệm bạn cần nắm rõ là:
Cảm biến: là một mặt phẳng điện tử tiếp nhận những thông tin hình ảnh sau khi đi qua ống kính.
Full frame: có kích thước cảm biến lớn bằng khổ phim 35mm trước đây.
Crop: có kích thước cảm biến nhỏ hơn khổ phim 35mm (mỗi hãng máy có một tỉ lệ crop khác nhau)
Trên thực tế, các loại máy ảnh DSLR full frame luôn đắt hơn các máy crop khá nhiều. Câu chuyện so sánh 2 loại cảm biến này luôn xuất hiện ở các cuộc tranh luận của những người “sùng bái” máy DSLR,và tranh luận nổi bật nhất vẫn là: dùng crop hay full frame sẽ có lợi ?
Máy ảnh DSLR crop hay full-frame tốt hơn?
Trước hết chúng ta hãy so sánh kích thước cảm biến và góc nhìn của 2 loại máy này:
Hiểu một cách đơn giản như sau: với cùng một ống kính cảm biến full frame luôn cho góc nhìn rộng hơn cảm biến crop. Cũng như muốn chụp chân dung đặc tả nhiều chi tiết với khung hình tương đối chặt chẽ so với chủ thể, DSLR camera có cảm biến full frame luôn có thể tiến gần người mẫu hơn, trong khi đó máy cảm biến crop luôn phải lùi lại để lấy thêm góc nhìn.
Tuy nhiên chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng nếu chỉ đơn giản là lùi lại để lấy thêm góc nhìn, cuối cùng vẫn có thể chụp được bức ảnh chân dung đặc tả với khung hình tượng tự các máy full frame, thì dùng máy crop chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Điều này vừa đúng vừa sai, do đó nếu máy ảnh của chúng ta càng tiến sát được chủ thể thì chi tiết, chất liệu mọi thứ trong ảnh đều sẽ cao hơn nhiều là lùi ra xa. Khi bạn có nhu cầu cao về chất lượng hình ảnh (bạn là photographer chuyên nghiệp cần ảnh nhiều chi tiết để in khổ to chẳng hạn) thì full frame là cần thiết, ngược lại nếu bạn chỉ sử dụng bức ảnh ở mức độ in ấn bình thường hoặc chỉ lưu trữ trên máy tính thì máy crop lại là lựa chọn kinh tế hơn. Ngoài ra các máy full frame cho hiệu ứng xoá phông rõ rệt hơn rất nhiều do có thể tiến gần chủ thể.
Trên thực tế, độ nhạy sáng, chi tiết sáng-tối, chi tiết của dải màu các máy full frame luôn có sự ấn tượng hơn. Có thể trong môi trường ánh sáng hoàn hảo thì trông qua sẽ thấy các máy crop luôn có sức mạnh chẳng kém gì full frame. Nhưng hãy thử vào môi trường khắc nghiệt dạng như ánh sáng leo lắt, các bạn sẽ thấy khi tăng độ nhạy sáng (ISO), máy full frame cho chi tiết ít độ nhiễu, rõ ràng, sạch sẽ hơn crop rất nhiều.
Nói như vậy không có nghĩa là crop sẽ thua hoàn toàn so với full frame. Ở trong những hoàn cảnh có thể hi sinh chi tiết ảnh mà bù vào đó giải quyết được vấn đề chụp tầm xa thì các máy crop lại lợi thế hơn full frame. Ví dụ cùng một độ phân giải 24 megapixel, cảm biến crop 1.5 (bé hơn 1.5 lần so với full frame) sẽ cho điểm ảnh “chật chội” dẫn đến chi tiết hình ảnh kém hơn là không gian full frame rộng rãi. Nhưng nếu để lấy lợi thế tầm xa, cùng với ống kính tiêu cự 800mm thì máy full frame chỉ cho bức ảnh góc nhìn 800mm, còn máy crop 1.5x lúc này lại cho bức ảnh có góc nhìn tương đương tiêu cự 1200mm. Và với 2 bức ảnh cùng phân giải 24 megapixel nhưng khác góc nhìn tiêu cự, bạn dễ dàng so sánh đâu mới là “ống nhòm”. Đây cũng là một “trick” mà các photographer chuyên chụp động vật hoang dã thường sử dụng.
Vậy thì chốt lại thì máy ảnh DSLR crop tốt hơn hay máy ảnh full-frame tốt hơn? Theo quan điểm của người viết thì chẳng có dòng nào tốt hơn dòng nào cả, mỗi dòng đều có điểm mạnh riêng và cần cho hoàn cảnh riêng.
Như người dùng nghiệp dư khi mới vào nghề để tập chụp và tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng máy ảnh crop. Còn khi đã ‘pro’ rồi và đòi hỏi có những thước ảnh sắc nét hơn thì hẵng lên đời full-frame.
Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Sự Khác Nhau Giữa 2 Dòng Máy Ảnh Dslr Và Mirrorless trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!