Bạn đang xem bài viết So Sánh Sếp (Boss) Và Người Lãnh Đạo (Leader) Khác Biệt Nhau Nhiều Như Thế Nào được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ông chủ (boss) và người lãnh đạo (leader) là 2 khái niệm, chức danh hoàn toàn khác nhau. Tưởng chừng như người lãnh đạo của bạn chính là sếp nhưng có thể lại không phải như thế.
Khi nhắc đến boss, người ta thường nghĩ đến sự nghiêm khắc, cầu toàn, đôi khi có chút khắc nghiệt. Nhưng với leader thì hoàn toàn khác. Leader tận tâm và nhiệt huyết, leader luôn khiến mọi người yêu mến. Vậy sự khác biệt giữa leader và boss bắt nguồn từ đâu? Đó chính là từ cách hành xử của hai loại người này.
Leader thường tập trung vào việc thay đổi con người và tổ chức. Lý tưởng cho một leader là để đạt được sự thay đổi, một sự chuyển đổi của tổ chức từ A thành B. Đối với leader, mục tiêu là luôn luôn đạt được tầm nhìn mà họ đã đặt cho công ty. Leader quan tâm đến việc giúp đỡ cấp dưới để mọi người cùng phát triển.
Đối với boss, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Boss có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Boss không quan tâm đến việc những người cấp dưới làm từ điểm A đến điểm B như thế nào bởi vì tất cả những gì quan trọng nhất chỉ là kết quả. Nếu bạn có thể đạt được các mục tiêu và làm điều đó một cách hiệu quả, Boss sẽ hài lòng vì điều này cũng đảm bảo tổ chức được hưởng lợi. Định hướng của boss là về việc đạt được các mục tiêu.
Nhà Lãnh Đạo Và Người Quản Lý Khác Nhau Như Thế Nào?
Gần đây tôi có nói chuyện với một người bạn về câu hỏi mà cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng chúng tôi đều biết câu trả lời, đó là sự khác biệt giữa vị trí lãnh đạo và quản lý.
Đây là một câu hỏi khá rõ ràng. Nhìn chung, bạn có thể phân biệt một cách đơn giản là vị trí quản lý sẽ thực hiện quản lý nhân viên, tuyển dụng nhân sự trong khi vị trí lãnh đạo sẽ quản lý chính người quản lý. Về cơ bản, điều này hoàn toàn đúng.
Nhưng ngoài điều đó ra thì hai vị trí này cũng có nhiều điểm khác nhau. Trình độ chuyên môn thế nào sẽ quyết định ai đó trở thành một người quản lý? Những kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào thì có thể bước lên vị trí quản lý?
Nhận định được điều này thường khó khăn hơn. Bản thân tôi cũng giống như khá nhiều người khác, đã đạt đến một giai đoạn nhất định trong sự nghiệp và đang hướng tới mục tiêu từ vị trí quản lý lên lãnh đạo. Chúng giống như trò chơi điện tử, bạn sẽ được thăng cấp khi bạn thu thập đủ XP- Experience (kinh nghiệm).
Khác biệt trong kỹ năng quản lý và điều hànhGần đây, tôi đã phân tích sự khác biệt giữa vị trí lãnh đạo và quản lý. Bản thân tôi nhận ra rằng ngoài thâm niên và mức lương, chúng còn có rất nhiều điểm khác nhau về kỳ vọng, tư duy và kỹ năng. Trên thực tế, có rất nhiều nhà quản lý không bao giờ có được những kỹ năng đó, trong khi những người khác lại dễ dàng đạt được điều đó trong nháy mắt.
Hầu hết chúng ta đều trải qua giai đoạn tư duy như một người quản lý và phát triển tầm nhìn của mình cũng như thay đổi lối tư duy trước khi bạn trở thành nhà lãnh đạo.
Bản chất cốt lõi của vấn đề là, chức danh đã nói lên vai trò của từng vị trí. Một người quản lý sẽ quản lý công việc trong khi lãnh đạo tiến hành chỉ đạo công việc. Nó giống như sự khác biệt vô cùng tinh tế giữa “chiến thuật” và “chiến lược”. Một nhà lãnh đạo sẽ chỉ đạo nhân viên mình đi đâu trong khi một quản lý sẽ hướng họ đi đúng theo hướng đó. Người lãnh đạo là người sở hữu bản đồ, còn người quản lý là người điều khiển các toa xe.
Lí do một quản lý có thể mất rất nhiều thời gian để trở thành giám đốc là bởi vì việc chỉ đạo đòi hỏi sự khôn ngoan, kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch thay vì chỉ là kỹ năng thực hiện kế hoạch đó.
Khác biệt trong định hướng, tầm nhìnRất nhiều người sẽ đồng ý rằng yếu tố cốt lõi của lãnh đạo là tầm nhìn – sự định hướng cho công ty/tổ chức. Nếu như lãnh đạo cấp cao của tổ chức đó đưa ra tầm nhìn và họ muốn đạt được những điều này thì người quản lý điều hành sẽ là những người phải nghĩ ra kế hoạch để đạt được nó. Sau đó, chỉ đạo người quản lý thực hiện kế hoạch dựa trên lộ trình họ đã đưa ra.
Vì vậy, vào cuối ngày, kết quả sẽ thể hiện sự khác biệt lớn giữa lãnh đạo và quản lý. Là một người quản lý, bạn được giao bản lộ trình, công việc của bạn sẽ là tập hợp đội nhóm và quản lý họ làm những nhiệm vụ cần thiết để tuân theo kế hoạch đã đề ra. Nhà lãnh đạo có vai trò khó khăn hơn – xây dựng kế hoạch ngay từ ban đầu.
Và để làm được điều đó, bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mà một người quản lý có thể chưa có. Đó là những hiểu biết về những gì mình có thể đạt được và những tài nguyên có thể được sử dụng để thực hiện điều đó tốt nhất. Nhưng ngoài những kỹ năng này, sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và quản lý còn ở việc lãnh đạo có một tư duy rất khác người quản lý.
Người quản lý bắt buộc phải tuân theo kế hoạch nhưng họ không bắt buộc phải chịu trách nhiệm. Ngược lại, một lãnh đạo phải giải trình cho quá trình lãnh đạo của họ cho ban giám đốc, quản lý và các nhân viên, những người có quyền được biết kế hoạch này là tốt nhất.
Nếu trong quá trình thực thi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và niềm tin để tiếp tục – bất chấp những tranh luận từ những người khác. Và quan trọng hơn, nếu những lập luận của họ có lý, lãnh đạo cần có sự khôn ngoan và tỉnh táo để biết liệu kế hoạch của họ có đúng đắn hay cần thay đổi, điều chỉnh gì hay không.
Liên hệ:
Hotline: 012 3636 1080
Email: [email protected] / [email protected] / [email protected]
Lãnh Đạo Và Quản Lý Khác Nhau Như Thế Nào ?
Bạn có quan điểm thế nào với stt của anh Tùng Aroma ?
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Đây là câu hỏi có tần suất nhắc lại cao nhất và cũng có từng ấy cách trả lời khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và nhà quản lý nằm ở cách thức họ khuyến khích người lao động, sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ.
Trên thực tế có rất nhiều người có thể được coi vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý. Công việc của họ là quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ “trái tim” của những người lao động, càng khó hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua một chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một nhà lãnh đạo
Ta thử đi tìm hiểu xem một nhà quản lý “trông” như thế nào.
Họ có cấp dưới – điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi. Tất nhiên trừ phi cái mác quản lý mang ý nghĩa danh dự để chứng tỏ năng lực hơn là quyền lực, các trường hợp khác, nhà quản lý đi kèm với quyền lực chính thống trong tổ chức. Quyền lực này biểu hiện ra theo nhiều cách khác nhau và dĩ nhiên ta – với tư cách một kẻ làm thuê – cũng sẽ phải thể hiện sự nể sợ nó (sợ thật hay không vẫn còn phải bàn tiếp) qua nhiều cách, cách dễ thấy và dễ đo nhất là bằng phương pháp thống kê số người vào chúc tết một nhà quản lý nhân dịp tết sắp tới (thú thật là tôi đang định áp dụng).
Độc đoán và phong cách chuyển giao
Quyền lực của nhà quản lý được “ngưng tụ” ở ví trí của anh ta qua thời gian và được “bảosuccess1.jpg hành” bằng chính công ty đang trao cho anh quyền đó. Hệ quả tất yếu là những kẻ làm thuê như chúng ta có nghĩa vụ làm cho và làm theo điều anh ta bảo. Tôi dùng từ “phong cách chuyển giao” do một bài viết trước đã dùng từ này thay cho từ tiếng Anh nguyên bản là transactional style, một từ dùng cho phong cách lãnh đạo nhưng là phong cách gần với một nhà quản lý hơn một nhà lãnh đạo. Ý nghĩa của từ transactional style có nghĩa là nhà quản lý sẽ nói cho nhân viên của mình biết cần làm gì, và cấp dưới của anh ta làm đúng như thế, tất nhiên không phải vì cấp dưới đó toàn người máy Asimo đáng yêu, mà đơn giản bởi chỉ có làm thế chàng nhân viên này mới có hy vọng nhận được khoản lương như người ta hứa với anh trong hợp đồng mà anh đã kí.
Tôi nhớ lại Peter Druker với câu nói kinh điển của ông: “Management is doing things right; Leadership is doing the right things.” Rõ thế đấy, nhà quản lý được trả tiền (có thể là anh ta tự trả cho anh ta nếu anh ta là ông chủ) để làm cho công việc hoàn thành trong những giới hạn có thể rất hẹp về thời gian và tiền. Và như thế, nhân viên của nhà quản lý này cũng cần phải thấm nhuần tư tưởng làm cho tốt việc được giao, tốt nhất có thể, không cần thiết phải nghĩ ngược lại xem việc đó có đáng làm không, có đúng hay không.
Trên góc độ tài liệu nghiên cứu, tôi đọc và thấy người ta nói rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những nhà quản lý thường có xu thế tìm kiếm sự ổn định, thích sống một cuộc sống “thường thường” và vừa đủ. Điều này dẫn đến hệ quả họ khá ngại rủi ro và cố gắng tránh né các xung đột nếu có thể. Trên góc độ con người, nhìn chung họ đang lái một con thuyền hạnh phúc.
Thế còn một nhà lãnh đạo? Người lãnh đạo có những người đi theo họ.
Người lãnh đạo không có cấp dưới – ít nhất là không có khi họ thực hiện công việc lãnh đạo.leader.gif Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho họ, bởi cái họ thực sự muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ – một hành động hoàn toàn tự nguyện.
Vai trò thủ lĩnh tinh thần – chuyển đổi con người
Bảo một người khác làm một việc gì đó sẽ không thể làm cho họ phát sinh ra ý nghĩ sẽ đi theo ta. Nhà lãnh đạo phải kêu gọi, lôi cuốn được những con người dưới quyền kia, chỉ cho họ thấy nếu đi theo mình, họ sẽ tìm thấy được những điều mong mỏi trong trái tim của họ. Khi nào thì thành công? – khi mà sự mong muốn đi theo trong những người đang chịu tác động của người lãnh đạo đạt đến mức họ dừng lại những việc họ đang làm và dám thử tham gia vào một tình huống mà ở đó họ có thể quên đi việc đánh giá rủi ro xung quanh.
Tập trung vào con người
Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất một vị lãnh tụ tinh thần, từ Ganhdi, Fidel, cho đến Hitle và cả Bin Laden, nhưng điều này không đồng nghĩa với một cá tính nổi trội, ầm ĩ. Họ thường tỏ ra tốt với người khác, với một phong cách riêng im lặng tạo độ tin tưởng cho mọi người – một phương pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo dựng lòng trung thành mà nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại đã áp dụng.
Mặc dù những nhà lãnh đạo luôn tỏ ra tốt với mọi người, điều này không có nghĩa là họ cũng tỏ ra thân thiện với tất cả. Để có thể duy trì một ấn tượng “bí ẩn” nhất định của một vị lãnh đạo, họ thường duy trì một khoảng cách, và mức độ tách biệt nhất định.
Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt được, họ thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai.
Tìm kiếm rủi ro
Trong nghiên cứu mà tôi có nhắc đến ở trên với kết luận về đặc tính ngại rủi ro của nhà quản lý, cũng có một phần nghiên cứu về những nhà lãnh đạo – họ là những người tìm kiếm rủi ro, nhưng không phải là những kẻ tìm kiếm cảm giác mạnh mù quáng. Họ theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn của mình, họ chấp nhận những vấn đề đang và sẽ phải đối mặt, coi đó như một lẽ tự nhiên và việc của họ là vượt qua để đến đích. Nói cách khác, họ cảm thấy thoải mái khi phải đối mặt với rủi ro và nhìn nhận những con đường người khác né tránh là một cơ hội tiềm năng cho một lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng phá vỡ những rào cản, những nguyên tắc cố hữu để đạt đến thành công.
Một số không nhỏ (đủ lớn để kinh ngạc thì đúng hơn) những nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với một dạng hạn chế nào đó với cuộc sống bình thường và họ phải tự vượt qua nó. Một số người có tuổi thơ không suôn sẻ (kém hạnh phúc hơn đa số trẻ em khác), một số lại gặp phải những hạn chế trong việc đọc, hạn chế về thể hình.
Ta có một bảng tóm tắt một số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Những tiêu chí chỉ ở mức độ tương trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề.
St:saga.vn
Bài cũng khá hay và đầy đủ. Cả nhà nghĩ sao nhỉ về lãnh đạo và quản lý? Bạn có biết chỉ vì câu hỏi này đôi khi người ta sinh ra hàng loạt những dự án trong nhân sự như: Dự án cán bộ nguồn, dự án đánh giá năng lực quản lý của cán bộ cấp trung, đào tạo lãnh đạo cấp trung … Thôi dù sao thì ít ra chúng ta cũng có 1 số tiêu chí năng lực của quản lý và lãnh đạo:
Từng này cũng đủ để xây dựng từ điển năng lực rồi. 🙂
Lãnh Đạo Và Quản Lý Khác Nhau Như Thế Nào?
Lãnh đạo và quản lý là hai chức danh cơ bản trong doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, còn rất nhiều bạn vẫn mơ hồ về định nghĩa cũng như trách nhiệm của lãnh đạo và quản lý. Việc mơ hồ này dẫn tới việc sử dụng hai chức danh sai (thay thế cho nhau) và hậu quả là sai lầm về điều hành công việc, chiến lược phát triển công ty.
Ở xưởng gỗ kia có một người quản lý rất giỏi với lâu năm kinh nghiệm. Hôm nay, trước khi chặt khu rừng mới, ông đã kiểm tra chi tiết về độ sắc của lưỡi rìu, số lượng nhân công, kế hoạch làm việc…để đảm bảo rằng công việc diễn ra trơn tru nhất. Thật vậy, chỉ trong nửa buổi, dưới sự điều hành của người quản lý, một nửa cánh rừng đã được đốn hạ. Tầm trưa, lãnh đạo đi đến kiểm tra công việc. Ông leo lên chiếc cây cao nhất, phóng tầm mắt ra xa và hô lớn: “Chúng ta chặt nhầm khu rừng rồi!”.
Câu chuyện cũng phần nào giải thích được sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và người quản lý. Lãnh đạo là người định hướng, đưa ra ý tưởng và mục tiêu cho công việc. Quản lý là người đề ra phương pháp đảm bảo ý tưởng đó được thực hiện một cách trơn tru nhất với tài nguyên giới hạn (kinh phí, thời gian, nhân sự,…).
Tuy hai mà một
Nếu câu chuyện đơn giản dừng ở đây thì có lẽ không ai sẽ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Nhưng trong câu chuyện, chính nhà lãnh đạo cũng đã đi kiểm tra việc chặt cây- một công việc của nhà quản lý.
Một nhà lãnh đạo giỏi thì cần có kỹ năng quản lý. Đầu tiên, mọi ý tưởng sẽ là viển vông nếu họ không nắm chắc được nguồn lực, tài nguyên của công ty trước khi đề ra kế hoạch.
Nếu bạn tuyên bố sẽ kiếm được một triệu đô một tháng thì mọi người sẽ cười bạn vì khoác lác. Nhưng nếu Bill Gates cũng tuyên bố sẽ kiếm một triệu đô một tháng thì mọi người sẽ cười ông vì đặt ngưỡng quá thấp. Điểm khác biệt chính là nguồn tài nguyên khổng lồ cho phép Bill Gates kiếm được nhiều hơn một triệu đô, còn bạn thì mình chưa biết.
Thứ hai, mọi ý tưởng cần được hướng dẫn và giám sát một cách chi tiết để đảm bảo hoàn thành đúng ý tưởng ban đầu. Ai có thể hiểu rõ về ý tưởng của mình hơn chính người nghĩ ra nó. Việc truyền thông tin luôn tiềm ẩn vô số rủi ro, sạn (noise) có thể gây nhiễu thông tin tiếp nhận. Nếu nhà lãnh đạo không liên tục giám sát và chỉnh sửa thì bức tranh doanh nghiệp có lẽ sẽ rất khác với những ý tưởng ban đầu.
Mặt khác, nhà quản lý cũng cần có tư duy của lãnh đạo. Nếu bạn chỉ chăm chăm thúc đẩy năng suất lao động thì bạn chẳng khác gì một ông đốc công, mặc dù khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên cũng là một kỹ năng lãnh đạo. Sau khi có mục tiêu và ý tưởng, chính nhà quản lý phải lên kế hoạch mua mực ở đâu, mua giấy vẽ loại gì, thuê thợ tay nghề ra sao…để có thể vẽ lên ý tưởng đã đề cập.
Một mô hình hoạt động đến một giai đoạn nào đó sẽ đạt ngưỡng tối đa năng suất. Lúc này một mô hình mới cần ra đời, nếu nhà quản lý không thể sáng tạo, nghĩ ra mô hình mới thì công ty không thể tiến xa hơn được.
Ngày trước công ty mình phải soạn thảo hợp đồng gửi lên cho đối tác Hà Nội ký rồi họ sẽ gửi lại. Nhanh nhất cũng mất một ngày, mình mới có được hợp đồng với đủ chữ ký hai bên. Một hôm, quản lý đảo ngược quá trình làm việc tức dùng cách gửi email cho đối tác để họ ký và gửi xuống chỗ mình. Thế là việc ký hợp đồng hoàn thành chỉ trong nửa ngày với chi phí giảm một nửa. Một điều nhỏ nhặt như vậy nhưng 4 năm trời hoạt động, công ty chưa bao giờ nghĩ đến.
Tóm lại, nhà quản lý và nhà lãnh đạo là hai chức danh cùng với trách nhiệm hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên để thành công trong vị trí của mình, lãnh đạo hay quản lý đều cần những kỹ năng, tư tưởng của bên còn lại.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: Vũ Minh Trường, Đại học James Madison (Mỹ)
Lãnh Đạo Và Quản Trị Khác Nhau Như Thế Nào?
Một trong những chức năng của Quản trị là lãnh đạo. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa lãnh và quản trị. Tuy nhiên, lãnh đạo và quản trị là hai vai trò khác biệt của người đứng đầu một tổ chức, một bộ phận hay một nhóm người. Lãnh đạo là một phần trong vai trò quản trị nhưng không phải là tất cả. Một quản trị viên thường được coi là một người lãnh đạo, nhưng một người lãnh đạo chưa chắc là một quản trị viên.
Quản trị là một chức vụ được chính thức trao ban do cấp trên và được thừa nhận ở cấp dưới. Quản trị viên là người có quyền sai khiến người dưới và hành xử công việc theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Quản trị viên phân bổ, giao việc cho người thừa hành đồng thời giám sát, theo dõi tiến độ và đánh giá công tác thực hiện công việc để thưởng, phạt theo quy định của tổ chức. Nói đến quản trị là nói đến quyền hành. Còn Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nhà lãnh đạo hướng đến tương lai, xây dựng chương trình hàng động và thu hút, truyền cảm hứng, khích lệ, phát triển mối quan hệ thông qua sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Như vậy, quản trị hướng tới hoàn thành mục tiêu thông qua mệnh lệnh và kiểm soát, lãnh đạo hướng tới hoàn thành mục tiêu thông qua động viên, khích lệ. Nói cách khác, quản trị hướng tới “công việc” hơn còn Lãnh đạo thiên về “con người” và mang tính nhân bản hơn.
Trong tổ chức, có hai hình thức lãnh đạo. Một là người lãnh đạo được ban quyền hành và được điều khiển người khác thông qua các quyền lực hợp pháp – legitimate power (được quyền phân công công việc và yêu cầu cấp dưới phải tuân theo); quyền lực tưởng thưởng – reward power (khen thưởng nhân viên những phần quà có giá trị vật chất hoặc phi vật chất nếu nhân viên đạt thành tích tốt, đạt chỉ tiêu); quyền lực cưỡng chế – coercive power (đưa ra các khung hình phạt về hành chính hay kinh tế đối với những nhân viên làm việc lơ là, không đạt chỉ tiêu, vi phạm kỷ luật). Ba quyền lực trên là những chủ yếu là do chức vụ mà có và thường được kiểm soát bởi tổ chức. Do đó người lãnh đạo này cũng chính là nhà quản trị.
Hai là người lãnh đạo được thừa nhận một cách bộc phát và tự nhiên nhờ vào khả năng của người đó trong việc gây ảnh hưởng đến người khác mà không nhờ vào các quyền lực hợp pháp xuất phát từ vị trí quản trị như trên. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội. Thông thường sự ngưỡng mộ này đến từ kinh nghiệm chuyên môn, lối sống của người lãnh đạo và vô hình dung họ có quyền lực trong sự sai khiến và điều khiển người khác. Đó là quyền lực nhân cách (referent power) và quyền lực chuyên môn (expert power). Hai quyền lực trên xuất phát từ phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của người lãnh đạo, do đó họ được ngưỡng mộ và tôn sùng dẫn đến lời nói của họ có trọng lượng và được nghe theo chứ không phải do quyền hành từ chức vụ được trao cho.
Có thể khái quát về Nhà quản trị và Nhà lãnh đạo thông qua bảng sau:
* Tác động đến công việc
* Đạt mục tiêu thông qua hệ thống mệnh lệnh, yêu cầu công việc
* Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát
* Tác động đến con người
* Đạt mục tiêu thông qua cổ vũ động viên
* Đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương
Lương Đức (tổng hợp)
Sự Khác Nhau Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý Như Thế Nào?
Có khá nhiều nhầm lẫn giữa vai trò người quản lý và lãnh đạo. Nhưng bản chất hai vị trí đều này có chức năng và quyền hạn khác nhau. Thế nên, tại mỗi doanh nghiệp muốn thành công phải có sự phân công vị trí, vai trò cụ thể và rõ ràng.Vậy sự khác nhau giữa Lãnh đạo và Quản lý là gì ?
Hiện nay trong các công ty, vẫn có những trường hợp người lãnh đạo cũng chính là người quản lý, nhưng có những công ty thì hai vị trí này được tách bạch. Vì thế, đôi khi có những người có thể là một lãnh đạo tồi nhưng lại là một nhà quản lý xuất sắc, và ngược lại.
Theo như tác giả, thì ở đây có 3 điểm khác nhau cơ bản được được rút ra từ những chiêm nghiệm thực tế của Gene Wade – sáng lập viên và CEO của UniversityNow và người quản lý của công ty này – Peter Drucker.
Khác biệt số 1: Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng
Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nhiệm vụ nghĩ ra những ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Người lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn và luôn phát triển các chiến lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần phải có hiểu biết về các xu hướng hay các nghiên cứu và kỹ năng mới nhất.
Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận hành những gì đã được thiết lập để nó hoạt động trơn tru đúng kế hoạch. Người quản lý phải luôn để mắt tới nhân viên cấp dưới và duy trì sự kiểm soát thường xuyên để nhằm đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì trực tiếp làm việc với nhân viên nên họ am hiểu nhân viên của mình, biết rõ ai là người phù hợp nhất với những nhiệm vụ cụ thể.
Khác biệt số 2: Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát
Ông Wade cho rằng, người lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên, để nhân viên biết như thế nào là tốt nhất và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ. “Lãnh đạo không phải là ở những gì bạn làm mà chính là những gì mà người khác làm cho bạn. Nếu không có ai thực thi ý tưởng của bạn thì bạn thực sự không phải là một lãnh đạo”, ông nói.
Nếu mọi người hào hứng với ý tưởng của bạn thì đó chính là bởi họ đã được bạn truyền cảm hứng. Điều đó có nghĩa là bạn đã tạo được sự tin tưởng đối với nhân viên, điều này là đặc biệt cần thiết nếu hoạt động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và cần thiết xốc vác lại niềm tin của nhân viên vào sứ mệnh của công ty.
Ở vai trò người quản lý, Drucker lại cho rằng, nghề của họ là duy trì việc kiểm soát nhân viên để nhân viên phát huy khả năng và năng lực lớn nhất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc tăng doanh thu/lợi nhuận cho công ty. Để làm điều này một cách hiệu quả, người quản lý cần phải am hiểu rõ cấp dưới của mình và hiểu cả đam mê và mong muốn về lương bổng của nhân viên.
Khác biệt số 3: Lãnh đạo hỏi “Cái gì?” và “Tại sao?” trong khi quản lý hỏi “Như thế nào?” và “Bao giờ?”
Để đặt câu hỏi “cái gì” và “tại sao”, bạn có thể sẽ phải hỏi tại sao điều đó xảy ra nhưng đôi khi câu hỏi này sẽ khiến người nghe có cảm giác như bạn đang thách thức cấp trên của bạn. Ông Wade cho rằng “Điều đó có nghĩa là họ đang leo lên lớp cấp quản lý cao nhất khi nghĩ rằng cần phải hoàn thành việc gì đó cho công ty”. “Tôi luôn bảo với nhân viên của mình rằng, tôi không mong là tất cả những gì tôi nói ra là đúng mà tôi mong nó có nhiều điểm sai”.
Và nếu công ty vấp phải sai lầm nào đó, thì lãnh đạo sẽ là người hỏi “chúng ta học được điều gì sau sai lầm này?” và “Làm thế nào để sử dụng những thông này để làm rõ hoặc thực hiện tốt hơn những mục tiêu của chúng ta?”.
Tuy nhiên, theo Wade, người quản lý thì lại không thực sự nghĩ nhiều về những sai lầm. Nghề của họ là hỏi “như thế nào”, “bao giờ” để cho chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện phù hợp.
Còn Drucker thì cho rằng, các nhà quản lý thường chấp nhận hiện trạng. Họ biết rằng đơn đặt hàng và kế hoạch là rất quan trọng và công việc của họ là thực thi được các mục tiêu hiện tại của công ty.
Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Sếp (Boss) Và Người Lãnh Đạo (Leader) Khác Biệt Nhau Nhiều Như Thế Nào trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!