Bạn đang xem bài viết So Sánh Giữa Máy Tiện Cnc Và Máy Phay Cnc được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Máy tiện CNC và máy phay CNC đều là những loại máy cơ khí đóng vai trò rất quan trong trọng trong ngành nghề chế tạo máy. Cả hai loại máy đều đóng một vai trò nhất định.
Điểm giống nhau: Cả hai loại máy đều là máy được sử dụng trong việc gia công đồ cờ khí. Và được điều khiển tự động bằng CNC (máy tính).
Điểm khác nhau: Máy tiện dùng đề gia công trục, vòng chặn, bánh xe. Hoặc cắt bỏ các vât liệu phôi trục, sử dụng dao tiện để cắt vát những mặt thừa bên ngoài. Máy được cấu tạo bằng 2 trục chính hai đầu rơ-vôn-ve. Nó có thể thực hiện gia công đồng thời 2 dao để gia công cùng lúc hai chi tiết với 2 chương trình khác nhau. Máy còn có hệ thống tự động cấp và tháo chi tiết.
Máy phay CNC: Máy phay được sử dụng chủ yếu trong 2 việc chính là cắt và khoan. Muốn cho máy hoạt động thì đầu tiên phải xuất file thiết kế CAD 2D/3D. Sau đó lập trình trên phầm mềm CAM để lên chương trình chạy dạo của máy. Chương trình được đưa vào bộ xử lý sẽ biến chương trình CAM thành mã G-Code mà máy có thể đọc. Mã G-Code được tải lên máy CNC cùng với tất cả các công cụ cắt gọt cần thiết như dao phay ngón, dao lăn ren, mũ khoan,… Sau đó, máy sẽ được đưa vào chế độ tự động và khởi động chương trình. Để điều khiển tất cả các tính năng của máy như di chuyển, tốc độ tiến dao, tốc độ trục chính, công cụ cắt,..để gia công chi tiết.
Nên mua máy phay CNC và máy tiện CNC ở đâu giá rẻ Hà Nội ?
Công ty TNHH Việt Long tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh cơ khí. Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tham quan ngay tại xưởng. Trực tiếp xem tất cả các thiết bị đang gia công. Chế độ bảo trì bảo hành và chăm sóc khách hàng số 1 Hà Nội.
Tình trạng máy phay CNC và máy tiện CNC
Hiện các sản phẩm mà công ty bán là máy đã qua sử dụng nhưng vẫn trong tình trạng gia công trực tiếp tại xưởng. Máy được nhập thẳng nguyên chiếc tại Nhật. Phía công ty cam kết máy móc chưa qua sửa chữa còn nguyên toàn bộ phận. Khách hàng có nhu cầu mua có thể liện hệ
SĐT: 0986466088 Facebook: https://www.facebook.com/vietlonhmachinery/
So Sánh Máy Cnc Và Máy Công Cụ
Trong bảng 1 các chức năng cơ bản của máy công cụ thông thường, và máy CNC được so sánh với nhau.
Bảng 1. So sánh các chức năng cơ bản cùa các máy
Nhập dữ liệu:
Công nhân chỉnh máy bằng tay dựa vào nhiệm vụ sản xuất và các bản vẽ; gá phôi, dụng cụ cắt và điều chỉnh chúng.
Nhập dữ liệu:
Chương trình NC được đưa vào hệ điều khiển NC nhờ băng đục lỗ.
Nhập dữ liệu:
Chương trình NC có thể được đưa vào hệ điều khiển CNC qua bàn phím, đĩa hoặc các cổng giao tiếp (series, bus). Nhiều chương trình NC được lưu trữ trong bộ lưu trữ bên trong, hơn nữa ờ hệ điều khiển hiện đại người ta còn sử dụng thêm các bộ nhớ rời.
Điều khiển thủ công:
Công nhân cài đặt bằng tay các thông số công nghệ (số vòng quay, lượng chạy dao) và điều khiển việc gia công với các tay quay.
Hệ điều khiển NC xử lý các thông tin về hành trình và chế độ đóng – mở của chương trình NC và đưa ra các tín hiệu điều khiển tương ứng tới từng bộ phận riêng của máy NC.
Máy tính vả phần mềm tích hợp trong hệ điều khiển CNC đảm nhiệm toàn bộ các chức năng điều khiển và điều chỉnh của máy CNC. Đồng thời, bộ lưu trữ bên trong được sử dụng cho chương trình, chương trình con, thông số máy, kích thước dụng cụ cắt, giá trị hiệu chỉnh cũng như chu trình gia công cố định và tự do. Thường người ta hay tích hợp phần mềm phỏng đoán lỗi vào hệ điều khiển CNC.
Kiểm tra
Công nhân đo và kiểm tra thù công độ đảm bảo kích thước cùa chi tiết gia công và phải lặp lại quá trình gia công nếu cần thiết.
Nhờ phản hồi liên tục cùa hệ thống đo và của môtơ vị tri, máy NC đã biết được kích thước của chi tiết gia công cố giữ được đúng hay không trong quá trình gia công.
Nhờ bộ cảm biến đo được tích hợp người ta có thể kiểm tra được kích thước trong khi gia công. Đồng thời, có thể làm việc trên hệ điều khiển để có được một quá trình gia cõng chủ động và tích cực, ví dụ, thử một chương trinh NC mới và tối ưu hoá chương trình.
Máy CNC có các ưu điểm sau:
Với máy công cụ CNC, nhờ tốc độ gia công cao cũng như thời gian gia công cơ bản, thời gian phụ, thời gian chuẩn bị và thời gian kết thúc tại máy thấp, người ta đạt được năng suất lao động cao. Các yếu tố ảnh hường sau đây tác dụng đặc biệt đến điều này:
Lập trình trực tiếp trên máy công cụ nhờ khả năng nhập bằng tay.
Trách nhiệm lập trình được chuyền tới một bộ phận chuẩn bị sản xuất. Nguyên vật liệu, công cụ được chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp đúng hạn tại chỗ làm việc của máy CNC.
Trong trường hợp gia công lặp lại, chương trình đặc thù của chi tiết gia cõng được lưu trữ dưới dạng chương trình con.
Tối ưu hoá chương trình NC trong hệ điều khiển.
Mô tà hình dạng vật gia công bằng các dữ liệu hình học đơn giản.
Chạy dao tự động cho tới khi đạt được kích thước yêu cầu.
Tự động vận hành tất cả các chức năng cùa máy và can thiệp trực tiếp khi nhận ra lỗi và nhiễu.
Giám sát tự động quá trinh sản xuất bằng chính hệ điều khiển CNC (đo, kiểm tra tự động).
Sừ dụng đa dạng dụng cụ trong các hệ thống giữ dụng cụ gia công.
Có thể chuần bị trước dụng cụ gia công bên ngoài máy mà không ành hường tới thời gian chạy máy.
Chất lượng chi tiết gia công không thay đổi và it phế liệu.
Độ chính xảc gia công cao nhờ cáp chính xác của máy cao (độ chính xác đo 1/1000 mm).
Thời gian gia cõng thấp nhờ tổ chức sàn xuất và kết hợp tốt hơn các bước công việc phân tán.
Hệ số sử dụng máy cao nhờ cách vận hành máy.
Độ linh họat sàn xuất được cải thiện nhờ hệ thống gia công, dẫn đến quá trinh sản xuất hợp lý cho lô nhò cũng như đơn chiếc với độ phức tạp cao.
Nhờ các ưu điểm trên máy cõng cụ CNC đã chiếm ưu thể trong gia công cắt gọt. Phạm vi ứng dụng rộng lởn là đặc điểm hấp dẫn cùa máy cộng cụ CNC (hình 2).
Năng suất tăng lên;
Độ phức tạp và độ chinh xác gia công tăng lên;
Máy công cụ CNC;
Máy cõng cụ thông thướng.
Điều kiện khi sử dụng máy công cụ CNC
Để vận hành và lập trình cho máy công cụ CNC người vận hành máy cần có trình độ . Do tốc độ gia công CNC cao hơn rất nhiều nên các kinh nghiệm có được từ gia công trên máy thông thường công nhân không thề mang sang ứng dụng cho máy CNC mà không được bồi dưỡng thêm về kiến thức.
Máy Nc Và Máy Cnc
Việc sử dụng thuật ngữ trong tên gọi và về cơ bản đều là những loại máy được điều khiển bởi các chương trình máy tính nên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết cách phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC. Thực tế máy NC và máy CNC vẫn có những điểm khác biệt dễ nhận thấy, nếu nắm được những điểm này sẽ giúp mọi người phân biệt được chúng một cách dễ dàng và chính xác.
Giải thích thuật ngữ NC và CNC
Để phân biệt sự khác nhau giữa 2 máy thì trước hết cần phải hiểu về các thuật ngữ NC, CNC là gì.
NC là Numerical Control, nghĩa tiếng Việt là điều khiển số. Từ cách diễn giải này có thể hiểu máy NC là loại máy điều khiển số, tức là máy sẽ được điều khiển vận hành và hoạt động dựa trên một chương trình có sẵn được cài đặt trong máy.
Hiểu một cách chi tiết hơn thì quá trình điều khiển này sẽ được thực hiện bằng hệ thống các chương trình dữ liệu, người lập trình sử dụng một dãy câu lệnh theo tín hiệu hệ số nhị phân mà máy có thể hiểu được để điều khiển máy. Mục đích của việc thiết lập trên là nhằm sử dụng máy NC để gia công các sản phẩm theo yêu cầu nhất định.
CNC tương đương với cụm từ tiếng Anh “Computer Numerical Control”, được hiểu nôm na là sự điều khiển tự động nhờ máy tính. Để điều khiển máy CNC con người phải viết ra một chương trình gồm dãy những kí tự chuyên biệt (mã G) để máy tính hiểu để từ đó điều khiển CNC gia công chính xác theo yêu cầu.
Phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC
Những thông tin được đề cập bên trên đã phần nào cho thấy để phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC thì những thông tin đó chính là cơ sở cho sự nghiên cứu, so sánh này.
Nguyên nhân dẫn đến khó phân biệt sự khác nhau giữa các loại máy được cho là do máy CNC hoạt động g trên nền tảng nguyên lý tương tự máy NC nên dẫn đến nhiều điểm tương đồng. Nếu am hiểu về 2 loại máy này chúng ta cũng sẽ biết được chúng dựa trên một số cách phân biệt như sau:
Thứ nhất, máy CNC vận hành một cách tự động, hiện đại và tiên tiến hơn. Máy CNC được điều khiển nhờ máy tính, do đó các hoạt động máy sẽ thực hiện trơn tru nhờ lập trình của máy tính. Còn máy NC thì không có điều này, máy vận hành nhờ vào các mạch điện tử, những lệnh của chương trình dữ liệu đã được người ta lập trình sẵn. Thứ hai, khâu nhập liệu, lưu trữ thông tin về chương trình gia công vào máy. Đối với máy NC thì bản thân máy không có chức năng lưu trữ chương trình. Do đó để lưu trữ chương trình gia công, con người cần lưu trữ vào các băng từ, băng đục lỗ. Riêng đối với máy CNC thì việc quá trình lưu trữ này có phần đơn giản hơn, chỉ cần lưu trực tiếp luôn vào bộ nhớ máy tính. Thứ ba, phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC qua hiệu suất hoạt động của 2 loại máy. Có thể nói máy CNC là một “phiên bản hoàn hảo hơn” so với máy NC và điều này đặc biệt thể hiện rõ qua hiệu suất hoạt động của máy CNC. Máy CNC gia công với tốc độ nhanh hơn và tất nhiên năng suất hoạt động từ đó cũng cao hơn hẳn máy NC. Thứ tư, khi có nhu cầu thay đổi chương trình gia công thì trên máy CNC sẽ thực hiện dễ dàng hơn máy NC. Ảnh hưởng dây chuyền từ đặc trưng riêng của mỗi máy về quá trình lưu trữ chương trình gia công nên khi thay đổi chương trình gia công tất nhiên người ta sẽ thực hiện trên máy CNC một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn máy NC. Cuối cùng, sự khác nhau giữa máy NC và CNC thể hiện ở quá trình kiểm tra sản phẩm gia công. Máy NC kiểm tra vị trí sản phẩm gia công đã được đặt đúng chưa hay căn chỉnh tỉ lệ gia công chính xác của sản phẩm nhờ vào phản hồi của hệ thống đo và mô tơ vị trí. Mặt khác máy CNC lại kiểm tra điều này nhờ bộ cảm biến và nhất là thợ gia công sẽ có thể chủ động, linh hoạt điều khiển gia công trên hệ điều khiển của máy tính.Tại sao phải phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC?
Việc phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC sẽ trang bị thêm cho người tìm hiểu những kiến thức cần thiết về máy cơ khí, phục vụ có hiệu quả cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thêm vào đó, thông qua phân biệt sự khác nhau giữa máy NC và máy CNC có thể thấy rằng tuy rằng máy CNC có phần tối tân hơn máy NC, đương nhiên cũng vì lẽ đó mà giá thành máy CNC cao hơn.
Tuy nhiên nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh có thể không có yêu cầu cao như vậy đối với mục đích gia công của cơ sở mình. Chẳng hạn đối với những cửa hàng gia công nhỏ lẻ, những địa chỉ gia công đang hạn hẹp nguồn vốn thì đối với họ lựa chọn đầu tư mua máy NC lại là lựa chọn tuyệt vời hơn hoặc có thể mua máy cnc cũ lại là sự lựa chọn hợp lý. Như vậy thông qua sự tìm hiểu, so sánh giúp các cơ sở này định hướng đưa ra quyết định mua máy trong ngành cơ khí phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng. Mua được một thiết bị gia công tốt và phù hợp giúp ích rất nhiều cho cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc siết chặt chi phí đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất.
Theo xu hướng gia công hiện nay của đông đảo khách hàng thì đa số đều lựa chọn sử dụng các loại máy móc như máy NC và máy CNC để đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian như mong muốn.
Máy Cnc Là Gì? Tìm Hiểu Về Cnc Từ A
Trong vài năm trở lại đây việc khắc, tiện, khoan, đục…2D, 3D, 4D thậm chí là 5D đã trở nên khá quen thuộc, tuy nhiên có 1 khái niệm khác đó là CNC.
CNC là gì?
CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT.
Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/CNC
Máy cnc là gì?
Máy CNC là viết tắt của cụm từ Computer Numerical Control – (điều khiển bằng hệ thống máy vi tính).
Nói dễ hiểu, đây là một hệ thống máy móc chuyên gia công cơ khí tự động, hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, (thường gọi là mã G).
Công nghệ máy CNC được phát triển cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT và dần dần được cải tiến, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC
Cấu tạo của máy CNC
Mặc dù máy CNC có nhiều bộ phận và chi tiết nhưng về cơ bản, máy có những bộ phận chính giống máy công cụ thông thường như sau:
Bộ thay dao tự động
Vỏ máy
Hệ thống điều khiển
Bàn xe dao
Trục chính
Hệ thống cấp nguồn
Tuy nhiên, máy CNC có độ gia công chính xác hơn nhiều so với máy công cụ truyền thống bởi có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt.
Đó là có thêm hệ thống xử lý và điều khiển bằng máy tính, bàn phím nhập dữ liệu, màn hình truy xuất thông tin và theo dõi quy trình vận hành máy.
Mời xem vài video về các chi tiết, sản phẩm được cắt bởi máy CNC.
Nguyên lý hoạt động
Để máy CNC hoạt động được, cần phải nạp chương trình vào hệ thống vi tính thông minh. Máy vi tính có nhiệm vụ xử lý và điều khiển các bộ phận của máy như đầu cắt, tốc độ cắt, biên độ cắt,… theo chương trình có sẵn để gia công sản phẩm.
Máy CNC thường có nhiều kích thước và có nhiều công dụng khác nhau, nhưng có thể mô tả dễ hiểu thì máy CNC hoạt động như sau:
Máy CNC có 1 hoặc nhiều trục chính. Trục chính có tốc độ quay rất cao, đầu trục chính (vitme) được gắn 1 đầu cắt như mũi khoan để cắt sản phẩm theo trục lên xuống (trục Z).
Thân máy có bàn giá để cố định sản phẩm và di chuyển theo các trục X,Y. Kết hợp với trục chính (phương Z) để đưa lưỡi cắt di chuyển theo các phương hướng, bề mặt muốn gia công của sản phẩm.
Phân loại máy CNC
Theo phương pháp truyền động: Gồm truyền động điện, thủy lực, khí nén.
Theo phương pháp điều khiển: Gồm điều khiển điểm, điều khiển đoạn, điều khiển theo đường cắt (Gồm máy 2D, máy 3D, Điều khiển 2D1/2, hoặc điều khiển 4D, 5D).
Phương pháp thay dao: Gồm thay dao bằng tay, hoặc phương pháp tự động kiểu rơ-vôn-ve, trống mang dao hay băng tải dao.
Kiểu kích cỡ phôi sản phẩm có thể gia công.
Kích cỡ máy và trọng lượng máy.
Theo số lượng trục của máy.
Phân loại theo hệ điều hành: Có thể là của Fanuc, Siemens, Fagor, EMCO,…
Chức năng hoạt động.
Các loại máy CNC phổ biến hiện nay
Máy khoan CNC
Đây là loại máy CNC khá phổ biến trong các xưởng gia công cơ khí ở Việt Nam hiện nay.
Có nhiều loại, từ trục đơn đến loại máy khoan 2 trục, 3 trục, 4 trục.
Máy tiện CNC
Chức năng gia công cũng như các loại máy tiện truyền thống nhưng khác ở chỗ là có hệ thống điều khiển bằng máy tính, và có 2 trục tiện trở lên
Máy phay CNC
Số trục điều khiển đồng thời cùng một lúc thường là 3 trục trở lên, theo các phương cắt X, Y, Z trong không gian cắt.
Trung tâm gia công
Đây cũng là một dạng máy công cụ CNC nhưng khả năng gia công của nó rộng hơn các máy tiện CNC hay máy phay CNC
Trung tâm gia công có thể thực hiện được nhiều nguyên công gia công chi tiết chỉ với 1 lần gá phôi sản phẩm.
Gia công: tiện phay kết hợp; phay đứng; phay ngang; vạn năng
Máy gia công tia lửa điện EDM
Là loại máy CNC thích hợp cho việc gia công các loại vật liệu có độ cứng cao (nhưng phải dẫn điện), gia công các bề mặt 3D phức tạp sau khi đã gia công thô bằng gia công cơ, gia công các khe hẹp và sâu, gia công góc hẹp, tạo vết nám cho bề mặt khuôn đúc các sản phẩm nhựa, cắt profile cho các khuôn dập, khuôn đùn ép.
Máy gia công tia lửa điện có điện cực định hình
Phương pháp gia công tia lửa điện (Electric Discharge Machining – EDM) được phát triển vào năm 1943 ở Liên Xô bởi hai vợ chồng người Nga tại trường Đại học Moscow là Giáo sư – Tiến sĩ Boris Lazarenko và Tiến sĩ Natalya Lazarenko.
Cho đến nay, phương pháp gia công này đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp này là bắn phá chi tiết để tách vật liệu bằng nguồn năng lượng nhiệt rất lớn được sinh ra khi cho hai điện cực tiến gần nhau.
Trong hai điện cực này, một đóng vai trò là dao và một đóng vai trò là phôi trong quá trình gia công.
Máy cắt dây CNC
Phần mềm lập trình máy CNC
Vì máy CNC được dùng khá nhiều trong sản xuất, vì vậy mà các phần mềm phục vụ cho việc sản xuất và vận hành máy cũng có nhiều loại, điển hình là:
Hữu ích cho bạn:
Điều khiển số: khái niệm, đặc điểm, ưu điểm của nó
Phần mềm NCStudio
Trong công nghệ cơ khí ứng dụng công nghệ cao thì phần mềm NcStudio được sử dụng chính trong ứng dụng máy tiện CNC.
NcStudio sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc ra lệnh cho máy CNC thực hiện những công việc theo ý muốn của người điều khiển.
Nhiệm vụ chính của phần mềm này chính là mô tả những chuyển động của trục chính trên bề mặt của vật liệu để máy CNC có thể hiểu và thực hiện theo lập trình có sẵn.
Phần mềm Artcam Pro 9
Phần mềm Artcam pro 9 có khả năng phân tích 1 bức tranh và đưa ra mã Gcode để gia công trên máy điêu khắc CNC.
Ngoài ra còn có nhiều tính năng khác như: tạo hình nổi, face wizard, quét biên dạng,…
Phần mềm Jdpaint
Jdpaint là phần mềm hàng đầu trong việc thiết kế 2D, tạo hình nổi 3D, lập trình gia công trên gỗ và một tính năng rất đặt biệt đó là chuyển từ File ảnh 2D thành dạng mẫu điêu khắc 3D.
Ngay từ phiên bản đầu tiên Jdpaint đã chứng tỏ được rằng nó là 1 phần mềm thiết kế điêu khắc mạnh mẽ.
Với tiêu chí xây dựng bản vẽ nhanh, sửa chữa dễ dàng, dao diện thân thiện được tích hợp và cái hay từ những phần mềm khác.
XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng và download Jdpaint full crack ở đây
Phần mềm Mastercam
Đây là phần mềm 2D CAM với các công cụ CAD giúp người lập trình thiết kế các chi tiết ảo trên màn hình máy tính, và hỗ trợ máy CNC để gia công các chi tiết của sản phẩm.
Thiết kế tạo ra mô hình sản phẩm phục vụ lập trình gia công, xuất bản vẽ, thiết kế 2D
Chúng tôi có 1 bài viết hướng dẫn chi tiết cách dùng và file download full crack mastercam tại link này
Phần mềm mô phỏng CNC – SSCNC:
SSCNC là phần mềm do hãng Sofware phát hành đi kèm với máy CNC, với khả năng mô phỏng sát với thực tế đến 95% nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy, học tập và thực hành cho các công nhân vận hành máy.
Xem hướng dẫn sử dụng và download SSCNC tại bài viết này
Ứng dụng của máy CNC
Có thể nói rằng sự ra đời của máy CNC là một cuộc cách mạng của khoa học kỹ thuật hiện đại, được áp dụng mạnh mẽ cho ngành sản xuất nói chung và ngành cơ khí nói riêng.
Chính nhờ sự tự động hóa mà máy CNC có thể gia công được sản phẩm bất kỳ, hoặc gia công khuôn để đúc nên sản phẩm bất kể sản phẩm đó được làm chất liệu gỗ, đá, hay kim loại,…
Ví dụ:
Ngành công nghiệp đồ gỗ:
Với sự chính xác gần như tuyệt đối và thời gian cho ra sản phẩm nhanh chóng. Máy CNC gần như đã thay thế bàn tay của các nghệ nhân.
Cụ thể, với những chi tiết chạm trổ phức tạp, máy CNC hoàn toàn vượt trội khi cho ra đời những sản phẩm có độ tinh xảo và tỷ mỉ, hoàn hảo 100% so với bản vẽ ban đầu. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất như tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, ít tiêu hao nguyên vật liệu,…
Nếu cần mua máy đục gỗ CNC bạn có thể tham khảo bài viết này
Công nghiệp sản xuất gia dụng, lắp ráp
Hiện nay các nhà sản xuất đồ gia dụng lớn như Toshiba, Panasonic, Samsung, LG…đã ứng dụng công nghệ máy CNC để đúc khuôn cho sản phẩm của họ.
Hữu ích cho bạn:
Giao tiếp UART là gì? Ứng dụng của UART trong cuộc sống
Các khuôn đúc được gia công bằng CNC luôn đạt được các yêu cầu kỹ thuật khắc khe như: các chi tiết có bề mặt phức tạp được gia công tỷ mỉ, chính xác, sản phẩm khuôn được cắt gọt sạch sẽ, độ bóng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài ra, đối với những loại máy móc bị hỏng hóc do những chi tiết không có bộ phận thay thế, máy CNC có thể gọi là biện pháp cuối cùng! Bởi nó có thể gia công các chi tiết dù là nhỏ nhất để thay thế bộ phận bị hỏng.
Ưu điểm của máy CNC
Như đã nói ở trên, bằng sự điều khiển và giám sát của máy vi tính. Máy có khả năng gia công những bề mặt phức tạp hoặc những chi tiết nhỏ mà bàn tay con người khó có khả năng gia công.
Các sản phẩm được sản xuất từ máy CNC luôn có độ chính xác 100% so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
Tiết kiệm thời gian sản xuất
Có thể gia công sản phẩm hàng loạt trên nhiều vật liệu khác nhau như: gỗ, kim loại, đá,…
Tiết kiệm nhân lực, nhân công.
Được cập nhật và hỗ trợ những tính năng mới từ Hãng sản xuất.
Có khả năng vận hành liên tục & ổn định, ít xảy ra lỗi.
Bảo hành lâu dài.
Những lưu ý khi chọn mua máy CNC
Việc sở hữu được một chiếc máy CNC để sản xuất là điều ai làm trong ngành cũng mong mỏi, nhưng chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn nên CNC Khắc đá khuyến cáo Quý vị cần phải lưu ý khi chọn mua máy CNC như sau:
Không mua máy CNC khi chưa kiểm chứng thông tin rõ ràng: Trước khi ra quyết định chọn mua máy, bạn cần kiểm tra các thông tin mà cơ sở bán máy cung cấp gồm: Mã máy, hãng sản xuất, năm sản xuất,… Nếu thấy có vấn đề thì không nên mua.
Yêu cầu cho xem quá trình máy khởi động/vận hành: Bạn có thể yêu cầu cơ sở bán máy cho xem qua quá trình hoạt động của máy. Nếu được đáp ứng, hãy theo dõi máy hoạt động có ổn định và gặp vấn đề gì không.
Chọn máy CNC phù hợp với mục đích sử dụng: Máy CNC có nhiều chủng loại và công năng nhưng không phải vì thế mà loại nào cũng áp dụng được cho quy mô và loại hình sản xuất của bạn.
Ví dụ: Bạn làm về các sản phẩm vách ngăn, phù điêu, tượng gỗ,… thì không nên chọn máy CNC của ngành cơ khí chế tạo bởi ở loại hình này, công suất máy không cần lớn mà cái quan trọng là cần độ chính xác. Các ngành khác cũng vậy, nghiên cứu kỹ lưỡng là điều quan trọng nhất!
Chọn nhà cung cấp máy uy tín: Điều này rất quan trọng bởi đây chính là nơi để bạn nhận được chế độ bảo hành và sự hỗ trợ tốt nhất.
Với hơn 2000 từ trong bài viết này hi vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức CNC bổ ích và tổng quát nhất.
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Giữa Máy Tiện Cnc Và Máy Phay Cnc trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!