Xu Hướng 12/2023 # Quy Trình, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Y Tế # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quy Trình, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Y Tế được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quy trình, công nghệ xử lý nước thải ngành Y Tế

Nước thải y tế bao gồm các cơ sở: bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ, spa,…có mức độ nguy hiểm khá cao đối với môi trường như ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt, nước sông hoặc nguồn nước giếng. Là nước thải độc hại chứa vi khuẩn, vi rus gây bệnh, các chất kim loại nặng, các chất rắn lơ lửng có trong máu, mủ, dịch đờm, vệ sinh, khu bếp,… chính vì thế cần có biện pháp xử lý nước thải y tế kịp thời và hiệu quả nhất.

Các công nghệ xử lý nước thải y tế

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ – giọt

Nguyên lý hoạt động: đây là quá trình lọc sinh học với màng lọc không cần ngập nước. Qua các lớp vật liệu đệm sinh học nước thải sẽ được phân thành các màng nhỏ. Tại đây các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Khá khác với đa số các công nghệ khác, toàn bộ quá trình được diễn ra trong hệ thống tháp dạng kín, không cần nhờ máy bơm sục khí, các vi sinh vật vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường.

Nước thải được cho qua bể lắng bùn lamell và khử trùng qua hóa chất để đạt tiêu chuẩn nước đầu ra.

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Nguyên lý hoạt động: Trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí bắt buộc phải có bể hiếu khí, bể lắng và giai đoạn sục khí bằng máy bơm. Nước thải đầu vào bao gồm nhiều thành phần hỗn hợp được hòa tan với không khí nhờ vi sinh vật để phân hủy cacbon và nito. Trong bể hiếu khí diễn ra các quá  trình phản ứng hóa học, nhờ tác động của vi sinh vật, các chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn.

Bể lắng có tác dụng tách các chất rắn lơ lửng. Nhờ sục khí, bọt nổi cũng như các chất cặn bã được tách hoàn toàn ra khỏi nước thải. Chất thải lắng lại cuối cùng dưới đáy bể được gọi là bùn hoạt tính, chúng chứa hàm lượng vi sinh vật khá lớn để loại bỏ và làm sạch chất thải. Tuy nhiên, cần xử lý nhanh và hợp lý đối với lớp bùn này vì sau một khoảng thời gian, vi sinh vật trong bùn sẽ tự phân hủy và gây ô nhiễm nguồn nước.

Chức năng xử lý nước thải bằng bùn than hoạt tính:

Oxy hóa cBOD theo phương trình:

CBOD (protein) +o2àc5h7o2n (tế bào) + CO2 + H2O + NH4+ +  SO42- +HPO42-

Oxy hóa nCOD theo phương trình:

Nbod (ion amoni) + O2 + C5H7O2N (tế bào) +NO3- + H2O

Loại bỏ các kim loại nặng như: nhôm, chì, sắt, thủy ngân, kẽm,…

Xử lý nước thải y tế theo

nguyên tắc AAO (yếm khí/ anarobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)

Nguyên lý hoạt động:

– Phân hủy hiếu khí: trong bể hiếu khí các vi sinh vật sử dụng nguồn oxy dồi dào góp phần phân hủy các CHC phức tạp thành các CHC đơn giản. Lượng oxy và VSV được sử dụng theo mức độ phù hợp để xử lý các chất hữu cơ. Tùy theo mức độ ô nhiễm trong nguồn nước thải, chúng ta phải sử dụng lượng VSV đúng liều lượng dựa theo chỉ số BOD.

– Phân hủy thiếu khí: Để tăng hiệu quả, người ta thường sử dụng bể thiếu khí (anarobic) vì hoạt động trong môi trường không có oxy, các vi sinh vật bắt buộc phải dùng lượng oxy khác (nguyên tử O trong các phân tử NO2- và NO3-).

– Phân hủy kỵ khí: bao gồm 4 quá trình cơ bản sau

+ Thủy phân: các phân tử hữu cơ được phân hủy có thể tan trong nước và trở thành các hợp chất đơn giản.

+ Lên men: là quá trình hình thành các axit hữu cơ phức tạp

+ Giấm hóa: hình thành axit acetic (axit hữu cơ đơn giản)

+ Metan hóa: khí metan hình thành nhờ axit acetic phân hủy

Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học

Nước thải trong hồ sinh học cần giữ nhiệt độ không được thấp hơn 6 độ C cũng như độ pH theo hàm lượng nhất định. Oxy trong quá trình quang hợp nhờ rêu tảo sẽ được VSV hấp thụ để oxy hóa các chất hữu cơ. Ngược lại rong tảo lại tiêu thụ lượng CO2, photpho và nitrat amon sinh ra trong quá trình phân hủy và oxy hóa các chất hữu cơ.

Hồ hiếu khí

Hồ làm thoáng tự nhiên: chiều sâu của hồ từ 0,3 – 0,5 m, lượng BOD từ 250 – 300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày.

Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: sử dụng máy bơm hoặc máy khuấy để cung cấp nguồn oxy cho VSV. Chiều sâu của hồ từ 2 – 4,5m, Lượng BOD từ 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước từ  –  3 ngày.

Hồ kỵ khí

Nhiệm vụ của hồ này là lắng, phân hủy các chất rắn hữu cơ và diễn ra quá trình sinh hóa dựa vào hoạt động của vi sinh vật. Các hợp chất hữu cơ bị phá hủy, giải phóng CH4 và CO2. Hàm lượng N, P và K cùng các VSV gây bệnh giảm hẳn và NH3 được giải phóng hoàn toàn vào không khí.

Hồ tùy tiện

Tiến hành phân chia, phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh. Chiều sâu của hồ từ 0,9 – 1,5 m.

Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Công ty môi trường ETM là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã từng tham gia nhiều dự án lớn trên toàn quốc về vấn đề xử lý nước thải ngành chăn nuôi, kết hợp các công nghệ xử lý hiện đại bậc nhất nhằm tối ưu thời gian xử lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu chí của ETM JSC là “Nhanh và Trong xanh bền vững” luôn đi cùng cam kết về chất lượng và tiến độ của công trình.

Một đặc điểm của nước thải chăn nuôi theo mô hình trang trại là nồng độ ô nhiễm rất cao, COD, BOD, N, P, SS, VSV… cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hưởng cực kì lớn cho sức khỏe con người và gây hại cho môi trường xung quanh. Lượng TSS có trong nước thải với nồng độ lớn sẽ khiến nước bị đục, dẫn đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh bị hạn chế, một số loài tảo và rong rêu không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước sẽ bị tiêu diệt gây mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Bên cạnh đó, các chất N và P với nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, không có lợi cho chất lượng nguồn nước do các loài rong tảo phát triển mạnh. Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải rất dễ gây các bệnh dịch cho con người khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Chính vì vậy, xây dựng mộthệ thống xử lý nước thải mang quy mô lớn cho trang trại chăn nuôi là việc làm rất cấp bách.

Sơ đồ quy trình công nghệ

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải trang trại chăn nuôi

Videoxử lý nước thải trang trại nuôi đạt tiêu chuẩn:

Xử Lý Nước Thải Y Tế Bằng Công Nghệ Sinh Học

Cùng tìm hiểu nước thải y tế là gì???

Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

1. Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt

Bể keo tụ và bể lắng: Nước từ bể điều hòa qua thiết bị keo tụ. Ở đây sẽ được thêm thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Khi đã keo tụ để tăng kích thước thì nước thải sẽ chảy vào bể lắng. Các cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy của bể và chuyển đến bể phân hủy bùn.

2. Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính

Bể kỵ khí UASB: Để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Bể này có tạo ra một lượng bùn khá lớn. Bùn sẽ được xử lý bằng cách thu gom và đưa vào máy ép bùn.

Bể thiếu khí ANOXIC: Trong nước thải, có chứa hợp chất Nitơ và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Quá trình diễn ra nhanh vào gian đoạn đầu và sẽ giảm dần về sau. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu có bề mặt riêng lớn sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.

Bể này hoạt động hiệu quả hơn bể Aerotank rất nhiều do có vật liệu đệm cho vi sinh dính bám phát triển. Quá trình hoạt động ổn định không gián đoạn như bể Aerotank. Quá trình này cũng ít sinh bùn hơn Aerotank. Hiệu quả xử lý cũng cao hơn rất nhiều. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng.

Bể khử trùng: Ở bể khử trùng nước được thêm một số chất có khả năng hấp phụ mạnh như: , vôi,.. để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm gây hại cho môi trường và con người trước khi được đưa ra bên ngoài. Ngoài ra có thể cho clo vào để làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

Bể chứa bùn: Đây là nơi tiếp nhận bùn từ bể lắng, Khi bùn đã vào bể sẽ được đưa qua máy ép bùn. Bùn sẽ thành dạng bánh để tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển đi xử lý.

Ngoài ra còn có một số phương pháp xử lý nước thải ý tế sau: a. Xử lý nước thải y tế theo công nghệ hợp khối

Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxi hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải.

b. Xử lý nước thải y tế bằng bể lọc sinh học

Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau xử lý sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

c. Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp hóa sinh

Biện pháp xử lý hóa sinh là biện pháp xử lý kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học và phương pháp xử lý hóa học. Nước thải sau khi áp dụng phương pháp này được làm sạch đảm bảo và được đưa vào hệ thống thoát nước chung.

Bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ con người chúng ta. Hãy chung tay áp dụng các phương pháp xử lý nước thải y tế một cách hiệu quả. Mong rằng các kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.

Xử Lý Nước Thải Y Tế

chi phí tối ưu nhất đồng thời Cam kết Nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thả i của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường là tiêu chuẩn Vàng mà công ty Xử lý nước thải y tế với Môi Trường Sài Gòn đã đang và thực hiện. Được thành lập vào năm 2011, trải qua thời gian gần 10 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã chiếm trọn niềm tin của Khách Hàng đã và đang sử dụng dịch vụ từ Công ty trong thời gian qua

Những công trình xử lý nước thải y tế của công ty tiêu biểu gần đây nhất:

– Dự án xử lý nước thải tại B ệnh Viện Mắt Việt Nga (TP.HCM) – Cs: 200m3/ngày.

– Dự án xử lý nước thải Bệnh Viện DK Dung Quất (Quảng Ngãi) – CS:300m3/ngày

– Dự án xử lý nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa TP. Quảng Ngãi – Cs: 500m3/ngày

– Dự án xử lý nước thải Bệnh Viện Quốc Tế Đồng Nai – Công suất 400m3/ngày.

– Dự án xử lý nước thải Bệnh Viện Huyện Đắk R’Lấp (Đắc Nông) – Công suất 300m3/ngày

– Dự án xử lý nước thải bệnh viện Răng Hàm Mặt Đại Nam – Công suất 120m3/ngày.

Và còn nhiều công trình xử lý nước thải lớn nhỏ ở các bệnh viện, cơ sở y tế lớn nhỏ khác.. .

Tuy nhiên phần lớn các phòng khám chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc vấn đề xử lý lưu lượng nước thải chỉ xử lý sơ bộ, nước xả thải không đạt tiêu chuẩn. Do đó nước thải được thải từ những nơi này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường sống đến mức báo động. Một trong những nguyên chính là do các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân không có đủ nguồn lực để xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc chọn nhà cung cấp dịch vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế chưa phù hợp về mặt chi phí đầu tư hay kỹ thuật thiết kế thi công và vận hành hệ thống.

Tiếp theo, SGE xin trình bày giải pháp công nghệ xử lý nước thải y tế.

Nước thải y tế có chứa những yếu tố ô nhiễm chính như sau:

Xử lý nước thải y tế là thiết yếu nhằm loại bỏ những phần tử độc và hại, gây bệnh nhằm giúp cho phòng khám hoạt động y tế ổn định và trở nên thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, giúp cải thiện cuộc sống một cách trọn vẹn.

Thông thường hệ thống xử lý nước thải y tế đều sử dụng các phương pháp thu gom kết hợp xử lý nước thải vật lý, hóa học và sinh học. Tùy thuộc vào lưu lượng, quy chuẩn, diện tích, khả năng công nghệ và kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà những đơn vị xử lý môi trường sẽ đưa ra giải pháp xử lý khác nhau. Do đó các doanh nghiệp muốn xử lý nước bệnh viện, cơ sở y tế cần cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ qua quá trình khảo sát của tổ chức xử lý môi trường, nhằm giúp quá trình tư vấn giải pháp đạt hiệu quả cao nhất.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế phòng khám

Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học và hầu hết các vi sinh vật hiếu khí sẽ được giữ lại ở trong bể sinh học Membrance Bio Reator , do đó trong công nghệ này chúng ta không cần thiết kế bể khử trùng.

Thiết kế theo công nghệ MBR tiết kiệm được không gian do không cần bể lắng và bể khử trùng, do đó t hích hợp dùng cho những công trình nước thải có quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám, phòng nha. Ngoài ra công nghệ này giúp quá trình vận hành, kiểm soát hệ thống xử lý nước thải phòng khám trở nên dễ dàng.

Cách 1: Vệ sinh màng MBR bằng cách thổi khí: Dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lỗ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám khỏi màng.

Cách 2: Vệ sinh màng bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất. Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25 đến 30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2 đến 4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3 đến 5g/L, thực hiện 6 đến12 tháng một lần).

Công nghệ MBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học, trong nước thải có chứa (BOD, Ni tơ, Phốt pho) như được liệt kê sau đây:

Việc lựa chọn công ty xử lý môi trường phù hợp nhằm cung cấp giải pháp công nghệ xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám đa khoa hay xử lý nước thải phòng khám chuyên khoa uy tín, chuyên nghiệp với chi phí đầu tư và phương án tối ưu là điều cần thiết giúp cho quá trình xử lý nước thải ở nơi khám bệnh hiệu quả và ổn định.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia kỹ thuật, đã tư vấn, thiết kế, thi công và bảo trì hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất dành cho nhiều bệnh viện và phòng khám trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước Việt Nam

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/14 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, chúng tôi Việt Nam

Hotline: 0985 802 803

Các tin khác

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Tái Chế Giấy

THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TÁI CHẾ GIẤY

1. Nguồn gốc chất thải

Trong các công đoạn của công nghệ tái chế giấy, nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chưa nhiều hóa chất như xút, nước Javen, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 – 600 mg/l. Theo các kết quả khảo sát cho thấy, nước thải sản xuất tại các làng nghề có COD, BOD5, SS vượt TCVN từ hàng chục đến vài trăm lần. Đối với nước thải làng nghề chế biến giấy (chủ yếu là tái chế giấy để làm giấy vệ sinh), dòng dịch đen không nhiều trong dòng thải chung.

Các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất giấy.

Nhiệt và hơi quá nhiệt từ công đoạn sản xuất năng lượng

Dầu khoáng thải ra từ các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa

Dịch đen chứa hoá chất nấu bột, lignin, hemicellulose và các hợp chất hữu cơ khác có trong nguyên liệu gỗ, tre nứa, rơm ….

Dịch tẩy bột giấy khi tẩy bột bằng Clo và dẫn xuất Clo, chứa nhiều hợp chất độc cho môi trường thuỷ quyển trong đó đáng chú ý là hợp chất hữu cơ clo hoá, các chất màu.

Khí thải chủ yếu chứa các hợp chất sulphua như H2S, mercaptan (các loại metyl sulphua) từ quá trình nấu bột và đặc biệt là quá trình trong lò đốt dịch đen thu hồi xút; và khí thải thông thường do đốt than: CO, SO2, NOx

Bột giấy phế thải gây đục môi trường nước nhận từ quá trình thải nước thải thu hồi xơ sợi ít hiệu quả cũng như các hợp chất mang mầu trong nước thải xử lý kém hiệu quả gây ảnh hưởng đến chất lượng vật lý của nước đôí với thuỷ sinh. Bùn vôi thải từ quá trình thu hồi xút từ lò thu hồi gây ra bụi và chất thải rắn Tuy nhiên cũng không phải tất cả các chất thải đều có thể dẫn đến sự cố môi trường  gây thiệt hại về môi trường. Có thể thống kế các chất ô nhiễm chủ yếu nhất của quá trình sản xuất bột giấy và xeo giấy từ một dây chuyền điển hình để từ đó áp dụng phương pháp luận tính mức thiệt hại. Các chất ô nhiễm chủ yếu gồm:

Các hợp chất hữu cơ clo hoá

Clo và dẫn xuất clo

Các hợp chất Sulphua (H2S, mercaptan)

Các hợp chất mang mầu

Các chất xơ sợi gây đục

Dầu khoáng

Bùn vôi

Các chất ô nhiễm không khí thông thường từ đốt nhiên liệu hoá thạch (CO, NOx, SO2)

Xét về phương diện nước thải, người ta đã thống kê rằng 2/3 tải lượng BOD và 80-90% các hợp chất mang mầu đều từ công đoạn tẩy trắng bột giấy. Đối với nước thải từ phân xưởng tẩy, các hợp chất hữu cơ clo hoá là những hợp chất gây chú ý nhất về mặt môi trường đối với công nghiệp giấy. Chúng được gọi chung là TOCl. TOCl lầ những hợp chất hữu cơ rất khó phân huỷ trong môi trường và gây ra những tác hại lâu dài cho hệ thuỷ sinh.  Trong sản xuất giấy tái sinh, nhu cầu dùng nước từ 5 đến 300 m3/tấn sản phẩm, lượng chất thải COD từ 20 -30 kg/tấn sản phẩm. Về phương diện khí thải: Mặc dù các chất ô nhiễm thông thường như bụi, SOx , NOx, CO… là rất phổ biến trong công nghiệp giấy. Tuy nhiên để đơn giản ở đây chỉ xét ba đơn chất cụ thể là Cl2, tổng Sulphua (ở môi trường khí) và Clorua Phenol (C6H4OHCl) có trong chất thải khi xảy ra sự cố môi trường: Cl2 trong khí thải của hoặc là nhà máy điện phân sản xuất xút-clo dùng cho tẩy giấy, hoặc là trong công đoạn tẩy bột giấy bằng khí Cl2; các hợp chất Sulphua sản sinh từ tất cả các quá trình, nhưng chủ yếu là từ nồi nấu và giai đoạn chưng bốc trước khi đưa vào lò thu hồi xút; Clorua phenol được thải ra do rò rỉ dịch tẩy.

2. Thành phần các loại nước thải

Nước thải trắng: tạo ra từ quá trình xeo giấy (chiếm 80% tổng lượng nước thải sản xuất). Nước thải này có pH =10 đến 11, COD từ 1.800 đến 3.000 mg/l, SS từ 30 đến 400 mg/l, BOD từ 1200 đến 2100 mg/l, N=2,4 đến 11,8 mg/l…. Độ màu thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào loại giấy nhuộm và công nghệ sản xuất. Nhìn chung, thành phần nước trắng phụ thuộc vào loại thiết bị, loại giấy, loại phụ gia, hoá chất…

Nước thải rò rỉ là loại nước thải tách từ bột giấy trên sân chứa bột giấy thành phẩm. Tính chất giống nước thải trắng nhưng độ màu cao hơn, pH nằm khoảng 7-8, độ màu khoảng 1000 Pt-Co.

Nước thải vệ sinh từ các thiết bị máy móc công nghệ.  Lưu lượng nước thải loại này không lớn, mang tính chất gián đoạn, chứa các màu hoà tan và dung môi pha màu.

Nước mưa bị nhiễm bẩn: Là loại nước mưa thêm và chảy qua các bãi chứa nguyên liệu đầu vào như giấy vụn, bìa các tông. Thành phần và nồng độ các chất bẩn trong nước mưa này thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào lượng mưa rơi trên khu vực.

3. Nguyên tắc xử lý

Mô tả: Dòng hỗn hợp nước thải thu gom từ các xưởng sản xuất nằm phân tán trong khu vực làng nghề được thu gom bởi hệ thống cống chung dẫn tới trạm xử lý.  Từ đây, nước thải được dẫn qua các khâu xử lý sau: + Tiền xử lý: Tách loại rác, cát từ hệ thống cống chung bằng hệ thống song chắn rác cố định, cơ khí và hệ thống bể tách rác, tách cặn và chất nổi. + Xử lý cơ học: Gồm có các bước Trung hòa và Keo tụ tách cặn. – Trung hòa: Do trong quá trình sản xuất có sử dụng xút và các chất tẩy rửa, đồng thời quá trình tẩy mực in, đánh mầu cho giấy cũng thải vào nước rất nhiều loại hóa chất khác nhau, do vậy có thể làm pH trong nước thải thay đổi rất lớn. Để đảm bảo cho các khâu xử lý hóa sinh học phía sau, nước thải cần được kiểm soát và cân bằng pH. – Tách cặn: Sau khi được ổn định pH về mức từ 6,5 – 8,5 nước thải được hòa trộn với một loại hóa chất keo tụ nhằm kết dính các cặn lơ lửng có trong nước thành các bông có kích thước lớn dần.Tùy vào công nghệ tách cặn được sử dụng như thế nào để có được loại hóa chất keo tụ phù hợp. Sauk hi được hòa trộn và phản ứng với hóa chất, để tách các bông cặn keo tụ ra khỏi nước, trong xử lý nước thải tái chế giấy, người ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau: * Phương pháp lắng trọng lực: Sử dụng các bể lắng truyền thống để tách cặn, trong đó phần cặn nặng sẽ được kéo xuống đáy bể và hố thu gom nhờ trọng lực, phần nước trong sẽ đi lên và được thu bởi các máng thu đưa sang các công trình tiếp theo. * Phương pháp tuyển nổi: Khác với bể lắng truyền thống, phương pháp tuyển nổi tách các bông cặn trong nước bằng cách tạo ra các bọt khí với kích cỡ siêu nhỏ (cỡ micromet), các bọt khí siêu nhỏ này khi kết hợp với các bông cặn tạo thành một hệ khối có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, do vậy chúng nổi lên trên mặt nước và được thu gom tách loại ra khỏi nước, phần nước trong, ngược lại so với phương pháp lắng lại được thu ở phần dưới đáy bể hoặc giữa và đưa sang công trình xử lý tiếp theo. + Xử lý sinh học: Theo nghiên cứu thành phần của nước thải tái chế giấy, dòng thải hỗn hợp từ nước thải tái chế giấy có các thành phần đặc trưng như BOD5, COD, SS rất lớn, vượt tiêu chuẩn hàng chục đến hàng trăm lần, trong khi các chỉ tiêu dinh dưỡng như T-N, T-P lại hầu như rất thấp, do vậy cần phải tính đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho nước thải trong quá trình xử lý sinh học. Với các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ tương đối cao, nước thải cần phải xử lý qua hai khâu riêng biệt:   – Xử lý yếm khí: Tạo môi trường yếm khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí là thời gian lưu nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời cần phải đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải.   – Xử lý hiếu khí (quá trình bùn hoạt tính): Để đưa các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ về mức tiêu chuẩn cho phép cần phải có quá trình xử lý hiếu khí. Trong môi trường hiếu khí, các vi sinh vật sử dụng khí hoạt động mạnh sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải cho quá trình tăng trưởng, phân ly của mình, điều đó giúp làm giảm nồng độ hữu cơ trong nước. Khí phải được cấp liên tục, thường xuyên để giúp các vi sinh vật hoạt động ổn định. Có rất nhiều phương pháp bùn hoạt tính khác nhau có thể được sử dụng như các quá trình bùn hoạt tính trong bể Aeration, Kênh ô xy hóa tuần hoàn, SBR,… + Kết thúc: Quá trình này là tập hợp các khâu làm sạch cuối cùng nhằm đảm bảo các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận ngoài môi trường. Các khâu bao gồm:

Lắng thứ cấp: Loại bỏ các cặn lơ lửng, bùn hoạt tính trong nước nhằm đưa chỉ tiêu SS về dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Có nhiều loại bể lắng thứ cấp khác nhau, tùy quy mô công suất và mức độ xử lý để có thể lựa chọn công trình thích hợp như hệ bể lắng đứng, lắng ngang, lắng ly tâm, lớp mỏng,…

Khử trùng: Đáp ứng chỉ tiêu Coliform trong nước thải xả ra môi trường bên ngoài. Tùy quy mô công suất mà người ta có thể sử dụng các phương pháp khử trùng khác nhau như sử dụng hóa chất Clo – Javen cho trạm có công suất vừa và nhỏ, sử dụng khí Clo hóa lỏng cho trạm có công suất vừa và lớn, sử dụng hệ thống khử trùng bằng tia UV (Cực tím),….

Ngoài ra, tùy vào mức độ xử lý yêu cầu mà người ta còn có thể sử dụng bổ sung một số công trình nhằm làm sạch triệt để nước thải cho mục đích tái sử dụng hoặc xả thải an toàn ra các nguồn tiếp nhận có ý nghĩa quan trọng về du lịch, văn hóa,… Sử dụng hệ thống bể lọc cát, than hoạt tính,… nhằm loại bỏ các hợp chất AOX (có thể có). Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý này có thể tái sử dụng cho mục đích sản xuất tại các xưởng, xí nghiệp giấy. Tuy nhiên xử lý cấp cao này sẽ khiến chi phí giá thành sản xuất xử lý nước thải tăng lên rất nhiều.

Các quy trình xử lý nước thải

1. Xử lý cơ học

Xử lý cơ học nhằm mục đích -  Tách các chất không hòa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn (rác, nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải. -  Loại bỏ cặn nặng như sỏi, cát, mảnh kim loại, thuỷ tinh.v.v… -  Điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. -  Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý hoá lý và sinh học .

+  Song chắn rác hoặc thiết bị nghiền rác

Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý nước trước hết phải qua song chắn rác hoặc thiết bị nghiền rác. Tại đây, các thành phần rác có kích thước lớn như : vải vụn, vỏ đồ hộp, lá cây, bao nilông, đá cuội,… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắt bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải. Song chắn rác thường được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn. Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Rác có thể lấy bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị cào rác cơ khí. Thiết bị nghiền rác có thể thay thế song chắn rác, được dùng để nghiền, cắt vụn rác ra các mảnh nhỏ hơn và có kích thước đều hơn, không cần tách rác ra khỏi dòng chảy. Rác vụn này được giữ lại ở công trình phía sau như bể lắng cát, bể lắng đợt 1. Thiết bị này có bất lợi khi rác nghiền chủ yếu là vải vụn vì có thể gây nguy hại đến cánh khuấy, tắc nghẽn ống dẫn bùn, hoặc dính chặt trên các ống khuếch tán khí trogn xử lý sinh học.             

+  Bể lắng cát

Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, cuội, xỉ lò hoặc các loại tạp chất vô cơ khác có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát thường có 03 loại : (1) lắng cát ngang; (2) lắng cát thổi khí; (3) lắng cát xoáy.  Trong bể lắng cát ngang dòng chảy theo hướng ngang với vận tốc không vượt quá 0,3 m/s. Trong bể lắng cát thổi khí, khí nén được đưa vào một cạnh theo chiều dài tạo dòng chảy xoắn ốc, cát lắng xuống đáy dưới tác dụng trọng lực. Bể lắng cát xoáy có dạng trụ tròn, nước thải được đưa vào theo phương tiếp tuyến tạo nên dòng chảy xoáy, cát tách khỏi nước lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực và lực ly tâm.

+  Bể lắng

Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải, cặn hình thành  trong quá trình keo tụ tạo bông (bể lắng đợt 1) hoặc cặn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành : bể lắng ngang và bể lắng đứng. Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang  qua bể với vận tốc không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước từ 1,5 – 2,5 giờ. Đối với bể lắng đứng, nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động trong khoảng 0,75 – 2 giờ.

+  Quá trình lọc

Lọc được ứng dụng để tách  các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc ít khi sử dụng trong xử lý nước thải, thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau xử lý đòi hỏi có chất lượng cao. Trong các hệ thống xử  lý nước thải công suất lớn không sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc thông dụng nhất là cát. Kích thước hiệu quả của hạt cát thường dao động trong khoảng 0,15 mm đến vài mm, kích thước lỗ rỗng thường có giá trị nằm trong khoảng 10 – 100 mm. Kích thước này lớn hơn nhiều so với kích thước của nhiều hạt cặn nhỏ cần tách loại, ví dụ như vi khuẩn (0,5 – 5mm) hoặc vi rút (0,05 mm). Do đó, những hạt này có thể chuyển động xuyên qua lớp vật liệu lọc. Trong quá trình lọc, các cặn bẩn được tách khỏi nước nhờ tương tác giữa các hạt cặn và vật liệu lọc theo cơ chế sau :

Sàng lọc : Xảy ra ở bề mặt lớp vật liệu lọc khi nước cần xử lý chứa các hạt cặn có kích thước quá lớn, không thể xuyên qua lớp vật liệu lọc.

Lắng

: Những hạt cặn lơ lửng có kích thước khoảng 5 mm và khối lượng riêng đủ lớn hơn khối lượng riêng của nước được tách loại theo cơ chế lắng trong các khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Tuy nhiên, quá trình lắng không có khả năng khử các hạt keo mịn có kích thước khoảng 0,001 – 1 mm.

Hấp phụ : Các hạt keo được tách loại theo cơ chế hấp phụ. Quá trình này xảy ra theo hai giai đoạn : vận chuyển các hạt trong nước đến bề mặt vật liệu lọc và sau đó kết dính các  hạt vào bề mặt hạt vật liệu lọc. Quá trình này chịu ảnh hưởng của lực hút (hoặc lực đẩy) giữa vật liệu lọc và các hạt cần tách loại, lực hút quan trọng nhất là lực Van der Waals và lực hút tĩnh điện.

Chuyển hóa sinh học : Hoạt tính sinh học của các thiết bị lọc có khả năng dẫn đến sự ôxy hóa các chất hữu cơ. Quá trình chuyển hóa sinh học hoàn toàn xảy ra khi nhiệt độ và thời gian lưu nước trong thiết bị lọc được duy trì thích hợp. Do đó, trong thiết bị lọc chậm, hoạt tính sinh học đóng vai trò quan trọng hơn trong thiết bị lọc nhanh. 

Chuyển hóa hóa học : Các vật liệu lọc còn có khả năng chuyển hóa hóa học một số chất có trong nước thải như NH4+, sắt, mangan, …

4. Các phương pháp Hóa lý

+  Keo tụ

Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm thường không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể. Do đó, các bông cặn mới tạo thành ­dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực  hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo tụ thích  hợp như : phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt loại FeSO4, Fe2(SO4)3 hoặc loại FeCl3. Các loại phèn này được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan.  Dùng phèn nhôm : Khi cho phèn  nhôm vào nước chúng phân li thành các ion Al3+, sau đó các ion này bị thủy phân thành Al(OH)3 Al3+ + 3H2O  =  Al(OH)3 + 3H+ Trong phản ứng thủy phân trên, ngoài Al(OH)3 là nhân tố quyết định đến hiệu  quả keo tụ được tạo thành, còn giải phóng ra các ion H+. Các ion H+ này sẽ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước (được đánh giá bằng HCO3-). Trường hợp độ kiềm tự  nhiên của nước thấp, không đủ để trung hòa  ion H+ thì cần phải kiềm hóa nước. Chất dùng để kiềm hóa  thông dụng nhất là vôi (CaO). Một số trường hợp khác có thể dùng sôđa (Na2CO3) hoặc xút (NaOH). Thông thường phèn nhôm đạt hiệu quả keo tụ cao nhất khi nước có pH = 5,5 – 7,5.  Dùng phèn sắt(II) : Phèn  sắt (II) khi cho vào nước phân ly thành Fe2+ và bị thủy phân thành Fe(OH)2 Fe2+ + 2H2O  =  Fe(OH)2 + 2H+ Fe(OH)2 vừa tạo thành vẫn còn độ hòa tan trong nước lớn, khi trong nước có ôxy hòa tan,  Fe(OH)2 sẽ bị ôxy hóa thành Fe(OH)3 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O =  4Fe(OH)3 Quá trình ôxy hóa chỉ diễn ra tốt khi pH của nước đạt được trị số từ 8 – 9 và nước phải có độ kiềm cao. Vì vậy, thường dùng loại phèn này khi cần kết hợp vôi làm mềm nước. Dùng phèn sắt (III) : Phèn sắt (III) loại FeCl3 hoặc Fe2(SO4)3 khi cho vào nước phân ly thành Fe3+ và bị thủy phân thành Fe(OH)3  Fe3+ + 3H2O  =  Fe(OH)3 + 3H+

+  Tuyển nổi

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên  bề mặt. Tùy theo phương thức cấp không khí vào nước, quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau :

Tuyển nổi bằng khí phân tán (Dispersed Air Flotation) : Khí nén được thổi trực tiếp vào bể tuyển nổi để tạo thành các bọt khí có kích thước từ 0,1 – 1 mm, gây xáo trộn hỗn hợp khí – nước chứa cặn. Cặn tiếp xúc với bọt khí, kết dính và nổi lên bề mặt.

Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation) : Bão hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong thực tế vì khó vận hành và chi phí cao.

Tuyển nổi áp lực (Dissolved Air Flotation) : Sục không khí vào nước ở áp suất cao (2 – 4 at), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí có kích thước 20 – 100 mm.

Công nghệ tuyển nổi áp lực được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, bao gồm các ngành: -  Xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy – Loại bỏ dầu mỡ, váng nổi từ nước thải của các khu vực thương mại, nhà hàng, quán ăn tập trung. -  Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm, giết mổ gia súc. Hóa chất keo tụ được sử dụng để tăng kích thước của các chất rắn trong nước, tạo điều kiện tiếp xúc giữa bông cặn và bọt khí siêu mịn tạo thành hỗn hợp dễ dàng tách ra khỏi nước bởi lực nổi. * Ưu điểm của công nghệ Tuyển nổi áp lực trong xử lý nước thải giấy: -  Dễ dàng vận hành và có chi phí vận hành thấp. -  Công nghệ tuyển nổi cho hiệu suất tách cặn nhẹ cao hơn so với công nghệ lắng truyền thống nhiều lần, do vậy cho phép tiết kiệm khối tích công trình xử lý. * Giới hạn -   Công nghệ Tuyển nổi không thể loại bỏ hoàn toàn được các chất ô nhiễm hòa tan -  Cần thiết phải xây dựng bể điều hòa để cân bằng lưu lượng nước đi vào bể tuyển nổi nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của công trình * Đối với công nghệ xử lý nước thải ngành giấy, nước thải chứa nhiều bột giấy có trọng lượng nhẹ, lơ lửng trong nước. Do vậy công nghệ tuyển nổi áp lực kết hợp keo tụ là phương án công nghệ được sử dụng rộng rãi ở trên thế giới và tại Việt Nam.

+  Hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để làm sạch nước thải triệt để khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học, cũng như khi nồng độ của chúng không cao và chúng không bị phân hủy bởi vi sinh vật hay chúng rất độc. Hấp phụ được ứng dụng để khử độc nước thải khỏi thuốc diệt cỏ, trừ sâu, thuốc sát trùng, phenol, các chất hoạt động bề mặt…Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao (80 – 95%), có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải và đồng thời có khả năng thu hồi các chất này. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ) sẽ đi từ pha lỏng (pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong dung dịch đạt cân bằng. Các chất hấp phụ thường sử dụng : -  Than hoạt tính. -  Tro, xỉ, mạt cưa. -  Silicagen, keo nhôm.

5. Các phương pháp hóa học

+  Phương pháp trung hòa Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao hoặc quá thấp, tạo điều kiện cho các quá trình xử lý hóa lý và sinh học : H+ + OH- ® H2O Mặt dù quá trình rất đơn giản về mặt nguyên lý, nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề trong thực tế như : giải phóng các chất ô nhiễm dễ bay hơi, sinh nhiệt, làm sét rỉ thiết bị máy móc, … Vôi (Ca(OH)2) thường được sử dụng rộng rãi như một bazơ để xử lý các nước thải có tính axit, trong khi axit sulfuric (H2SO4) là một chất tương đối rẻ tiền dùng trong xử lý nước thải có tính bazơ. + Kết tủa hóa học Kết tủa hóa học thường được sử dụng để loại trừ các kim loại nặng trong nước. Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để kết tủa các kim loại là tạo thành các hydroxide, ví dụ: Cr3+ + 3OH- ® Cr(OH)3 Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3 Phương pháp kết tủa hóa học hay được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa với vôi. Soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng hydroxide (Fe(OH)3), carbonate (CdCO3), …Anion carbonate tạo ra hydroxide do phản ứng thủy phân với nước : CO32- + H2O ® HCO3- + OH-

6. Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô như : H2S, sulfide, ammonia, … dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại : + Phương pháp kỵ khí Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có ôxy. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau :                                 Vi sinh vật Chất hữu cơ                        CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 04 giai đoạn : -   Giai đoạn 1 : Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. -   Giai đoạn 2 : Acid hóa. -   Giai đoạn 3 : Acetate hóa. -   Giai đoạn 4 : Methane hóa. Các chất thải hữu cơ chứa các nhiều hợp chất cao phân tử như protein, chất béo, carbohydrate, cellulose, lignin, … trong giai đoạn thủy phân sẽ cắt mạch tạo thành các phân tử đơn giản hơn, dễ thủy phân hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acid, carbohydrate thành đường đơn và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2 . Vi khuẩn methane chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2 , formate, acetate, methanol, methylamine và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau : 4H2 + CO2 ® CH4 + 2H2O 4HCOOH ® CH4 + 3CO2 + 2H2O CH3COOH ® CH4 + CO2 4 CH3OH ® 3CH4 + CO2 + H2O 4(CH3)3N + H2O ® 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3 + Phương pháp hiếu khí Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp ôxy liên tục. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí gồm 03 giai đoạn sau : Ôxy hóa các chất hữu cơ :                                                     Enzyme Tổng hợp tế bào mới :                                       Enzyme Phân hủy nội bào :                                                Enzyme Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp kỵ khí và hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình ôxy sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn xử lý sinh học tự nhiên.

Quy Trình Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt Nhất

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp tốt nhất

17785 Lượt xem – 09-03-2023 09:57

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung của cả nước, quá trình sản xuất công nghiệp cũng để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và luôn là một trong những mối lo ngại của toàn xã hội.

Nguồn nước thải khu công nghiệp KCN nguy hại như thế nào?

Nguồn nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại:

Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:

Công nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…

Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, tro đáy và tro bay,…

Sắt và công nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xianua, amoniac, phenol, cresols, anthracene,…các chất ô nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sulfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.

Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chát rắn lơ lửng.

Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thưởng chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

Để đảm bảo cho sức khỏe và an toàn cho môi trường sống thì ngay từ bây giờ, các cơ quan liên ngành cần phải đưa ra các giải pháp để xử lý nước thải công nghiệp một cách triệt để.

Công nghệ xử lý nước thải KCN khu công nghiệp

Trải qua nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, công ty cổ phần công nghệ và môi trường Hợp Nhất – chuyên xử lý môi trường đã hoàn thiện và đưa ra một duy trình xử lý nước thải KCN:

Thuyết minh công nghệ:

Song chắn rác: quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp bắt đầu từ song chắn rác. Nguồn nước thải công nghiệp sẽ được thu về bể thu gom. Đi qua thiết bị cào tự động có tác dụng giữ lại phần rác thô vào thùng chứa trong bể thu gom. Tại đây, cũng được gắn các thiết bị đô nồng độ pH, SS của nước thải công nghiệp đầu vào.  Đây chính là khâu xử lý quan trọng nhất quyết định đến 99% hiệu quả của hệ thống xử lý.

Lọc rác tinh: Trước khi đi lên hệ thống xử lý nước thải KCN chính thì nước thải từ bể thu gom sẽ đi qua lọc rác tinh. Tại đây được bố trí 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước từ 0.75mm trở lên, sau đó nước thải mới đi đến bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: đúng như tên gọi, bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ chính là tách các phân tử dầu lẫn trong nước thải qua hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải (khối lượng riêng của dầu mỡ nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên). Các váng dầu mỡ được thu gom lại và đưa về bể chứa dầu và được đưa đến các công ty xử lý và khử những thành phần độc hại. Sau đó lượng nước thải này sẽ được đưa qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: bẻ điều hào được xây dựng và bố trí âm bên dưới cạnh bể tách dầu. Với hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước; 2 bơm chìm sau đó sẽ có nhiệm vụ đưa nước thải đến các bể SBR.

Bể SBR: đây là một công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp gồm 5 giai đoạn: cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí và lắng chắt nước trong. Đây là một quy trình hoạt động liên tục trong từng bể. Nhìn chung quá trình này sẽ mất khoảng 6h để xử lý trong bể hiếu khí SBR.

Bể chứa bùn: bùn từ từng bể SBR được bơm hút qua bể chứa bùn. Bể có đặc điểm là: dạng phễu, có chứa thiết bị thu gom bùn ở bên dưới. Và qua máy ép bùn bằng bơm bùn dưới dạng nén trục vít, cùng với hàm lượng polymer được cung cấp thêm thì bùn sẽ được chuyển sang dạng bánh bùn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình, Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Y Tế trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!