Bạn đang xem bài viết Quy Tắc Smart Trong Kinh Doanh được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc, bao giờ bạn cũng phải cần có mục tiêu rõ ràng. Bạn không nên đặt câu hỏi là có bao nhiêu thời gian để làm việc này hay việc khác. Mà điều quan trọng hơn là khi muốn thực hiện một mục tiêu nào đó thì bạn phải xác định được khả năng và tiềm lực của mình có thể thực hiện được việc đó hay không?
Mục tiêu là một phần của mọi khía cạnh của kinh doanh / cuộc sống và cung cấp ý thức về định hướng, động lực , sự tập trung rõ ràng và tầm quan trọng rõ ràng . Bằng cách đặt mục tiêu cho chính mình, bạn đang cung cấp cho mình một mục tiêu để nhắm tới. Một mục tiêu SMART được sử dụng để giúp hướng dẫn thiết lập mục tiêu. SMART là từ viết tắt của Specific, Measurable, Achableable, Realistic và Time bound. Do đó, mục tiêu SMART kết hợp tất cả các tiêu chí này để giúp tập trung nỗ lực của bạn và tăng cơ hội đạt được mục tiêu đó.
Quy tắc Smart gồm những yếu tố sau:
S- Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
M- Measurable: Đo đếm được
A- Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
R- Realistic: Thực tế, không viển vông
T_ Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra
Thông thường, các cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ tự đặt ra thất bại bằng cách đặt ra các mục tiêu chung và không thực tế, như tôi muốn trở thành người giỏi nhất tại X. Mục tiêu này là mơ hồ không có ý nghĩa của hướng.
Làm thế nào để thực hiện tốt nguyên tắc smart trong kinh doanh?
Khi đặt mục tiêu, hãy cụ thể về những điều bạn muốn hoàn thành. Hãy nghĩ về điều này như là sứ mệnh cho mục tiêu của bạn. Đây không phải là danh sách chi tiết về cách bạn sẽ đạt được mục tiêu, nhưng nó sẽ bao gồm một câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến:
Who- Thành viên tham gia để thực hiện mục tiêu (đặc biệt quan trọng trong một dự án cụ thể).
What- Xác định rõ những điều bạn cần làm là gì, vì điều gì ( càng cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện).
When- Thời gian là yếu tố quan trọng ngay từ khi xác định mục tiêu, tuy nhiên trong thời gian thực tế của dự án thì khó có thể hoàn thành đúng như kế hoạch. Cần có khung thời gian hoàn thành kế hoạch.
Where- Nơi cụ thể, đây là tiêu chí có thể không phù hợp, đặc biệt là mục tiêu cá nhân.
How- Làm như thế nào? Để thực hiện bất kỳ điều gì, bạn không chỉ cần quan tâm đến điều cần làm mà còn biết nó được thực hiện như thế nào.
Why- lý do cho mục tiêu là gì? Lý do hay nói khác là động lực để làm việc.
Đo lường mục tiêu cụ thể
Số liệu cụ thể khi đặt mục tiêu. Điều này làm cho mục tiêu trở nên hữu hình hơn vì nó dùng để đo lường tiến độ của dự án hay công việc.
Một mục tiêu không có kết quả có thể đo lường được giống như một cuộc thi thể thao mà không có bảng điểm hoặc người ghi bàn. Số là một phần thiết yếu của kinh doanh. Đặt số cụ thể vào mục tiêu của bạn để biết nếu bạn đang đi đúng hướng. Một bảng trắng mục tiêu được đăng trong văn phòng của bạn có thể giúp như một lời nhắc nhở hàng ngày để giữ cho bản thân và nhân viên của bạn tập trung vào các kết quả được nhắm mục tiêu bạn muốn đạt được.
Ví dụ: bán được 35 chiếc tủ lạnh và 50 chiếc tivi mỗi ngày, doanh thu tăng trưởng thêm 2% mỗi tháng, xây dựng thêm được 2 điểm phân phối mỗi năm… Mới nhìn, bạn có thể sẽ cho rằng cách làm này có vẻ quá thiên về “tiểu tiết”. Nhưng thực tế đã chứng minh đây là cách tốt nhất góp phần giúp bạn hoàn thành được mục tiêu của mình.
Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng chúng tôi Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiềnNếu đặt ra mục tiêu quá xa vời, bạn vừa rất khó thực hiện vừa dễ chán nản khi thất bại. Do đó tốt nhất là bạn nên đặt ra mục tiêu vừa sức, phù hợp với tiềm lực và khả năng của mình. Ví dụ: bạn nên đặt ra mục tiêu đưa công ty của mình trở thành công ty nằm trong top 3 đơn vị bán lẻ hàng đầu trên địa bàn trong thời gian 2 năm nếu điều đó với khả năng và tiềm lực của bạn có thể thực hiện được.
Bạn đừng đưa ra mục tiêu kiểu như sẽ đánh bại Google trong thời gian 3 năm hay mua đứt Microsoft vào năm tới bởi vì điều đó rất khó thực hiện, ít nhất cũng là trong tương lai gần.
Bạn có thể có những ước mơ, hoài bão và khát vọng bởi vì nó chẳng mất gì của bạn và không làm tổn hại đến người khác nhưng mục tiêu là mục tiêu, nó càng nằm trong khả năng và tiềm lực của bạn bao nhiêu càng dễ thực hiện được bấy nhiêu.
Mục tiêu mà bạn đặt ra phải thực tế, nằm trong lộ trình và phù hợp với mục tiêu chiến lược lâu dài của bạn.
Một mục tiêu SMART phải thực tế ở chỗ mục tiêu có thể đạt được một cách thực tế dựa trên các nguồn lực và thời gian có sẵn. Một mục tiêu SMART có khả năng thực tế nếu bạn tin rằng nó có thể được thực hiện. Tự hỏi bản thân mình:
Là mục tiêu thực tế và trong tầm tay?
Là mục tiêu có thể đạt được cho thời gian và nguồn lực?
Bạn có thể cam kết để đạt được mục tiêu?
Hãy nhớ rằng bạn sẽ thực hiện được mục tiêu nhanh hơn nếu những việc bạn làm là thực tế. Hãy chắc chắn rằng nếu như bạn vay thêm một khoản tiền không nhỏ để sắm ô tô là nhằm phục vụ công việc và sinh lợi chứ không phải chỉ để giải quyết khâu “oai”.
Đưa ra thời gian để thực hiện mục tiêu
Khi đưa ra mục tiêu, bạn đừng quên là nó phải có thời gian để thực hiện. Bạn phải có giới hạn rõ ràng rằng mục tiêu này được thực hiện trong bao lâu, một năm, một tháng hay một tuần… Đối với những mục tiêu lớn thì tốt nhất bạn nên chia ra làm nhiều giai đoạn để dễ thực hiện.
Mục tiêu và mục tiêu kinh doanh chỉ không được thực hiện khi không có khung thời gian gắn liền với quy trình thiết lập mục tiêu. Cho dù mục tiêu kinh doanh của bạn là tăng 20% doanh thu hay tìm 5 khách hàng mới , hãy chọn khung thời gian để hoàn thành mục tiêu của bạn.
Khi mục tiêu kinh doanh của bạn là thông minh , hãy chia nhỏ từng mục tiêu thành một nhóm nhiệm vụ và hoạt động cụ thể để hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều quan trọng là định kỳ xem xét mục tiêu của bạn và điều chỉnh nếu cần thiết. Thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp nhỏ của bạn là một công cụ thiết yếu để thành công. Hãy nhớ cuối cùng là thông minh.
Bạn cần lưu ý rằng khi giới hạn thời gian cụ thể cho những mục tiêu, chúng ta sẽ dễ dàng hoàn thành nó hơn.
Sau cùng, khi đã xác định được mục tiêu theo nguyên tắc Smart, bạn hãy ghi rõ mục tiêu đó vào sổ tay hoặc nhắc việc( tùy thói quen, sở thích hoặc phương pháp làm việc) nhưng phải đảm bảo rằng bạn đọc được nó hàng ngày. Đây là cách làm hiệu quả nhằm thúc đẩy bạn hành động nhằm đạt mục tiêu của mình. Với cách làm đó, bạn sẽ tính được một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ bán được bao nhiêu hàng hóa, thực hiện được doanh thu và lợi nhuận bao nhiêu và thiết lập được bao nhiêu điểm phân phối.
Áp Dụng Mô Hình Smart Trong Kinh Doanh Để Thành Công
1. Tổng quan về nguyên tắc SMART trong kinh doanh
Về tổng quan, phương pháp SMART giúp bạn xây dựng và đo lường hiệu quả các mục tiêu đề ra. Thông qua SMART:
Về phía nhân viên:
Họ sẽ nhìn nhận được rõ ràng mục tiêu, nắm bắt được chính xác những điều lãnh đạo mong muốn họ đạt được.
Về phía lãnh đạo:
Bạn có thể quản trị, kiểm soát việc thực hiện mục tiêu của nhân viên dễ dàng hơn. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực công ty để tập trung vào chính xác các mục tiêu cần đạt được.
Phương pháp SMART là viết tắt của 5 từ:
S
– Specific (tính cụ thể)
M
– Measurable (tính đo lường)
A
– Achievable (tính khả thi)
T
– Time-Bound (giới hạn thời gian)
S – Specific (Tính cụ thể)
Mục tiêu đề ra cần cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, không gây ra sự khó hiểu, mơ hồ. Bạn có thể hình dung tính cụ thể khi thiết lập mục tiêu như lúc bạn lên xe taxi và nói rõ ràng địa điểm bạn muốn đến thì tài xế mới có thể chở bạn đến đúng nơi nhanh chóng, không lạc đường. Thay vì đề ra mục tiêu rất mơ hồ là bán được thật nhiều sản phẩm, bạn hãy đề ra mục tiêu thật cụ thể:
Bán sản phẩm gì?
Bán ở đâu, ở khu vực nào?
Bán vào khoảng thời gian nào?
Mục tiêu doanh thu là bao nhiêu?
Ví dụ: Tôi muốn bán được 200 áo phông thể thao mỗi tuần tại 3 cửa hàng tại Hà Nội trong 3 tháng cuối năm 2023. Mục tiêu doanh thu bán hàng của tôi là 40 triệu mỗi tuần, 160 triệu mỗi tháng. Mục tiêu đã cụ thể, rõ ràng và nhân viên, team của bạn sẽ rất khó có thể bị nhầm lẫn về mục tiêu cần hướng tới trong thời gian tới.
M – Measurable (Tính đo lường)
Các mục tiêu của bạn đề ra cần gắn với yếu tố định lượng, đo lường được để có thể dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện. Khi chúng ta nói đến đo lường không có nghĩa là chỉ cần gắn mục tiêu với một phép đo, một công thức hay con số nào đó mà đo lường ở đây nên được hiểu là mục tiêu cần được đo lường khách quan. Ví dụ: “Làm cho 75% trẻ em trong thành phố cảm thấy hạnh phúc.” Mục tiêu này thoạt nhìn thấy có con số 75% để đo lường nhưng thực ra lại là cảm tính, chủ quan, rất khó có thể đo lường được. Thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh lại: “Làm tăng số trẻ em trong thành phố cảm thấy hạnh phúc hơn 35% so với năm ngoái.” Như vậy, với mục tiêu này bạn đã có một cột mốc là số trẻ em hạnh phúc của năm ngoái để đo lường được chính xác năm nay cần đạt số lượng là bao nhiêu mới là hoàn thành mục tiêu.
Các mục tiêu của bạn đề ra cần gắn với yếu tố đo lường được để có thể dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện.
A – Achievable (Tính khả thi)
Mục tiêu cần phải có sự thách thức. Bạn không nên đề ra một mục tiêu quá dễ dàng để đạt được vì kết quả đạt được sẽ không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt ra mục tiêu quá khó khăn đến mức không thể đạt được. Mục tiêu đề ra cần có tính khả thi, thách thức vừa đủ trong khả năng, nguồn lực hiện tại. Hãy hình dung “sức khỏe”, sự phát triển doanh nghiệp của bạn cũng giống sức khỏe của con người. Khi chơi thể thao, bạn cần tập luyện đều đặn, đủ cường độ thì mới có hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ bền bỉ, phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi cường độ, ngưỡng vận động quá cao, vượt khỏi khả năng chịu đựng của cơ thể thì bạn rất dễ bị chấn thương. Bạn hãy giúp doanh nghiệp của mình tìm được một điểm ngưỡng giới hạn, có thể thực hiện để giúp phát triển doanh nghiệp nhưng không quá tải dẫn đến doanh nghiệp bị “chấn thương”. Ví dụ: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế khi thế giới phải đương đầu với dịch bệnh như năm 2023, bạn đặt mục tiêu tăng trưởng công ty 200%. Điều này thật sự khiến nhân viên của bạn nản lòng, mất phương hướng.
Ví dụ: Công ty bạn sản xuất và phân phối xe đạp thể thao. Mục tiêu năm 2023 của công ty là “Phổ rộng thị trường 63 tỉnh thành trong cả nước”. Nếu bạn đặt mục tiêu quý IV-2020 là: “Thành công tiếp thị sản phẩm ra thị trường châu Phi” thì dù có đạt được cũng không góp phần giúp cộng hưởng thêm giá trị nào cho mục tiêu công ty năm 2023.
T – Time-Bound (Giới hạn thời hạn)
Yếu tố giới hạn thời gian sẽ giúp bạn và team duy trì động lực thực hiện mục tiêu. Gắn mục tiêu với thời gian cụ thể cần hoàn thành cũng giúp bạn thể hiện rõ quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Giới hạn thời gian cần cụ thể hóa thành ngày, giờ cụ thể cần hoàn thành mục tiêu. Ví dụ như bạn đặt mục tiêu: Team kinh doanh đạt được tổng doanh số ký kết hợp đồng triển khai dự án ở mức 1 tỷ đồng trước ngày 31/12/2020.
Yếu tố giới hạn thời gian sẽ giúp bạn và team duy trì động lực thực hiện mục tiêu.
2. Hướng dẫn áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh
Trong một công ty, team kinh doanh luôn được ví như lực lượng tiền tuyến đem lại doanh thu cho công ty. Bạn nên dành thời gian trao đổi, tham vấn ý kiến từ chính team kinh doanh của mình để xác định mục tiêu kinh doanh cần đạt được trong thời gian tới là gì.
Bước 1
– Xác định chính xác mục tiêu kinh doanh của bạn là gì
Chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm tới những biến động thị trường, sự thay đổi thói quen tiêu dùng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng… để xác định chính xác các mục tiêu kinh doanh. Xác định chính xác mục tiêu cũng như khi bạn biết rõ mình cần đi về đâu, chúng ta có một tọa độ cụ thể, một điểm rõ ràng trên bản đồ để định hướng. Nhiều trường hợp team kinh doanh không hoàn thành mục tiêu đề ra hoặc mục tiêu đạt được nhưng không đóng góp được nhiều giá trị cho tổ chức là do không xác định được chính xác mục tiêu kinh doanh cần hướng tới là gì.
Xác định chính xác mục tiêu kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng tốc phát triển.
Bước 2
– Gắn mục tiêu kinh doanh với các yếu tố định lượng, đo lường được
Mục tiêu kinh doanh của bạn cần được gắn với các yếu tố định lượng, đo lường được. Chính các yếu tố này sẽ giúp bạn biết rõ mục tiêu có đang được thực hiện đúng hướng, có thể hoàn thành được hay không. Các yếu tố định lượng, đo lường không chỉ giúp làm rõ mục tiêu mà còn giúp bạn gia tăng động lực hoàn thành mục tiêu. Về mặt tâm lý học, chúng ta thường có xu hướng nỗ lực cao độ hơn để hoàn thành các mục tiêu có kết quả rõ ràng, cụ thể hơn là các mục tiêu mơ hồ, khó đo lường. Ví dụ: Bạn có cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh. Thay vì đặt mục tiêu là “Nỗ lực tăng doanh thu tháng 11-2020”, bạn cụ thể mục tiêu thành “Đạt doanh thu 100 triệu đồng tháng 11-2020”. Rõ ràng, con số 100 triệu đồng là yếu tố định lượng, đo lường được cho mục tiêu của bạn. Khi gắn mục tiêu với con số này, bạn sẽ thêm nỗ lực để hoàn thành mục tiêu. Điều này chắc chắn tốt hơn một mục tiêu mơ hồ theo dạng nỗ lực đạt được doanh thu hàng tháng càng nhiều càng tốt.
Bước 3
– Xem xét khả năng thực hiện thành công mục tiêu
Sau khi xác định chính xác điều chúng ta muốn đạt được và đạt được ở mức nào thì bạn cần xem xét thêm các yếu tố như nguồn lực công ty, tình hình thị trường, những cơ hội, rủi ro trong thời gian tới… Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc bạn hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó, bạn cần xem xét khả năng thực hiện thành công mục tiêu. Cũng như khi chơi một ván cờ, bạn không chỉ cần biết mình muốn đi nước cờ nào mà còn phải dự phòng được rủi ro nếu đi nước cờ đó có thể ảnh hưởng tới thế cục ván cờ như thế nào.
Đề ra mục tiêu cũng như chơi một ván cờ, bạn luôn cần tỉnh táo để lường trước thế cục.
Một mục tiêu cụ thể có thể mới đầu có vẻ rất tốt nhưng khi đặt trong sự phát triển chung, lâu dài của doanh nghiệp lại không cần thiết hoặc thậm chí có hại. Mục tiêu đề ra cần có sự kết nối, tạo ra giá trị cộng hưởng với các mục tiêu khác của công ty. Ví dụ:
Bước 5
– Gắn mục tiêu với một thời gian hoàn thành cụ thể
Vào mỗi dịp năm mới, chúng ta thường đề ra rất nhiều các mục tiêu cần hoàn thành. Có những mục tiêu có khi còn chưa kịp bước ra khỏi trang giấy hay tâm trí của bạn để được nỗ lực thực hiện dù chỉ một ngày. Hội chứng năm mới có đang xuất hiện trong công ty của bạn? Khi mục tiêu đề ra luôn cần gắn với một thời gian hoàn thành cụ thể. Hạn định thời gian sẽ giúp gia tăng áp lực hoàn thành lên team kinh doanh của bạn. Điều này cũng thể hiện quyết tâm cao độ hoàn thành mục tiêu từ phía lãnh đạo. Khi nhân viên nhận nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh gắn với thời gian cụ thể, họ cũng dễ dàng phân phối nguồn lực, thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đúng hạn hơn.
Bước 6
– Viết mục tiêu ra giấy và cam kết thực hiện
Bạn có thể viết mục tiêu kinh doanh theo mô hình SMART của mình ra giấy và cam kết thực hiện thành công mục tiêu đó. Với mục tiêu đề ra cho team kinh doanh, bạn có thể làm thành một văn bản ghi nhớ, hoặc mục tiêu quý, mục tiêu năm… có chữ ký của lãnh đạo công ty, lãnh đạo team kinh doanh và treo lên tường. Các văn bản cam kết này có thể giúp nhân viên toàn team kinh doanh nắm rõ về mục tiêu, những điều cần hướng tới một cách cụ thể, rõ ràng. Việc đề ra mục tiêu SMART trong kinh doanh đúng, trúng còn luôn cần gắn với truyền thông nội bộ hiệu quả, rõ ràng. Mục tiêu dù đúng nhưng khi toàn team có những thành viên chưa hiểu rõ, hiểu đúng về mục tiêu thì họ cũng không thể làm việc hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả toàn team.
Việc đề ra và thực hiện mục tiêu SMART trong kinh doanh hiệu quả luôn cần gắn với truyền thông nội bộ hiệu quả, rõ ràng.
3. 10+ ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh
Ví dụ 1 – Tăng doanh số bán hàng
S:
Tăng doanh số bán hàng
M:
Tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng
A:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng
R:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng để thực hiện cân đối thu chi công ty
T:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng mỗi tháng để thực hiện cân đối thu chi công ty, ngay từ tháng 11/2020
Ví dụ 2 – Phát triển doanh nghiệp
S:
Phát triển quy mô doanh nghiệp
M:
Phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái
A:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái
R:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm mở rộng thâm nhập thị trường
T:
Với nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn phát triển doanh nghiệp tăng trưởng 5% quy mô so với cùng kỳ năm ngoái, tính đến ngày 31/12/2020, nhằm mở rộng thâm nhập thị trường
Ví dụ 3 – Nâng cao chất lượng sản phẩm
S:
Nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng
M:
Nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play
A:
Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play
R:
Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng
T:
Với mức độ phổ biến và tính năng hiện nay của ứng dụng, tôi muốn nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng ứng dụng trước ngày 31/12/2020 để khiến khách hàng mục tiêu đánh giá ít nhất 4,5 điểm hài lòng trên nền tảng Google Play, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng
Ví dụ 4 – Giảm chi phí kinh doanh
S:
Giảm chi phí kinh doanh
M:
Giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái
A:
Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất như hiện nay, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái
R:
Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất như hiện nay, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế sau thời gian dịch bệnh kéo dài
T:
Với việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất quyết liệt ngay trong tháng 11/2020, tôi có thể giảm ít nhất 10% chi phí kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế sau thời gian dịch bệnh kéo dài
Cắt giảm chi phí luôn là bài toán đau đầu trong kinh doanh.
Ví dụ 5 – Huy động vốn
S:
Tôi muốn huy động vốn
M:
Tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty
A:
Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty
R:
Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty nhằm mở rộng quy mô phát triển
T:
Với danh tiếng và tiềm năng phát triển hiện nay, tôi muốn huy động được 5 tỷ đồng cho công ty nhằm mở rộng quy mô phát triển, hoàn thành xong trước 31/12/2020
Ví dụ 6 – Khởi nghiệp kinh doanh
S:
Tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh
M:
Tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng
A:
Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng
R:
Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng, nhằm thực hiện mục tiêu tự do tài chính trước năm 50 tuổi
T:
Với nguồn vốn và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa hiện nay, tôi muốn khởi nghiệp ngay vào tháng 1/2021 và đạt lợi nhuận ít nhất 500 triệu đồng trong năm tài chính đầu tiên, nhằm thực hiện mục tiêu tự do tài chính trước năm 50 tuổi
Ví dụ 7 – Mở rộng tệp khách hàng
S:
Tôi muốn thu thập thông tin khách hàng
M:
Tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng
A:
Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng
R:
Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng, nhằm mở rộng phát triển kinh doanh
T:
Với nguồn lực nhân sự hiện nay, tôi muốn thu thập được thông tin 500 khách hàng mỗi tháng, nhằm mở rộng phát triển kinh doanh
Ví dụ 8 – Bảo hành sản phẩm nhanh hơn
S:
Tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm
M:
Tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội
A:
Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội
R:
Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội, nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng
T:
Với nhân lực và kinh nghiệm, kỹ năng của team bảo hành hiện nay, tôi muốn rút ngắn thời gian bảo hành sản phẩm xuống tối đa 24 tiếng cho một yêu cầu bảo hành tại nội thành Hà Nội, từ 1/11/2020, nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng
Ví dụ 9 – Tăng tỷ lệ chốt đơn
S:
Tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công
M:
Tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%
A:
Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%
R:
Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85%, nhằm gia tăng lợi nhuận kinh doanh
T:
Với năng lực, kinh nghiệm nhân sự và sự tối ưu sản phẩm hiện nay, tôi muốn tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công lên ít nhất 85% ngay từ quý IV-2020, nhằm gia tăng lợi nhuận kinh doanh
Ví dụ 10 – Thu hồi công nợ
S:
Tôi muốn thu hồi công nợ nhanh chóng
M:
Tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng
A:
Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng
R:
Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng, nhằm đảm bảo thu chi, vận hành công ty ổn định
T:
Với năng lực của team kế toán, tôi muốn thu hồi công nợ đúng thời hạn như ký kết trên hợp đồng ngay từ 1/11/2020, nhằm đảm bảo thu chi, vận hành công ty ổn định
Ví dụ 11 – Mở rộng số lượng nhà phân phối
S:
Tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối
M:
Tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20
A:
Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20
R:
Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20, nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tốt hơn
T:
Với danh tiếng, quy mô, tiềm lực công ty hiện nay, tôi muốn mở rộng số lượng nhà phân phối lên ít nhất 20, hoàn thành xong trước 30/6/2021, nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tốt hơn
Ví dụ 12 – Giảm giá bán sản phẩm
S:
Tôi muốn giảm giá bán sản phẩm
M:
Tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái
A:
Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái
R:
Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường
T:
Với nguồn vốn, tiềm lực hiện nay, tôi muốn giảm giá bán sản phẩm xuống 5% so với cùng kỳ năm ngoái, ngay từ 1/11/2020, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường
Lời kết, Bài viết của VNOKRs, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn.
25+ Ví Dụ Ứng Dụng Nguyên Tắc Smart Trong Cuộc Sống
3. 25+ Ví dụ nguyên tắc SMART trong cuộc sống hay nhất
Có quá nhiều mục tiêu bạn mong muốn đạt được trong cuộc sống nhưng cũng có quá nhiều điều cản trở bạn thực hiện chúng. Ứng dụng nguyên tắc SMART trong việc đặt mục tiêu cho cuộc sống giúp bạn dễ dàng thực hiện chúng để hoàn thiện bản thân và hạnh phúc hơn mỗi ngày.
1. Xác định mục tiêu cá nhân trong cuộc sống
Mỗi cá nhân trong cuộc sống đều có những mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu chính là thứ tạo động lực để bạn hành động mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và dài hơn nữa đến khi hoàn thành được mục tiêu.
Mục tiêu cá nhân là gì?
Mục tiêu cá nhân là những điều cá nhân đó mong muốn và nỗ lực hành động để đạt được:
Mục tiêu của tiền đạo trong một trận bóng đá là ghi bàn thắng.
Mục tiêu của thủ môn là ngăn cản đối phương ghi bàn.
Mục tiêu của lãnh đạo là phát triển doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận.
Mục tiêu của một nhạc sĩ là sáng tác được nhiều bản nhạc hay…
Bất cứ ai cũng sẽ có những mục tiêu cá nhân riêng của mình. Mục tiêu chính là động lực, là thứ thôi thúc giúp bạn hành động mỗi ngày để hướng tới kết quả mong muốn. Mục tiêu cá nhân sẽ đem lại sức mạnh to lớn để bạn duy trì, vượt trội hơn rất nhiều trong công việc, cuộc sống.
Mục tiêu là những điều còn ở phía trước, thôi thúc chúng ta hành động đạt được.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu có rất nhiều loại đa dạng như: mục tiêu sự nghiệp, tài chính, giáo dục, gia đình, thể chất… Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại mục tiêu ra thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động dài hạn, có thể là 5, 10, 20 năm thậm chí là mục tiêu cả cuộc đời.
Ví dụ mục tiêu dài hạn của bạn có thể là:
Mục tiêu 5 năm: Ổn định, phát triển các nguồn thu của gia đình
Mục tiêu cả cuộc đời: Sống bình an, nhẹ nhõm với sức khỏe cả thể chất và tinh thần
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động ngắn hạn, có thể là ngày mai, tuần sau, tháng sau, năm sau.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là:
Mục tiêu hàng tuần: Thu nhập được ít nhất 7 triệu đồng mỗi tuần
Mục tiêu tháng sau: Hoàn thành thử thách chạy bộ 5km mỗi ngày
Mục tiêu năm: Nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu hơn
2. Hiểu rõ nguyên tắc SMART để áp dụng thành công
Việc sử dụng thuật ngữ S.M.A.R.T được biết đến đầu tiên trong ấn bản “Management Review ” tháng 11 năm 1981 của George T. Doran. Ưu điểm chính của các mục tiêu SMART là chúng dễ hiểu và cho biết khi nào chúng được thực hiện.
Nguyên tắc SMART là gì?
Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:
S – Specific (Cụ thể)
M – Measurable (Đo lường được)
A – Attainable (Khả thi)
T – Time-bound (Tính giới hạn về thời gian)
SMART là nguyên tắc nổi tiếng và đã được áp dụng, kiểm nghiệm sự thành công trong thiết lập mục tiêu cho các công ty, tổ chức. Với các cá nhân, SMART cũng hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả để thiết lập mục tiêu cho cuộc sống của bạn.
Nguyên tắc SMART có thể giúp bạn xác định mục tiêu hiệu quả hơn.
Cách áp dụng mục tiêu SMART vào cuộc sống cá nhân
Một nghiên cứu của Đại học Scranton đã chỉ ra rằng chỉ 8% chúng ta thật sự đạt được những mục tiêu đã đề ra vào dịp năm mới. Điều đó tương ứng 92% những người đặt mục tiêu trong dịp năm mới đã thất bại, bỏ cuộc giữa chừng hoặc thậm chí còn chưa bao giờ nỗ lực đạt được mục tiêu.
Có thể vào đầu năm nay, bạn đã mong muốn mình gia tăng được thu nhập hàng tuần hoặc giảm được trọng lượng cơ thể. Nhưng, đó chỉ là những mong muốn ở trong tâm trí bạn thôi. Nó chưa trở thành mục tiêu vì bạn chưa nỗ lực, chưa hành động để đạt được. Bạn có thể ứng dụng các mục tiêu SMART vào cuộc sống cá nhân của mình.
Mục tiêu dịp đầu năm mới của bạn có thể chỉ mãi nằm trên giấy nếu bạn không quyết tâm hành động.
Bước 1
– Hình dung những điều bạn mong muốn đạt được
Mục tiêu chỉ có thể đạt được nếu bạn thực sự mong muốn và tìm mọi cách để biến mong muốn thành hành động. Bạn hãy suy nghĩ xem mình thực sự thích, mong muốn điều gì và hình dung niềm hạnh phúc khi đạt được điều đó sẽ như thế nào.
Ví dụ:
Bạn mong muốn giảm cân. Vì sao vậy? – Vì công việc, vì tình yêu hay vì sức khỏe của chính bạn? Giảm cân xong có khiến bạn hạnh phúc? Hãy hình dung nào.
Giảm cân có thể bằng nhiều cách như ăn kiêng, tập thể dục, thẩm mỹ… Bạn chọn cách nào? Cách nào thật sự phù hợp với bạn? Hãy suy nghĩ thật kỹ.
Chỉ khi tập trung hình dung và thật sự cảm nhận về điều bản thân mong muốn, bạn mới có động lực để biến ước mơ thành hiện thực.
Bước 2
– Xác định tại sao bạn mong muốn điều đó
Mục tiêu thường được bắt đầu từ sở thích cá nhân. Nhưng để đạt được mục tiêu cần những nỗ lực lâu dài, cụ thể. Để hành động liên tục hướng đến mục tiêu thì bạn cần xác định:
Tại sao bạn lại mong muốn đạt được mục tiêu này?
Mục tiêu này có thực sự quan trọng?
Mục tiêu này có xứng đáng để bạn dành thời gian, công sức, trí tuệ trong thời gian dài nhằm đạt được hay không?
Chúng ta có thể khởi động nhờ sự yêu thích nhưng muốn duy trì được việc thực hiện mục tiêu thì cần nhiều hơn sự yêu thích. Hãy nghiêm túc nghĩ về sự thiết thực, tầm quan trọng của mục tiêu khiến chúng ta phải hành động.
Bước 3
– Xác định cách thức thực hiện điều bạn mong muốn
Ở bước 1 và 2, chúng ta đã vẽ ra những nét phác thảo về điều bạn mong muốn và hiểu rõ những điều đó thực sự quan trọng, bạn cần hành động để đạt được chúng. Ở bước 3 này, bạn hãy xác định cách thức thực hiện điều bạn muốn. Đây là bước cụ thể hóa cho các hành động hướng đến mục tiêu.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu chạy bộ để giảm cân nhằm tránh tình trạng béo phì. Chúng ta có thể cụ thể hóa hơn cách thức thực hiện là chạy bộ 5km mỗi ngày chẳng hạn.
Chúng ta có thể hình dung cách thức thực hiện mục tiêu cũng như những nấc thang giúp bạn tiến lên từng bước, từng ngày và sẽ dần đạt được mục tiêu đề ra.
Hình dung việc thực hiện mục tiêu giống như những nấc thang giúp bạn bước đi từng bước chắc chắn tiến đến đích.
Bước 4
– Thiết lập mục tiêu SMART
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm cân
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng
A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng và quyết tâm chạy 5km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng
T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng và quyết tâm chạy 5km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng, nhằm tránh tình trạng béo phì, suy giảm sức khỏe. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày … tháng… năm…
Bước 5
– Kiên nhẫn
Xác định được mục tiêu đúng, phù hợp là bạn mới bước đi được bước đầu tiên. Để đi được các bước tiếp theo, chúng ta cần sự kiên nhẫn. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần sự kiên nhẫn mới có thể đạt được kết quả.
Bạn có thể chia kế hoạch hành động của mình ra thành từng bước, từng giai đoạn nhỏ và hãy tận hưởng niềm vui chiến thắng ở từng bước đi đến mục tiêu. Đó cũng là một cách để bạn duy trì, gia tăng cảm hứng và sự kiên nhẫn của mình. Chúng ta cần những chiến thắng nhỏ để duy trì, hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Bước 6
– Hành động
Mục tiêu chỉ có thể đạt được khi chúng ta hành động. Bạn hãy hành động để đạt mục tiêu. Hành động mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và dài hơn nữa, cho đến khi đạt được mục tiêu.
Hãy nhớ: Mục tiêu nếu chỉ nằm trên trang giấy hay trong tâm trí của bạn thì mãi chỉ là những mong ước không thể đạt được. Chỉ có hành động mới giúp hiện thực hóa mục tiêu!
Bạn hãy hành động và hành động mạnh mẽ, kỷ luật để hướng tới mục tiêu.
Bước 7
– Nhất quán
Hành động hướng đến mục tiêu của bạn cần phải nhất quán. Bạn kiên trì chạy mỗi ngày 5km để giảm cân. Tuy nhiên vào ngày mưa bạn lại bỏ cuộc. Chúng ta hoàn toàn có thể chờ tạnh mưa để chạy hoặc chạy trên máy chạy bộ. Khi bạn muốn hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ nghĩ được giải pháp cho mình.
Hãy nhớ: Sự nhất quán, kỷ luật sẽ giúp mục tiêu SMART của bạn sớm trở thành hiện thực.
Bước 8
– Dành thời gian cho mục tiêu
Mục tiêu càng khó khăn, càng dài hạn thì càng cần đầu tư thời gian. Hãy dành thời gian tương xứng cho các mục tiêu của mình. Bạn cũng nên thực tế về mặt thời gian.
Chúng ta không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn và ép mình vào những khung thời gian quá eo hẹp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thả lỏng bản thân với kế hoạch quá dài, tiêu tốn thời gian không cần thiết.
3. 25+ Ví dụ nguyên tắc SMART trong cuộc sống hay nhất
Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều các mục tiêu như về gia đình, sự nghiệp, nghề nghiệp, sức khỏe, thể chất, sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ, tài chính, giáo dục… Các mục tiêu này đều có thể ứng dụng nguyên tắc SMART.
Ví dụ SMART về gia đình
Ví dụ 1 – Chơi cùng con mỗi ngày
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn dành thời gian chơi cùng hai con
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng hai con
A – Attainable (Tính khả thi): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng hai con
T – Timely (Tính thời điểm): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng hai con, nhằm giúp các con vui hơn mỗi ngày. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày… tháng… năm…
Ví dụ 2 – Ăn tối cùng gia đình
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần
A – Attainable (Tính khả thi): Với khối lượng công việc và kế hoạch hàng tuần, tôi muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần
T – Timely (Tính thời điểm): Với khối lượng công việc và kế hoạch hàng tuần, tôi muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần, nhằm gắn kết hơn tình cảm gia đình. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ tuần này.
Ví dụ 3 – Dã ngoại cùng gia đình
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần
A – Attainable (Tính khả thi): Với điều kiện tài chính và thu xếp thời gian hiện nay, tôi muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần
T – Timely (Tính thời điểm): Với điều kiện tài chính và thu xếp thời gian hiện nay, tôi muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần, nhằm gắn kết hơn các thành viên trong gia đình. Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này từ quý IV-2020.
Ví dụ 4 – Đọc sách cùng con trước khi đi ngủ
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn đọc sách cùng con trước khi đi ngủ
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ
A – Attainable (Tính khả thi): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ
T – Timely (Tính thời điểm): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ, nhằm giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này bắt đầu ngay từ tối nay, ngày… tháng… năm.
Ví dụ SMART về sự nghiệp – nghề nghiệp
Ví dụ 5 – Trở thành vận động viên chạy bộ
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ
A – Attainable (Tính khả thi): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ
T – Timely (Tính thời điểm): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ, nhằm đạt chuẩn tham dự Boston Marathon. Mục tiêu đạt thành tích chạy mới được thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Ví dụ 6 – Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội
A – Attainable (Tính khả thi): Với kế hoạch phát triển nghề nghiệp hiện nay, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội
Ví dụ 7 – Mở cửa hàng kinh doanh riêng
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh riêng
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng
A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng
T – Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán cafe sẽ bắt đầu khai trương từ ngày 1/1/2021.
Ví dụ 8 – Chuyển việc
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay
A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hiện nay, tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay
T – Timely (Tính thời điểm): Với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hiện nay, tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay, nhằm tìm kiếm những cơ hội mới và phát triển nghề nghiệp bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành sau Tết Âm lịch 2023.
Ví dụ 9 – Trở thành lãnh đạo phòng
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự
A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự
T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2021.
Ví dụ 10 – Giành giải báo chí quốc gia
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giành giải báo chí quốc gia
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia
A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hiện nay, tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia
T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hiện nay, tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia, nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành vào ngày 21/6/2021.
Ví dụ SMART về kỹ năng
Ví dụ 11 – Cải thiện kỹ năng thuyết trình
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người
A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người
T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người, nhằm gia tăng lợi thế cho phát triển nghề nghiệp sau này. Buổi thuyết trình thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày khai xuân toàn Group.
Ví dụ 12 – Cải thiện kỹ năng thuyết phục
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2023
A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và đầu tư tìm hiểu hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2023
T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và đầu tư tìm hiểu hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2023, nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn trong công việc. Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ ngày 1/1/2021.
Ví dụ SMART về sức khỏe thể chất
Ví dụ 13 – Giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm cân
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng
A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng và quyết tâm đạp xe 20km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng
T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng và quyết tâm đạp xe 20km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng, nhằm tránh tình trạng béo phì, suy giảm sức khỏe. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày … tháng… năm…
Ví dụ 14 – Chơi thêm một môn thể thao
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn chơi thêm một môn thể thao
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn chơi thành thạo ít nhất 10 kỹ năng của môn thể thao mới: trượt patin
A – Attainable (Tính khả thi): Tôi muốn chơi thành thạo ít nhất 10 kỹ năng của môn thể thao mới: trượt patin
T – Timely (Tính thời điểm): Với đầu tư thời gian và nỗ lực tập luyện hiện nay, tôi muốn chơi thành thạo ít nhất 10 kỹ năng của môn thể thao mới: trượt patin. Tôi sẽ bắt đầu tập luyện từ tháng 11 năm 2023.
Ví dụ 15 – Chuyển chế độ ăn uống
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi sẽ chuyển sang chế độ ăn chay phù hợp
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi sẽ chuyển sang chế độ ăn chay phù hợp với tổng năng lượng hàng ngày dưới 1,500Kcal
A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm thực hành nhịn ăn gián đoạn, tôi sẽ chuyển sang chế độ ăn chay phù hợp với tổng năng lượng hàng ngày dưới 1,500Kcal
T – Timely (Tính thời điểm): Với kinh nghiệm thực hành nhịn ăn gián đoạn, tôi sẽ chuyển sang chế độ ăn chay phù hợp với tổng năng lượng hàng ngày dưới 1,500Kcal, nhằm giúp thanh lọc cơ thể. Mục tiêu sẽ được thực hiện ngay vào hôm nay, ngày… tháng… năm…
Ví dụ SMART về sức khỏe tinh thần
Ví dụ 16 – Thực hành thiền định mỗi ngày
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn thực hành thiền định mỗi ngày
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thực hành thiền định ít nhất 30 phút mỗi ngày
A – Attainable (Tính khả thi): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn thực hành thiền định ít nhất 30 phút mỗi ngày
T – Timely (Tính thời điểm): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn thực hành thiền định ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhằm giữ cho tinh thần, tâm trí bình lặng, an tĩnh hơn. Mục tiêu cần thực hiện bắt đầu từ tháng 11 năm 2023.
Ví dụ SMART về các mối quan hệ
Ví dụ 17 – Duy trì các mối quan hệ với bạn học cấp 3
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn duy trì các mối quan hệ với bạn học cấp 3
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn duy trì liên lạc với ít nhất 10 bạn học cấp 3
A – Attainable (Tính khả thi): Với thực tế hiện nay, tôi muốn duy trì liên lạc với ít nhất 10 bạn học cấp 3
T – Timely (Tính thời điểm): Với thực tế hiện nay, tôi muốn duy trì liên lạc với ít nhất 10 bạn học cấp 3, nhằm duy trì hoạt động của lớp. Nhóm bạn học cấp 3 có thể gặp mặt ngày vào Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.
Ví dụ 18 – Tham gia câu lạc bộ chạy bộ
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tham gia câu lạc bộ chạy bộ
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ chạy bộ
A – Attainable (Tính khả thi): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ chạy bộ
T – Timely (Tính thời điểm): Với sắp xếp thời gian hiện nay, tôi muốn tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ chạy bộ, nhằm học hỏi, chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm chạy bộ với các runner khác. Mục tiêu cần hoàn thành trước 1/1/2021.
Ví dụ 19 – Tham gia Hiệp hội nhân sự HRA
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tham gia Hiệp hội nhân sự HRA
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành thành viên chính thức, được kết nạp của Hiệp hội nhân sự HRA
A – Attainable (Tính khả thi): Với vị trí công việc hiện tại, tôi muốn trở thành thành viên chính thức, được kết nạp của Hiệp hội nhân sự HRA
T – Timely (Tính thời điểm): Với vị trí công việc hiện tại, tôi muốn trở thành thành viên chính thức, được kết nạp của Hiệp hội nhân sự HRA, nhằm hỗ trợ quảng bá phần mềm nhân sự của công ty. Mục tiêu cần hoàn thành trước 1/1/2021.
Ví dụ SMART về tài chính
Ví dụ 20 – Gia tăng nguồn thu nhập bị động
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gia tăng thêm ít nhất 1 nguồn thu nhập bị động
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn gia tăng thêm ít nhất 1 nguồn thu nhập bị động, giúp tôi kiếm thêm 10 triệu đồng mỗi tháng
A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn và cơ hội phát triển hiện nay, tôi muốn gia tăng thêm ít nhất 1 nguồn thu nhập bị động, giúp tôi kiếm thêm 10 triệu đồng mỗi tháng
T – Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn và cơ hội phát triển hiện nay, tôi muốn gia tăng thêm ít nhất 1 nguồn thu nhập bị động, giúp tôi kiếm thêm 10 triệu đồng mỗi tháng, nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho gia đình. Mục tiêu cần hoàn thành và duy trì từ tháng 1/2021.
Ví dụ 21 – Tự do tài chính
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn đạt được trạng thái tự do tài chính
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn đạt được trạng thái tự do tài chính với ít nhất 3 nguồn thu nhập bị động, đạt ít nhất 30 triệu đồng mỗi tháng
A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn và cơ hội phát triển hiện nay, tôi muốn đạt được trạng thái tự do tài chính với ít nhất 3 nguồn thu nhập bị động, đạt ít nhất 30 triệu đồng mỗi tháng
T – Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn và cơ hội phát triển hiện nay, tôi muốn đạt được trạng thái tự do tài chính với ít nhất 3 nguồn thu nhập bị động, đạt ít nhất 30 triệu đồng mỗi tháng, nhằm có thể nghỉ hưu trước tuổi 45. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày … tháng … năm…
Ví dụ 22 – Tiết kiệm định kỳ hàng năm
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn có một khoản tiết kiệm định kỳ hàng năm
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn có ít nhất 100 triệu đồng tiết kiệm định kỳ hàng năm
A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tài chính hiện nay, tôi muốn có ít nhất 100 triệu đồng tiết kiệm định kỳ hàng năm
T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng tài chính hiện nay, tôi muốn có ít nhất 100 triệu đồng tiết kiệm định kỳ hàng năm, nhằm dự phòng các rủi ro tài chính có thể xảy ra. Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ năm nay, 2023.
Ví dụ SMART về giáo dục
Ví dụ 23 – Thành thạo thêm 1 kỹ năng thiết kế đồ họa
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn thành thạo thêm 1 kỹ năng thiết kế đồ họa
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty
A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tự học của mình, tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty
T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng tự học của mình, tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty, nhằm chủ động hơn trong các hoạt động, chiến dịch PR. Thời gian tự học bắt đầu từ tháng 11/2020 và cần hoàn thành xong trước tháng 2/2021.
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức
A – Attainable (Tính khả thi): Với việc đầu tư thời gian, chi phí học tập hiện nay, tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức
T – Timely (Tính thời điểm): Với việc đầu tư thời gian, chi phí học tập hiện nay, tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức, nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm mới. Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2021.
Ví dụ SMART về thói quen
Ví dụ 25 – Thức dậy sớm hơn
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn thức dậy sớm hơn mỗi ngày
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thức dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày
A – Attainable (Tính khả thi): Với thói quen và quyết tâm hiện nay, tôi muốn thức dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày
T – Timely (Tính thời điểm): Với thói quen và quyết tâm hiện nay, tôi muốn thức dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày, nhằm có nhiều thời gian chuẩn bị hơn trước khi đến văn phòng. Tôi sẽ thực hiện thói quen mới từ tháng 11/2020.
Ví dụ 26 – Rèn luyện thói quen lắng nghe người khác
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn rèn luyện thói quen lắng nghe người khác
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn rèn luyện thói quen lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện
A – Attainable (Tính khả thi): Với sự kiên nhẫn và thói quen hiện nay, tôi muốn rèn luyện thói quen lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện
T – Timely (Tính thời điểm): Với sự kiên nhẫn và thói quen hiện nay, tôi muốn rèn luyện thói quen lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện, nhằm gia tăng sự thoải mái cho khách hàng khi tư vấn sản phẩm. Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ tuần làm việc tới, ngày… tháng… năm…
Lời kết,
Các Dạng Bài Tập Về Quy Tắc Đếm (Quy Tắc Cộng Và Quy Tắc Nhân)
* Giả sử một công việc có thể tiến hành theo một trong k phương án A 1, A 2, . . . , A k. Nếu:
– Phương án A 1 có thể làm bằng n 1 cách.
– Phương án A 2 có thể làm bằng n 2 cách.
…
– Phương án A k có thể làm bằng n k cách.
Khi đó, cả công việc có thể thực hiện theo cách.
* Giả sử một công việc có thể tiến hành theo một trong k công đoạn A 1, A 2, . . . , A k. Nếu:
– Công đoạn A 1 có thể làm bằng n 1 cách.
– Công đoạn A 2 có thể làm bằng n 2 cách.
…
– Công đoạn A k có thể làm bằng n k cách.
Khi đó, cả công việc có thể thực hiện theo cách.
(Hiểu đơn giản: 1 công việc hoàn thành khi thực hiện k hành động liên tiếp)
II. Các dạng Bài tập quy tắc đếm
¤ Để sử dụng quy tắc cộng trong bài toán đếm, ta thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Phân tích các phương án thành k nhóm độc lập với nhau: A 1, A 2, . . . , A k.
* Bước 2: Nếu:
– Phương án A 1 có thể làm bằng n 1 cách.
– Phương án A 2 có thể làm bằng n 2 cách.
…
– Phương án A k có thể làm bằng n k cách.
* Bước 3: Khi đó, cả công việc có thể thực hiện theo cách.
¤ Để sử dụng quy tắc nhân trong bài toán đếm, ta thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Phân tích một hành động H thành k công việc nhỏ liên tiếp: A 1, A 2, . . . , A k.
* Bước 2: Nếu:
– A 1 có n 1 cách thực hiện khác nhau.
– A 2 có n 2 cách thực hiện khác nhau.
…
– A k có n k cách thực hiện khác nhau.
* Bước 3: Khi đó, ta có tất cả cách.
a) Có bao nhiêu cách đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần?
b) Có bao nhiêu cách đi từ A đến D rồi quay lại A?
a) Việc đi từ A đến D là công việc được hoàn thành bởi ba hành động liên tiếp:
+ Đi từ A đến B: Có 4 con đường.
+ Đi từ B đến C: Có 2 con đường.
+ Đi từ C đến D: Có 3 con đường
⇒ Theo quy tắc nhân: Có 4.3.2 = 24 con đường đi từ A đến D mà chỉ đi qua B và C 1 lần.
b) Có 24 cách đi từ A đến D thì cũng có 24 cách đi từ D đến A.
Việc đi từ A đến D rồi lại quay lại A là công việc được hoàn thành bởi 2 hành động liên tiếp:
+ Đi từ A đến D: Có 24 cách .
+ Đi từ D về A : Có 24 cách
⇒ Theo quy tắc nhân: Có 24.24 = 576 cách đi.
Việc chọn một chiếc đồng hồ cần thực hiện 2 hành động liên tiếp:
+ Chọn mặt đồng hồ: Có 3 cách chọn.
+ Chọn dây đồng hồ: Có 4 cách chọn.
⇒ Theo quy tắc nhân: Có 3.4 = 12 cách chọn đồng hồ.
Có 18 đội bóng tham gia thi đấu. Hỏi có bao nhiêu cách trao 3 loại huy chương vàng, bạc,đồng cho 3 đội nhất, nhì, ba biết rằng mỗi đội có thể nhận nhiều nhất một huy chương và độinào cũng có khả năng đạt huy chương.
Để lựa chọn trao 3 tấm huy chương cho 3 trong 18 đội ta thực hiện 3 hành động liên tiếp sau:
– Chọn 1 đội để trao huy chương vàng ta có: 18 lựa chọn
– Chọn 1 đội để trao huy chương bạc ta có: 17 lựa chọn (vì đã bớt đi đội được trao HCV)
– Chọn 1 đội để trao huy chương đồng ta có: 16 lựa (vì đã bớt đi đội được trao HCV, HCB)
⇒ Vậy theo quy tắc nhân: Có 18.17.16 = 4896 cách.
a) Nhà trường cần chọn một học sinh khối 11 để đi dự đại hội của học sinh thành phố. Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn?
b) Nhà trường cần chọn hai học sinh khối 11 trong đó có một nam và một nữ đi dự trại hè của học sinhthành phố. Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn?
a) Để chọn 1 học sinh đi dự đại hội của học sinh thành phố ta có thể chọn học sinh nam và học sinh nữ:
– Nếu chọn một học sinh nam ta có 280 cách.
– Nếu chọn một học sinh nữ ta có 325 cách.
→ Vậy theo qui tắc cộng, ta có 280 + 325 = 605 cách chọn.
b) Để lựa chọn 2 học sinh trong đó có một nam và một nữ đi dự trại hè của học sinh thành phố ta cần thực hiện 2 hành động liên tiếp sau:
– Chọn 1 học sinh Nam trong 280 học sinh: có 280 lựa chọn
– Chọn 1 học sinh Nữ trong 325 học sinh: có 325 lựa chọn
→ Vậy theo quy tắc nhân: Có 280.325 = 91000 cách.
* Dạng 2: Sử dụng các quy tắc đếm giải bài toán đếm các số hình thành từ tập A
1. Sử dụng quy tắc nhân để thực hiện bài toán đếm số các số gồm k chữ số hình thành từ tập A, ta thực hiện các bước sau:
* Bước 1: Gọi số cần tìm có dạng với
* Bước 2: Đếm số cách chọn a i, (không nhất thiết phải theo thứ tự) giả sử có n i cách.
* Bước 3: Khi đó, ta có tất cả cách.
2. Sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân để thực hiện bài toán đếm số các số gồm k chữ số hình thành từ tập A, ta thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Chia các số cần tìm thành các tập con H 1, H 2, … độc lập với nhau
* Bước 2: Sử dụng quy tắc nhân để đếm số phần từ của các tập H 1, H 2, …, giả sử bằng k 1, k 2,…
* Bước 3: Khi đó, ta có tất cả số.
a) Một chữ số
b) Hai chữ số.
c) Hai chữ số kháu nhau?
a) Gọi số có 1 chữ số là a
– Chọn a có 4 cách chọn.
→ Vậy có 4 cách chọn số một chữ số.
b) Gọi số có 2 chữ số cần lập là
– Hành động 1: chọn a ta có 4 cách chọn
– Hành động 2: chọn b ta có 4 cách chọn
→ Vậy theo quy tắc nhân ta có: 4.4 = 16 (cách lập)
c) Gọi số có 2 chữ số cần lập là
– Hành động 1: Chọn c ta có 4 cách chọn
– Hành động 2: Chọn d ta có 3 cách chọn (vì d khác c).
→ Vậy theo quy tắc nhân ta có: 4.3 = 12 (cách lập).
– Các số tự nhiên bé hơn 100 cần lập bao gồm các số có 1 chữ số hoặc số có hai chữ số.
* Phương án 1 (là trường hợp chỉ có 1 chữ số) : Số thỏa mãn có 1 chữ số: Có 6 số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
→ Có 6 số có 1 chữ số thỏa điều kiện nhỏ hơn 100
* Phương án 2 (là trường hợp 2 có 2 chữ số): Số thỏa mãn có 2 chữ số:
– Hành động 1: Chọn chữ số hàng chục ta có 6 cách chọn
– Hành động 2: Chọn chữ số hàng đơn vị ta có 6 cách chọn
→ Theo quy tắc nhân: Có 6.6 = 36 số có 2 chữ số được tạo ra từ các số đã cho.
* Theo quy tắc cộng: Có 36 + 6 = 42 số tự nhiên bé hơn 100 được tạo ra từ các chữ số đã cho
* Bài tập 1: Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số mà cả 2 chữ số này đều lẻ?
* Bài tập 2: Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và khác 0, biết rằng tổng ba chữ số này bằng 8?
* Bài tập 3: Có bao nhiêu chữ số gồm 4 chữ số khác nhau mà tổng của các chữ số của mỗi số bằng 12?
Như vậy với bài tập về quy tắc đếm ở trên các em cần nhớ kỹ khi nào vận dụng quy tắc cộng (hiểu một cách đơn giản: 1 công việc được hoàn thành bởi 1 bước trong k bước lựa chọn thì vận dụng quy tắc cộng) khi nào vận dụng quy tăc nhân (hiểu một cách đơn giản: 1 công việc phải trải qua k bước khác nhau để hoàn thành thì vận dụng quy tắc nhân).
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Tắc Smart Trong Kinh Doanh trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!