Bạn đang xem bài viết Phương Thức Hạch Toán Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được hạch toán như thế nào? Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc hạch toán kế toán tài khoản 511 theo TT 133/2023 một số giao dịch kinh tế chủ yếu.
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG & CUNG CẤP DỊCH VỤ THEO TK 511
Ngày 26/08/2023, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2023/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2023/TT-BTC (TK 511), chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán.
1. Kết cấu tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 dung để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên Nợ:
Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
Kết chuyển doanh thu trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành pham
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác
2. Phương pháp hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112…
Có TK 5111
Có TK 333
+ Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156…
Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131,111,112…
Doanh nghiệp nhận hàng bán bị trả lại từ khách hàng:
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 156, 155,…
Có TK 632
Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131:
Có TK 511: Theo giá bán trả ngay 1 lần
Có TK 333:
Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa giá bán trả góp so với giá bán trả ngay 1 lần.
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156…
+ Cuối mỗi kỳ, kết chuyển doanh thu chưa thực hiện:
Nợ TK 3387
Có TK 515
+ Khi nhận được tiền trả góp mỗi kỳ, ghi nhận:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 511
Có TK 911
2.2. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
+ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Tổng giá thanh toán
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156….
Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng:
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 155, 156…
Có TK 632
Khi doanh nghiệp chấp nhận hàng trả lại từ khách hàng
+ Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Nợ TK 333
Có TK 131, 111, 112
+ Ghi giảm giá vốn:
Nợ TK 156, 155,…
Có TK 632
Cuối kỳ, kêt chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911
Phương Pháp Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – TK 511
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo Thông tư 133
là phương pháp kế toán về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 133/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết về phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp kế toán này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nguyên tắc và phương pháp kế toán thu nhập khác theo Thông tư 133 – TK 711Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động tài chính theo Thông tư 133 – TK 515Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản dở dang theo Thông tư 133 – TK 241
Ngày 26/08/2023, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2023/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2023/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. chúng tôi xin cung cấp tới các bạn bài viết: Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo Thông tư 133 – TK 511.
1. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hóa, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp (chi tiết từng loại thuế) được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu ( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
2. Trường hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ:
– Ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán để hạch toán vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
– Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước, phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
3. Đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự:
Khi xuất sản phẩm, hàng hóa đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ không tương tự, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ khác theo giá trị hợp lý tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm. Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý tài sản nhận về thì doanh thu xác định theo giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.
– Khi ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156.
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán).
– Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (số tiền đã thu thêm)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có các TK 111, 112,…
4. Khi bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).
Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).
5. Khi cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, kế toán phản ánh doanh thu phải phù hợp với dịch vụ cho thuê hoạt động TSCD và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư đã hoàn thành từng kỳ. Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (nếu chưa nhận được tiền ngay)
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu được tiền ngay)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
6. Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư:
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (sổ tiền trả lại cho bên thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112,… (tổng số tiền trả lại).
7. Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
a. Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có các TK 155, 156.
Khi hàng hóa giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hóa đơn bán ra của hàng hóa đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 131, …
b. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112.
8. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp.
a. Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:
a1. Kế toán tại đơn vị bán:
– Khi xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 155, 156
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
– Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 136 – Phải thu nội bộ.
+ Phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b. Kế toán tại đơn vị mua:
Nợ các TK 155, 156 (giá vốn)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường.
– Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:
+ Kết chuyển giá vốn, ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
b. Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:
b1. Kế toán tại đơn vị bán:
– Khi xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán ghi nhận doanh thu như sau:
Nợ các TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
– Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường.
b2. Kế toán tại đơn vị mua:
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mua của đơn vị trong nội bộ, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường.
9. Đối với hoạt động gia công hàng hóa tại đơn vị nhận gia công
– Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
10. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng.
– Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập Hóa đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kê và các tranh châp vê các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
11. Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư
– Ghi nhận doanh thu bán bất động sản đầu tư
Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 5118 – Doanh thu khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT (33311).
– Ghi nhận giá vốn bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn lũy kế (2147) (nếu có)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
12. Trường hợp trả lương cho công nhân viên và người lao động khác bằng sản phẩm, hàng hóa: Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
13. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi: Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
14. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế được điều chinh giảm)
Có các TK 111, 112, 131.
15. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doan
Cách Hạch Toán Doanh Thu Bán Hàng Hóa Dịch Vụ Theo Tt 133
Theo chuẩn mực kế toán số 17 – Doanh thu và thu nhập khác thì Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
I. Nguyên tắc kế toán doanh thu 1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. 2. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý. – Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp. – Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. + Ví dụ: Khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa của đơn vị (như mua 2 sản phẩm được tặng thêm một sản phẩm) thì bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận. – Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện. 3. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa. Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phải trả, ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý đều được coi là đã thực hiện. 4. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ; – Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp; – Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý; – Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng; – Các trường hợp khác. Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán bắt buộc phải xác định và loại trừ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp. 5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng. 6. Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.
II. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ1. Nguyên tắc hạch toán TK 511 1.1. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
a) Bán hàng hóa: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư; b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng…. c) Doanh thu khác.
1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu a) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; – Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; – Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
b) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp; – Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; – Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; – Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
1.3. Trường hợp hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, doanh nghiệp phải nhận biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu, ví dụ:
– Trường hợp hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ; – Trường hợp hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong; – Trường hợp doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụBên Nợ: – Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); – Các khoản giảm trừ doanh thu; – Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 tài khoản cấp 2:– Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực,…– Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,…– Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,…– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh về doanh thu nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước…
(Theo điều 57 của thông tư 133/2023/TT-BTC)
CÔNG TY ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Trong Doanh Nghiệp
2. Tài khoản này phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
a) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư;
b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng….
c) Doanh thu khác.
3. Điều kiện ghi nhận doanh thu
a) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
b) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
– Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
– Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
4. Trường hợp hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, doanh nghiệp phải nhận biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chuẩn mực kế toán, ví dụ:
– Trường hợp hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ;
– Trường hợp hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong.
– Trường hợp doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá trong giao dịch dành cho khách hàng truyền thống, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua.
5. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế);
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
– Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo.
– Trường hợp Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
6. Doanh thu trong một số trường hợp được xác định như sau:
6.1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.
6.2. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511″Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
6.4. Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.
6.5. Doanh thu bán bất động sản của doanh nghiệp là chủ đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc:
a) Đối với các công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư (kể cả các công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi công), doanh nghiệp không được ghi nhận doanh thu bán bất động sản theo Chuẩn mực kế toán Hợp đồng xây dựng và không được ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ. Việc ghi nhận doanh thu bán bất động sản phải đảm bảo thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
– Bất động sản đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho người mua;
– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hoặc quyền kiểm soát bất động sản;
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
– Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản;
b) Đối với các công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư (kể cả các công trình, hạng mục công trình doanh nghiệp vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi công), trường hợp khách hàng có quyền hoàn thiện nội thất của bất động sản và doanh nghiệp thực hiện việc hoàn thiện nội thất của bất động sản theo đúng thiết kế, mẫu mã, yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu khi hoàn thành, bàn giao phần xây thô cho khách hàng. Trường hợp này, doanh nghiệp phải có hợp đồng hoàn thiện nội thất bất động sản riêng với khách hàng, trong đó quy định rõ yêu cầu của khách hàng về thiết kế, kỹ thuật, mẫu mã, hình thức hoàn thiện nội thất bất động sản và biên bản bàn giao phần xây thô cho khách hàng.
c) Đối với bất động sản phân lô bán nền, nếu đã chuyển giao nền đất cho khách hàng (không phụ thuộc đã làm xong thủ tục pháp lý về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa) và hợp đồng không hủy ngang, chủ đầu tư được ghi nhận doanh thu đối với nền đất đã bán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sử dụng đất cho người mua;
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
– Doanh nghiệp đã thu được hoặc chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán nền đất.
6.6. Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
6.7. Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu là phí ủy thác đơn vị được hưởng.
6.8. Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hoá, doanh thu là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
6.9. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu được xác định theo giá bán trả tiền ngay;
6.10. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống:
a) Đặc điểm của giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống: Giao dịch theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống phải thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:
– Khi mua hàng hóa, dịch vụ, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm theo quy định sẽ được nhận một lượng hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu;
– Người bán phải xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền sẽ chiết khấu, giảm giá cho người mua khi người mua đạt được các điều kiện của chương trình (tích đủ điểm thưởng);
– Chương trình phải có giới hạn về thời gian cụ thể, rõ ràng, nếu quá thời hạn theo quy định của chương trình mà khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện đặt ra thì người bán sẽ không còn nghĩa vụ phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá, chiết khấu cho người mua (số điểm thưởng của người mua tích lũy hết giá trị sử dụng);
– Sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được chiết khấu giảm giá, người mua bị trừ số điểm tích lũy theo quy định của chương trình (đổi điểm tích lũy để lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá khi mua hàng).
– Việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua khi đạt đủ số điểm thưởng có thể được thực hiện bởi chính người bán hoặc một bên thứ ba theo quy định của chương trình.
b) Nguyên tắc kế toán
– Tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải xác định riêng giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phải chiết khấu, giảm giá cho người mua khi người mua đạt được các điều kiện theo quy định của chương trình.
– Doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền phải thu hoặc đã thu trừ đi giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số phải chiết khấu, giảm giá cho người mua. Giá trị của hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số phải chiết khấu, giảm giá cho người mua được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Nếu hết thời hạn của chương trình mà người mua không đạt đủ điều kiện theo quy định và không được hưởng hàng hóa dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
– Khi người mua đạt được các điều kiện theo quy định của chương trình, việc xử lý khoản doanh thu chưa thực hiện được thực hiện như sau:
+ Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua: Khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với giá trị hợp lý của số hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số phải giảm giá, chiết khấu cho người mua được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi người mua đã nhận được hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được chiết khấu, giảm giá theo quy định của chương trình.
+ Trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua: Nếu hợp đồng giữa người bán và bên thứ ba đó không mang tính chất hợp đồng đại lý, khi bên thứ ba thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chiết khấu giảm giá, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Nếu hợp đồng mang tính đại lý, chỉ phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải trả cho bên thứ ba mới được ghi nhận là doanh thu. Số tiền thanh toán cho bên thứ ba được coi như việc thanh toán khoản nợ phải trả.
6.11. Nguyên tắc ghi nhận và xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng
a) Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
– Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng;
– Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy:
+ Doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ, ví dụ: Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận lần đầu tiên; Doanh thu đã được thoả thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên; Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thoả thuận trong hợp đồng; Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.
+ Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi có đủ 2 điều kiện: (i) Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng; (ii) Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy.
– Khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; Sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi:
+ Các cuộc thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường;
+ Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
b) Ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng theo 1 trong 2 trường hợp sau:
– Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập Báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu;
c) Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì:
– Doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn;
– Chi phí của hợp đồng chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các chi phí này đã phát sinh.
6.12. Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê.
Trường hợp thời gian cho thuê chiếm trên 90% thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền cho thuê nhận trước nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Bên đi thuê không có quyền hủy ngang hợp đồng thuê và doanh nghiệp cho thuê không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã nhận trước trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức;
+ Số tiền nhận trước từ việc cho thuê không nhỏ hơn 90% tổng số tiền cho thuê dự kiến thu được theo hợp đồng trong suốt thời hạn cho thuê và bên đi thuê phải thanh toán toàn bộ số tiền thuê trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm khởi đầu thuê tài sản;
+ Hầu như toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê đã chuyển giao cho bên đi thuê;
+ Doanh nghiệp cho thuê phải ước tính được tương đối đầy đủ giá vốn của hoạt động cho thuê.
Các doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trên tổng số tiền nhận trước trong trường hợp này phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về:
+ Chênh lệch về doanh thu và lợi nhuận nếu ghi nhận theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê;
+ Ảnh hưởng của việc ghi nhận doanh thu trong kỳ đối với khả năng tạo tiền, rủi ro trong việc suy giảm doanh thu, lợi nhuận của các kỳ trong tương lai.
6.13. Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá.
6.14. Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
6.15. Đối với khoản phí quản lý đầu tư xây dựng:
– Đối với các doanh nghiệp được giao quản lý các dự án đầu tư, xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN hoặc vốn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trường hợp lập dự toán chi phí quản lý dự án theo các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN thì khoản kinh phí quản lý dự án được NSNN bồi hoàn không được hạch toán là doanh thu mà ghi giảm chi phí quản lý dự án.
– Trường hợp doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng tư vấn thì số thu theo hợp đồng được ghi nhận là doanh thu cung cấp dịch vụ.
6.16. Không ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với:
– Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến; Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác định là đã bán);
– Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sản xuất thử;
– Các khoản doanh thu hoạt động tài chính;
– Các khoản thu nhập khác.
Kết cấu nội dung tài khoản 511 Kế toán doanh thu bán hàng
Bên Nợ:
– Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
– Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
– Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
– Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
– Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
– Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có 6 tài khoản cấp 2.
– Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực, …
– Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, …
– Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, …
– Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
– Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tài khoản 511
1. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán:
a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp (chi tiết từng loại thuế) được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, … (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
2. Trường hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ:
– Ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán để hạch toán vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
– Trường hợp có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.
3. Đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự:
Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác theo giá trị hợp lý tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm. Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý tài sản nhận về thì doanh thu xác định theo giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm
– Khi ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156
– Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, … (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán).
– Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (số tiền đã thu thêm)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có các TK 111, 112, …
4. Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi :
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).
Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).
5. Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế:
a) Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bao gồm giá trị sản phẩm, hàng hóa được bán và giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 153, 155, 156.
b) Ghi nhận doanh thu bán hàng (vừa bán sản phẩm, hàng hóa, vừa bán sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
6. Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống
a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng:
Nợ các TK 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
c) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:
– Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Trường hợp bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý)
Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).
+ Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 112, 331.
7. Khi cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, kế toán phản ánh doanh thu phải phù hợp với dịch vụ cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư đã hoàn thành từng kỳ. Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (nếu chưa nhận được tiền ngay)
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu được tiền ngay)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
8. Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư :
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
– Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (số tiền trả lại cho bên thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112, … (tổng số tiền trả lại).
– Trường hợp thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại điểm 6.12 mục nguyên tắc thì kế toán được ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước.
9. Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
a) Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có các TK 155, 156.
– Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, … (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 131, …
b) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112.
10. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp.
10.1. Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:
a) Kế toán tại đơn vị bán
– Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 155, 156
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
– Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có 136 – Phải thu nội bộ.
+ Phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b) Kế toán tại đơn vị mua
Nợ các TK 155, 156 (giá vốn)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường.
– Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:
+ Kết chuyển giá vốn, ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
10.2. Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
– Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường.
11. Đối với hoạt động gia công hàng hoá:
a) Kế toán tại đơn vị giao hàng để gia công:
– Khi xuất kho giao hàng để gia công, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 152, 156.
– Ghi nhận chi phí gia công hàng hoá và thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, …
– Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 156
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
b) Kế toán tại đơn vị nhận hàng để gia công:
– Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
12. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng.
Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111).
– Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập Hoá đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
13. Kế toán doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp:
– Khi nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5114).
– Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
14. Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư
– Ghi nhận doanh thu bán bất động sản đầu tư
Nợ các TK 111, 112, 131, … (tổng giá thanh toán)
Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK 3331 – Thuế GTGT (33311 – Thuế GTGT đầu ra).
– Ghi nhận giá vốn bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn lũy kế (2147) (nếu có)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
15. Trường hợp trả lương cho công nhân viên và người lao động khác bằng sản phẩm, hàng hoá: Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
16. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi: Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
17. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.
18. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Cách Hạch Toán Kế Toán Ghi Nhận Doanh Thu Dịch Vụ Khách Sạn
Cách hạch toán kế toán ghi nhận doanh thu dịch vụ khách sạn và quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn
Quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu dịch vụ khách sạn và xác định doanh thuTheo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công bô’ theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ như sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung câp dịch vụ đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đô’i kế toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỉ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kê toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.
– Doanh thu cung câp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế tò giao dịch. Khi không thể thu hổi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu.
Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà hước đó đã ghi vào doanh thu (nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
– Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
+ Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
+ Giá thanh toán;
+ Thời hạn và phưong thức thanh toán.
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tinh doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phưong pháp sau, tùy thuộc vào bản chât dịch vụ:
+ Đánh giá phần công việc hoàn thành;
+ So sánh tỉ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành;
+ Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung câp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Khi kết quả của một giao dịch yề cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hổi.
được thì không ghi nhận doanh thu và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hổi được thì doanh thu được ghi nhận theo quy định ở trên.
Cụ thể đôi vói doanh nghiệp cung câp hoạt động dịch vụ khách sạn – dịch vụ lưu trú cho khách hàng thì thời điểm xác định doanh thu tính thuê'(bao gồm thuếGTGT và thuếTNDN) là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ lưu trú cho khách hàng hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ lưu trú cho khách hàng. Trường họp Công ty thực hiện thu tiền của khách hàng trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ lưu trú thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Trường hợp đến thời điểm cu01 tháng nhưng Công ty chưa hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho khách lưu trú, đồng thời cũng chưa thu tiền và chưa xuất hóa đơn cho khách hàng thi cũng chưa phát sinh nghĩa vụ phải xác định doanh thu tính thuế (bao gồm thuếGTGT và thuếTNDN) tại thời điểm này.
Thủ tục ban đầu phục vụ kế toán ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạnĐể tập hợp thông tin ban đầu phục vụ kế toán ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn. Kế toán cần thu thập những chứng từ kế toán như sau:
– Hóa đon GTGT
– Hợp đồng và quyết toán hợp đồng khách sạn.
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ;
– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có…
Cách hạch toán kế toán ghi nhận doanh thu dịch vụ khách sạnCăn cứ vào các thông tin thu nhận ban đầu. Kế toán cần tiến hành hệ thông hóa và xử lý thông tin kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh thu dịch vụ tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn.
Kế toán doanh thu dịch vụ khách sạn, kê toán sử dụng các TK: 511, 632,131, 3387, 333, 521,111,112…
* Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi hoàn thành cung cấp dịch vụ.buồng cho khách hàng:
+ Căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền của bộ phận kinh doanh dịch vụ khách sạn, kế toán ghi nhận doanh thu trong kỳ ghi:
Nợ TK 111,112 – Tổng số tiền thanh toán
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
Có TK 5113 – Doanh thu bán dịch vụ.
+ Trường hợp đã hoàn thành cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi nhận doanh thu dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 131 – Tổng số tiền thanh toán phải thư Có TK 5113 – Doanh thư bán dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra.
Khi thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111,112 – Số tiền nhận được
Có TK131 – Tổng số tiền thanh toán phải thu.
+ Nếu dịch vụ khách sạn cung cấp cho người nước ngoài thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 1112,1122,131 – Tổng số tiền thanh toán
Có TK 5113 – Doanh thu bán dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGD đầu ra.
+ Trường hợp khách hàng đã đặt trước tiền khách sạn nhưng lại đơn phương từ chối dịch vụ thì khoản tien phạt được xac định tùy thuộc và quy định của hợp đông, ghi:
Nợ TK 131 – SỐ tiền còn phải thu
Có TK 711 – Tiền bổi thường từ chôi dịch vụ
Có TK 111 112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
– Trường hợp doanh thu đã ghi nhận nhưng dịch vụ không được cung cấp (có thể được do chủ quan hoặc khách quan), kế toán ghi:
Nợ TK 5212 (Trường hợp doanh thu đã được ghi nhận vào TK 511)
Nợ TK 3387 (Trường hợp doanh thu chưa được ghi nhận vào TK 511)
Nợ TK 3331 (Giảm thuê’ GTGT đầu ra tương ứng dịch vụ không cung cấp)
Có TK111,112
+ Trong trường hợp giảm giá dịch vụ ngoài hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ TK 5213 – Sô’ tiền giảm giá dịch vụ cho khách hàng
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra giảm
Có TK 111,112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
+ Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ với giá trị lớn tính trên một hóa đơn hay một hợp đổng được hưởng chiết khâu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 5211 – Sô’ tiền CK dịch vụ cho khách hàng
Nợ TK 3331 – ThuếGTGT đầu ra giảm
Có TK 111, 112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
* Đối với doanh nghiệp tính thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp:
– Khi hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
+ Căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền của bộ phận kinh doanh dịch vụ khách sạn, kế toán ghi nhận doanh thu dịch vụ trong kỳ ghi:
Nợ TK 111, 112 – Sô’ tiền nhận được
Có TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ Trường hợp đã hoàn thành cung cấp dịch vụ khách sạn nhưng chưa thu tiền, căn cứ vào HĐGTGT, kế toán ghi nhận doanh thu dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 131 – Sô’ tiền phải thu khách hàng
Có TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Khi thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111,112 – Sô’ tiền nhận được
Có TK 131 – Sô’ tiền thu từ khách hàng.
+ Nếu dịch vụ khách sạn cung cấp cho người nước ngoài thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 1112,1122,131 – Tỷ giá giao dịch thực tê’
Có TK 5113 – Doanh thu cung câp dịch vụ.
– Cuối kỳ xác định giá thành thực tế của dịch vụ cung cấp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá thành dịch vụ
Có TK 154 – Tổng chi phí kinh doanh dịch vụ.
– Trường hợp doanh thu đã ghi nhận nhưng dịch vụ không được cung cấp (có thể được do chủ quan hoặc khách quan), kế toán ghi:
Nợ TK 5212 (Trường hợp doanh thu đã được ghi nhận vào TK 511)
Nợ TK 3387 (Trường hợp doanh thu chưa được ghi nhận vào TK 511)
Có TK 111, 112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
+ Trong trường hợp giảm giá dịch vụ ngoài hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ TK 5213 – Sô’ tiền giảm giá dịch vụ cho khách hàng
Có TK 111,112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
+ Nêu khách hàng sử dụng dịch vụ vói giá trị lớn tính trên một hóa đơn hay một họp đổng được hưởng chiết khâu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 5211 – Sô’ tiền CK dịch vụ cho khách hàng
Có TK 111,112 – Sô’ tiền trả lại khách hàng.
– Cuối kỳ xác định giá thành thực tê’ của dịch vụ cung cap trong kỳ, kế toán ghi
Nợ TK 632 – Giá thành dịch vụ
Có TK 154 – Tổng chi phí kinh doanh dịch vụ.
– Cuối kỳ khấu trừ thuế GTGT:
Nợ TK 3331 – ThuếGTGT đầu ra
Có TK 133 – ThuếGTGT đầu vào.
– Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm ữừ doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511 – Doanh thu thuần
Có TK 5211 – Chiêìt khâu dịch vụ
Có TK 5213 – Giảm giá dịch vụ.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ:
Nợ TK 911 – Kết quả kinh doanh
Có TK 5113 – Doanh thu thuần.
* Sổ kế toán
Tùy vào từng doanh nghiệp sử dụng một trong các hệ thông sổ kế toán như: hình thức sổ nhật ký chung, chứng tò ghi sổ, nhật ký chứng từ. Mỗi hình thức ghi sổ có một hệ thông sổ khác nhau, tuy các hình thức sổ khác nhau nhưng các doanh nghiệp đều phải sử dụng sổ tổng hợp và sổ chi tiết tài khoản doanh thu.
* Công bố thông tin trên báo cáo tài chính
Các Số liệu về doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn trong kỳ được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đổi vói các khoản doanh thu bán hàng trong kỳ thu bằng tiền mặt hoặc TGNH. Chi tiết theo các chỉ tiêu như sau:
– Trên “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” – mẫu B02-DN:
+ Doanh thu cung câp dịch vụ trong năm được phản ánh trên chi tiêu “Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ” mã sô’ 01.
+ Các khoản cho khách hàng hưởng dịch vu giảm giá, chiết khấu trong năm thì được phản ánh trên chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” mã số 02.
+ Xác định doanh thu cung câp dịch vụ thực tế trong năm được phản ánh trên chi tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung câp dịch vụ” mã số 03.
– Trên “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” – mẫu B03-DN:
Đối vói các khoản doanh thu bán hàng trong kỳ thu bằng tiền mặt hoặc TGNH trong năm được phản ánh ữên chi tiêu “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” mã số 01.
⇒ Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn
⇒ Cách hạch toán các nghiệp vụ trong khách sạn
⇒ Học kế toán nhà hàng khách sạn – Thực hành trên 100% chứng từ thực tế
Các bài viết mới Các tin cũ hơnKế Toán Nghiệp Vụ Bán Hàng Hóa
Quy trình kế toán quá trình bán hàng hóa trong nước từ chứng từ sổ sách, tài khoản kế toán đến phương pháp hạch toán
– Hóa đơn bán hàng thông thường: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
– Bảng kê thanh toán hàng đại lý ký gửi.
– Bảng kê bán lẻ hàng hóa.
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
– Hợp đồng mua bán hàng hóa. học kế toán cho người mới bắt đầu
– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Uỷ nhiệm thu, giấy báo Nợ,…
– Sổ chi tiết bán hàng
– Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
– Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
+ Công dụng: dùng để theo dõi, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ cùng các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Kết cấu tài khoản: Học kế toán doanh nghiệp ở đâu
Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT) ( trường hợp không tách được ngay thuế gián thu phải nộp.
– Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại.
– Cuổi kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Ghi bên CÓ: – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội
+ Tài khoản cấp 2:
TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”
TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”
TK 5113 ” Doanh thu cung cấp dịch vụ”
TK 5114 ” Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
TK 5118 “Doanh thu khác”
– Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
+ Công dụng: dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
+ Kết cấu tài khoản:
– Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
– Số giảm giá hàng bán doanh nghiệp đã chấp thuận cho người mua hàng.
– Doanh thu của hàng bán bị trả lại
Ghi bên CÓ: – Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần
+ Tài khoản cấp 2:
TK 5211 “Chiết khấu thương mại”
TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”
TK 5213 “giảm giá hàng bán”
– Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”
+ Công dụng: dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán trong kỳ. khóa học quản trị nhân sự
+ Kết cấu tài khoản:
– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
– Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung vượt mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán.
– Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
– Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
Ghi bên CÓ: – Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Năm nay < Năm trước)
– Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
+ Công dụng: phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm.
– Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào ngân sách nhà nước
– Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
– Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại
– Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp.
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Số dư cuối kỳ bên nợ: (Nếu có) Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp hoặc số thuế đã nộp được xét miễn giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Số dư cuối kỳ bên có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách nhà nước
* Tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: có 2 tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”
+ Tài khoản 33312 “Thuế GTGT đầu vào”
– Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”
– Tài khoản 3333 ” Thuế xuất, nhập khẩu”
– Tài khoản 3334 ” Thuế thu nhập doanh nghiệp”
– Tài khoản 3335 “Thuế thu nhập cá nhân”
– Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên”
– Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”
– Tài khoản 3338 “Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác : có tài khoản cấp 3
+ Tài khoản 33381 “Thuế bảo vệ môi trường”
+ Tài khoản 33381 ” Các loại thuế khác”
– Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác”
3.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho(1) Trường hợp bán buôn hàng hóa
* Khi xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho khách hàng
– Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu:
Nợ 111, 112, 131,…; Tổng giá thanh toán
Có 511: Gía bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản thuế phải nộp Nhà nước
+ Nếu không tách được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế:
Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán
Có 511: Tổng giá thanh toán
Định kỳ, xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
– Trường hợp hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính giá riêng:
Nợ 111, 112, 131,…: Trị giá thanh toán
Có 1532: Trị giá bao bì chưa thuế
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra
Phương pháp trực tiếp:
Nợ 111, 112, 131,…: Trị giá thanh toán
Có 1532: Trị giá thanh toán
* Xuất kho hàng hóa gửi đi bán (Số hàng hóa này chưa xác định là tiêu thụ)
– Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hàng bán:
Nợ 157: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
– Trường hợp hàng hóa gửi bán có bao bì đi kèm, kế toán phản ánh giá trị bao bì, ghi
Nợ 1388: Trị giá bao bì xuất kho
Có 1532: Trị giá bao bì xuất kho
– Chi phí phát sinh trong quá trình gửi bán:
Phương pháp khấu trừ:
Nợ 641: Chi phí gửi bán chưa thuế
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331, 141, …: Tổng giá thanh toán
Phương pháp trực tiếp:
Nợ 641: Chi phí gửi bán có thuế
Có 111, 112, 331, 141,…: Tổng giá thanh toán
+ Trường hợp người mua chịu, doanh nghiệp trả hộ:
Nợ 1388: Phải thu khác
Có 111, 112, …: Phải trả khác
– Khi hàng hóa gửi bán được xác định là đã bán:
+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ 632: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)
Có 157: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)
+ Trường hợp lô hàng gửi bán đã bán được có bao bì đi kèm tính giá riêng:
Phương pháp khấu trừ:
Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán
Có 1388: Trị giá bao bì chưa thuế
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra
Phương pháp trực tiếp:
Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán
Có 1388: Trị giá bao bì có thuế
(1.2) Bán buôn vận chuyển thẳng
– Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá bán có thuế
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
– Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán (căn cứ vào hóa đơn mua hàng GTGT)
Phương pháp khấu trừ:
Nợ 632: Tổng giá mua chưa thuế
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
Phương pháp trực tiếp:
Nợ 632: Tổng giá mua có thuế
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
* Bán buôn vận chuyển theo hình thức gửi hàng:
Phương pháp khấu trừ:
Nợ 157: Tổng giá mua chưa thuế
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
Phương pháp trực tiếp:
Nợ 157: Tổng giá mua có thuế
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
– Khi hàng gửi bán xác định là đã bán:
+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ 111, 112, 131,…: Tổng giá bán có thuế
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng gửi bán xác định tiêu thụ, ghi:
Nợ 632: Trị giá vốn hàng bán
Có 157: Trị giá vốn hàng bán
(2) Trường hợp bán lẻ hàng hóa
– Phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Số tiền nhân viên bán hàng nộp phù hợp với doanh thu ghi trên bảng kê:
Nợ 111, 112,…: Tổng giá bán có thuế
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Số tiền nhân viên nộp nhỏ hơn doanh thu ghi trên bảng kê, thì nhân viên bán hàng phải bồi thường:
Nợ 111, 112: Tổng số tiền thực nhập
Nợ 1388, 334: Số tiền thiếu
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Số tiền nhân viên nộp lớn hơn doanh thu ghi trên bảng kê:
Nợ 111, 112: Tổng số tiền thực nhập
Có 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có 3388: Số tiền thừa
Số tiền thừa, doanh nghiệp chi tiền trả lại cho khách hàng:
Nợ 3388: Số tiền thừa
Có 111, 112: Số tiền thừa
Không xác định được nguyên nhân, số tiền thừa tính vào thu nhập khác:
Nợ 3388: Số tiền thừa
Có 711: Số tiền thừa tính vào thu nhập khác
Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
(3) Trường hợp hàng gửi đại lý
(3.1) Trường hợp doanh nghiệp làm chủ hàng giao cho đại lý
(3.1.1.) Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa gửi đại lý hoặc chuyển đến cho khách hàng, căn cứ vào Phiếu xuất kho:
Nợ 157: Gía vôn hàng gửi bán
Có 1561: Gía trị thực tế hàng hóa xuất kho
(3.1.2.) Khi đại lý thông báo đã bán được hàng, căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của thành phẩm đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT và giá vốn hàng gửi bán đã bán được. Đối với hàng gửi đại lý khi xác định là tiêu thụ thì trong doanh nghiệp phải trả cho đại lý một khoản tiền hoa hồng. Khoản hoa hồng phải trả cho đại lý được coi là một khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp.
a. Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ 111, 112,131(đại lý): Tổng giá bán có thuế
Có 511: giá bán chưa thuế GTGT
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
b. Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ 632: Gía vốn hàng bán
Có 157: Gía vốn hàng bán gửi đã bán được
c. Phản ánh hoa hồng phải trả cho đại lý:
Nợ 641: Hoa hồng đại lý chưa có thuế
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131, 111, 112: Hoa hồng có thuế
(3.1.3) Khi đại lý, khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:
Nợ 111, 112: Số tiền nhân được
Có 131: Phải thu khách hàng
(3.1.4) Các trường hợp phát sinh về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán, xác định doanh thu thuần, kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tương tự bán hàng theo phương thức trực tiếp.
(3.1.5) Trường hợp hàng gửi bán không bán được bị từ chối trả lại doanh nghiệp nhập lại kho:
Nợ 1561: Gía vốn hàng gửi bán nhập kho
Có 157: Gía vốn hàng gửi bán nhập kho
(3.2) Trường hợp doanh nghiệp nhận làm đại lý cho chủ hàng bán đúng giá hưởng hoa hồng
(3.2.1.) Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Nợ 111, 112, 131 (Khách hàng): Số tiền đã thu hoặc phải thu khách hàng
Có 331 (chủ hàng): Phải trả cho chủ hàng
– Phản ánh khoản hoa hồng được hưởng:
Nợ 331, 111, 112: Hoa hồng có thuế
Có 5113: Hoa hồng chưa thuế
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra
– Khi thanh toán tiền cho chủ hàng:
Nợ 331: Phải trả cho chủ hàng
Có 111, 112: Số tiền chi trả cho chủ hàng
(4) Trường hợp bán hàng khác
(4.1) Bán hàng trả chậm, trả góp
(4.1.1.) Khi xuất hàng hóa giao cho khách hàng theo phương thức bán trả chậm, trả góp:
– Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế:
Nợ 111, 112: Số tiền thu ngay tại thời điểm bán
Nợ 131: Số tiền còn phải thu khách hàng
Có 511: Doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa thuế
Có 3331(1,2): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có 3387: Lãi trả chậm (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).
– Đồng thời, phản ánh giá vốn:
Nợ 632: Gía vốn hàng bán
Có 1561: Gía xuất kho của hàng hóa
(4.1.2) Khi thực thu được tiền của khách hà
Có 131: Gía mua có thuế (Gía thanh toán)
– Thanh toán chênh lệch (nếu có):
Nợ 111, 112: Số tiền chênh lệch
Có 131: Số tiền chênh lệch
+ Trường hợp giá trị hàng hóa đem đi trao đổi < giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ,… nhận về, thì số chênh lệch doanh nghiệp trả thêm tiền thanh toán cho đơn vị trao đổi:
Nợ 131: Số tiền chênh lệch
Có 111, 112: Số tiền chênh lệch
(4.3) Phương pháp hạch toán bán hàng dành cho khách hàng truyền thông
– Khi bán sản phẩm cho khách hàng truyền thông, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng:
Nợ 111, 112, 131:
Có 511: Doanh thu bán hàng – Doanh thu chưa thực hiện
Có 3387: DT chưa thực hiện
Có 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
– Khi hết thời gian quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ 3387: DT chưa thực hiện
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:
+ Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp dịch vụ, hàng hóa miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng:
Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Trường hợp bên thứ 3 là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:
Trường hợp DN đóng vai trò là đại lý cho bên thứ 3:
Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Phần chênh lệch giữa DT chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như DT hoa hồng đại lý)
Có 111, 112: Số tiền thanh toán cho bên thứ ba
Trường hợp DN không đóng vai trò đại lý cho bên thứ 3:
Nợ 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng:
Nợ 632: giá vốn hàng bán
Có 111, 112, 331:
(4.4) Hàng hóa dùng để trả lương, thưởng cho người lao động
– Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ 334: Gía thanh toán
Có 511: Doanh thu chưa thực hiện
Có 3335: Thuế TNDN (nếu có)
Có 333: Thuế GTGT đầu ra
– Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng hóa bán ra:
Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
(4.5) Hàng hóa tiêu dùng nội bộ
Nợ 641, 642, 241, 211:
Có 1561: Hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ
Nợ 641: Tính vào chi phí bán hàng theo giá vốn hàng bán
Có 156: Hàng hóa (giá vốn)
– Trường hợp xuất hàng kèm theo điều kiện:
+ Ghi nhận giá trị hàng khuyến mãi vào giá vốn hàng bán:
Nợ 632: giá vốn hàng hóa
Có 156: giá vốn hàng hóa
+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mãi:
Nợ 111, 112,131:
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 333: Thuế GTGT phải nộp
– Trường hợp biếu tặng cho công nhân viên chức bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
+ Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ 353: Gía thanh toán
Có 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ 632: giá vốn hàng hóa
Có 156: giá vốn hàng hóa
(5) Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại vào TK 511 để xác định doanh thu thuần:
Nợ 511: Ghi giảm doanh thu bán hàng
Có 5211: Chiết khấu thương mại
Có 5212: Hàng bán trả lại
Có 5213: Giảm giá hàng bán
(6) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911:
Nợ 511: Doanh thu bán hàng thuần
Có 911: Doanh thu bán hàng thuần
(7) Cuối kỳ, phân bổ chi phí thu mua:
Nợ 632: Chi phí thu mua
Có 1562: Chi phí thu mua
(8) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911:
Nợ 911: Gía vốn hàng bán
Có 632: giá vốn hàng hóa
3.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho(1) Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thực tế hàng hóa tồn kho, tồn quầy, đang đi đường, gửi bán đầu kỳ:
Nợ 611: Trị giá hàng hóa tồn kho
Có 156: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường
Có 157: Trị giá hàng hóa gửi bán
(2) Trong kỳ, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ:
– Phương pháp khấu trừ:
Nợ 611: Trị giá hàng hóa mua chưa thuế
Nợ 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán
– Phương pháp trực tiếp:
Nợ 611: Trị giá hàng hóa mua có thuế
Có 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán
Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại:
– Phương pháp khấu trừ:
Nợ 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có 611: Ghi giảm giá trị hàng hóa theo giá chưa thuế
Có 133: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ tương ứng
– Phương pháp trực tiếp:
Nợ 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có 611: Tổng giá thanh toán
(3) Cuối kỳ, kiểm kê hàng hóa, kết chuyển:
Nợ 156: Trị giá hàng hóa xuất kho
Nợ 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường
Nợ 157: Trị giá hàng hóa gửi bán
Có 611: Trị giá hàng hóa tồn kho
(4) Cuối kỳ, kế toán xác định giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ:
Nợ 632: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Có 611: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Thức Hạch Toán Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!