Xu Hướng 6/2023 # Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính # Top 13 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phương Nguyễn, ĐH Kinh Tế tp.HCM (7/2011)

NGUỒN: http://sotaynghiencuusinhvien.blogspot.com Khi phối hợp giữa hai phương pháp, nghiên cứu định tính cung cấp thông tin chỉ trên những trường hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kỳ những kết luận tổng quát nào rút ra chỉ là các giả thuyết và nghiên cứu định lượng có thể được sử dụng để kiểm tra lại, những giả thuyết kia cái nào là đúng.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp định lượng là phương pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lượng – thông tin có thể biểu hiện bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lường được. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ, thường được sử dụng để trình bày kết quả của phương pháp này.

Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng chỉ sự điều tra nghiên cứu theo lối kinh nghiệm có phương pháp của các đặc tính số lượng và các hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng các mô hình toán học, lý thuyết và/hoặc các giả thuyết gắn liền với hiện tượng. Cách thức tiến hành đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp sự liên kết quan trọng giữa quan sát theo lối kinh nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ theo định lượng.

Những mối quan hệ và những tập hợp theo lối kinh nghiệm cũng thường được nghiên cứu bằng cách sử dụng một số loại hình thức của mô hình tuyến tính tổng quát, mô hình phi tuyến, hoặc sử dụng phân tích nhân tố. Một nguyên tắc nền tảng trong nghiên cứu định lượng là sự tương quan không ám chỉ đến nguyên nhân. Vì luôn có khả năng một mối quan hệ giả tạo tồn tại đối với các biến khi hiệp phương sai được tìm thấy ở mức độ nào đó.

    Phương pháp nghiên cứu định tính:

    Nghiên cứu định tính là phương pháp sử dụng các câu hỏi, hướng mục đích vào tập hợp sự hiểu biết sâu về hành vi con người và lý do chi phối hành vi đó. Phương pháp định tính thường hướng vào câu hỏi tại sao đưa ra quyết định và đưa ra bằng cách nào, chứ không chỉ là cái gì, khi nào và ở đâu. Do đó, mẫu nhỏ nhưng tập trung thì thường cần thiết hơn là mẫu lớn.

    Phương pháp định tính mang lại thông tin tập trung vào những trường hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kỳ kết luận chung nào thì cũng là những thành phần chứ không phải toàn bộ. Phương pháp định tính có thể sử dụng để tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía kinh nghiệm cho giả thuyết nghiên cứu.

    Cách tiếp cận định tính có lợi thế là cho phép sự đa dạng hơn trong trả lời cũng như khả năng đáp ứng với những phát triển hoặc vấn đề mới trong quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính có thể tốn kém chi phí và thời gian, nhiều lĩnh vực nghiên cứu sử dụng kỹ thuật định tính được phát triển riêng biệt nhằm cung cấp kết quả cô đọng, hiệu quả về chi phí và thời gian hơn.

      Đánh giá hai phương pháp

      Trước tiên, trong nghiên cứu định tính, các trường hợp được lựa chọn có mục đích – chúng có điển hình cho các tính chất nào đó hoặc vị trí cụ thể nào đó hay không.

      Thứ hai, vai trò của nhà nghiên cứu định tính nhận nhiều chú ý, phê bình hơn. Đó là do vấn đề đạo đức, nhà nghiên cứu trong nghiên cứu định tính phải giữ vai trò trung lập. Do đó họ cần nêu rõ vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu và trong phân tích.

      Thứ ba, trong khi phân tích dữ liệu định tính có thể bằng rất nhiều dạng, khác với nghiên cứu định lượng ở chỗ nó tập trung vào ngôn ngữ, dấu hiệu và ý nghĩa. Thêm vào đó, cách tiếp cận nghiên cứu định tính theo cách nhìn toàn cảnh và theo ngữ cảnh, hơn là thu nhỏ và tách biệt. Nhiều phương pháp định tính yêu cầu nhà nghiên cứu mã hóa dữ liệu cẩn thận, phân biệt và lưu trữ hồ sơ một cách nhất quán và đáng tin cậy.

      Thứ tư, nghiên cứu định tính cung cấp thông tin chỉ trên những trường hợp nghiên cứu cụ thể, và bất kỳ những kết luận tổng quát nào rút ra chỉ là các giả thuyết. Nghiên cứu định lượng có thể được sử dụng để kiểm tra lại, những giả thuyết kia cái nào là đúng.

        Nghiên cứu hỗn hợp

        Phương pháp nghiên cứu định tính xen lẫn định lượng được Đặng Phong sử dụng cho tác phẩm “Tư duy Kinh tế Việt Nam 1975 – 1989”.

        Ví dụ 1: Để chứng minh nhận định “Ngay từ năm 1977, đặc biệt là năm 1978, hàng loạt các sự kiện quốc tế, rồi thiên tai, địch họa… đã làm đảo lộn rất nhiều những dự kiến ban đầu của kế hoạch”, Đặng Phong đã sử dụng cách mô tả thực tế tình hình kinh tế những năm 1979-1980 với các sự kiện

         Chiến tranh biên giới Tây Nam

         Hai trận lũ lớn ở đồng bằng Nam Bộ

         Đầu vào từ các nước xã hôi chủ nghĩa giảm sút đột ngột

        Và dùng số liệu khối lượng nhập khẩu 1976-1980 bằng hiện vật, GDP 1977-1980, tổng sản phẩm trong nước 1975-1985, tranh ảnh biếm họa, số liệu từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản… để minh họa mức độ của các sự kiện đã ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội thời kỳ đó như thế nào.

        Thêm vào đó, phương pháp định tính thường hướng vào câu hỏi tại sao đưa ra quyết định và đưa ra bằng cách nào, chứ không chỉ là cái gì, khi nào và ở đâu, nghĩa là hiểu biết sâu về hành vi con người và lý do chi phối hành vi đó.

        Ví dụ 2: Với nhận định “cả phong cách sống, làm việc và tư duy của Lê Duẩn đã in dấu ấn đậm nét lên đường lối kinh tế, chính sách kinh tế và thực tiễn kinh tế của Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ”, Đặng Phong đã:

         Hỏi người trong gia đình về thuở thiếu thời, Lê Duẩn như thế nào.

         Trong những năm tù ở Côn Đảo, ông đã thể hiện như một nhà lãnh tụ về tư tưởng ra sao thông qua lời kể của các bạn tù (Trần Văn Giàu, Bùi Công Trừng).

         Thời kỳ kháng chiến, các quyết định nào của ông thể hiện phong cách tư duy độc lập, sáng tạo.

         ….

        Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng

        Published on

        Giới thiệu phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng SPSS, EViews

        1. Trung tâm Nghiên Cứu Định Lượng Hà Nội Website: chúng tôi LOGO NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TRONG KINH DOANH Đào Trung Kiên chúng tôi Nghiencuudinhluong.com

        2. NỘI DUNG ● Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh ● Phân loại nghiên cứu ● Nghiên cứu định lượng ● …………….. Nghiencuudinhluong.com

        3. Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh ● Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống (Babbie, 1986, dẫn theo Thọ, 2011) ● Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh là cách thức khám phá các hiện tượng trong kinh doanh một cách có hệ thống. ● Ví dụ: Xem xét ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát, ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng… Nghiencuudinhluong.com

        4. Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh Có hai cách để đạt sự hiểu biết + Chấp nhận: thừa nhận từ nghiên cứu hay kinh nghiệm từ người khác. Ví dụ: KN nói chuyện với KH, bạn gái…. + Nghiên cứu (mang tính khám phá): Tìm kiếm sự hiểu biết qua nghiên cứu và trải nghiệm của chính mình. Nghiencuudinhluong.com

        6. Nghiên cứu định lượng là gì ? ● Nghiên cứu định lượng dựa vào việc đo lường số lượng. Nghiên cứu định lượng được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng số lượng (Kothari, 2004) ● Nghiên cứu định lượng thường gắn với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào quy trình suy diễn (Thọ, 2011) Nghiencuudinhluong.com

        7. Nghiên cứu định lượng là gì ? Như vậy: ● Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. ● Ví du: Đo lường mức độ hài lòng KH đối với chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ trung thành của người LĐ, vv. Nghiencuudinhluong.com

        8. Mục đích của nghiên cứu định lượng ● Đo lường mức độ của các mối quan hệ. Ví dụ: Mối quan hệ giữa giá cá và giá thịt gà (co dãn trong vi mô) ● Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết. ● Ví dụ: Kiểm định giả thuyết cho rằng tăng lương thì người lao động hài lòng hơn là giảm lương. Nghiencuudinhluong.com

        9. Ứng dụng nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng có rất nhiều ứng dụng trong kinh tế, kinh doanh ● Nghiên cứu hài lòng khách hàng (SERVQUAL Model, CSI Model) ● Đánh giá lao động trong tổ chức (JDI Model, Minnesota, …) ● Đánh giá chấp nhận công nghệ, dịch vụ mới (TAM model, ISS, E -CAM) Nghiencuudinhluong.com

        10. Ứng dụng nghiên cứu định lượng ● Đánh giá hành vi khách hàng (TRA, TPB Model) ● Đánh giá thu hút đầu tư vào địa phương (sử dụng các thuộc tính của marketing địa phương). ● …… Và rất nhiều thứ khác, tùy mục đích nhà nghiên cứu. ● Ví dụ gần gũi: Làm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ Nghiencuudinhluong.com

        11. Tại sao NCĐL lại trở lên phổ biến? ● Do sự nghi ngờ kết quả các phương pháp định tính “Gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính không mấy khả quan. ……Dữ liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt vấn đề” (Rossi, Vriens). ● Do sự phát triển của các phương pháp thống kê và hỗ trợ của các phần mềm máy tính (SPSS, EVIEWS, SAS, AMOS, STATA,..) Nghiencuudinhluong.com

        12. Tại sao NCĐL lại trở lên phổ biến? ● Đặc biệt là tính tin cậy của các nghiên cứu định lượng. Nghiencuudinhluong.com

        13. Xu hướng sử dụng các NCĐL ● Hầu hết các bài đăng trên tạp trí quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hiện nay sử dụng phương pháp định lượng. ● Các chương trình thạc sỹ, nghiên cứu sinh của các ĐH lớn phần lớn sử dụng nghiên cứu định lượng (Các nghiên cứu định tính cũng không giống các chương trình kiểu “3 chương” của Việt Nam) Nghiencuudinhluong.com

        14. Xu hướng sử dụng các NCĐL Tại Việt Nam: ● ĐH Kinh tế HCM: có định hướng áp dụng sử dụng nghiên cứu định lượng cho học viên cao học từ K16, ĐH Kinh tế Đà Nẵng ● Thông tin: nghiên cứu sinh ĐH KTQD nhiều ngành phải sử dụng nghiên cứu định lượng ● Một số chương trình cao học liên kết bắt buộc phải sử dụng định lượng: ĐH Shute (Đài Loan), Nantes (Pháp), vv. Nghiencuudinhluong.com

        15. Thế nào là một nghiên cứu tốt ? ● Mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng ● Quá trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu được hoạch định một cách chi tiết ● Giới hạn của nghiên cứu được trình bày rõ ràng, chính xác. ● Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu (sao chép, tự tạo dữ liệu) Nghiencuudinhluong.com

        17. Quy trình một luận văn 5 chương ● (Phần này dành cho các bạn học viên cao học, sinh viên tham khảo về cách thiết lập tổng quát một nghiên cứu định lượng) ● Một luận văn nghiên cứu định lượng thông thường gồm 5 chương (các trường có thể có hướng dẫn chi tiết khác nhau, nhưng tựu chung có sự tương đồng). Cụ thể như sau: Nghiencuudinhluong.com

        18. Quy trình một luận văn 5 chương ● Phần 1 Giới thiệu: Giới thiệu về việc hình thành đề tài, lý do, câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu… ● Phần 2 Lý thuyết (hoặc tổng quan lý thuyết): Giới thiệu về các khái niệm về các nhân tố (biến) và các mối quan hệ, các mô hình mô tả mối quan hệ giữa chúng…. Nghiencuudinhluong.com

        19. Quy trình một luận văn 5 chương ● Phần 3 Phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu về các phương pháp để thực hiện nghiên cứu như thế nào (điều tra, chọn mẫu, thiết kế câu hỏi, phương pháp phân tích sẽ sử dụng : thống kê – mô tả, phân tích nhân tố, sử dụng phương trình cấu trúc….) ● Phần 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu thu được Nghiencuudinhluong.com

        20. Quy trình một luận văn 5 chương ● Phần 5 Kết luận và kiến nghị (đưa ra kết luận chính, những kiến nghị, đề xuất từ kết quả, những đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo) Nghiencuudinhluong.com

        21. Giới thiệu về phần mềm SPSS ● SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. ● SPSS có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng. Nghiencuudinhluong.com

        22. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHÍNH TRÊN SPSS * Thống kê mô tả * Kiểm định sự tin cậy thang đo (Cronbach Alpha test) * Phân tích khám phá nhân tố (EFA) * Phân tích tương quan * Phân tích hồi quy * Phân tích phương sai (ANOVA) * Các phân tích khác: Kiểm định phi tham số, vẽ bản đồ nhận thức, hồi quy Logistic Nghiencuudinhluong.com

        23. Nhắc lại về thống kê mô tả ● Trung bình (kỳ vọng toán): ● Phương sai ● Độ lệch chuẩn ● Khoảng biến thiên, độ nhọn và độ bất đối xứng (xem xét phân phối của dữ liệu), trung vị, mode ● 4 loại thang đo và phân biệt 2 từ “thang đo” ● Thực hành trên file dữ liệu mẫu

        24. Tài liệu tham khảo ● Suanders.M, Lewis và Thornhill (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính (dịch giả Nguyễn Văn Dung). ● Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động – xã hội Nghiencuudinhluong.com

        25. Tài liệu tham khảo ● Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh (2012), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính. ● Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập – Nhà xuất bản Hồng Đức. ● Nguyễn Quang Dong (2012), Kinh tế lượng, Nhà xuất bản ĐHKTQD Nghiencuudinhluong.com

        26. Tài liệu tham khảo ● Tiếng Anh: Tài liệu của Kothari (2004), phân tích dữ liệu đa biến của Hair et al (2006) Nghiencuudinhluong.com

        Phương Pháp Định Lượng Trong Nghiên Cứu Lịch Sử

        PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

        Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng được áp dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu lịch sử, đó là phương pháp định lượng. Bài viết này sẽ không đi vào các khía cạnh của kỹ thuật tính toán vì đã có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể về vấn đề này mà nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu, chẳng hạn như: của Konrad H. Jarausch và Kenneth A. Hardy (1991); An Introduction to Quantitative Methods for Historians của Roderick Floud (1973); Quantitative Methods for Historians: A Guide to Research, Data, and Statistics History by the Numbers: An Introduction to Quantitative Approaches của Pat Hudson (2000); Making History Count: A Primer in Quantitative methods for Historians của Charles H. Feinstein và Mark Thomas (2002). Đây là những quyển sách được bổ sung và hoàn thiện theo thời gian phù hợp với sử luận hiện đại, trình bày cụ thể về kỹ thuật tính toán và phân tích khi áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu lịch sử. Chúng ta chỉ nói ở khía cạnh nhận thức đối với phương pháp định lượng nhằm đưa ra những thông tin hữu ích để hiểu và vận dụng nó vào công việc nghiên cứu lịch sử.

        Khi mô tả và phân tích xã hội loài người tồn tại trong quá khứ, chúng ta không tránh khỏi việc sử dụng các chữ số. Tu ổ i tác, ngày sinh, số con cái, số vợ, số tài sản… là những đặc tính về mặt lượng của một con người cần phải được chỉ ra nếu muốn làm một mô tả đầy đủ về anh ta. Chúng ta sẽ phải đo lường, so sánh anh ta với những người khác xem anh ta giàu hơn, hay nghèo hơn, trẻ hơn hay già hơn, học vấn cao hơn hay thấp hơn, thu nhập cao hơn hay thấp hơn… rồi đặt anh ta vào xã hội mà anh ta đã sống, phân loại nhóm xã hội mà anh ta thuộc về chẳng hạn như nông dân hay công nhân, trung lưu hay thượng lưu… Nếu chúng ta sử dụng những phương pháp đo lường như thế để mô tả những con người sống ở quá khứ, nghĩa là chúng ta đang sử dụng các phương pháp định lượng (Roderrick Floud, 2013, tr.1).

        Trong thế kỷ XX, sử học đã chứng kiến một sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu, từ mối quan tâm về lịch sử chính trị, ngoại giao, chiến tranh sang mối quan tâm về lịch sử xã hội, kinh tế và văn hóa, từ các nhân vật chính trị, những người hùng, giới tinh hoa của xã hội chuyển sang những con người bình thường trong xã hội với những kinh nghiệm và đời sống hằng ngày của họ. Sự thay đổi này làm cho nguồn sử liệu được khai thác triệt để và hiệu quả hơn. Có thể chia sử liệu – là mọi chứng liệu được tìm thấy trong quá khứ – thành dữ liệu thành văn và dữ liệu không thành văn hay dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Trong đó, những dữ liệu định tính cho biết về các đặc tính của các hiện tượng xã hội hay cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm, ký ức của con người trong quá khứ còn những dữ liệu định lượng chứa đựng chữ số, những con số ngẫu nghiên về mặt lượng của các hiện tượng xã hội. Khi làm việc với sử liệu, sử gia luôn gặp những loại dữ liệu có chứa chữ số, đối với loại dữ liệu này đòi hỏi các sử gia phải sử dụng đến các phương pháp toán học thống kê để tính toán các con số (mặt lượng) của các hiện tượng nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể (I. D. Kovanchenko, 1969, tr.14). Phương pháp định lượng trong sử học tức là “tìm cách lượng hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử (trong trường hợp có thể) dưới dạng các con số, và trên cơ sở đó, “cân, đong, đo, đếm” so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của chúng” (Phan Phương Thảo, 2012, tr. 355).

        Bessmertnyj (1972) cho rằng nếu thiếu phương pháp định lượng thì kết quả nghiên cứu khó có thể làm sáng tỏ được một quá trình lịch sử hoặc chỉ đưa ra những kết luận, nhận định thiếu cơ sở vững chắc và các sự kiện, hiện tượng chỉ được đánh giá bằng những khái niệm không xác định như “cao trào”, “suy thoái”, “sự mở rộng”, “sự thụ hẹp” , “sự gia tăng”, “phần lớn”… làm cho các công trình lịch sử mang nặng tính ghi chép và chủ quan (Lu. I. Bessmertnyj, 1972, tr.9; Ju Kakhk và I. D. Kovanchenko, 1974, tr.22; I. D. Kovanchenko, 1969, tr.14). Vì vậy, việc đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp định lượng trong sử học không phải là một xu hướng “chạy theo thời trang” mà xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân ngành khoa học lịch sử.

        Sự khác nhau giữa phương pháp định lượng trong sử học và các ngành khoa học khác như xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, chính trị học nằm ở nguồn dữ liệu. Nguồn dữ liệu để lượng hóa, phân tích trong nghiên cứu lịch sử “đã chuẩn bị xong và không thể thay đổi và phải tự thích nghi với thống kê” (G. Y. Ember, 1970, tr.76 ), “được tìm thấy hơn là tạo ra” (John Modell, 1994, tr.795). Sử gia chỉ được đặt ra những câu hỏi mà có thể nhận được câu trả lời từ nguồn sử liệu được tìm thấy, cho dù không hài lòng với các câu trả lời đã có sẵn. Bởi vì, chúng ta không thể quay lại để hỏi người đã chết những câu hỏi mới (Gary J. Kornblith, 2002). Như vậy, việc cung cấp số liệu cho phân tích thống kê sử học phụ thuộc vào nguồn sử liệu được tìm thấy, nói cụ thể hơn là nguồn sử liệu này phải tự thích ứng với thống kê. Trong khi đó, nguồn dữ liệu phục vụ cho các ngành khoa học khác được thu thập và tập hợp lại theo những vấn đề, những câu hỏi mà nhà nghiên cứu quan tâm và có thể được thay đổi sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Từ sự khác biệt cơ bản về nguồn dữ liệu, thống kê sử học chỉ giới hạn trong một phạm vị hẹp so với thống kê tổng quát (G. Y. Ember, 1970; K. V. Khvostova, 1975; Lu. I. Bessmertnyj, 1972; I. D. Kovanchenko, 1969) .

        Đề cập đến vấn đề mẫu và tính đại diện của mẫu trong các nguồn sử liệu, Kovanchenko (1969) cho rằng trong giai đoạn thu thập sử liệu để giải quyết vấn đề nghiên cứu cần chú ý đến tính đại diện của mẫu. Có hai trường hợp xảy ra trong nguồn sử liệu được tìm thấy:

        + Trường hợp tổng mẫu lớn, không thể phân tích hết. Ví dụ như trong công trình nghiên cứu về sự tiến triển của tầng lớp quý tộc miền Bắc nước Pháp từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV, Bessmertnyj không thể phân tích toàn bộ chứng liệu của 8.000 trang trại, quý tộc, tác giả phải dùng phương pháp chọn lọc mẫu để phân tích một khối lượng chứng liệu nhỏ hơn mà vẫn giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tác giả chỉ chọn khối lượng mẫu khoảng 10% hay 20% trong tổng thể mẫu có thể cho những biểu hiện đầy đủ, chính xác và tin cậy về những quá trình xã hội. Trên cơ sở mẫu này, tác giả cũng cần một số thời gian ít hơn song vẫn làm sáng tỏ được cơ cấu kinh tế và mức độ đồng nhất về mặt xã hội của tầng lớp quý tộc Bắc Pháp (I. D. Kovanchenko, 1969, tr.16)

        + Trường hợp “mẫu thuận tiện” (một bộ phận còn sót lại) thì phải kiểm chứng lại tính đại diện của các chứng liệu do bộ phận mẫu này cung cấp. Việc kiểm chứng có thể thực hiện bằng cách dẫn giải về nguồn gốc xuất xứ của bộ phận mẫu này, tính chính xác và tin cậy, tính rõ ràng và đầy đủ của các đơn vị hợp thành mẫu (Ju Kakhk và I. D. Kovanchenko, 1974, tr.24; G. Y. Ember, 1970, tr.77). Ví dụ, để nghiên cứu tình trạng kinh tế và tình cảnh của nông nô Nga đầu thế kỷ XIX, Kovanchenko đã phân tích một bộ phận chứng liệu được tìm thấy gồm 300 bản kê khai kinh tế gia đình của 200 trang trại khác nhau được lưu ở ngân hàng nông nghiệp (I. D. Kovanchenko. 1969, tr.15).

        Trong hai thập niên 1950 và 1960, ngành khoa học thống kê phát triển ở Mỹ đã thúc đẩy việc sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu các ngành khoa học xã hội. Frederick Jackson Turner được xem là sử gia tiên phong trong việc sử dụng phương pháp định lượng. Tiểu luận ” The Significance of the Frontier in American History” [Tầm quan trọng của vùng biên giới trong lịch sử nước Mỹ] phần lớn dựa trên việc đọc và lý giải kết quả điều tra dân số năm 1890. Năm 1959, Merle Curti và các đồng sự tại đại học Wisconsin, dựa trên công trình của F. J. Turner (1893) với sự đào sâu thêm vào lịch sử của hạt Trempeleau, Wisconsin, với một nguồn sử liệu phong phú sẵn có gồm báo chí, nhật ký, tài liệu cá nhân và lịch sử của hạt, đã xuất bản công trình ” The Making of an American Community: A Case Study of Democracy in a Frontier County “. Trong công trình này, Merle Curti và các đồng sự đã phân tích các khuôn mẫu việc làm rút ra từ các điều tra dân số liên bang cấp độ cá nhân từ năm 1850 đến 1880 (Margo Anderson, 2007; Trần Thị Bích Ngọc, 2008).

        Kovanchenko (1969) đã phân tích 300 kê khai kinh tế gia đình của 200 trang trại riêng lẻ lưu giữ ở các ngân hàng ruộng đất để nghiên cứu tình trạng kinh tế và tình cảnh của nông nô Nga nửa đầu thế kỷ XIX và kết luận rằng tình trạng kinh tế nông thôn và tình cảnh của các tầng lớp nông dân cuối thời đại nông nô Nga ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, tác giả còn xác định được những xu hướng phát triển chính của nền kinh tế nông thôn và kết quả phân tích định lượng trùng với bức tranh phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Nga ở trong các báo cáo của các tỉnh nửa đầu thế kỷ XIX. Sự trùng khớp này có ý nghĩa quan trọng vì gia tăng tính tin cậy của dữ liệu định lượng và phản bác lại kết quả nghiên cứu trước đây (I. D. Kovanchenko, 1969, tr. 15-16).

        Những ví dụ trên đã cho chúng ta biết một số loại sử liệu có thể áp dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu lịch sử. Bằng việc nhìn lại các dạng sử liệu có được trong hoàn cảnh của từng quốc gia, các sử gia có thể biết được những loại sử liệu nào sẵn có và có thể khai thác để phục vụ cho nghiên cứu nghiên cứu lịch sử là điều nên làm nếu muốn sử dụng phương pháp định lượng. Tuy nhiên, Bessmertnyj (1972) cho rằng khi phân tích các nguồn sử liệu chứa chữ số, các sử gia thường chỉ tính tổng số, số trung bình, nhằm giải quyết nhiệm vụ phân loại trong một phạm vi rất hạn chế đã không cho ra được một kết quả phân tích sâu sắc. Với việc áp dụng các phương pháp toán học thống kê sẽ cho phép nghiên cứu các nguồn sử học liệu này một cách sâu sắc hơn, cho phép đặt ra một loạt vấn đề hoàn toàn mới mà trước đây chưa giải quyết được, nhờ đó mà thu được những luận cứ mới, quan trọng về các mối quan hệ đa diện và phức tạp của các hiện tượng xã hội, về bản chất của các quá trình lịch sử.

        Các phương pháp định lượng cũng có thể sử dụng để phân tích những sử liệu không chứa chữ số. Để làm được điều đó, Bessmertnyj (1972) cho rằng điều quan trọng là phải “hình thức hóa” các chứng liệu lịch sử, chọn ra các đơn vị tính toán. Những đơn vị này chỉ có thể xác định trên cơ sở phân tích nội dung của tư liệu (Lu. I. Bessmertnyj, 1972, tr.10). Chúng ta có thể tìm hiểu cách áp dụng phương pháp này trong nghiên cứu của Hoàng Hồng về Tập san nghiên cứu Văn-Sử-Địa (6.1954-1.1959) và tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3.1959-12.1992)

        Nói về phương pháp định lượng trong sử học, Hoàng Hồng (2013) cho biết phương pháp toán học dùng để xử lý những số liệu trong sử liệu học được các sử gia “sử học mới” áp dụng rộng rãi. Phương pháp này thu được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực lịch sử kinh tế, lịch sử nhân khẩu. Ở Mỹ, trong những năm 50-60, sử học định lượng được coi là một trường phái khoa học (Hoàng Hồng, 2013, tr.12). Tuy nhiên, trước sự phát triển của sử học định lượng lại nổi lên cuộc tranh luận với ba quan điểm sau:

        Quan điểm thứ nhất cho rằng việc sử dụng các phương pháp định lượng chỉ là cái “mốt” nhất thời vì việc mô hình hóa, khái quát hóa, hình thức hóa hiện thực lịch sử lấy ra từ các khoa học chính xác, đã loại bỏ ngữ cảnh lịch sử ra khỏi lịch sử trừu tượng. Việc mô hình hóa hệ thống “dân chúng-chính quyền” hoặc mô tả các hệ thống kinh tế-xã hội nói chung đó là nhiệm vụ của nghiên cứu của chính trị học, xã hội học chứ không phải của nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu lịch sử chỉ có thể tìm ra sức sống cho mình trong các tọa độ không gian-thời gian, thông qua xương thịt là nguồn sử liệu (N. B. Selunskaja, 1997, tr.267-268). Tuy nhiên, quan điểm xem thường hay bỏ qua phương pháp định lượng được cho là làm cho khoa học lịch sử sẽ chỉ là một sự ghi chép giản đơn và lý giải một cách chủ quan các sự kiện và quá trình lịch sử (I. D. Kovanchenko, 1969; Lu. I. Bessmertnyj. 1972).

        Quan điểm thứ hai gọi là quan điểm “duy định lượng”, hay còn gọi là quan điểm đề cao phương pháp định lượng, quan điểm này cũng gặp phải nhiều sự phản đối vì như thế sẽ biến khoa học lịch sử thành một ngành dựa trên lô gích thuần túy và tách rời triết học dẫn đến sơ lược hóa hiện thực lịch sử. Bessmertnyj (1972) cho rằng trong nghiên cứu lịch sử nếu đề cao phương pháp định lượng dễ dẫn đến sự hình thức hóa hiện thực lịch sử, sử gia nên dựa trên sự phân tích toàn bộ chứng liệu lịch sử dưới ánh sáng của các kết quả nghiên cứu về “chất” (định tính) theo quan điểm lý thuyết của mình (Lu. I. Bessmertnyj, 1972, tr.11).

        Quan điểm thứ ba cho rằng việc áp dụng các phương pháp toán học thống kê để phân tích sử liệu sẽ mang lại kết quả tốt đẹp nếu kết hợp với phương pháp định tính, quan điểm này nhận được sự chia sẻ nhiều nhất. Trong đó, đa số các nhà sử học Mác-xít [Marxism] nhất trí rằng phương pháp toán học trong khoa học lịch sử chỉ là “phương tiện bổ sung”, phương pháp này phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp truyền thống và các công trình nghiên cứu lịch sử chỉ có kết quả tốt đẹp khi nó dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp nhận thức biện chứng (O. Jakhot, 1970; Lu. I. Bessmertnyj, 1972; K. V. Khvostova, 1975; Ju Kakhk và I. D. Kovanchenko,1974; I. D. Kovanchenko, 1978) .

        Nguyễn Thị Bình. 2012. “Ứng dụng phương pháp dân số học lịch sử trong xử lý nguồn tư liệu gia phả Việt Nam” trong Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa . Hà Nội: Nxb. Thế giới.

        Phan Phương Thảo. 2012. “Phương pháp định lượng và những ứng dụng trong nghiên cứu lịch sử” trong quyển sách Sửhọc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Hà Nội: Nxb. Thế Giới.

        Selunskaja, N. B. 1997. “Từ sự định lượng tới tin học lịch sử – phải chăng là từ hiện thực lịch sử đi tới hiện thực tiềm ẩn” (Bảo Ngân dịch), trong quyển Sử học – Những tiếp cận thời mở cửa. Hà Nội. Viện Thông tin Khoa học xã hội, tr.257-268.

        Nguồn: “Phương pháp định lượng trong nghiên cứu lịch sử”. Tạp chí Khoa học xã hội, số 9/2014, tr.89-98.

        [*] Selunskaja là tiến sĩ sử học, giảng dạy bộ môn “Sử liệu học lịch sử đất nước” thuộc Khoa sử Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva. Quan điểm của ông về sử học định lượng đối lập với các nhà sử học Nga khác như Kovanchenko, Bessmertnyj.

        Giới Thiệu Các Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính

        Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu định tính là gì? So sánh nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

        – Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.

        – Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.

        Các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau. Ví dụ:

        – NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu

        – NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL

        Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp

        Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ

        Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc

        Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số

        Khi những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết

        Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn

        Khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ

        Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa, nguyên nhân hơn là tần số

        Khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện

        Khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng

        Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được chọn lựa kỹ càng, những trường hợp hoặc các sự kiện

        Khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu

        Vai trò của NCĐT trong chương trình sức khỏe

        Nghiên cứu định tính đặc biệt có giá trị trong các lĩnh vực sức khỏe, KHHGĐ, PCSR, sức khoẻ sinh sản và AIDS … vì nó cho phép:

        Ai có thể thực hiện nghiên cứu định tính

        – Người nắm rõ thực địa. – Người nắm rõ đối tượng nghiên cứu kể cả lịch sử, kinh tế-văn hóa-xã hội nơi đối tượng sinh sống. – Người được huấn luyện tốt (có kiến thức và kỹ năng tốt). – Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau . – Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác.

        Các phương pháp, kỹ thuật thu thập số liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính.

        PHỎNG VẤN SÂU (In-depth Interview) 1. Phỏng vấn không cấu trúc (Unstructure Interview) 2. Phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-Structure Interview)

        Phỏng vấn sâu (In-depth Interview)

        Nghiên cứu trường hợp (Case study)

        Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiẹn tượng đang quan tâm.

        Lịch sử đời sống(Life – History) .

        Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)

        Ưu điểm của PV bán cấu trúc

        – Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn

        – Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được

        3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống (Structure/System Interview)

        Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu.

        Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào.

        Liệt kê tự do (Free listing)

        Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể. Ví dụ, khi tìm hiểu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ta có thể yêu cầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc liệt kê các con đường lây nhiễm HIV …

        Phân loại nhóm (Group category)

        Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm.

        Phân hạng sử dụng thang điểm (Scale category)

        Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là đồ thị.

        Ví dụ: Khi tìm hiểu kiến thức của cá nhân về các biểu hiện của bệnh AIDS, sau khi đưa ra danh sách của một số triệu chứng NCV có thể sử dụng thang điểm để xác định hiểu biết của đối tượng và yêu cầu đối tượng khoanh vào số mà theo bạn biểu thị mức độ trầm trọng của bệnh AIDS:

        THẢO LUẬN NHÓM (Group Discussion)

        Ưu điểm của phương pháp

        – Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.

        – Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng

        – Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân

        – Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.

        – Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân

        PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (Observation)

        Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.

        Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi. Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi sử dụng bao cao su trong số gái mãi dâm, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế sử dụng bao cao su như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các cô gái mãi dâm về số bao cao su mà họ đã sử dụng. Do đó NCV có thể đếm số bao cao su được vứt trong các thùng rác sau mỗi buổi sáng hay sau một khoảng thời gian nhất định nào đó.

        Các hình thức quan sát

        Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia.

        Quan sát công khai/ hay bí mật.

        Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết.

        Quan sát một lần/Quan sát lặp lại .

        Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể .

        PHƯƠNG PHÁP ĐI DẠO (Transect Walk) Thay cho lời kết.

        Nghiên cứu định tính là những nghiên cứu thu được các kết quả không sử dụng những công cụ đo lường, tính toán. Nói một cách cụ thể hơn nghiên cứu định tính là những nghiên cứu tìm biết những đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong khi nghiên cứu định lượng đi tìm trả lời cho câu hỏi bao nhiêu, mức nào, độ lớn của vấn đề (how many, how much) thì NCĐT đi tìm trả lời cho câu hỏi nguyên nhân tại sao (Why), ai (Who), cái gì (What), như thế nào (How), ở đâu (Where)…giúp ta đi sâu tìm hiểu một thực trạng hay một vấn đề sức khỏe nào đó.

        EMAIL: HOTROLUANVAN247@GMAIL.COM

        Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!