Xu Hướng 10/2023 # Phương Pháp Ngấm Kiệt Là Gì? Ứng Dụng Trong Chiết Xuất Dược Liệu # Top 14 Xem Nhiều | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Phương Pháp Ngấm Kiệt Là Gì? Ứng Dụng Trong Chiết Xuất Dược Liệu # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Ngấm Kiệt Là Gì? Ứng Dụng Trong Chiết Xuất Dược Liệu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dược liệu sau làm nhỏ được đưa vào bình chiết và dung môi chảy từ từ qua dược liệu.

Dung môi tiếp xúc với dược liệu, ngấm qua các tế bào dược liệu và hòa tan các thành phần bên trong.

Dung môi tiếp tục đi xuống dưới và tiếp tục hòa tan các hoạt chất ở nguyên liệu tiếp theo.

Vì nguyên liệu ở dưới vẫn còn hàm lượng cao, do đó dịch chiết những lần đầu được đậm đặc.

Song song với quá trình rút dịch chiết, dung môi mới cũng được bổ sung vào đầu thiết bị, dung môi mới hòa tan các hoạt chất còn lại của dược liệu và đẩy dung môi cũ ra khỏi bình chiết. Nhờ quá trình này mà nguyên liệu được chiết kiệt.

Chiết kiệt được hoạt chất

Dịch chiết lần đầu đậm đặc, dịch chiết trong do được lọc trước khi được tháo ra ngoài

Tiết kiệm được dung môi

Dịch chiết các lần sau loãng, do đó tốn dung môi và tốn năng lượng để tăng nồng độ.

Thao tác và thiết bị phức tạp hơn Phương pháp ngâm

Có thể gây tắc trong quá trình rút dịch

Bình ngấm kiệt nếu không được thiết kế tốt có thể tạo ra những điểm chết làm dung môi không thể tiếp xúc với nguyên liệu

Thao tác vẫn còn thủ công, chưa tự động hóa, năng suất thấp.

Thiết bị: b ình ngấm kiệt hình trụ hoặc hình nón cụt

Thiết bị thường được thiết kế có đường kính nhỏ dần về phía dưới và không có các góc cạnh để đảm bảo không có các góc chết trong thiết bị.

Cuối thiết bị sẽ có van để mở xả và điều chỉnh tốc độ rút dịch. Phía trên đầu bình sẽ có hệ thống cấp dung môi chiết và tốc độ cấp bằng với tốc độ rút dịch.

Trong hệ thống này có đặt một màng lọc ở dưới để lọc dịch chiết trước khi tháo dịch và có hệ thống lưới phía trên để giữ cho nguyên liệu cố định không dịch chuyển hay xáo trộn trong quá trình chiết.

Hệ thống cũng có thể lắp đặt bơm tuần hoàn để chuyển dịch chiết quay trở lại nguyên liệu.

Đưa dược liệu đã được làm nhỏ vào trong bình chiết ngấm kiệt

Đưa dung môi chiết vào tiếp xúc với dược liệu trong bình chiết

Ngâm trong thời gian thích hợp tùy từng loại dược liệu

Tháo dịch chiết với tốc độ hằng định, đồng thời bổ xung dung môi mới ở phía trên.

Lưu ý: trong quá trình chiết ngấm kiệt không được khuấy trộn nguyên liệu và lượng dung môi phải ngập lớp dược liệu từ 3-4 cm

Có 2 loại phương pháp ngấm kiệt

Phương pháp ngấm kiệt đơn giản: là phương pháp luôn sử dụng dung môi mới trong quá trình chiết.

Phương pháp ngấm kiệt cải tiến:

Ngấm kiệt phân đoạn: là phương pháp mà dược liệu sẽ được chia làm nhiều phần, dịch chiết đặc ngấm kiệt đơn giản của mẻ nguyên liệu đầu để riêng và dịch chiết loãng của chúng sẽ được sử dụng để chiết cho các mẻ nguyên liệu sau. Nhờ vậy mà dịch chiết sẽ đậm đặc hơn ngấm kiệt đơn giản.

Ngấm kiệt có tác động bởi áp suất: có thể dùng áp suất cao (khí nén) hoặc áp suất thấp (dùng bơm chân không) để hỗ trợ sự dịch chuyển của dịch chiết qua thiết bị

Ngấm kiệt chiết xuất ngược dòng: hệ thống gồm nhiều bình ngấm kiệt, thông thường từ 4- 16 bình. Dược liệu sẽ được chiết với dịch chiết có nồng độ giảm dần và được chiết lần cuối với dung môi mới. Đồng thời, dung môi cũng tiếp xúc với dược liệu có hàm lượng dược chất tăng dần, chúng sẽ thực hiện chiết liền cuối ở bình chứa nguyên liệu mới và sẽ được rút ra ngoài. Nhờ quá trình này sẽ thu được dịch chiết đậm đặc và nguyên liệu được chiết kiệt.

Trong 3 phương pháp ngấm kiệt cải tiến, phương pháp này được đánh giá là nổi trội nhất bởi ưu điểm về dịch chiết đậm đặc và nguyên liệu được chiết kiệt. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm như hệ thống cồng kềnh, phức tạp hơn các phương pháp ngấm kiệt khác, tốn nhiều diện tích do có từ 4 đến 16 bình chiết và thao tác thủ công, chưa tự động hóa.

Trong sản xuất cao

Cao lá Benladon

Trong quy trình có sử dụng phương pháp chiết là phương pháp ngấm kiệt lên dịch chiết trong. Do đó, dịch sau chiết không cần lắng gạn hay ly tâm để loại bỏ cắn.

Chỉ tiêu chất lượng chính: Hàm lượng alcaloid toàn phần 1,15 đến 1,35%.

Bảo quản: Trong bao bì kín, nhiệt độ không quá 30°C

Công thức: Gừng khô (bột thô vừa) 1000 g Ethanol 90% vừa đủ 2000 mL

Cho 2000 ml ethanol 90% vào ngâm với 1000 g gừng khô đã được nghiền trong 24 giờ, sau đó thực hiện chiết ngấm kiệt với tốc độ tháo dịch từ 1-3 mL/phút, đến khi dịch ngấm kiệt gần như không có mùi; màu và vị rất nhạt.

Để riêng 850 mL phần dịch chiết đầu. Phần dịch loãng sẽ được cô đặc ở nhiệt độ dưới 60°C đến khi còn khoảng 150 mL. Sau đó, phối hợp 150 ml này với 850 phần dịch chiết đầu, để lắng rồi lọc trong.

Bảo quản: nơi thoáng mát, bao bì kín.

slide “cao thuốc” – TS Bùi Thị Thúy Luyện.

slide “đại cương về chiết xuất dược liệu” – Ths. Trần Trọng Biên

Chiết Xuất Dược Liệu Là Gì? Quy Trình Chiết Xuất Dược Liệu?

Rate this post

Chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu là phương pháp sử dụng dung môi lấy các chất tan ra khỏi mô thực vật. Nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên chứa các tinh chất quý giá. Kết hợp các công thức hóa học nhất định của những thành phần lấy từ các bộ phận thảo dược. Thường ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, sấy khô. Sản phẩm thu được sau quá trình chiết xuất là dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi dung dịch này được gọi là dịch chiết. Mỗi loại dược liệu sẽ có quy trình chiết xuất khác nhau. Ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược.

Tại sao cần phải chiết xuất dược liệu?

Chiết xuất dược liệu hướng đến mục đích tạo ra các chế phẩm toàn phần. Tách chiết riêng các hoạt chất tinh khiết. Giúp lấy các hoạt chất dưới dạng cần thiết ở dạng dung dịch hay dạng bột. Thu nhận chúng dưới dạng tinh khiết nhất để làm thuốc mới hoặc bán tổng hợp ra thuốc mới. Giúp chuyển dạng bào chế từ viên hoàn sang dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Làm cho dược liệu có tác dụng mạnh hơn. Đồng thời giảm tác dụng phụ không mong muốn của thảo dược.

Chiết xuất cao dược liệu giúp loại bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu. Bởi hầu hết các loại thảo dược sau khi tiến hành thu hái, sơ chế bằng phơi khô hoặc sấy khô. Đều không tránh khỏi tạp chất, chẳng hạn như ẩm mốc, sâu mọt. Do vậy, việc chiết xuất là khâu quan trọng sẽ giúp loại  bỏ các tạp chất này. Đảm bảo chất lượng dược liệu ở mức tinh khiết nhất.

Còn giúp cho việc bảo quản và sử dụng dược liệu lâu dài, dễ dàng hơn. Đảm bảo các thành phần hoạt chất trong dược liệu cho tác dụng mạnh trong thời gian dài. Giúp quá trình bào chế, gia công thực phẩm chức năng được đơn giản, nhanh chóng hơn. Ngoài ra còn giúp giảm bớt độc tính của dược liệu.

Chiết xuất dược liệu từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu để chiết xuất bao gồm:

Dược liệu: Dược liệu như thực vật, khoáng vật, vi sinh vật, sinh vật biển…Sử dụng tác chiết một phần hoặc toàn bộ dược liệu. Đối với thực vật, thường được tách chiết các phần từ hoa, lá, quả, thân, rễ toàn cây, nhựa, phần trên mặt đất…

Dung môi chiết xuất: Cơ sở để chọn dung môi chiết xuất là dựa vào đặc tính của chất tan. Loại chất cần trong dung môi và tính chất của dung môi. Dung môi trong chiết xuất thường gồm các nhóm khác nhau. Nhóm gồm các dung môi phân cực, lưỡng cực như nước, các alcol. Nhóm gồm các dung môi phân cực không lưỡng cực như: dung môi của chất tan phân cực DMF, dung môi chất tan không phân cực CHCl3, ether ethylic. Nhóm các dung môi không phân cực không lưỡng cực.

Ưu điểm của chiết xuất dược liệu hiện đại so với truyền thống

Phương pháp chiết xuất hiện đại có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống. Đây là quá trình dùng dung môi tích hợp để hòa tan các chất, hợp chất tan có trong thảo dược. Sao cho chọn lọc được các chất, hợp chất tách ra khỏi phần không cần thiết. Các nghiên cứu và đánh giá cho thấy lợi ích lớn mà phương pháp này mang lại:

Hàm lượng hoạt chất chiết xuất cao hơn

Có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất

Thời gian được rút ngắn hơn

Hiệu quả sử dụng sản phẩm cao hơn

Góp phần vào tiêu chuẩn hóa dược liệu

Phát triển sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng

Quy trình chiết xuất dược liệu diễn ra như thế nào?

Thảo dược xung quanh chúng ta rất đa dạng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ khâu trồng trọt, thu hái đến sản xuất. Đặc biệt là khâu chiết xuất ở các cơ sở sản xuất. Chiết xuất trải qua quy trình gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Chiết xuất hoạt chất

Bước 3: Loại bỏ tạp chất

Bước 4: Cô đặc, sấy khô

Bước 5: Hoàn chỉnh chế phẩm

Những phương pháp chiết xuất dược liệu phổ biến

Phương pháp chiết xuất dược liệu bằng siêu âm: Sóng siêu âm có tác dụng làm tăng sự hòa tan của các chất trong môi trường dung môi. Tăng quá trình khuếch tán, được áp dụng trong quy mô lớn. Đầu phát siêu âm được nhúng trực tiếp vào bình chiết chứa dược liệu.

Phương pháp chiết xuất bằng vi sóng: Có tác dụng khuấy trộn, làm tăng tiếp xúc pha. Làm cho hiệu suất phản ứng được lớn hơn.

Phương pháp chiết xuất bằng cồn: Dược liệu bằng cồn, dịch chiết còn được cô đặc. Thêm vào đó bằng dung môi hữu có không phân cực.

Phương pháp chiết xuất saponin: Saponin có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt. Tạo bọt nhiều khi lắc với nước, tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Ngoài ra còn có thể diệt các loại thân mềm như: giun, sán, ốc sên…

Kết luận

Có thể nói, tầm quan trọng của chiết xuất là rất lớn. Việc hiểu được khái niệm chiết xuất là gì. Quy trình ra sao sẽ giúp tối ưu hóa quá trình để thu được kết quả tốt nhất.

Gia công thực phẩm chức năng Global Hitech

Liên hệ 0868286505

Trụ sở: 360c Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TPHCM

Nhà máy sản xuất: 343 ấp Long Thanh, Khu công nghiệp Cầu Tràm, Xã Long Trạch, Huyện Cần Đước, Long An.

Các Phương Pháp Chiết Xuất Dược Liệu

Có nhiều cách phân loại, dựa vào những yếu tố khác nhau.

* Dựa vào nhiệt độ, có các phương pháp chiết sau:

– Chiết nguội (ở nhiệt độ thường).

* Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết sau:

– Bán liên tục.

* Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương pháp:

* Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp chiết ở:

– Áp suất thường (áp suất khí quyển).

– Áp suất giảm (áp suất chân không).

– Áp suất cao (làm việc có áp lực).

* Dựa vào trạng thái làm việc của hai pha, có các phương pháp chiết sau:

* Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt

Có thể làm rút ngắn được thời gian chiết bằng các phương pháp chiết sau:

– Phương pháp siêu âm.

– Phương pháp tạo dòng xoáy.

– Phương pháp mạch nhịp…

4.2. Một số phương pháp chiết xuất

4.2.1. Phương pháp chiết xuất gián đoạn

Phương pháp ngâm là phương pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ xưa.

Sau khi chuẩn bị dược liệu, người ta đổ dung môi cho ngập dược liệu trong bình chiết xuất, sau một thời gian ngâm nhất định (qui định riêng cho từng loại dược liệu), rút lấy dịch chiết (lọc hoặc gạn) và rửa dược liệu bằng một lượng dung môi thích hợp. Để tăng cường hiệu quả chiết xuất, có thể tiến hành khuấy trộn bằng cánh khuấy hoặc rút dịch chiết ở dưới rồi lại đổ lên trên (tuần hoàn cưỡng bức dung môi).

Có nhiều cách ngâm: Có thể ngâm tĩnh hoặc ngâm động, ngâm nóng hoặc ngâm lạnh, ngâm một lần hoặc nhiều lần (còn gọi là ngâm phân đoạn hay ngâm nhiều mẻ).

Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền.

– Nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, thao tác thủ công (giai đoạn tháo bã và nạp liệu).

– Nếu chỉ chiết một lần thì không chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu.

– Nếu chiết nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, tốn thời gian chiết.

Sau khi chuẩn bị dược liệu, ngâm dược liệu vào dung môi trong bình ngấm kiệt. Sau một khoảng thời gian xác định (tuỳ từng loại dược liệu), rút nhỏ giọt dịch chiết ở phía dưới, đồng thời bổ sung thêm dung môi ở phía trên bằng cách cho dung môi chảy rất chậm và liên tục qua lớp dược liệu nằm yên (không được khuấy trộn). Lớp dung môi trong bình chiết thường được để ngập bề mặt dược liệu khoảng 3 – 4 cm.

– Ngấm kiệt đơn giản: Là phương pháp ngấm kiệt luôn sử dụng dung môi mới để chiết đến kiệt hoạt chất trong dược liệu.

– Ngấm kiệt phân đoạn (tái ngấm kiệt): Là phương pháp ngấm kiệt có sử dụng dịch chiết loãng để chiết mẻ mới (dược liệu mới) hoặc để chiết các mẻ có mức độ chiết kiệt khác nhau.

– Dược liệu được chiết kiệt.

– Tiết kiệm được dung môi (tái ngấm kiệt).

– Có nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, lao động thủ công.

– Cách tiến hành phức tạp hơn so với phương pháp ngâm.

– Tốn dung môi (ngấm kiệt đơn giản).

4.2.2. Phương pháp chiết xuất bán liên tục

(Còn gọi là phương pháp chiết xuất nhiều bậc, phương pháp chiết ngược dòng tương đối hay phương pháp chiết ngược dòng gián đoạn).

Phương pháp này có sử dụng một hệ thống thiết bị gồm nhiều bình chiết khác nhau, có thể mắc thành một dãy từ 4-16 bình chiết nối tiếp nhau. ở đây, quá trình coi như là ngược chiều tương đối vì thực tế dược liệu không chuyển động.

Lúc đầu, dược liệu và dung môi được nạp vào trong tất cả các thiết bị, dược liệu được ngâm vào dung môi trong một khoảng thời gian xác định (tuỳ thuộc vào dược liệu và dung môi). Lúc này dược liệu và dung môi đều không chuyển động. Sau đó dịch chiết được chuyển tuần tự từ thiết bị này sang thiết bị khác. Hệ thống tổ hợp kín các bình chiết này cho phép đóng ngắt một cách có chu kỳ một trong những thiết bị ra khỏi hệ thống tuần hoàn, cho phép tháo bã dược liệu ở bình đã được chiết kiệt rồi nạp dược liệu mới. Sau đó, thiết bị này lại được đưa vào hệ thống tuần hoàn và dịch chiết đậm đặc nhất được dẫn qua nó mà dịch chiết này vừa đi qua tất cả các thiết bị còn lại. Tiếp theo, lại đóng ngắt một thiết bị kế tiếp mà trước đó dung môi mới vừa được dẫn qua. Số thiết bị càng nhiều thì quá trình xảy ra càng gần với quá trình liên tục. ở đây, bã dược liệu trước khi ra khỏi hệ thống thiết bị sẽ được tiếp xúc với dung môi mới nên dược liệu sẽ được chiết kiệt. Dịch chiết trước khi ra khỏi hệ thống sẽ được tiếp xúc với dược liệu mới nên dịch chiết thu được sẽ đậm đặc nhất. Như vậy có thể nói quá trình xảy ra theo nguyên tắc: “dung môi mới tiếp xúc với dược liệu cũ và dược liệu mới tiếp xúc với dung môi cũ”. Trong phương pháp này, quá trình xảy ra gần với quá trình ngược chiều, do đó phương pháp này còn được gọi là phương pháp chiết ngược chiều tương đối.

* Ưu điểm (so với phương pháp chiết gián đoạn)

– Dịch chiết đậm đặc.

– Dược liệu được chiết kiệt.

– Hệ thống thiết bị cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích lắp đặt.

– Vận hành phức tạp.

– Thao tác thủ công.

– Không tự động hoá quá trình được.

Phương pháp này được thực hiện trong những thiết bị làm việc liên tục. ở đây dược liệuvà dung môi liên tục được đưa vào và chuyển động ngược chiều nhau trong thiết bị. Dược liệu di chuyển

được trong thiết bị là nhờ những cơ cấu vận chuyển chuyên dùng khác nhau. Dịch chiết trước khi ra khỏi thiết bị được tiếp xúc với dược liệu mới nên dịch chiết thu được đậm đặc. Bã dược liệu trước khi ra khỏi thiết bị được tiếp xúc với dung môi mới nên bã dược liệu được chiết kiệt.

So với phương pháp chiết gián đoạn thì phương pháp chiết liên tục có những ưu nhược điểm sau:

– Năng suất làm việc cao, tiết kiệm thời gian chiết.

– Không phải lao động thủ công (tháo bã, nạp liệu).

– Dịch chiết thu được đậm đặc.

– Dược liệu được chiết kiệt.

– Dung môi ít tốn kém.

– Có thể tự động hoá, cơ giới hoá được quá trình.

– Thiết bị có cấu tạo phức tạp, đắt tiền.

– Vận hành phức tạp.

Phương Pháp Hòa Tan Trong Chiết Xuất Hoạt Chất Trong Dược Liệu

Chiết xuất là dùng dung môi thích hợp để hòa tan các chất có trong dược liệu sau đó tách chúng ra khỏi phần không tan của dược liệu.

Mục đích của chiết xuất là tạo ra các chế phẩm toàn phần và tách chiết riêng các hoạt chất tinh khiết.

Một số dung môi thường dùng trong chiết xuất là nước, ethanol, glycerin, dầu thực vật,…

Khi dược liệu khô tiếp xúc với dung môi sẽ xảy ra các quá trình: dung môi thâm nhập vào dược liệu, hòa tan các chất và khuếch tán các chất.

Phân loại quá trình chiết xuất theo nguyên tắc khuếch tán:khuếch tán phân tử, khuếch tán đối lưu.

II.Các phương pháp chiết xuất

Ngâm lạnh(với dược chất dễ tan ở nhiệt độ thường,dễ phân hủy ở nhiệt độ cao hoặc tạp dễ tan ở nhiệt độ cao…) cho dược liệu và dung môi vào 1 bình kín, để trong 1 thời gian nhất định ở nhiệt độ thường,có khuấy trộn.Hết thời gian gạn lấy dịch chiết, ép bã thu dịch chiết gộp với dịch gạn trên,để lắng gạn thu được dịch trong

Hầm(dược liệu rắn chắc, chứa hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường,dễ bay hơi dễ hỏng ở nhiệt độ cao): ngâm dược liệu với dung môi trong bình kín ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng và thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi (thường 50-60°C) giữ trong 1 thời gian quy định(kéo dài hàng giờ),có khuấy trộn.

Hãm(dược liệu có cấu tạo thực vật mỏng manh,hoạt chất dễ tan trong thời gian ngắn ở nhiệt độ cao): cho dung môi sôi vào dược liệu trong bình chịu nhiệt, để trong 1 khoảng thời gian,có khuấy trộn/lắc, gạn ép lấy dịch chiết.

Sắc(dược liệu rắc chắc như vỏ,rễ,…hoạt chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao): đun sôi đều dược liệu với dung môi trong thời gian quy định (thường 30 phút đến hàng giờ) sau đó gạn lấy dịch chiết.

Ngâm phân đoạn:quá trình ngâm nhiều lần,dùng một phần của toàn bộ lượng dung môi trong một lần. Lượng chất tan chiết được lớn hơn nhiều so với chiết một lần bằng toàn bộ dung môi

Phương pháp ngấm kiệt(ngâm nhỏ giọt)

Nguyên tắc:dược liệu luôn được tiếp xúc với dung môi mới,luôn tạo ra sự chênh lệch nồng độ hoạt chất cao nên chiết kiệt được hoạt chất.

Dụng cụ:bình ngấm kiệt hình trụ, bình ngấm kiệt hình nón cụt

Ưu điểm:chiết kiệt được hoạt chất, tiết kiệm dung môi, tránh tiếp xúc với nhiệt độ khi cấn cô đặc.

Áp dụng với dược liệu có hoạt chất độc mạnh với dung môi ethanol-nước.

Phương pháp ngấm kiệt cải tiến

Ngấm kiệt phân đoạn: nguyên tắc là dược liệu chia thành nhiều phần, dịch chiết đặc thu được lúc đầu của mỗi lần chiết để riêng,dùng dịch chiết loãng phần dược liệu trước làm dung môi chiết dược liệu mới sau. Ưu điểm là tốn ít dung môi và thu được dịch chiết đậm đặc. Nhược điểm là không chiết kiệt được hoạt chất.

Ngấm kiệt có tác động của áp suất( áp suất cao:dùng áp lực của khí nén và áp suất giảm:lực hút chân không)

Chiết xuất ngược dòng:nguyên tắc là dược liệu lầm lượt được chiết bằng dịch chiết có nồng độ hoạt chất giảm dần,dược liệu còn ít hoạt chất nhất được chiết bằng dung môi mới. Hiệu suất chiết cao. Phân loại gồm chiết xuất ngược dòng không liên tục và chiết xuất ngược dòng liên tục.

Tổng Quan Về Chiết Xuất Dược Liệu Là Gì ? Mục Đích, Quy Trình Và Các Phương Pháp Chiết Xuất Chiết Xuất 3C

Chiết xuất dược liệu là có nguồn gốc nguyên liệu trong tự nhiên chứa các tinh chất quý giá mà còn người không thể tự tổng hợp. Sự kết hợp theo các công thức hóa học nhất định của những thành phần lấy từ các bộ phận trên thảo dược ( hoa, quả, hạt, lá, cành, thân, rễ, củ…) ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, sây khô. Tuy nhiên, mỗi loại dược liệu sẽ được chiết xuất khác nhau, ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược.

Mục đích của chiết xuất dược liệu là gì?

Hiện nay trong Đông y sử dụng rất nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu khác nhau. Nhưng vẫn cùng một mục đích vẫn không thay đổi.

Mục đích của chiết xuất dược liệu là tạo ra các chế phẩm toàn phần và tách chiết riêng các hoạt chất tinh khiết. Sẽ giúp chúng ta lấy các hoạt chất dưới dạng cần thiết dạng dung dịch hay bột. Thu được chất tinh khiết để làm thuốc mới hoặc bán tổng hợp ra thuốc mới.

Quy trình chiết xuất dược liệu

Chuẩn bị dược liệu, dung môi

Chiết xuất hoạt chất

Loại bỏ bớt tạp chất

Cô đặc, sấy khô

Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất

Hoàn chỉnh chế phẩm

Đóng gói theo tiêu chuẩn

Bàn giao

Các kỹ thuật và phương pháp chiết xuất dược liệu phổ biến hiện nay Kỹ thuật chiết xuất dược liệu bằng siêu âm là gì?

Đối với việc chiết xuất dược liệu bằng siêu âm là quá trình chiết xuất đôi khi sóng siêu âm cũng được áp dụng để tăng hiệu quả. Bởi sóng siêu âm với tần số trên 20 KHz thường được sử dụng. Sóng siêu âm có tác dụng làm tăng sự hòa tan của các chất trong môi trường dung môi và tăng quá trình khuếch tán.

Trong chiết xuất ở quy mô lớn hơn, đầu phát siêu âm thường được nhúng trực tiếp vào bình chiết chứa dược liệu. Do khả năng xuyên sâu kém nên việc sử dụng thường ở quy mô phòng thí nghiệm.

Chiết xuất dược liệu bằng vi sóng

Với những tình nắng vượt trội có được, vi sóng được ứng dụng rộng rãi và tin cậy. Đặc biệt, trong các phẩn ứng cần cấp nhiệt, các phản ứng cần cấp nhiệt, với các phản ứng giữa các pha dị thể. Chiết xuất dược liệu bằng vi sóng có tác dụng khuấy trộn, tăng tiếp xúc pha làm cho hiệu suất phản ứng được lớn hơn.

Đối với chiết xuất dược liệu bằng cồn, dịch chiết còn được cô đặc. Nên thêm vào đó là các chiết xuất bằng dung môi hữu cơ không phân cực.

Phương pháp chiết xuất saponin

Saponin có một số tính chất đặc biệt: Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch. Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng. Vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết.

Ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên. Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu, liều cao gây nôn mửa, đi lỏng. Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.

Công nghệ chiết xuất dược liệu là gì?

Việc đầu tư nghiêm túc vào vùng trồng dược liệu sạch tới hệ thống chiết xuất công nghệ. Để đảm bảo các sản phẩm có chất lượng ổn định, độ an toàn cao và hiệu quả điều trị tối ưu. Nhà máy cần phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO hoạt động một cách đồng bộ, khép kín.

Máy chiết xuất dược liệu

Nên chọn những dòng máy chiết xuất cao cấp, có đặc tính tiết kiệm năng lượng và nhiệt độ thấp thích hợp cho việc chiết xuất. Và các máy chiết xuất dược liệu mini chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ , vừa tiết kiệm ngân sách nhưng chất lượng vẫn luôn được đảm bảo.

Dây chuyền chiết xuất dược liệu

Dây chuyền chiết xuất cần phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Toàn bộ hệ thống được chế tạo bằng inox, xử lý bề mặt đánh bóng gương. Hiệu suất chiết xuất cao, đảm bảo lấy hết 100% hoạt chất có trong dược liệu, dịch chiết xuất trong suốt.

Thiết bị chiết xuất dược liệu là gì?

Các thiết bị được dùng để chiết xuất dược liệu đó là:

Thiết bị sản xuất: các loại như máy xay, thiết bị phân tán, nhũ hóa và thiết bị làm mát sử dụng cho các loại kem, lotion…

Thiết bị ép khuôn: máy ép tự động cho son môi, phấn nền…

Thiết bị chiết rót, đóng gói, in…

Nhà máy chiết xuất dược liệu

Nhà máy chiết xuất 3C đạt chuẩn cGMP, dây chuyền sản xuất hiện đại. Nên tiết kiệm được các chi phí sản xuất dẫn đến giá thành gia công trong dây chuyền khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn và là nơi bạn có thể gia công chiết xuất dược liệu giá rẻ mà rất chất lượng. Đây được xem là địa chỉ cung cấp chiết xuất uy tín và chất lượng nhất hiện nay.

Thế mạnh của công ty chiết xuất dược liệu 3C là có đội ngũ nghiên cứ bào chế chuyên môn cao, đào tạo bài bản. Có thể nghiên cứu hơn 100++ loại chiết xuất khác nhau phổ biến trên thị trường. Để mang đến những trải nghiệm tốt nhất đến quý khách. 3C liên tục cải tiến quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ. Và cam kết là đơn vị uy tín cùng đồng hành với quý khách hàng trên con đường phát triển.

Các Phương Pháp Ngấm Kiệt Cải Tiến

Dược liệu được chia thành nhiều phần, dịch chiết đặc thu được lúc đầu của mỗi lần chiết được để riêng, dịch chiết loãng của phần dược liệu trước được dùng làm dung môi chiết dược liệu mới ở phần sau:

Cách tiến hành:

Chia dược liệu thành các phần không đều nhau và nhỏ dần.1000 g dược liệu được chia thành ba phần: 500 g, 300 g, 200 g. Phần 500 g được làm ẩm và chiết xuất bằng dung môi mới. Nếu hệ số giữa lượng dung môi cần để làm ẩm trương nở và hư hao so với lượng dược liệu là 1 : 1 thì lượng dung môi cần dùng để thu được cao lỏng 1 : 1 là 2000 g.

– Thu 200 ml dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng thu được tiếp theo dùng để làm ẩm và chiết xuất phần 300 g dược liệu.

Từ phần dược liệu 300 g thu lấy 300 g dịch chiết đầu để riêng. Dịch chiết loãng thu được tiếp theo dùng để làm ẩm, chiết xuất phần dược liệu 200g.

Từ phần dược liệu 200 g thu được 500g dịch chiết.

Gộp 3 phần dịch chiết thu được sau 3 phân đoạn là 1000 g.

Phương pháp này có ưu điểm tốn ít dung môi và thu được dịch chiết đậm đặc là cao lỏng 1 : 1 không cần cô đặc, thích hợp khi điều chế cao lỏng với hoạt chất dễ hỏng do nhiệt. Nhược điểm của phương pháp là không chiết kiệt hoạt chất nên thường chỉ áp dụng cho dược liệu rẻ tiền.

Ngấm kiệt có tác động của áp suất

Ngấm kiệt với áp suất cao là dùng áp lực của khí nén để đẩy dung môi đi qua dược liệu chứa trong các bình ngấm kiệt hình trụ dài, có đường kính nhỏ

Ngấm kiệt với áp suất giảm là dung môi đi qua khối dược liệu nhờ lực hút của máy hút chân không

Hai phương pháp này cho phép chiết kiệt được hoạt chất và thu được dịch chiết đậm đặc. Vì dung môi đi qua dược liệu trên một tiết diện nhỏ, bình có chiều dài lớn nên dược liệu được tiếp xúc với một thể tích rất lớn dung môi mới.

Bô” trí một sô” bình cần thiết bằng số lần chiết cộng thêm một bình dự trữ để cho dược liệu mới.

Ví dụ: Nếu chiết xuất dược liệu 4 lần thì sẽ dùng 5 bình (hình 4.4). cần chuẩn bị một bình dự trữ (I).

Một bình đã chiết xuất lần thứ nhất (II)

Một bình đã chiết xuất lần thứ hai (III)

Một bình đã chiết xuất lần thứ ba (IV)

Một bình đã chiết xuất lần thứ tư (V)

Cho dung môi mới vào bình số V và dịch chiết của bình rút ra được làm dung môi cho bình sau (theo cách chỉ trong sơ đồ) lần lượt qua các bình số IV, số III, sô

Từ bình số II rút dịch chiết đậm đặc để riêng. Dược liệu trong bình số đã kiệt hoạt chất được tháo khỏi bình. Cho dược liệu mới vào bình số I.

Cho dung môi mới vào bình số và lần lượt chuyển dịch chiết như trên qua các bình số III, số II, số I, rút dịch chiết đậm đặc ở bình số I để riêng. Tháo bã dược liệu của bình số cho dược liệu mới vào bình số V và đưa vào hệ thống. Hai lần đưa dung môi mới vào bình III, bình II được thực hiện tương tự mô tả như trong hình 4.4.

Cuối chu kỳ cho dung môi mới vào bình số I và lần lượt chuyển dịch chiết qua các bình số V, số IV, số III. Rút dịch chiết đậm đặc ở bình số III để riêng. Tháo bã dược liệu của bình số I. Từ đây lại tiếp tục cho chu kỳ mới.

Dung môi được đưa vào phía cuối thiết bị và đi ngược dòng với dược liệu. Nhờ tiếp xúc với dược liệu có hoạt chất cao ở đầu thiết bị nên dịch chiết thu được đậm đặc.

Chiết xuất ngược dòng thu được dịch chiết đậm đặc nên thường áp dụng trong điều chế cao thuốc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Ngấm Kiệt Là Gì? Ứng Dụng Trong Chiết Xuất Dược Liệu trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!