Bạn đang xem bài viết Phương Pháp “Đẻ Không Đau” Gây Tê Màng Cứng được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phương pháp “đẻ không đau” gây tê màng cứng – có thật sự an toàn?
Trong quá trình sinh nở có khoảng 70% sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội hoặc đau không thể chịu nổi khi chuyển dạ sinh con. Với sự tiến bộ của y học thì phương pháp đẻ không đau lại dang ngày càng được các bà mẹ lựa chọn cho chuyến vượt cạn của mình.
1. Phương pháp đẻ không đau là gì?
Là một phương pháp gây tê vùng được áp dụng cho giảm đau khi chuyển dạ. Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống (khoang NMC), thuốc gây tê sẽ được tiêm ngắt quãng hoặc bằng bơm kim điện tự động, bơm liên tục với tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời .Nhờ đó sản phụ sẽ được giảm đau để cuộc đẻ nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, bé cũng ít bị sang chấn hơn. Đa phần, phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8cm, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều hoặc trong một số trường hợp bệnh lý của người mẹ. Một vài trường hợp “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở nhiều hơn 8cm. Miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
2. Có nên tiêm thuốc đẻ không đau hay không?
Phương pháp đẻ không đau thường được bác sĩ tư vấn cho các sản phụ và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức khi sản phụ có nhu cầu và không bắt buộc đối với sản phụ. Một liều thuốc tê giúp đẻ không đau được tiêm qua ống thông và khoang ngoài màng cứng, cơn đau chuyển dạ của sản phụ sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút, tác dụng của thuốc giảm đau sẽ kéo dài trong khoảng 45 – 70 phút, Nếu quá trình chuyển dạ lâu có thể phải gây tê lại từ đầu hoặc tiêm thuốc. Gây tê ngoài màng cứng cho phép sản phụ nhận biết cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Bởi thế việc có nên tiêm hay không phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của sản phụ.
Phương pháp gây tê màng cứng phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của sản phụ.
3. Tiêm thuốc gây tê màng cứng có hại không?
Những ưu nhược điểm về thuốc gây tê màng cứng, mẹ bầu cần nên tham khảo kỹ trong quá trình sinh nở của mình. Lợi ích của giảm đau trong đẻ: – Gây tê NMC có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc chuyển dạ. – Bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc,liều lượng và cường độ của thuốc. Thông qua đó bác sĩ sản khoa có thể chỉ huy được cuộc đẻ theo xu hướng tốt nhất cho thai nhi và cho mẹ. – Vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng, sản phụ sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình. – Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể ảnh hướng tới em bé. – Đủ giảm đau khi có chỉ định can thiệp khác (VD: lấy thai bằng forcep, cắt tầng sinh môn, kiểm soát tử cung sau khi sổ rau, khâu tầng sinh môn… – Nếu phải mổ lấy thai cấp cứu thì có thể sử dụng chính catheter NMC có sẵn để làm vô cảm khi mổ và làm giảm đau sau mổ. Nhược điểm của phương pháp giảm đau này: – Sản phụ phải nằm tư thế nghiêng người, cong lưng, hai đầu gối co sát lên cao trong lúc bác sỹ gây tê NMC- gây khó thở và khó chịu cho bụng bầu. – Cơn co tử cung có thể phần nào bị ảnh hưởng bởi thuốc gây tê làm cuộc chuyển dạ kéo dài hơn nhưng khắc phục được bằng việc theo dõi tần số và cường độ cơn co tử cung nhờ monitoring và điều chỉnh bằng thuốc. – Thuốc gây tê dùng trong gây tê NMC có thể gây hạ huyết áp tạm thời và giảm lượng máu đến em bé khiến nhịp tim của bé giảm.Vấn đề này được kíp đỡ đẻ theo dõi chặt chẽ và được can thiệp điều trị ngay nếu cần thiết. – Thuốc tê được dùng trong gây tê NMC có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của sản phụ. Nó cũng có thể khiến buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với hình thức dùng thuốc gây mê toàn thân. – Sau tê NMC có thể mất cảm giác buồn tiểu, vì vậy sản phụ được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện. – Sau khi đẻ, có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng ở một vài sản phụ nhưng cảm giác này giống như ở các phụ nữ mang thai không làm gây tê NMC. – Hiện tượng đau đầu sau khi đẻ với sản phụ dùng phương pháp tê NMC cũng thường xảy ra. Nếu chỉ thoáng qua và mức độ nhẹ thì không cần điều trị cũng sẽ tự hết , không để lại di chứng thần kinh gì. Nếu đau nhiều có thể truyền dịch, dùng thuốc, hướng dẫn sản phụ tư thế nằm, cách ăn uống, nghỉ ngơi…).
4. Phương pháp đẻ không đau có hại không đối với em bé sơ sinh:
Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh(cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho em bé. Huyết áp của mẹ trong quá trình gây tê phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên hay điều chỉnh bằng thuốc sao cho an toàn cho bé.
Mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp đẻ không đau này
Nhằm mang đến cơ hội cho thật nhiều sản phụ được trải nghiệm dịch vụ đẻ không đau, nhẹ nhàng với chi phí vô cùng tiết kiệm, từ ngày 5/9 – 28/9, bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng các mẹ bầu nhiều ưu đãi đặc biệt khi đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói: – Giảm ngay 5 triệu đồng – Miễn phí giường gấp cho người nhà – Tặng bộ ảnh newborn cho bé – Tặng bộ quà sơ sinh giá trị – Đặc biệt, những mẹ bầu sinh mổ sẽ được tặng chi phí ăn ngủ cho người nhà trong suốt quá trình lưu viện trị giá tới 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, những khách hàng đăng ký gói dịch vụ gia tăng Thai sản Luxury trong thời gian trên còn được tặng thêm album ảnh Hành trình của bé và voucher ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng Hobbit (Công viên thiên đường Bảo Sơn). Ngay từ bây giờ, các mẹ bầu có thể lựa chọn ngay cho mình gói dịch vụ sinh con an toàn, nhẹ nhàng để tận hưởng những tiện ích sang chảnh với một mức giá vô cùng hấp dẫn tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 599 858 và hotline 091 585 0770 bảo hiểm sức khỏe thai sản ngứa vùng kín trong thai kỳ
Phương Pháp Và Phương Pháp Luận
1. Phương pháp
Theo nghĩa thông thường phương pháp (tiếng Hy Lạp, phương pháp – methodos) là cách thức, thủ đoạn mà chủ thể sử dụng để đạt một mục đích nhất định. Thí dụ để hỏi quả trên cây, người ta có thể dùng nhiều cách: Trèo lên để bứt, dùng gậy để khều, hoặc dùng dao để chặt; muốn qua sông người ta có thể dùng nhiều cách: bơi bằng phao, hoặc dùng thuyền, hoặc dùng bè v.v. Ngay trong việc bơi cũng có nhiều cách như bơi ếch, bơi bướm, bơi sải v.v. Đó là những phương pháp hoạt động thực tiễn. Trong quá trình nhận thức cũng có nhiều cách để đi đến kết quả cần thiết. Thí dụ, để tính toán tổng các số chẵn có hai chữ số: 12 + 14 + 16 + ….+ 98, ta có ba cách: một là cộng lần lượt từ số thứ nhất đến số cuối cùng.
Hai là có thể nhóm thành từng cặp có giá trị bằng nhau rồi nhân với số lượng các cặp bằng nhau đó: 12 + 98 = 110;
………………
Có 22 cặp số mà tổng bằng 110 vậy tổng dãy số trên là: 22 X 110 = 2420.
Cách thứ ba: ta có nhận xét nếu cộng tổng hai dãy số trên theo thứ tự tăng dần và giảm dần như sau:
12+14+16+……. + 96 + 98
110 + 110 + 110 + …+ 110+ 110. Có 44 số hạng bằng 110 trong tổng này, nên ta có thể tính dễ dàng bằng: 110 X 44 = 4840.
Nếu định nghĩa một cách khái quát, khoa học và chặt chẽ thì phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định.
Định nghĩa nêu trên vừa nói lên được một cách khái quát hình thức thể hiện của phương pháp vừa nói lên được nguồn gốc và vai trò của phương pháp.
Một vấn đề đặt ra là những nguyên tắc đó được con người rút ra như thế nào, từ đâu, và bản chất của nó là gì? Trả lời vấn đề này có một số quan điểm khác nhau.
Nguồn gốc và bản chất của phương pháp
Có một số quan niệm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của phương pháp.
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm cho phương pháp là nhũng nguyên tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Như vậy, theo quan niệm này, phương pháp là phạm trù thuần tuý chủ quan, không phụ thuộc vào đối tượng nhận thức và đối tượng tác động thực tế của con người. Thoạt nhìn, chúng ta thấy quan niệm này có vẻ hợp lý. Nhưng xem xét tỷ mỷ hơn chúng ta thấy con người không thể tuỳ tiện đặt ra những cách thức cho hoạt động của mình được. Thí dụ, khi bơi, chúng ta không thể hoạt động một cách tuỳ tiện, mà phải phối hợp cử động chân, tay một cách nhịp nhàng mới bơi được. Neu không phối hợp tay, chân một cách nhịp nhàng, người bơi sẽ không tạo ra một lực nâng tổng họp lớn hơn trọng lượng cơ thể, người đó thì sẽ bị chìm. Một thí dụ khác, khi chèo thuyền phải khua mái chèo theo một tư thế nhất định thuyền mới chạy đúng hướng được, nếu ìchông thuyền sẽ đứng tại chỗ mà không tiến lên phía trước như mong muốn. Như vậy hoạt động của con người không thể tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan được, mà bị quy định bởi tính tất yếu bên ngoài, phụ thuộc vào đối tượng mà con người tác động.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: phương pháp dù là những nguyên tắc do con người đặt ra và dùng để điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đạt mục đích nhất định, nhưng không được đặt ra một cách hoàn toàn chủ quan, tuỳ tiện, cũng không phải là những nguyên tắc có sẵn bất biến trong tự nhiên. Phương pháp phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động, phụ thuộc vào mục đích đặt ra của chủ thể. Đối tượng tác động và mục đích của con người không phải do con người tạo ra theo ý nuốn chủ quan thuần tuý của mình. Muốn tiếp cận đối tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chủ thể phải nghiên cún đối tượng và mục đích cần đạt tới một cách khách quan. Nghĩa là phải vạch rõ đối tượng có tính chất gì, các yếu tố cấu thành nên đối tượng, giới hạn tồn tại của đối tượng là gì, v.v. Từ đó chủ thể nhận thức rõ những quy luật tồn tại và biến đổi của đối tượng. Chỉ trên cơ sở đó và sau đó chủ thể mới xác định được phải nghiên cún và hành động như thế nào và cần phải sử dụng những phương tiện, công cụ và biện pháp gì cho thích hợp, cũng như cần phải kết họp các yếu tố đã cho theo một trình tự như thế nào cho họp lý để đạt được mục đích. Như vậy phương pháp mà con người dựa vào đe hoạt động, phải tuân theo một lôgic nhất định, tuỳ thuộc vào lôgic của đối tượng. Rõ ràng phương pháp bắt nguồn từ hiện thực khách quan, phản ánh nhũng quy luật khách quan của đối tượng nghiên cứu chứ không phải là những nguyên tắc được đặt ra một cách tùy tiện, theo ý muốn chủ quan của chủ thể (con người). Nhưng phương pháp phải do hoạt động có ý thức, có mục đích của chủ thể mới hình thành được. Hoạt động có ý thức ở đây không phải là ý thức thuần tuý tưởng tượng ra các nguyên tắc, không dựa vào hiện thực khách quan, mà là quá trình ý thức con người phản ánh hiện thực khách quan, rút ra những mối liên hệ bản chất của đối tượng, căn cứ vào đó để điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với quy luật vận động của đối tượng. Do vậy cũng có thể nói phương pháp là sản phẩm của hoạt động có ý thức của con người, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.
Phương pháp làm cho hoạt động củả con người phù họp với quy luật khách quan của đối tượng, nhờ vậy mới nhận thức và cải tạo được đối tượng. Do vậy phương pháp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại đối với hoạt động của con người. Nếu với những điều kiện khách quan nhất định như nhau, phương pháp đúng đắn thì kết quả đạt được càng cao và ngược lại phương pháp không phù hợp có thể không đưa đến kết quả như mong muốn, hoặc hiệu quả công việc không cao. Bê-cơn, một nhà triết học Anh thế kỷ XVIII nói: phương pháp như ngọn đèn soi đường đi cho khách lữ hành trong đêm tối. Hêghen – một nhà triết học lỗi lạc của Đức thế kỷ XVIII – XIX cho phương pháp gắn liền với đối tượng và phụ thuộc vào đối tượng, phương pháp là “linh hồn” của đối tượng. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin rất coi trọng phương pháp, nhất là phương pháp hoạt động thực tiễn cách mạng, phương pháp vận động quần chúng. Chính phương pháp làm cho hoạt động của con người mang tính tự giác, có mục đích và có tính sáng tạo. Đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta, việc vạch ra mục tiêu phương hướng cách mạng đúng là yếu tố quan trọng cho thành công của cuộc cách mạng. Tuy nhiên nếu không có phương pháp hoạt động cách mạng đúng đắn, thì với những điều kiện vật chất nhất định sẽ không thể đưa cách mạrig tiến lên đế đạt được mục tiêu đã định. Vậy phương pháp là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu hoạt động của con người.
Căn cứ vào nội dung, phạm vi ứng dụng và mức độ phổ biến người ta phân chia phương pháp ra làm nhiều loại khác nhau như:
– Phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn.
– Phương pháp riêng
– Phương pháp chung
– Phương pháp chung nhất (hay phương pháp phổ biến)
Phương pháp riêng chỉ áp dụng cho từng bộ mổn khoa học, cho một đối tượng riêng, cụ thể. Thí dụ: phương pháp phân loại thực vật, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chứng minh trong toán học v.v.
Phương pháp chung được áp dụng cho nhiều môn khoa học khác nhau, hoặc cho các đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau như: phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá, phương pháp hệ thống cấu trúc, v.v.
Phương pháp chung nhất (hay còn gọi là phương pháp phổ biến) áp dụng cho mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Đó là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: phương pháp kết hợp phân tích và tổng họp, phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá v.v.
Trong phương pháp nhận thức khoa học lại có thể chia một cách tương đối ra thành nhóm các phương pháp thu nhận tri thức ở trình độ kinh nghiệm và nhóm các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học.
Nhóm các phương pháp thu nhận tri thức ở cấp độ kinh nghiệm như:
Phương pháp quan sát, là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính, các quan hệ của sự vật hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó. Thí dụ: Quan sát các hiện tượng thời tiết như: diễn biến thời tiết trước, trong và sau khi bão, mưa, lốc xoáy; quan sát, sự biến đổi cây cối trong năm; quan sát sự sinh trưởng của cây. Qua quan sát, con người thấy được các đặc điếm của sự vật và các mối liên hệ giữa đặc điểm này với các đặc điểm khác.
Phương pháp thí nghiệm, là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng bằng cách sử dụng các phương tiện vật chất để can thiệp vào trạng thái tự nhiên của chúng, tạo ra những điều kiện đặc biệt (có tính chất nhân tạo), tách chúng thành các bộ phận và kết họp chúng lại, sản sinh chúng dưới dạng thuần khiết. Thí dụ: lai ghép cây, lai tạo các giống động vật, sinh sản vô tính, thí nghiệm để xác định độ chịu lực của vật liệu, thí nghiệm một phương pháp sản xuất mới, một công nghệ mới. Ngày nay thí nghiệm được sử dụng rộng rãi cả trong khoa học tự nhiên, trong kỹ thuật và trong xã hội. Thí nghiệm như một dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn, giữ vai trò là cơ sở của nhận thức khoa học và tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của nhận thức khoa học.
Nhóm các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học gồm những phương pháp sau:
Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp: Phân tích là quá trình phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Tổng họp là quá trình liên kết thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ. Nhận thức phải kết họp cả quá trình phân tích và tổng họp. Không có phân tích thì không thể tổng hợp được và ngược lại không tổng họp thì phân tích chỉ đưa lại hình ảnh rời rạc về sự vật, không thể có được hình ảnh toàn diện về sự vật.
Phương pháp kết hợp quy nạp và diễn dịch: quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức về cái ít chung đến ứi thức về cái chung hơn. Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái ít chung hơn. Quá trình nhận thức phải có sự kết họp giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch mới phản ánh được đầy đủ những đặc tính của sự vật cũng như phát huy được tính tích cực chủ động của hoạt động chủ quan của chủ thể nhận thức.
Phương pháp lịch sử và lôgic
Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó, phải nắm lấy sự vận động lịch sử trong toàn bộ tính phong phú của đối tượng, phải theo dõi mọi bước đi của đối tượng theo trình tự thời gian.
Phương pháp lôgic vạch ra bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp lôgic có nhiệm vụ dựng lại lôgic khách quan của sự vật.
Quá trình nhận thức phải kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic mới phản ánh đúng và đầy đủ được sự vận động phát triển của sự vật. Nếu nhận thức chỉ dựa vào phương pháp lịch sử tách rời phương pháp lôgic thì nhận thức không thể phản ánh được bản chất của các sự kiện lịch sử. Các sự kiện lịch sử hiện ra trước con neười như một bức tranh rất nhiều màu sắc, nhiều đường nét chằng chịt, nhưng còn lộn xộn, chưa theo trật tự có tính tất yếu. Ngược lại nếu nhận thức chỉ dựa vào phương pháp lôgic tách rời phương pháp lịch sử thì hình ảnh về sự vật chỉ là một bức tranh không có màu sắc, thiếu đường nét, khô khan nghèo nàn và đon điệu, một bức tranh méo mó về sự vật. Phương pháp lịch sử và lôgic phải kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho con người không những nhận thức được những mối liên hệ bản chất của sự vật, mà cả những biểu hiện đa dạng của các mối liên hệ đó trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Như vậy kết họp phương pháp lịch sử và lôgic giúp con người phản ánh sự vật đầy đủ, sâu sắc và đúng đắn.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể
Cái cụ thể là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới khách quan. Phản ánh cái cụ thể khách quan trong nhận thức dưới hai hình thức: Thứ nhất, cái cụ thể cảm tính – điểm bắt đầu của nhận thức, hình ảnh cảm tính về cái cụ thể khách quan; thứ hai, cái cụ thể trong tư duy- kết quả của tư duy lý luận, của nhận thức khoa học, phản ánh cái cụ thể khách quan bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.
Cái trừu tượng là một trong những yếu tố, một trong những vòng khâu của quá trình nhận thức. Cái trừu tượng trong tư duy là kết quả của sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể phong phú các mối liên hệ của sự vật. Do vậy trừu tượng là một mặt, một biểu hiện của cái cụ thể trong tư duy, là bậc thang của nhận thức cái cụ thể.
Nhận thức về một đối tượng nhất định gồm hai giai đoạn (hay hai quá trình) quan hệ chặt chẽ với nhau: Một là đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng, hình thành cái trừu tượng trong tư duy. Hai là đi từ trừu tượng đến cụ thể, hình thành cái cụ thể trong tư duy. Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng, nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể cảm tính ban đầu và tái tạo nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy. Đây là phương pháp cơ bản được Mác sử dụng trong Tư bản. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất và cũng không phải là Mác sử dụng một cách tách rời với các phương pháp khác trong Tư bản.
Như vậy chúng ta thấy có nhiều phương pháp nhận thức khoa học khác nhau, có quan hệ biện chúng với nhau. Sự phân biệt các loại phương pháp chỉ mang ý nghĩa tương đối, tuỳ theo góc độ và tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Trong hệ thống các phương pháp, mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định. Tùy từng đối tượng và điều kiện lịch sử khác nhau mà chủ thể hoạt động có thể lựa chọn phương pháp nào đó là phương pháp chủ yếu, nhưng đồng thời kết họp với các phương pháp khác. Không nên coi mọi phương pháp đều ngang bằng nhau, có thế thay thế cho nhau một cách tùy tiện, hoặc một phương pháp nào đó luôn là quan trọng nhất có thể bao trùm, thay thế cho mọi phương pháp khác. Không nên tuyệt đối hoá phương pháp này, hạ thấp phương pháp kia. Trên thực tế, hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thường phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp mới nhanh chóng đạt được mục đích.
2. Phương pháp luận Khái niệm phương pháp luận
Trên thực tế, để giải quyết một công việc đã định người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Trong các phương pháp đó có phương pháp thích hợp đưa lại hiệu quả cao, cũng có phương pháp không thích họp, đưa lại hiệu quả thấp. Làm thế nào để chọn được một phương pháp thích họp nhất trong số rất nhiều phương pháp có thế sử dụng? Trả lời cho vấn đề này làm nảy sinh nhu cầu tri thức về phương pháp. Từ nhu cầu tri thức về phương pháp đưa đến sự ra đời khoa học và lý luận về phương pháp. Đó chính là phưo’ng pháp luận. Vậy ta có thể nói phương pháp luận là lý luận về phương pháp (hay khoa học về phương pháp).
Phương pháp luận giải quyết những vấn đề như: Phương pháp là gì? bản chất, nội dung, hình thức của phương pháp là thế nào? cách phân loại phương pháp như thế nào? vai trò của phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như thế nào? phương pháp thích hợp nhất là phương nào V.V.? Mục đích của những vấn đề lý luận trên là xác định được những quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất để trên cơ sở của những nguyên tắc đó con người có thể lựa chọn được những phương pháp hoạt động thực tiễn và nhận thức thích họp. Từ đó ta có thể định nghĩa phương pháp luận một cách rõ ràng hơn như sau:
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát rút ra từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách họp lý, đưa lại hiệu quả tối đa. Thí dụ phương pháp luận toán học, xuất phát từ việc nghiên cún các lý thuyết toán học để đề xuất được những nguyên tắc chung chỉ đạo quá trình xác định và áp dụng các phương pháp toán học V.V.; phương pháp luận kinh tế học có nhiệm vụ nghiên cứu các lý thuyết kinh tế, để rút ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản như: quan điểm về hiệu quả; quan điểm về tiến bộ xã hội; quan điểm về phát triển bền vững v.v. làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp kinh tế cụ thể như: phương pháp điều tra chọn mẫu; phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, phương pháp thống kê v.v. Việc lựa chọn một phương pháp kinh tế cụ thể nào đó phải xuất phát từ các nguyên tắc phương pháp luận chung đó.
Phân biệt phương pháp luận và phương pháp
Phương pháp và phương pháp luận không đồng nhất với nhau, tuy có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là nhũng quan điểm, những nguyên tắc xuất phát để chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp một cách đúng đắn, còn phương pháp là những nguyên tắc cụ thể để chủ thể dựa vào đó điều chỉnh cách thức hoạt động cho thích họp với một đối tượng cụ thể. Phương pháp luận là những nguyên tắc được rút ra từ một lý thuyết mang tính chất thuần tuý lý luận, chưa gắn với một đối tượng cụ thể nào. Mỗi hệ thống lý luận (thậm chí mỗi lý thuyết) đều bao hàm một nội dung phương pháp luận nhất định. Còn phương pháp là những nguyên tắc nhận thức và hoạt động thực tiễn được rút ra từ tri thức về các đối tượng cụ thể. Phương pháp luận nghiên cứu phương pháp nhưng không nhằm ‘mục đích xác định một phương pháp cụ thể nào, mà nhằm rút ra những quan điểm, nguyên tắc xuất phát, làm cơ sở cho việc xác định và áp dụng phương pháp, còn phương pháp là những nguyên tắc do kết quả nghiên cứu đối tượng, những nguyên tắc quy định các thủ đoạn cụ thể để tiếp cận đối tượng và cải tạo các đối tượng cụ thể.
Tuy nhiên phương pháp và phương pháp luận lại thống nhất với nhau ở chỗ phương pháp và phương pháp luận đều phản ánh nhũng mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan, chính vì vậy nó mới là cơ sở cho hoạt động của con người. Phương pháp luận là cơ sở lý luận cho việc xác định các phương pháp cụ thể, còn phương pháp phải xuất phát từ quan điểm, nguyên tắc của phương pháp luận để xác định các cách thức hoạt động phù hợp với một đối tượng nhất định.
Phân loại phương pháp luận
Phương pháp luận có các cấp độ khác nhau.
Phương pháp luận môn học là cấp độ hẹp nhất, trong đó các quan điểm, các nguyên tắc được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, phản ánh quy luật của một lĩnh vực cụ thể. Những nguyên tắc đó chỉ là cơ sở để xác định các phương pháp của một môn học nhất định nào đó.
Phương pháp luận chung có cấp độ rộng hơn phương pháp luận môn học, đó là những quan điểm, nguyên tắc được rút ra từ những lý thuyết khoa học phản ánh quy luật chung của một số môn học, hoặc một số lĩnh vực của hiện thực khách quan. Những ngiịyên tắc chung này làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp chung cho một số môn học hoặc một số lĩnh vực nào đó, Thí dụ phương pháp luận chung của các môn khoa học xã hội, hay phương pháp luận chung của các môn khoa học tự nhiên v.v.
Phương pháp luận chung nhất (hay phương pháp luận phổ biến) có cấp độ rộng nhất, đó là những quan điểm, nguyên tắc chung nhất được rút ra từ những lý thuyết khoa học có cấp độ khái quát cao nhất, làm cơ sở cho việc xác định phương pháp chung cho nhận thức và hoạt động thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, phương pháp luận chung nhất được rút ra từ lý luận triết học, trong đó phép biện chứng là một trong những bộ phận quan ứọng nhất của lý luận triết học.
Phương Pháp Lịch Sử Và Phương Pháp Lô
(TGAG)- Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic là hai phương pháp chuyên ngành nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Kết quả và chất lượng mỗi công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này.
Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng theo một trình tự liên tục, trong mối liên hệ tác động lẫn nhau của chúng. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện, phong trào; làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng; làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự kiện, phong trào khác.
Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, phương pháp lịch sử dùng để xem xét, trình bày quá trình phát triển của Đảng theo trình tự liên tục về thời gian: Thời kỳ vận động thành lập Đảng (1920 – 1930); Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945); Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954); Thời kỳ chống đế quốc Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975); Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 – 1986); Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1986 – 1996); Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 đến nay). Khi trình bày các sự kiện lịch sử, chúng ta phải chọn các sự kiện, phong trào hoạt động tiêu biểu, điển hình gắn với từng thời kỳ lịch sử. Đồng thời, phải đặt quá trình phát triển của Đảng bộ địa phương với các Đảng bộ địa phương lân cận và Đảng bộ cấp trên. Từ đó, chúng ta sẽ thấy trong quá trình hình thành, phát triển và lãnh đạo của các Đảng bộ có sự liên hệ và tác động lẫn nhau trong suốt quá trình cách mạng để cùng thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Vận dụng đúng phương pháp lịch sử giúp chúng ta khôi phục sự thật lịch sử một cách chân thực, khách quan.
Phương pháp lịch sử có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng lẻ phương pháp lịch sử thì công trình nghiên cứu, biên soạn sẽ rơi vào tình trạng chất đống sự kiện, không khái quát, đúc kết, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm; cần phải kết hợp phương pháp lô-gic.
Phương pháp lô-gic là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử. Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử.
Để đảm bảo vận dụng phương pháp lô-gic trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, đòi hỏi người viết phải đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, khuyết điểm của Đảng bộ địa phương lãnh đạo phong trào cách mạng; nêu đúng mức đóng góp của Đảng bộ và Nhân dân địa phương đối với phong trào cách mạng của Đảng bộ cấp trên và cả nước.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic có mối liên hệ với nhau. Bởi vì, khi phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể là cơ sở để khái quát, rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Muốn nắm được bản chất, quy luật vận động của lịch sử phải luôn bám sát sự kiện lịch sử cụ thể, dẫn ra các sự kiện lịch sử để chứng minh. Trong công tác nghiên cứu, biên soạn chúng ta không thể tách rời hai phương pháp này. Nếu thiếu lô-gic thì phương pháp lịch sử sẽ mù quáng. Nếu không nghiên cứu lịch sử thì phương pháp lô-gic sẽ rỗng tuếch mất đối tượng.
Ví dụ trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, để nắm bản chất, quy luật vận động của lịch sử trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đòi hỏi người viết phải vận dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic. Khi trình bày các quan điểm, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng cần bám sát diễn biến cụ thể của lịch sử, nghiên cứu các sự kiện cụ thể nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó, phải đánh giá thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Qua việc nghiên cứu, biên soạn các sự kiện cụ thể chúng ta sẽ thấy cuộc kháng chiến của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh chính nghĩa, là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, dân là gốc của cách mạng…
Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Tùy theo nội dung, yêu cầu cụ thể của vấn đề nghiên cứu, biên soạn mà xác định phương pháp lịch sử hoặc phương pháp lô-gic là chủ yếu.
Ví dụ cùng nguồn tài liệu về cuộc kháng chiến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mục đích của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng để dựng lại những quan điểm, đường lối của Đảng; phong trào cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó trong từng thời kỳ cần vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Mục đích của việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng muốn phân tích, khái quát lý luận, tìm ra quy luật qua cuộc hai kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân ta thì sử dụng phương pháp lô-gic là chính.
Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phải luôn vận dụng cả hai phương pháp lịch sử và lô-gic nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Việc vận dụng đúng hai phương pháp này góp phần làm nên chất lượng của công trình.
Phương Pháp Giải Nhanh Trắc Nghiệm Hóa: Phương Pháp Quy Đổi Hỗn Hợp: Phương Pháp 1
QUI ĐỔI HỖN HỢPMột số bài toán hóa học có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tử, bảo toàn khối lượng song phương pháp quy đổi cũng tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt, có thể vận dụng vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh.Các chú ý khi áp dụng phương pháp quy đổi:1. Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) (từ ba chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất hay chỉ còn một chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn hợp.2. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hóa khử nhất để đơn giản việc tính toán.3. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn.4. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất là FexOy thì oxit FexOy tìm được chỉ là oxit giả định không có thực.
1. dạng 1 quy đổi hỗn hợp chất về hợp chất
Ví dụ 1: Nung 8,4 gam $Fe$ trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm $Fe, Fe_2O_3, Fe_3O_4, FeO$. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch $HNO_3$ dư thu được 2,24 lít khí $NO_2$ (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. $11,2 gam$. B. $10,2 gam$. C. $7,2 gam$. D. $6,9 gam$.Hướng dẫn giải· Quy hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3:Hòa tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư ta có $Fe + 6HNO3 rightarrow Fe(NO_3)_3 + 3NO_2 + 3H_2O$ $frac{0,1}{3}$ $Rightarrow$ 0,1 mol Số mol của nguyên tử Fe tạo oxit $Fe_2O_3$ là $n_{Fe}=frac{8,4}{56}-frac{0,1}{3}=frac{0,35}{3}$ $Rightarrow$ $n_{Fe_2O_3}=frac{0,35}{3.2}$Vậy: $m_X=m_{Fe}+m_{Fe_2O_3}$$Rightarrow$ $m_X=frac{0,1}{3}.56+frac{0,35}{3}.160 = 11,2 gam$.· Quy hỗn hợp X về hai chất $FeO$ và $Fe_2O_3$: $FeO + 4HNO_3 rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO_2 + 2H_2O$ 0,1 $Rightarrow$ 0,1 molta có: 0,15mol Fe bao gồm$2Fe+O_2 rightarrow 2FeO$ 0,1mol$4Fe+3O_2 rightarrow 2Fe_2O_3$0,05mol $m_{hhX}= 0,1´72 + 0,025´160 = 11,2 gam$. (Đáp án A)Chú ý: Vẫn có thể quy hỗn hợp X về hai chất ($FeO$ và $Fe_3O_4$) hoặc ($Fe$ và $FeO$), hoặc ($Fe$ và $Fe_3O_4$) nhưng việc giải trở nên phức tạp hơn (cụ thể là ta phải đặt ẩn số mol mỗi chất, lập hệ phương trình, giải hệ phương trình hai ẩn số).· Quy hỗn hợp X về một chất là $Fe_xO_y$:$Fe_xO_y + (6x-2y)HNO_3 rightarrow Fe(NO_3)_3 + (3x-2y) NO_2 + (3x-y)H_2O$ $frac{0,1}{3x-2y} mol$ $rightarrow$ 0,1 mol.$Rightarrow$ $n_{Fe}=frac{8,4}{56}=frac{0,1.x}{3x-2y}$ $rightarrow frac{x}{y}=frac{6}{7} mol$.Vậy công thức quy đổi là $Fe_6O_7$ (M = 448) và $n_{Fe_6O_7}=frac{0,1}{3.6-2.7} = 0,025 mol$.$Rightarrow$ $m_X = 0,025.448 = 11,2 gam$.Nhận xét: Quy đổi hỗn hợp gồm $Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4$ về hỗn hợp hai chất là $FeO, Fe_2O_3$ là đơn giản nhất.Ví dụ 2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm $FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4$ bằng $HNO_3$ đặc nóng thu được 4,48 lít khí $NO_2$ (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được $145,2 gam$ muối khan giá trị của m là A. $35,7 gam$. B.$46,4 gam$. C. $15,8 gam$. D. $77,7 gam$.Hướng dẫn giảiQuy hỗn hợp X về hỗn hợp hai chất $FeO$ và $Fe_2O_3$ ta có $FeO + 4HNO_3 rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO_2 + 2H_2O$ 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol $Fe_2O_3 + 6HNO_3 rightarrow 2Fe(NO_3)_3 + 3H_2O$ 0,2 mol 0,4 mol $n_{Fe(NO_3)_3}=frac{145,2}{224} = 0,6 mol$.$Rightarrow$ $m_X = 0,2´(72 + 160) = 46,4 gam$. (Đáp án B)Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn $49,6 gam$ hỗn hợp X gồm $Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4$ bằng $H_2SO_4$ đặc nóng thu được dung dịch Y và $8,96 lít$ khí $SO_2$ (đktc). a) Tính phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp X. A. 40,24%. B. 30,7%. C. 20,97%. D. 37,5%.b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y. A. 160 gam. B.140 gam. C. 120 gam. D. 100 gam.Hướng dẫn giảiQuy hỗn hợp X về hai chất $FeO, Fe_2O_3$, ta có:$2FeO + 4H_2SO_4 rightarrow Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 +4H_2O$$Fe_2O_3+3H_2SO_4 rightarrow Fe_2(SO_4)_3 +3H_2O$ $m_{Fe_2O_3}= 49,6 – 0,8.72 = -8 gam$ (-0,05 mol)$Rightarrow$ $n_{O (X)} = 0,8 + 3.(-0,05) = 0,65 mol$.Vậy: a) %$m_O=frac{0,65.16.100}{49,9} = 20,97$%. (Đáp án C) b) $m_{Fe_2(SO_4)_3}= [0,4 + (-0,05)].400 = 140 gam$. (Đáp án B)Ví dụ 4: Để khử hoàn toàn $3,04 gam$ hỗn hợp X gồm $FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4$ thì cần $0,05 mol$ $H_2$. Mặt khác hòa tan hoàn toàn $3,04 gam$ hỗn hợp X trong dung dịch $H_2SO_4$ đặc nóng thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) là. A. 224 ml. B. 448 ml. C. 336 ml. D. 112 ml.Hướng dẫn giảiQuy hỗn hợp X về hỗn hợp hai chất $FeO$ và $Fe_2O_3$ với số mol là x, y, ta có: $FeO + H_2 rightarrow Fe + H_2O$ x y $Fe_2O_3 + 3H_2 rightarrow 2Fe + 3H_2O$ x 3y $begin{cases}x+3y=0,05 \ 72x+160y=3,04 end{cases}$ $Rightarrow$ $begin{cases}x=0,02mol \ y=0,01mol end{cases}$ $2FeO + 4H_2SO_4 rightarrow Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 + 4H_2O$ 0,02 0,01 molVậy: $V_{SO_2}= 0,01´22,4 = 0,224 lít$ (hay 224 ml). (Đáp án A)Ví dụ 5: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch $HNO_3$ (dư) thoát ra $0,56 lít$ $NO$ (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. $2,52 gam$. B. $2,22 gam$. C. $2,62 gam$. D. $2,32 gam$.Hướng dẫn giảiQuy hỗn hợp chất rắn X về hai chất $Fe, Fe_2O_3$: $Fe + 4HNO_3 rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O$ 0,025 0,025 0,025 mol$Rightarrow$ $m_{Fe_2O_3}= 3 – 56.0,025 = 1,6 gam$$Rightarrow$ $m_{Fe (trong Fe_2O_3)}=frac{1,6}{160}.2 = 0,02 mol$$Rightarrow$ $m_{Fe} = 56.(0,025 + 0,02) = 2,52 gam$. (Đáp án A)Bài 1: Hỗn hợp X gồm ($Fe, Fe_2O_3, Fe_3O_4, FeO$) với số mol mỗi chất là $0,1 mol$, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm ($HCl$ và $H_2SO4$ loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch $Cu(NO_3)_2$ 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngưng thoát khí $NO$. Thể tích dung dịch $Cu(NO_3)_2$ cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào?A. 25 ml; 1,12 lít. B. 0,5 lít; 22,4 lít.C. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít.bài 2: Nung $8,96 gam$ $Fe$ trong không khí được hỗn hợp A gồm $FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3$. A hòa tan vừa vặn trong dung dịch chứa $0,5 mol$ $HNO_3$, bay ra khí $NO$ là sản phẩm khử duy nhất. Số mol $NO$ bay ra là. A. 0,01. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,02.bài 3: Hoà tan hoàn toàn $30,4 gam$ rắn X gồm cả $CuS,Cu_2S$ và $S$ bằng $HNO_3$ dư, thoát ra $20,16 lít$ khí $NO$ duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm $Ba(OH)_2$ dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 81,55. B. 104,20. C. 110,95. D. 115.85.bài 4:Nung m gam bột Cu trong Oxi thu được $24,8 gam$ hỗn hợp chất rắn X gồm $Cu, CuO$ và $Cu_2O$. Hoà tan hoàn toàn X trong $H_2SO_4$ đặc nóng thoát ra 4,48 lít khí $SO_2$ duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 9,6. B. 14,72. C. 21,12. D. 22,4. đáp án: 1C. 2D. 3C. 4D
2. phương pháp 2: quy đổi hỗn hợp về đơn chất
Phương Pháp Steiner Và Montessori – Nên Chọn Phương Pháp Nào ?
Với mỗi bậc cha mẹ việc lựa chọn phương pháp nào nuôi dạy con là một câu chuyện dài. Nên dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Steiner hay Montessori ? Phương pháp Steiner và Montessori đều được đánh giá cao trong việc bồi dưỡng nên thế hệ trẻ tài giỏi, nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, hai phương pháp này có cách giáo dục khác nhau.
Hiện nay, nhiều trường Mầm non quốc tế đã áp dụng phương pháp steiner và montessori vào giảng dạy. Cha mẹ băn khoăn không biết nên chọn trường Mầm non áp dục phương pháp giáo dục nào phù hợp với bé.
Quan điểm về định hướng, mục tiêu giáo dụcMục tiêu giáo dục của Montessori và Steiner đều đặt trẻ ở vị trí trung tâm, với các phương pháp dạy nhằm phát huy tối đa tiềm năng của con trẻ. Tuy vậy, hai phương pháp này cũng có nhiều điểm khác biệt.
Phương pháp giáo dục Montessori
nhấn mạnh vào tính thực tế. Trẻ cần phân biệt được thế giới thực và ảo. Dụng cụ học tập, phương pháp dạy đều phục vụ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
Còn phương pháp giáo dục Steiner tìm cách cân bằng việc học tập với sự phát triển của trẻ cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ phù hợp với lứa tuổi nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Quan điểm khác nhau về dụng cụ học tập và đồ chơiPhương pháp Montessori, ở giai đoạn mầm non, khả năng phân biệt thế giới thực và thế giới ảo của trẻ còn chưa tốt. Trường học là nơi giúp các em có kiến thức thực tế về thế giới xung quanh. Còn trí tưởng tượng sẽ sử dụng khi các em đã có tư duy logic về thế giới khách quan.
Phương pháp dạy con thông minh
Steiner thì quan niệm ngược lại. Steiner quan niệm đồ chơi là phương tiện tập kuyện cho trí tưởng tượng. Các em sẽ luôn tìm tòi và sáng tạo ra những mục đích sử dụng khác nhau của một món đồ chơi.
Quan niệm về thế giới thực và ảoLớp học theo quan điểm Steiner mang màu sắc cổ tích. Còn lớp học Montessori mang bầu không khí khoa học, hiện đại.
Montessori nhấn mạnh việc chơi của trẻ có tác dụng tích lũy kiến thức khoa học thực dụng và các kỹ năng vận động. Các trò chơi thuộc về trí tưởng tượng như giả tưởng, đóng kịch, đóng vai,… không được đề cao. Montessori cho rằng trẻ em mầm non nên làm các công việc như người lớn.
Ngược lại, phương pháp giáo dục Steiner lại là thế giới của trí tưởng tượng bay bổng. Các em cùng nhau vui đùa, hòa vào thế giới không có thực. Các món đồ chơi hoặc vật dụng bất kỳ được tận dụng làm sân khấu, biến thành các vở diễn sinh động với nhiều nhân vật tưởng tượng khác nhau.
Quan niệm về xây dựng kỹ năng xã hộiCả Montessori và Steiner đều nhấn mạnh sự cần thiết của trật tự đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cách thực hành để đạt tới tính trật tự này thì hoàn toàn khác nhau.
Học sinh theo học phương pháp Montessori thích nghi với xã hội như những cá thể độc lập cùng tồn tại trong một tập thể. Các em được rèn luyện kỹ năng cá nhân mạnh mẽ, hạ cái tôi cá nhân xuống để tôn trọng các quy tắc ứng xử trong cộng đồng.
Trong khi đó, học sinh Steiner thì lại hòa mình vào môi trường có tính gắn kết cộng đồng cao. Các em cùng nhau tham gia, cùng giáo viên hoạt động trong một tập thể thống nhất. Trẻ phát triển cái tôi cá thể trong cộng đồng chung, đó là cách các em học để giao tiếp với xã hội.
Không thể khẳng định phương pháp steiner và montessori, phương pháp nào ưu việt hơn. Cả hai phương pháp đều khẳng định được giá trị giáo dục của mình. Montessori đào tạo ra trẻ có trí thông minh logic và Steiner đào tạo ra trẻ của mình có trí tưởng tượng cao. Tùy theo tính cách của con em, các bậc phụ huynh hãy chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp với khả năng và tư duy của trẻ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp “Đẻ Không Đau” Gây Tê Màng Cứng trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!