Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Của Người Nhật được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Toàn thế giới luôn rất ngưỡng mộ với cách dạy con của người Nhật. Các em bé Nhật luôn có khả năng độc lập, rất ngoan ngoãn, lễ phép, có khuôn khổ, gắn bó với gia đình. Bên cạnh đó vì có phương pháp đúng đắn và đúng thời điểm, những đứa trẻ Nhật luôn phát triển trong một môi trường lý tưởng và khoa học vô cùng. Chính vì những điều đó mà phương pháp dạy con của người Nhật được các mẹ trên thế giới rất quan tâm. Trong đó, các bà mẹ Việt Nam cũng đáng áp dụng rất hiệu quả.
Những ưu điểm riêng biệt của trẻ em Nhật
Tính tự giác cao: Từ khoảng 2 tuổi, các bé Nhật đã tự có thể thực hiện các hoạt động cá nhân như: tự xúc ăn, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân…
Các em bé Nhật rất tự tin, hòa nhập: Từ rất nhỏ, khoảng 1 tuổi, các phụ huynh Nhật đã được các bậc phụ huynh cho tham gia các hoạt động tập thể. Với các bậc cha mẹ Nhật, họ luôn muốn con cái cần rèn luyện khả năng tự tin, mạnh dạn, bản lĩnh.
Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân: một điều đặc biệt trong cách giáo dục của các bậc phụ huynh người Nhật đó chính là việc trẻ được tự do lựa chọn các môn học mình thích và làm theo. Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như ngày hội thể thao, biểu diễn văn nghệ, các buổi triển lãm… Điều này sẽ giúp các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ.
Những đứa trẻ Nhật rất ngoan ngoãn, lễ phép: Ở Nhật trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều vì thế các bé luôn lẽ phép ngay từ nhỏ.
Phương pháp dạy con của người Nhật
Giai đoạn này bé có khả năng ghi nhớ rất tuyệt vời. Vì vậy, trong giai đoạn này, lời nói, cách sử dụng ngôn ngữ của bố mẹ và người lớn trong nhà có sự ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ em. Các phương pháp kích hoạt vè rèn luyện cho bé phát triển toàn diện:
Phát triển thị giác: Trẻ dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng, làm đều 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên treo các bảng học chữ cái gần giường em bé. Hãy bế em bé của bạn gần với bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần và lặp lại.
Phát triển thính giác: mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé thường xuyên mỗi ngày. Các bà mẹ Việt có thể kết hợp hát ru khi con ngủ, đọc thơ cho con nghe.
Bài học gắn liền với thực tế:
Tại các trường mầm non của Nhật, cô giáo sẽ dạy con tình yêu động vật không phải bằng lời nói là cho trẻ được chính tay nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 trẻ sẽ cùng nhau chăm sóc một con vật.
Để dạy trẻ hiểu được rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo sẽ cùng các bé tham gia trồng các loại rau củ trong vườn cây của trường. Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Qua đó, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được để làm ra được một loại rau củ người trồng đã phải vất vả rất nhiều.
Bắt đầu từ 3 tuổi cần rèn luyện tư duy cho bé:
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi tập trung vào việc dạy trẻ ghi nhớ, ngoài 3 tuổi chuyển sang dạy trẻ tự tư duy. Mẹ hãy bắt đầu thay đổi dần phương pháp giáo dục cho trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng việc thay đổi các loại đồ chơi thông minh và khó hơn như đồ chơi lắp ráp, miếng erobic hay lego… Điều này sẽ giúp tư duy của bé phát triển nhanh chóng.
Vì Sao Nên Dạy Con Thông Minh Theo Phương Pháp Của Người Nhật
Vì con bạn sẽ trở nên thông minh hơn rất nhiều bởi người Nhật có chỉ số IQ trung bình cao nhất thế giới.
Vì con bạn sẽ trở thành thiên tài trong mọi lĩnh vực bởi người Nhật giành được rất nhiều giải Nobel của thế giới.
Vì con bạn sẽ có ý chí, nghị lực kiên cường bởi hàng năm người Nhật phải chịu vài nghìn trận động đất và chiến tranh thế giới nhưng vẫn phát triển .
Vì đóng góp vào sự phát triển của loài người bởi Nhật Bản sáng tạo ra các siêu robot có khả năng thay thế hoàn toàn con người .
Cách dạy con thông minh của người Nhật còn giúp cho trẻ em có tính độc lập, tự chủ cao đối với trẻ em người nhật từ 2-3 tuổi bé có thể tự vệ sinh cá nhân, nghiêm chỉnh ngồi vào bàn ăn hay hoặc có thể tự xúc ăn ngay những điểm nhỏ này cũng đã thấy được những điểm khác biệt giữa trẻ em người Nhật và Việt Nam chúng ta
Đối với cha mẹ người Nhật họ cho con tham gia các hoạt động từ rất sớm, điều đầu tiên đối với bậc cha mẹ là họ dạy con cách tự tin, hòa nhập, cho bé tham gia biểu diễn thi đấu để kích thích tính năng động của trẻ nhỏ.
Nhất là đối với những trường mầm non của Nhật họ luôn dạy trẻ 2 thứ đó là biết nói “cảm ơn” và “mỉm cười”, chúng hòa nhập và vui chơi với nhau chính điều này tạo nên trong lối sống của trẻ cách cư sử lịch sự văn minh. Cha mẹ người Nhật luôn để con tự do bộc lộ bản thân mình, cho con tự do chọn lựa những gì mình yêu thích hay những môn học bản thân có hứng thú hay là những buổi dã ngoại do nhà trường tổ chức. Và hơn thế nữa trẻ em ở Nhật được dạy lễ nghĩa nhiều hơn những môn học Toán hay Ngoại Ngữ.
Giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi: Đối với phương pháp dạy con của người Nhật thì đối với trẻ nhỏ chúng ta nên dạy trẻ bắt đầu từ 0-3 tuổi trước đây, ở thời điểm này não bộ của trẻ đang phát triển 1 cách hoàn thiện trẻ có thể ghi nhớ nhiều nhất vào lúc này chính vì thế cha mẹ phải là người hướng dẫn trẻ từ khi mới sinh ra cho tới khi trẻ được 3 tuổi, ở giai đoạn này trẻ đang tập nói chính vì vậy lời ăn tiếng nói của người lớn ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ nhỏ. Không những thế thị giác, thính giác, xúc giác cũng được kích thích để phát triển trí não của trẻ khi mới lọt lòng mẹ.
Hoặc hơn thế có thể cho bé tự do nắm vững thực tiễn, đó là không phải khi ở mầm non các cô dạy các em những điều như phải yêu thương động vật mà hơn thế là trẻ tự chăm sóc những con vật để trẻ tự cảm nhận tình yêu của mình với những con vật. Hãy để trẻ tự áp dụng mọi thứ vào bản thân mình để trẻ có thể tự tin và khám phá nhiều thứ mới mẻ hơn. Và hơn thế là để trẻ tự mình làm mọi việc như thế sẽ kích thích sự tự lập của bản thân.
Với giai đoạn đầu đời từ 0-3 tuổi cha mẹ dạy trẻ cách ghi nhớ mọi thứ thì ngoài 3 tuổi bắt đầu dạy trẻ cách tư duy mà cách đơn giản nhất là có thể mua những món đồ chơi khó hơn cho trẻ mà cất những món đồ chơi đơn giản đi, điều đó kích thích tính tò mò và năng động của trẻ.
Giai đoạn trẻ 3-6 tuổi: Và cũng trong thời điểm này từ 3-6 tuổi chính là thời điểm vàng cho việc dạy con học ngoại ngữ của người Nhật, học ngoại ngữ sớm giúp trẻ có khả năng ngôn ngữ rất tốt
Phương Pháp Nuôi Dạy Con Ngoan Thông Minh Của Người Anh
Tôi 26 tuổi, lấy chồng được 2 năm và có bé Bi là con đầu lòng. Chồng tôi là đại diện cho một nhãn hàng của Anh tại Việt Nam. Chúng tôi sống với nhau trong một căn hộ tại khu chung cư cao cấp ở trung tâm Hà Nội.
Tuy nhiên, kể từ khi chồng tôi hết thời gian công tác và quay trở lại Anh làm viêc, cuộc sống của tôi và cả con trai tôi như rẽ sang một hướng khác. Tôi bắt đầu hạ thấp “tiêu chuẩn” con ngoan của mình xuống, một phần cũng vì nền văn hóa và những bà mẹ Anh đã ảnh hưởng tới tôi. Tôi nuôi con nhàn tênh.
Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà tôi dạy con như thế nào. Nhưng cứ ở nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng.. mà tôi lớn tiếng mắng con hay phạt bé, tôi ngay lập tức sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành con mình.
Có thể chị em sẽ hỏi “Thật á? Thế chẳng nhẽ nó ném thìa đũa trong nhà hàng xuống đất hay bới tung siêu thị … cũng không cần phải phạt sao?”
Tuy nhiên đúng là như vậy. Với mẹ Anh chỉ cần một lời nhắc nhở nhỏ nhẹ về thái độ lịch sự là đủ. Tôi còn nhớ đã có lần trò chuyện với một chuyên gia tư vấn về trẻ em người Anh. Tôi hỏi bà liệu có cách nào cho con mình ngủ yên trên giường riêng của bé được không vì con cứ đòi ngủ cùng bố mẹ mà tôi thì không đời nào chấp nhận. Vị chuyên gia đó đã hỏi tôi “Thế bây giờ chị đang cho cháu ngủ cùng với mình đấy chứ?”. Câu trả lời của tôi là “Có”. Nhưng đấy là vì tôi nhìn vào biểu hiện trên nét mặt của bà và thấy như mình mà nói “Không” thì quả là “không xong” với bà.
Muốn cho con xem tivi cả ngày mà không có cảm giác tội lỗi? Anh là nơi dành cho bạn. Bật chương trình tivi con yêu thích, chẳng có vấn đề gì quá to lớn. Có thể chuyển sang kênh khoa học Discovery hẳng hạn, và mẹ Anh sẽ nghĩ như con mình đang học gia sư môn tự nhiên mà thôi.
Thuốc bổ sung vitamin và ăn chung xay lẫn thì làm sao? Nếu trẻ thường khóc, hét ầm lên rồi lắc đầu hay thậm chí là nhè ra khi cho chúng ăn rau hay cá thì sao? Mẹ Anh chẳng quá quan trọng vấn đề này. Đó là lý do mà mẹ Anh mua kẹo dầu cá Omega 3 và lén trộn nhuyễn rau vào hỗn hợp mì Spagetty. Biết con ăn vẫn đủ chất giúp ta giải phóng tinh thần và vui vẻ hơn.
Quát mắng con khi trẻ hư? Như tôi đã nói ở trên. Mẹ Anh biết khi cả hai bên cùng bực dọc cáu gắt, quát lại con mình sẽ chẳng mang đến chút hiệu quả nào. Một cái ôm, những lời ngọt ngào có lẽ sẽ tốt hơn nhiều
Để con chơi một mình cũng tốt chứ sao! Không cần phải liên tục chuyện trò hay chạy theo con. Đối với văn hóa Anh, các bà mẹ cho rằng điều này dạy trẻ cách tự lập và biết đứng trên đôi chân của chính mình. Đừng vội bật dậy buổi sáng khi thấy con đã dậy trước mình. Cứ nhắm mắt ngủ tiếp một lát. Không sao cả. Bé sẽ tự chơi. Cũng đừng quá khắt khe khi đưa cho con cái ipad của mình rồi đóng cửa và đi vào phòng tắm, tận hưởng hương thơm của tinh dầu và nghỉ ngơi một lát.
Lôi kéo các ông bố vào việc chăm con.
Đừng nghĩ rằng đàn ông đã quá vất vả đi làm kiếm tiền mà ta chỉ ở nhà chăm con nên xấu hổ. Ít ra các ông cũng có 2 tiếng ăn trưa đàng hoàng đó thôi. Lôi kéo chồng vào việc chăm con sẽ giảm bớt áp lực cho mẹ. Đấy là lý do mẹ Anh thường rất khuyến khích các hoạt động thể thao như bơi lội, cầu lông hay đi dạo.. Đó là khi hai bố con có thể đi với nhau còn mẹ thì thư thái tận hưởng buổi chiều đẹp trời.
Cạnh tranh và dè bỉu nhau trong chuyện nuôi con? Mẹ Anh không bao giờ như vậy. Trên facebook của tôi có đầy các bà mẹ chia sẻ về những điều vụng về của mình. “Sáng nay hết bánh mì nên cho con ăn khoai tây chiên vậy”..những chia sẻ như thế thường nhận được rất nhiều đồng cảm của các bà mẹ khác. Tất cả những điều đó cũng chỉ để cho thấy rằng chúng ta không phải là những bà mẹ hoàn hảo.
Nhìn thấy con mình là cậu bé duy nhất ở lớp mẫu giáo chưa biết tự cầm thìa, nhưng các bà mẹ khác cũng đều cười xòa với tôi và cho rằng đấy “chẳng có gì to tát”.
Tôi nghĩ mẹ Anh rất tốt với con theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết mẹ Anh mà tôi gặp đều không quát con to tiếng. Họ sử dụng những từ ngữ rất tình cảm và không bao giờ nói những điều tiêu cực về con mình, kể cả bé có hư đến thế nào. Tôi còn nhớ lần tôi và chồng đi dạo đến công viên, chúng tôi nói chuyện với một vài người mẹ Anh cũng đang ở đó. Tôi có kể về con mình đại loại những từ như “nghịch như quỉ, hư lắm, đến giờ cầm thìa còn như cầm kiếm….” Và họ nói với tôi là “Có lẽ chị chưa kể về con mình một cách tích cực rồi!”. Câu nói vu vơ nhưng làm tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chợt nhận ra nói đùa về con mình không làm cho vấn đề trở nên hài hước và biến tôi thành một người mẹ tồi. Mẹ Anh luôn rất chu đáo, lịch sự và tôn trọng con mình.
Tình huống thực tiễn qua cách dạy con của người AnhGiáng sinh năm ngoái, tôi đến nhà con trai của chị chủ nhà tôi đang thuê để dự tiệc. Cả đại gia đình tụ tập nên trẻ em cũng đông. Con của cậu em chị chủ nhà mới 20 tháng, vừa đến là thích thú ngay với con heo bằng bông to đùng, nhấn vào mũi thì phát ra nhạc. Con heo đó thuộc ‘quyền sở hữu’ của một cô bé 10 tuổi, cũng là con cháu nhà đấy. Ban đầu, bé lớn sẵn lòng cho bé nhỏ mượn chơi, nhưng sau khoảng 30 phút thì bé lớn đòi lại. Lập tức, bé nhỏ khóc ré lên, lao về phía mẹ mình, chỉ tay về con heo. Mọi người trong nhà đều hiểu con bé muốn gì.
Tình huống trên nếu xảy ra ở Việt Nam người lớn sẽ phản ứng thế nào? Thông thường, có người sẽ quát bé lớn vì tội ‘giành’ đồ chơi em đang chơi, người tâm lý hơn sẽ dỗ ngọt bé lớn nhường đồ chơi cho bé nhỏ. Tôi cũng suýt phản ứng ‘vô duyên’ khi định nói với mẹ bé bảo bé lớn nhương bé nhỏ để bé nín khóc. May mà tôi kịp ‘ngậm miệng’, chờ xem gia đình xử lý thế nào.
Cả nhà im lặng, không ai phụ dỗ bé nhỏ, dù nó gào rất to. Mẹ bé bế lên, dụ con bằng các món đồ chơi khác, không ngừng nói: “Coi cái này đi con, cái này cũng vui nè! Cái đó không phải của con, của chị Florence’. Con bé vẫn khóc la, mẹ bé dù mềm mỏng nhưng cương quyết không chiều theo. Tuyệt không một người lớn nào trong nhà lên tiếng bảo bé lớn đưa đồ chơi cho em. Lúc đó, tôi cũng hơi bực với thái độ đó vì xót bé nhỏ! Nhưng, sau khoảng 10 phút, bé nhỏ cũng nín khóc và chấp nhận món đồ chơi khác. Tôi nói với mẹ của bé: “Ely ngoan quá! Nhưng sao chị không kêu Florence đưa con heo cho Ely, được vậy thì Ely đã không khóc lâu như thế!”. Chị ấy mỉm cười giải thích: “Ồ, không nên chút nào! Đó vốn không phải là đồ chơi của Ely mà là của Florence. Florence đã cho mượn 30 phút, nếu Florence muốn lấy lại cũng là hợp lý! Quan trọng hơn là không nên tập cho trẻ con, dù còn rất nhỏ tuổi thói quen ĐÒI GÌ ĐƯỢC NẤY, NHẤT LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ như vừa rồi!”.
Tình huống rất rõ ràng, không phải Florence ích kỷ không cho em mượn. Cô bé đã để Ely chơi 30 phút rồi mới đòi lại. Do đó, đòi hỏi của Ely, như mẹ bé nhận định, là vô lý. Vì thế, việc tất cả mọi người không đáp ứng là một ứng xử phù hợp. Không phải cứ nhỏ hơn là có quyền được ưu tiên mọi thứ.
#10 Cách Dạy Con Của Người Nhật Giúp Con #Tự Lập #Thông Minh
Theo Gia Đình Là Vô Giá thì trẻ em Nhật Bản nổi tiếng với tính kỷ luật và tự lập cao, ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ. Đây được coi là kết quả của phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp. Chính vì thế, cách dạy con của người Nhật Bản cũng là bí quyết được nhiều ông bố bà mẹ ở Việt Nam tìm hiểu áp dụng. Vậy người Nhật dạy con như thế nào?
Bật Bí 10 Cách dạy con của người Nhật giúp con thông minh và tự lập
Cách nuôi con của người Nhật đầu tiên là để trẻ tự lập
Phụ huynh Nhật Bản khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề của riêng mình và không can thiệp khi trẻ vẫn có thể tự mình giải quyết. Đây là lý do trẻ em Nhật Bản luôn có khả năng tự lập cao hơn hẳn so với trẻ em Việt Nam.
Ví dụ: Cách dạy con tự lập của người Nhật là nếu như những đứa bé ngồi chơi với nhau, nếu chúng có sự xung đột, cãi nhau hay tranh giành đồ chơi thì người lớn, ở đây là bố mẹ Nhật sẽ để tự chúng làm hòa với nhau. Bố mẹ sẽ can thiệp nếu như mọi chuyện đi quá xa chẳng hạn như đánh nhau. Trong khi đó, phụ huynh Việt Nam lại có xu hướng can thiệp vào xung đột này ngay từ đầu.
Người Nhật dạy con kỹ năng sống đó là tính kỷ luật
Chắc hẳn quý bạn đã biết, Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ.
Chính vì vậy, muốn Dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.
Ví dụ: Tuân thủ kỷ luật chăm con kiểu Nhật rất đơn giản: Các cha mẹ đã bao giờ tự hỏi bản thân mình đã kỷ luật trong đời sống. Ngủ lúc mấy giờ, dạy lúc mấy giờ. Có bao giờ vứt rác bữa bãi hay thu dọn cẩn thận. Đặc biệt đã tuân thủ pháp luật Việt Nam về giao thông (Không chạy ẩu, không vượt làn, không vượt đèn đỏ….). Quý bạn làm cha làm mẹ chỉ cần tuân thủ đầy đủ những việc đơn giản kể trên là đã giúp con mình học được tính kỷ luật rồi đấy. Cách dạy con của người Nhật Bản thật đơn giản phải không nào?
Phương pháp dạy con của người Nhật là Cân bằng yếu tố cá nhân và cộng đồng
Có thể quý bạn không biết, theo cách nuôi dạy con kiểu nhật thì ngay từ khi còn bé. Các kỹ năng ứng xử với cộng đồng, tập thể là yếu tố luôn được ba mẹ Nhật quan tâm. Thông thường, họ hướng con cái của mình phải biết ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người và kiềm chế bản thân để tránh những xung đột không đáng có. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các cá nhân vẫn được coi trọng. Do đó, mẹ Nhật dạy con phải biết nỗ lực để đạt được các mục tiêu của mình một cách lành mạnh.
Cách nuôi dạy con của người Nhật là Khen hành vi tốt của trẻ
Trong cách dạy con của Người Nhật, họ sẽ không tiếc lời khen con. Nhưng giữa khen và Nịnh sẽ là 2 khái niệm khác biệt. Nếu chỉ khen trẻ chung chung, ba mẹ có thể khiến trẻ tự phụ. Hiểu được điều này, ba mẹ Nhật luôn khen thật cụ thể mỗi khi con làm được một việc gì đó. Chẳng hạn thay vì chỉ khen “con mẹ thật giỏi” thì ba mẹ Nhật sẽ khen “con mẹ tự thay quần áo thật giỏi”, hay “con mẹ cất đồ chơi thật gọn gàng”. Khi được khen cụ thể, trẻ thường có xu hướng lặp lại hành động này vào lần sau để tiếp tục được ba mẹ khen ngợi.
Nuôi con kiểu Nhật là Không chỉ trích lỗi lầm của con
Mọi bậc phụ huynh đều có sự kỳ vọng lớn lao vào con cái. Điều này vô tình khiến họ cảm thấy thất vọng khi trẻ không đáp ứng được mong muốn của họ. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến nhiều người có thói quen chỉ trích mỗi khi trẻ mắc sai lầm.
Tuy nhiên đối với người Nhật, họ quan niệm rằng sai lầm là điều tất cả mọi người đều không thể tránh khỏi, và chỉ trích lỗi lầm cũng không làm người khác tốt lên. Do vậy khi nuôi con kiểu Nhật Bản, họ cũng hạn chế tối đa việc chỉ trích lỗi lầm của trẻ, mà thường dạy trẻ biết lỗi sai của mình ở đâu để bé khắc phục vào những lần sau.
Cách dạy con của người Nhật là để trẻ vận động thường xuyên
Theo phương pháp dạy con của người nhật thì ngoài dinh dưỡng, tu luyện ý thức thì thể chất cũng phải được nâng cao. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, ba mẹ Nhật cũng chú trọng việc giáo dục thể chất cho con cái. Ngay từ khi trẻ lên 2, người Nhật đã cho trẻ đi bộ đều đặn những đoạn ngắn hàng ngày. Mặt khác, trẻ em Nhật cũng được ba mẹ dắt đi công viên thường xuyên để trẻ được vui chơi và tăng cường sức khỏe.
Ứng xử của ba mẹ Nhật với con cái
Để dạy con theo kiểu Nhật thì ứng xử của ba mẹ đối với con cái là điều vô cùng quan trọng. Dù vậy, đây lại là yếu tố bị nhiều ba mẹ Việt lại bỏ qua. Đối với phụ huynh đất nước mặt trời mọc, họ luôn tuân thủ một vài quy tắc khi ứng xử với con cái như sau:
Nuôi dạy con kiểu Nhật: tuyệt đối Không khoe khoang về con của mình
Theo chúng tôi thì Các bậc làm ba mẹ ở Việt Nam có thể dành nhiều thời gian để nói về con của họ cho nhiều người khác nhau. Ngược lại, các bậc phụ huynh Nhật Bản chỉ nói về con của họ cho những người thân thiết, bởi họ cho rằng khoe khoang về con là việc làm không cần thiết.
Nuôi con theo kiểu Nhật: thân thiết với con nhưng không ôm hôn
Người Nhật dành nhiều thời gian bên cạnh con cái. Giữa ba mẹ và trẻ cũng có mối quan hệ vô cùng thân mật. Thế nhưng, họ luôn hạn chế ôm hôn và làm những điều tương tự. Lý do là bởi họ quan niệm cơ thể của trẻ cũng cần được tôn trọng bởi tất cả mọi người.
Cách người Nhật dạy con: Thường xuyên làm đồ ăn cho trẻ
Ở đất nước hoa anh đào, việc trẻ mang theo đồ ăn được chính tay mẹ làm khi đến trường gần như là một điều đương nhiên. Bởi trước khi sinh, phụ nữ Nhật luôn được học về dinh dưỡng, để biết cách nấu những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con yêu của mình. Không chỉ ngon, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ còn được trang trí dễ thương và đẹp mắt. Đây cũng là một đặc trưng thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ của phụ nữ Nhật Bản.
Cách người Nhật dạy con: Cho phép trẻ tự do giải trí
Cách dạy con của người Nhật bản theo từng giai đoạn (0-12 tuổi)
Cách nuôi trẻ sơ sinh của người Nhật
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh của người Nhật Bản Từ 12 đến 18 tháng tuổi: Ba mẹ lặp lại nhiều hành động để trẻ bắt chước làm theo. Ví dụ như cười, làm mặt xấu, nhịp điệu bài hát đơn giản.
Cách dạy con của người nhật Từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Ba mẹ Nhật tạo thói quen cho trẻ, chẳng hạn như ăn, ngủ, đi vệ sinh trong những giờ nào, ngủ trong bao lâu. Đồ chơi của trẻ trong giai đoạn này thường là món đồ chơi nhiều màu sắc, đem lại xúc cảm cao.
Cách dạy con kiểu Nhật khi bé 3 tuổi: Ba mẹ gửi con ở nhà trẻ. Tại trường, trẻ phải tự học cách chơi với những bạn bè khác. Đồ chơi cho trẻ lên 3 thường là dạng đồ chơi thông minh hoặc mang tính logic cơ bản như xếp hình, lắp ghép,…
Cách dạy trẻ 4 tuổi thông minh theo kiểu Nhật: Ba mẹ dạy trẻ cách ăn bằng đũa và thìa, dạy trẻ cách tự làm sạch sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi lúc này khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, khêu gợi sự tò mò.
Cách dạy con của người nhật 5 – 6 tuổi: Trẻ dần dần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ có thể học ngoại ngữ trong giai đoạn này. Phụ huynh Nhật Bản vẫn còn khá bảo thủ trong việc để trẻ học một ngôn ngữ thứ 2, nhưng điều này đang dần dần được cải thiện trong những năm gần đây.
Từ 6 đến 12 tuổi: Đây là giai đoạn ba mẹ Nhật dạy cho trẻ kỹ năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho một số vấn đề cá nhân của mình. Ví dụ, nếu trẻ muốn nuôi thú cưng, trẻ phải tự chăm sóc và trông nom chúng.
Theo giadinhlavogia.com.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Dạy Con Thông Minh Của Người Nhật trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!