Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Dạy Con Học Giỏi Tuyệt Vời Của Người Mẹ Mù Chữ được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người phụ nữ này đã kể rằng:
Tôi là một người mù chữ, chưa từng được đến trường đi học như mọi người. Khi con gái tôi học năm lớp hai, một lần thầy giáo chủ nhiệm lớp đã gọi tôi đến gặp riêng tại văn phòng của thầy ở trường. Thầy giáo đã nói với tôi rằng: “Con gái cô học kém nhất lớp, lại không chịu làm bài tập, cô bé đã kéo thành tích của cả lớp đi xuống đấy!” (Thầy giáo này bây giờ đã không còn dạy nữa rồi). Lúc ấy, tôi thực sự rất buồn và cũng rất lo lắng, lo lắng đến phát khóc bởi vì trong đầu tôi tràn ngập ý nghĩ: “Tôi không biết chữ thì sao có thể giúp con học bây giờ?”
Khi ấy, tôi thường được nghe người ta nói rằng, cha mẹ là tấm gương quan trọng của con cái. Cho nên, trong đầu tôi chợt này sinh một ý nghĩ: “Hay là mình thử ngồi học cùng với con gái xem sao?” Và thế là vào mỗi buổi tối, trong nhà tôi không xem ti vi nữa, tôi cũng cầm cuốn sách của con gái để học. Con gái khi thấy tôi học, bé cũng chăm chú học theo mà không làm việc gì khác.
Nhưng một thời gian ngắn sau thì con gái tôi cảm thấy chán ghét kiểu học đó. Khi ấy, tôi lại phát hiện ra rằng, con gái tôi rất thích được khen ngợi và khích lệ. Thế là, tôi để cho con gái làm cô giáo dạy dỗ tôi mối tối. Mỗi ngày, con gái đi học về, cô bé sẽ dạy lại tôi những điều con được học ở trường. Quả nhiên, tôi thấy con gái rất hào hứng, thậm chí con gái còn phê bình tôi viết chữ xấu, làm tính chúng tôi đã làm cô giáo của mẹ, cháu tự nhiên cũng có ý thức viết chữ nắn nót hơn, sạch sẽ hơn, chăm chú học tập hơn. Không ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, thành tích học tập của con gái tôi đã tiến bộ rất nhiều.
Nhưng mà, vì còn là trẻ con, nên tính kiên nhẫn của cháu vẫn chưa đủ. Có đôi khi, con chán nản không làm bài, hay đến gần đi học rồi mới làm. Tôi lại phải suy nghĩ và tìm kiếm phương pháp. Thế rồi, tôi đưa ra một cách là cùng thi đấu với con gái, xem ai làm bài nhanh hơn sẽ nhận được phần thưởng là một đồ ăn nào đó. Biết rằng, tâm lý trẻ con thường hiếu thắng, nên con gái lúc nào cũng cố gắng làm xong trước mẹ để được phần thưởng.
Mỗi khi con gái gặp bài không hiểu, tôi chỉ có thể tỏ vẻ thông cảm với con. Nhưng những khi ấy, tôi cũng giống như một học sinh tiểu học thành kính mà mong muốn được cô giáo giải đáp. Thế là ngày hôm sau, cháu lại đến hỏi giáo viên ở trường cho thật hiểu rồi lại về nhà chỉ bảo cho mẹ. Thực sự điều đó đã khiến con gái tôi rất hào hứng, cháu luôn muốn tìm tòi và hiểu thấu đáo để dạy lại cho mẹ.
Cứ như thế, tôi cứ làm một học sinh và con gái làm một cô giáo. Dần dần về sau này, cháu cũng tìm kiếm những câu chuyện để kể lại cho mẹ nghe, nên khả năng viết văn và khẩu ngữ của cháu cũng tốt lên rất nhiều. Bây giờ thì tôi đã yên tâm hơn vì cháu đã tự giác học tập và trong quá trình học tập cũng luôn cố gắng học tốt, hiểu sâu để về giảng cho “học trò” nghe. Có đôi khi cháu cũng chán, những khi ấy tôi lại cùng cháu chơi một lát, nghỉ ngơi một lát cho thoải mái.
Người mẹ mù chữ nói xong, toàn hội trường chúng tôi vỗ tay vang dội.
Quả thực, người mẹ ấy trong việc học tập của con gái, cô không bao giờ nghĩ mình là “mẹ”, mà coi mình là một “học sinh” để khích lệ, cổ vũ con gái.
Trên thực tế, đối với việc học tập của trẻ, không cần nhất thiết phải có cha mẹ có kiến thức uyên bác sâu rộng mới dạy được. Thậm chí có những bậc cha mẹ có kiến thức sâu rộng, khi con hỏi bài còn trả lời hộ con, giải đáp hộ con. Từ đó khiến con hình thành thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ.
Khi thói quen đó được hình thành rồi, nếu như không có bố mẹ ở bên cạnh, trẻ có thể khó khăn trong việc làm bài, thậm chí còn có thể không hoàn thành được bài tập.
Khi hướng dẫn trẻ học tập, với tư cách là cha mẹ chúng ta nên:
Cho con một hoàn cảnh yên tĩnh, đừng mở ti vi xem hay nói chuyện phiếm rồi trách mắng con không chú tâm học bài.
Quan tâm đến trẻ. Có đôi khi, cha mẹ chỉ ngồi lặng im cũng sẽ khiến trẻ tự có ý thức nghiêm túc hơn vì trẻ biết rằng đang có người quan sát đến mình.
Cha mẹ chính là tấm gương rất quan trọng của trẻ. Nếu trong nhà, cha mẹ thường xuyên chơi bài bạc, không thích đọc sách, …thì muốn trẻ chăm chú học tập và chăm chỉ đọc sách là điều rất khó.
Những Phương Pháp Dạy Con Của Người Mỹ Cho Mẹ Việt, Đọc Bài Những Phương Pháp Dạy Con Của Người Mỹ Cho Mẹ Việt Mới Nhất
Phương pháp dạy con của người Mỹ – dạy trẻ tính tự lập từ nhỏ
Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu áp dụng những phương pháp giúp trẻ trang bị kỹ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập đề ra nhiệm vụ cho trẻ và tạo điều kiện giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Như khi muốn rèn cho trẻ tự mang giày, giáo viên sẽ đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.
Dạy trẻ sự lễ phép trong đời sống hàng ngàyỞ các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ. Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời,… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Đợi tới khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ, lúc này hiệu quả đạt được sẽ cao hơn rất nhiều.
Sự tôn trọng: Một loại chất “dinh dưỡng” đặc biệtViệc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của những người dân Mỹ. Họ cho rằng mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Phương pháp cũng như giọng điệu khi nói chuyện với trẻ được người Mỹ vô cùng coi trọng. Khi nói chuyện, người lớn không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải quỳ xuống để nói chuyện với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi trẻ phạm lỗi không nên quở mắng quá lời nếu không, sẽ làm cho trẻ cảm giác nặng nề và tự ti sau này.
Hai mươi phút quan trọng dành cho conPhương pháp dạy con của người Mỹ khuyến khích các bậc cha mẹ dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con cái của mình nghe. Hai mươi phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua đó, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh, việc trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có thể giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý, vốn từ vựng, kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn và kiến văn cho trẻ,…
Luôn cổ vũ con tham gia các trò chơi khám pháNgười Mỹ nổi tiếng bởi sở thích khám phá đặc trưng, vì thế ngay từ nhỏ họ luôn khuyến khích con tham gian các trò chơi như leo núi, lướt ván, bơi lội… và bọn trẻ cũng rất háo hức với các trò chơi này. Người Mỹ tin rằng, các trò chơi khám phá sẽ rèn cho trẻ lòng dũng cảm, can đảm và khám phá khả năng của bản thân. Từ đó giúp trẻ luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức và vươn lên trong cuộc sống.
Trẻ 18 tuổi trở lên phải tự kiếm tiền để chi trả học phíHầu hết trẻ em Mỹ từ 18 tuổi trở lên được quyền sống theo sở thích và theo đuổi ước mơ của mình và cha mẹ ít có quyền can thiệp vào cuộc sống riêng của con. Vì thế sau khi tốt nghiệp trung học, các bạn trẻ Mỹ sẽ tự kiếm tiền để trang trải cho việc đóng học phí ở trường đại học, họ có thể vừa đi làm vừa đi học hoặc đi làm tiết kiệm đủ tiền mới tiếp tục học lên đại học.
Phương Pháp Dạy Con Học Giỏi Toán Qua Trò Chơi
1. Dạy con các bài hát trong đó có sử dụng các con số 2. Thông qua các trò chơi có tính điểm số.
Các trò chơi dân gian bên cạch chứa đựng các giá trị đạo đức còn có tác dụng rất tốt đối với việc dạy con trẻ. Bởi đó là các trò chơi dễ thực hiện nên bố mẹ có thể áp dụng các con số trong đó để dạy con. Bên cạch đó, việc dạy con tập đếm bóng, đếm búp bê hay đếm các ngón tay cũng là cách để bố mẹ áp dụng. Bố mẹ nên đếm trước, rồi tập cho con đếm theo. Bố mẹ nên tạo khoảng không gian thoải mái nhất cho con để giúp con ghi nhớ và học tốt.
3. Dạy con nhận biết và phân biệt các màu sắc, hình khối.Ngay từ khi chào đời, mọi vật với trẻ đều mới lạ khiến bé tập trung toàn bộ sức lực để nhìn, nghe ngóng và dần khám phá thế giới mới lạ ấy. Bố mẹ nên dạy con từ những cái nhỏ nhất để dần hình thành cho con những khái niệm về chiều sâu, độ rộng, chiều cao và độ dài, khái niệm về thời gian. Hôm nay, ngày mai, độ dài, ngắn…là những từ mà bố mẹ cần dạy con. Bố mẹ cần lưu ý, khi dạy trẻ cách phân biệt màu sắc thì ngoài việc cho trẻ biết phân biệt màu, bố mẹ nên có những hình ảnh đi kèm để giúp trẻ dễ hình dung và dễ dung nạp vào trí nhớ của mình.
Ví dụ khi bố mẹ dạy con có thể hỏi con: “Đây là màu xanh. Con nhìn xem cái lá cây này có màu gì?”…
4. Dạy con nhận biết các con số và cách ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngàyHiện nay, các con tầm 4-5 tuổi có thể ghi nhớ số nhà, địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ. Xã hội thì ngày càng phức tạp. Do vậy, dạy trẻ ghi nhớ chúng cũng là việc làm rất cần thiết. Bên cạch dạy con cần ghi nhớ chúng, bố mẹ nên dạy con cách sử dụng chúng trong các trường hợp cần thiết.
Ví dụ: Trong trường hợp con bị lạc con cần làm gì? Và bố mẹ có thể hướng dẫn con : “Trong trường hợp đó con có thể mượn điện thoại, nhờ bấm đến số của bố hoặc mẹ để gọi cho bố mẹ đến đón”…
Phương Pháp Dạy Con Của Người Mỹ
Một số cách phạt con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi mà các bà mẹ Mỹ đang thực hiện.
1. Cấm túc
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.
Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng các mẹ Việt Nam thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.
Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.
2. Cắt tiền tiêu vặt
Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.
Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.
3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con
Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm…
Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.
4. Cho con làm việc nhà
Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lần mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.
5. Biết khen thưởng con đúng lúc
Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.
Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.
Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.
Đứa trẻ nào mà chẳng mắc lỗi, nhưng phạt chúng như thế nào mà không mang tiếng ác thì là lại chuyện lớn. Hãy thử tập làm người mẹ Mỹ, hãy thử học cách phạt con của họ xem công hiệu ra sao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Dạy Con Học Giỏi Tuyệt Vời Của Người Mẹ Mù Chữ trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!