Bạn đang xem bài viết Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về Âm Nhạc Như Thế Nào? (Kỳ 1) được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thế giới rộng lớn luôn là một kho tàng đa dạng về văn hóa, tập quán, truyền thống. Đây thật sự là một thú vui vô tận đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học, xã hội học. Trong đó nổi bật hơn cả là sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây, với sự khác biệt cơ bản về bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống… Có thể coi đây là 2 cái nôi văn hóa – văn minh lớn nhất của nhân loại.
Văn minh phương Đông và phương Tây
Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ châu Á và phần Đông Bắc châu Phi. Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung Hoa. Tóm lại, phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc” riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá,… phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử thế giới. Người phương Đông thường có cách cư xử nặng về tình cảm, đề cao tính cộng đồng và tập thể. Tiêu biểu nhất cho văn minh phương Đông chính là 2 cái nôi ở Trung Hoa và Ấn Độ mà nền văn hoá – văn minh này thậm chí còn mang tính cổ xưa hơn cả văn minh phương Tây. Sự khác biệt ấy được thể hiện hầu như ở mọi phương diện đời sống xã hội, trong đó có văn hóa, nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
Khác biệt về âm nhạc
Xét về tầm ảnh hưởng của nền văn minh thì Trung Hoa và Ấn Độ, trong đó có văn hoá âm nhạc, đã chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã khẳng định bằng cả lý luận và thực tiễn rằng, âm nhạc Phương Đông nói chung, âm nhạc Trung Hoa – Ấn Độ nói riêng có những nét đặc sắc, thậm chí còn bao trùm các nước khác. Mặc dù vậy nền âm nhạc phương Tây từ lâu cũng đã được định hình và đạt được nhiều thành tựu to lớn về hệ thống lý luận âm nhạc, về phong cách sáng tác, phong cách biểu diễn, các thể chế tổ chức và diễn tấu (chẳng hạn như những qui định trong biên chế dàn nhạc, sự phân loại và sử dụng các loại giọng…).
Phương Tây luôn dựa trên cơ sở khoa học để đề xướng các lý thuyết cơ bản về âm nhạc và được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Đồng thời, nó chi phối, ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến nghệ thuật âm nhạc của nhiều nước, kể cả các nước phương Đông. Tuy nhiên, trong thời đại sự giao lưu văn hoá giữa các nước ngày càng trở nên cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và tìm ra cái hay, cái đẹp của nhau để làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình đây đôi khi lại là điều tốt. Đó chính là những yếu tố không thể thiếu để làm nên cái chung, cái phổ quát của văn hoá nhân loại, trong đó có âm nhạc và hệ thống ngôn ngữ chung của văn hoá âm nhạc đương đại trên thế giới. Những cái độc đáo, đặc sắc của âm nhạc mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc một mặt luôn được bảo tồn cùng với sự tồn vong của từng dân tộc, một mặt lại phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn.
Tạm kết
Để có thể nói về sự khác nhau trong âm nhạc giữa hai Châu lục là điều vô cùng rộng lớn mà trong khuôn khổ một bài viết là chắc chắn không thể đầy đủ hết. Như chúng ta đã biết âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống lao động của xã hội loài người, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước vọng trong cuộc sống của con người trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi châu lục. Dù được thể hiện qua câu hát – tiếng đàn, hay qua thị hiếu thưởng thức âm nhạc, qua giai điệu, tiết tấu, điệu thức, cách thức cơ cấu nhạc cụ, phong cách biểu diễn, phong cách sử dụng nhạc cụ… thì bản chất ấy của âm nhạc không hề thay đổi. Chúng ta chỉ có thể nhìn vấn đề dưới góc độ nhỏ của dòng âm nhạc chuyên nghiệp (một bộ phận của âm nhạc nói chung) và dựa vào những cách thức biểu hiện ấy để làm cơ sở cho những so sánh về sự khác biệt giữa âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây.
– Kỳ 2: Phương Đông và phương Tây khác biệt về âm nhạc như thế nào? (Kỳ 2)
Sự Khác Nhau Về Văn Hóa Phương Đông Và Phương Tây
Lịch sử và địa lý
Ở phương đông chủ yếu là những quốc gia có địa hình đồng bằng châu thổ và bình nguyên, có khí hậu đa dạng và thảm thực vật phong phú, giáp biển và đồi núi, thuận lợi cho việc phát triển nền văn minh lúa nước. Từ đó giúp dễ dàng tập hợp các cộng đồng người thành một quốc gia, xây dựng được nét đặc sắc trong văn hóa của từng dân tộc. Trong quá khứ của ngàn năm xa xưa, phương đông huyền bí khi được so sánh khác nhau về văn hóa với phương tây thì phương đông đã từng có một thời đại vàng son vượt bậc mà các nước ở đại lục phía Tây không thể sánh được. Tuy nhiên do sự kém cạnh trong việc chạy đua với hai cuộc cách mạng kĩ thuật ở phương tây mà tụt hậu dần về kinh tê nhưng lại không thể phủ định nền văn hóa ngàn năm lịch sử của phương đông.
Không chỉ có sự khác nhau về văn hóa với phương đông mà phương tây cũng có một sự khác biệt rõ ràng về địa lý, địa hình chủ yếu là các bán đảo kết nối với nhau với nhiều đồi núi cheo leo và các thung lũng, khí hậu ôn hòa nhưng có nơi cũng rất khắc nghiệt, thực vật chủ yếu là các cây ôn đới. Do sự phân cách của các đồi núi nên thời cổ đại phương tây lưu hành hệ thống các vùng đất độc lập với sự thống trị của lãnh chúa ở mỗi vùng. Do sự khắc nghiệt về tự nhiên nên đòi hỏi người dân ở phương tây phải sớm có sự bức phá về mọi mặt và họ đã thành công thông qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật, đặc biệt là thời đại Phục Hưng đã giúp cải thiện và làm phong phú hơn nền văn hóa đặc trưng đầy phá cách của phương tây.
Tín ngưỡng và tôn giáo
Phương đông huyền bí với sự đa dạng và phong phú về tín ngưỡng và tôn giáo, là vùng đất hứa của đức tin với nhiều đạo như Phật, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,… và tín ngưỡng Khổng tử, Nho tử, tín ngưỡng thời ông bà tổ tiên, tín ngưỡng nhân gian,… vì thế nền văn hóa của các nước phương đông không thể tách biệt khỏi chùa chiền, đền miếu và đời sống tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác. Đó là bản chất góp phần làm nên sự phong phú đa dạng trong văn hóa lâu đời của phương đông.
Sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây đã tạo nên những sự khác biệt rõ ràng trong xã hội, từ suy nghĩ, hành động, cách sống và công việc của con người. Và con người luôn bị mê hoặc bởi những điều mình không biết nên trong thời đại hội nhập, việc tiếp thu và bảo vệ nền văn hóa là một vấn đề quan trọng cần xem xét cẩn thận để hòa nhập chứ không hòa tan, để có thể vừa học tập tinh hoa văn hóa từ phía bên ngoài vừa giữa vững nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự Khác Biệt Giữa Rồng Phương Đông Và Rồng Phương Tây.
Sự khác biệt về hình dáng
Rồng phương Đông hay rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả trong các truyền thuyết, truyện cổ thường có mình dài, toàn thân có vảy. Không có cánh nhưng lại có thể tự do bay lượn. Đầu có bờm sư tử và sừng hươu. Đa phần rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả là có màu vàng.
Trong khi đó rồng phương Tây hay rồng ở các quốc gia châu Âu lại được mô tả là một loài vật có sức mạnh to lớn, thường có 3 đầu. Một số con cũng chỉ có một đầu. Tuy nhiên hình dáng thì khác hẳn so với rồng phương Đông. Nó được mô tả giống như một loài thằn lằn, có thể khè ra lửa. Da dày và rắn chắc. Chúng có đôi cánh như cánh rơi nhưng to khỏe và có thể bay lượn dễ dàng.
Rồng phương Đông mang nhiều ý nghĩa tâm linh
Sự khác biệt về tính biểu tượng.
Trong văn hóa tâm linh của con người thuộc các quốc gia phương Đông, rồng luôn là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ. Đó là đại diện cho những gì cao quý nhất và đáng tôn thờ nhất. Rồng tượng trưng cho vua, cho thần thánh. Đây là biểu tượng của sự ban phát điềm lành, của sự bao bọc mà những thế lực linh thiêng dành cho con người. Nó còn đại diện cho chủ nghĩa anh hùng. Chính vì vậy rồng rất được tôn thờ trong văn hóa phương Đông.
Đối với văn hóa phương Tây thì tính biểu tượng của con rồng lại mang một thái cực hoàn toàn khác. Rồng trong văn hóa phương Tây lại là đại diện cho thứ sức mạnh tà ác. Chúng tồn tại cùng với sức mạnh của mình luôn là một nỗi ám ảnh đối với con người. Tuy nhiên, trong hầu hết các thần thoại Tây phương chúng đều chết thảm dưới tay của các hiệp sĩ.
Rồng phương Tây là đại diện cho sức mạnh hung hãn, đáng sợ.
Sự khác biệt về hành vi.
Rồng trong tưởng tượng của các quốc gia châu Á mang tính linh thiêng. Thường mang sức mạnh to lớn của mình, đại diện cho thần thánh cứu giúp dân lành. Rồng chính là linh thú bảo vệ xã tắc bình an.
Rồng trong thần thoại phương Tây lại thường sử dụng sức mạnh của mình vào mục đích đen tối. Nó thường canh giữ của cải, người đẹp…Tuy nhiên lại tỏ ra là một thứ sức mạnh “hữu dũng vô mưu”. Nó luôn được miêu tả là một loài quái vật hung tợn và tăm tối.
Rồng phương Đông là đại diện cho điềm lành
Sự khác biệt về mặt ý nghĩa xã hội.
Rồng phương Đông đại diện cho vua chúa, cho cuộc sống vương giả. Đây là linh thú đứng đầu trong tứ linh của văn hóa phương Đông là long, ly, quy, phượng. Vì vậy rồng mang ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của người châu Á.
Rồng phương Tây mang một ý nghĩa xã hội hoàn toàn khác. Đây là loài vật đại diện cho những gì xấu xa nhất và là thế lực mà con người luôn muốn chống lại.
Rồng phương Tây là thứ sức mạnh mà con người luôn muốn chống lại.
Như vậy sự xung đột văn hóa Đông Tây là điều vẫn luôn luôn hiện diện. Do vị trí địa lý, địa hình, quá trình phát triển… mà sự xung đột này luôn tồn tại. Điều này đã tạo nên sự đa dạng vô cùng thú vị. Sự khác biệt của văn hóa Đông Tây sẽ luôn là một đề tài hay ho cho những ai thích khám phá văn hóa và văn minh nhân loại.
Sự Khác Nhau Giữa Phương Đông Và Phương Tây
Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau: đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Cụ thể là: Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn… trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú cho con người. Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Ta tự xét mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa. Ông dạy mọi người phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét ở trong tâm, “tận tâm” của mình mà thôi. Như vậy theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không có gì vui thú hơn. Còn theo Thiện Ung thì cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ. Đối với khuynh hướng duy vật thô sơ – kinh dịch thì biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người có chín khiếu. Ở phương Đông khuynh hướng duy vật chưa rõ ràng đôi khi còn đan xen với duy tâm, mặc dù nó là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiến lâu dài của nhân dân Trung hoa thời cổ đại. Quan điểm duy vật được thể hiện rõ ở học thuyết Âm dương, tuy nó còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nhưng trường phái triết học này đã bộ lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội.
Để tải tài liệu này xin mời bạn mua thẻ điện thoại VietTel mệnh giá 20.000đ sau đó gửi mã số thẻ cào cùng địa chỉ email của bạn và mã tài liệu T097 đến số điện thoại: 0988.44.1615Sau khi nhận được tin nhắn tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn và thông báo cho bạn biết
Tài liệu này không có hình ảnh khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về Âm Nhạc Như Thế Nào? (Kỳ 1) trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!