Xu Hướng 3/2023 # Phở, Hủ Tiếu Hay Bún Bò # Top 3 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phở, Hủ Tiếu Hay Bún Bò # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Phở, Hủ Tiếu Hay Bún Bò được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời tiết da vào Thu…là luc nhung mon an nuoc nhu la Pho, Bun Bo hay la Hu tieu My Tho…rat la duoc cac ba noi tro lua chon cho ngay cuoi tuan. Co lan toi di Michigan tham gia dinh Co ban TS…la nguoi sinh tai Hue…hom do Co da nau cho toi an mon Bun Bo Hue la mon an cua vung Song Huong Nui Ngu. Va mon Bun Bo Hue duoc noi den duoi day…   Chuc Quy Ban vui …Viet Ha.

Bún bò Huế

Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.

Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì, người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu; mì làm bằng bột mì.

Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏ định cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.

Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?

Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam , rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.

Nếu phở là “Soupe de Chinoise” thì tô phở chắc phải theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của Thiên Triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc cách chế biến một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu phần triệt để.

Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.

Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò “định cư” ở Cố Đô thì nó có phần “thay da đổi thịt”. Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: “Bún bò giò heo” (Không ai gọi “Bún bò thịt heo”). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật.

Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.

“Bò teo heo nở” là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì vậy, trước khi bị miếng giò heo “bề thế” tấn công, các miếng thịt bò đã vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả, ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.

Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở, nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn.

Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn. Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt. Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.

Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải “loạn xà ngầu” giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá sống nửa Nam nửa Trung. Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.

Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa “hiện đại” như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy, cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước phở xào chớ không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty

Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa. Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!

Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.

Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.

Vốn có cuộc sống “kín cổng cao tường”, các bà các cô gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miến thịt heo to, ớt đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra, có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc “cao điểm” của một tô bún bò ngon. Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.

Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.

Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để “làm một chầu cho đã nhớ”. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chã ở đây vẫn ngon hơn chã Quốc Hương trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội, nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng chã để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng chả đang ăn.

Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến “Bún Bò Quốc Việt” trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn là khách văn nhân; nhưng tô Bún Bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì về Huế thì vễnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta thích lắm, muốn “ăn cho biết”. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: “ỚÙt thế làm sao ăn, sợ quá!”

Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò. Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon. Bún bò cũng không sống nỗi với Cọng Sản, chúng cũng vượt biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.

Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: Thêm một miếng Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là nuốt vào lòng “sợi nhớ sợi thương”./ (*) Dẻo như cơm nếp. Có khi người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc. (*) Bắp chuối xắt thành từng lát thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh chua như người Nam.

Chiết xuất từ http://baomai.blogspot.com/

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Tìm Hiểu Bún Làm Từ Gì? Phụ Gia Cho Bún Tươi

Trong ẩm thực châu Á, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, mềm, tạo sợi qua khuôn và luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu. Như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, bún qua cầu Vân Nam (Trung Quốc), bún Laksa (Malaysia), bún bò Nam Bộ, bún bò Huế, bún thịt nướng,… Bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở. Cùng tìm hiểu xem bún làm từ gì và phụ gia sử dụng trong bún tươi.

Bún làm từ gì – Nguyên liệu

Để tạo ra sợi bún thơm ngon cần sử dụng hai nguyên liệu chính: Gạo tẻ và muối

Gạo tẻ

Bún được làm từ gạo tẻ, hay nói chính xác hơn là tinh bột gạo tẻ được chắt lọc qua quá trình lên men. Gạo sau khi thu mua về sẽ được ngâm trong bồn từ vài tiếng, đem nghiền mịn rồi chắt bỏ nước chua để thu được tinh bột gạo.

Thông thường, gạo được chọn làm bún là loại gạo “nở” được xay xát từ thóc cũ đã lưu kho từ 1 tháng đến 6 tháng. Sở dĩ chọn gạo cũ là do gạo cũ có đặc tính nở, xốp, khô, không dính giúp sợi bún dai mịn, không bị dính khuôn.

Tỷ lệ giữa amylose và amylopectin sẽ quyết định tính dẻo của nguyên liệu khi nấu chín và độ nhớt của dung dịch tinh bột trong nước. Hàm lượng này thay đổi theo độ mới cũ của gạo.

Tiêu chuẩn cho gạo làm bún: Gạo dùng để làm bún là loại gạo tẻ cũ từ 3-6 tháng, trắng, có hàm lượng tinh bột cao, khô xốp, độ nát thấp, không bị mốc, không bị mọt, không lẫn tạp chất.

Muối

Tuy không phải thành phần chính nhưng muối lại đóng một vai trò rất quan trọng cho việc hình thành sợi bún.

Muối nhiều sẽ ức chế quá trình hoạt động của vi sinh vật, nguyên nhân làm hư hỏng bún. Tuy nhiên, nồng độ các phân tử trong muối cao có thể ảnh hưởng đến các liên kết khác có trong gạo, khiến hạt gạo dễ bị trương nở quá mức.

Nồng độ muối vừa phải sẽ giúp ức chế vi sinh vật. Đồng thời hỗ trợ làm các liên kết trong hạt gạo chặt chẽ hơn, hạt gạo khó trương nở hơn.

Nồng độ muối quá thấp thì sẽ khó bảo quản bún được lâu (vi sinh vật phát triển). [ Theo Wikipedia]

Phân biệt bún và phở

Bún và phở cùng làm từ bột gạo tẻ nhưng có một số đặc điểm khác nhau như sau:

Thứ nhất, rõ ràng nhất về mặt hình thức, bún sợi nhỏ, tiết diện tròn, màu trắng tinh, phở sợi to, dẹt, tiết diện hình chữ nhật, màu trắng đục.

Thứ hai, bột gạo làm bún sau khi đẩy qua lỗ nhỏ thành sợi được thả ngay vào nồi nước sôi luộc khoảng một phút còn phở thì phải hấp, tráng như bánh cuốn rồi mới cắt sợi.

Thứ ba, bột bún phải được lên men còn bột phở xay ra phải nấu ngay cho khỏi chua.

Phân biệt bún và một số thực phẩm dạng sợi khác

Về cơ bản bún, mì sợi, bánh phở, bánh đa, miến hay hủ tiếu khô đều sử dụng tinh bột của ngũ cốc, chủ yếu là gạo tẻ. Chúng có quy trình làm bột và ra thành phẩm gần tương tự nhau. Tuy vậy, giữa chúng ít nhiều có sự phân biệt nhất định theo thành phần nguyên liệu hoặc phương thức chế biến: Bún được làm thủ công, sử dụng tinh bột gạo tẻ, sợi có tiết diện tròn, mềm. Mì sợi dùng tinh bột gạo tẻ hoặc bột mì, đôi khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như trứng (mì trứng). Mì được cắt sợi vuông hoặc sợi tròn nhỏ và thường được phơi khô. Bánh phở dùng tinh bột gạo tẻ, tráng mỏng và cắt thành sợi dài.

Bánh đa có cách làm gần tương tự như bánh phở nhưng có thể kết hợp với cả bột đao, và thành phẩm thường được phơi khô; có loại bánh đa như bánh đa cua dùng bột gạo kết hợp với thịt cua, phơi khô. Miến có sợi tiết diện hình vuông nhỏ, thường làm từ bột đao, bột dong, phơi khô thành phẩm. Một sản phẩm khác, thịnh hành tại miền Nam Việt Nam, gần tương tự như bún là món hủ tiếu, tuy có sợi nhỏ, dai và dài nuột hơn sợi bún.

Bún làm từ gì? Phụ gia cho bún tươi

Phụ gia bảo quản Nasa R102 plus

Sản phẩm giúp kéo dài thời gian sử dụng bún, hạn chế việc hư hỏng do vi sinh vật.

Thông thường quá trình ép nước chua sẽ diễn ra trong một thời gian khá lâu, khiến thời gian sản xuất bị kéo dài ra và thời gian sử dụng của bún bị ngắn lại. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể thay cách ép nước chua truyền thống bằng máy ly tâm. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có điều kiện để thay đổi về công nghệ, máy móc.

Một phương pháp khá đơn giản khác thường được sử dụng đó là sử dụng hợp chất bảo quản. Lúc trước, các cơ sở thường lựa chọn benzoate để tăng thời gian sử dụng bảo quản của sợi bún. Tuy nhiên, sản phẩm này lại phải sử dụng ở một hàm lượng tương đối nhiều (1 g/ 1kg bột ướt). Ngoài ra, những năm gần đây, người dân đã có xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, ít sử dụng phụ gia vô cơ, hóa chất.

Từ những nguyên do trên, dòng sản phẩm bảo quản Nasa R102 Plus ra đời. Nó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho một loại bảo quản.

Sản phẩm có thành phần từ các muối hữu cơ.

Hiệu quả bảo quản cao, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.

Một ưu điểm lớn của Nasa R102 Plus là hàm lượng sử dụng rất thấp (

100g cho 300kg bột ướt

), giúp đảm bảo về mặt kinh tế cho cơ sở sản xuất.

Phụ gia tạo dai, chống gãy, làm khô bề mặt Gusto Lk07

Như đã đề cập ở trên, chất lượng gạo quyết định rất lớn đến sợi bún thành phẩm. Nếu gạo còn quá mới, sợi bún rất dễ dính lên băng tải. Ngoài ra, nếu gạo xấu thì sợi bún không có độ dai, rất dễ bị gãy.

Sản phẩm Gusto Lk07 với thành phần Phosphat giúp làm khô, ráo bề mặt. Phụ gia hỗ trợ làm dai, chống gãy cho sợi bún trong quá trình làm chín (hấp).

Hàm lượng sử dụng thấp, an toàn cho người sử dụng và được Bộ Y tế cho phép là những ưu điểm nổi bật của Gusto Lk07.

Phụ gia làm trắng- Starfresh 9

Sản phẩm giúp tạo trắng cho sợi bún, tránh tình trạng xỉn màu, giúp hỗ trợ quá trình bảo quản cho bún. Hàm lượng sử dụng thấp (0.01-0.1 g/ kg bột ướt); sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm từ bột như bún, phở, bánh tráng…

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ Ms Phượng Tiền: 0909.886.527

Email: sale5@luankha.com

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

cách làm bún từ gạo xay

cách làm bún tươi truyền thống

cách làm bún tươi bằng máy

cách làm bún tại nhà không cần máy

bún vắt

miến làm từ gì

cách làm bún sạch tại nhà

kỹ thuật làm bún

Phong Tục Và Hủ Tục 2022

Mấy chục năm sống ở Tây Nguyên, tôi đã chứng kiến nhiều hủ tục và phong tục.

Chỉ nói riêng ở Gia Lai nơi tôi đang sống thôi, nhiều hủ tục giờ hầu như chỉ còn trong dĩ vãng, nhiều người muốn “nghiên cứu” lại cũng chả còn, ví dụ như lặn nước, đổ chì để phân định đúng sai. Ví dụ như chôn chung, như vẫn bón thức ăn cho người chết sau khi đã chôn hàng tháng… Nhưng vẫn còn những hủ tục đang tồn tại, thảng hoặc đâu đó, ta vẫn nghe chuyện ma lai, chuyện thuốc thư, chuyện mẹ chết thì chôn theo con…

Là đứng dưới góc độ văn minh mà xét, chứ khi một hiện tượng đã tồn tại, dù lâu dù mau, nó phải có lý của nó, kể cả đấy là hủ tục man rợ nhất. Lấy ví dụ hủ tục mẹ chết thì chôn theo con. Ai cũng biết người Tây Nguyên thời còn lạc hậu, khi đẻ người phụ nữ phải tự làm lấy mọi thứ. Giờ chuẩn bị sinh các bà mẹ trẻ và gia đình của họ lo lắng chuẩn bị từng ly từng tí, còn phụ nữ Tây Nguyên ư, tự vào rừng, làm một cái chòi, chuẩn bị ít mì, đu đủ, gạo, củi… vào đấy tự sinh, xong xuôi thì bế con về. Và trong hoàn cảnh ấy, thì nếu người mẹ chẳng may chết (hiện tượng chết này rất nhiều do sự thiếu thốn lạc hậu đủ bề), nếu để đứa bé thì cũng không cách gì có thể nuôi được. Chúng ta giờ có lồng ấp, có các phương tiện hiện đại, bác sĩ giỏi, các loại sữa đủ để thay sữa mẹ mà nuôi những đứa bé như thế còn khó khăn, thì thử hỏi người nhà đứa bé ở giữa rừng, lạc hậu như thế, đói khổ như thế, thiếu thốn như thế… có thể làm gì khi mẹ chúng mất, nguồn sữa duy nhất nuôi bé không còn. Cách tốt nhất trong hoàn cảnh ấy là cho đứa bé đi theo mẹ. Và trong hoàn cảnh ấy có thể hành động ấy là nhân văn với họ. Nhưng giờ, chỉ nghe nói thế là đã gai cả người. Ánh sáng của văn minh đẩy lùi hủ tục là như thế.

Có những việc không phải hủ tục mà là phong tục, như lễ bỏ mả. Cái lễ này nó cũng như việc người Kinh cúng giỗ, gần gần hơn với làm lễ hết tang. Khi đủ điều kiện thì người Tây Nguyên tổ chức lễ bỏ mả. Đây là một cái lễ rất lớn, một hoạt động văn hóa trọng thể kéo dài so với các lễ khác. Cũng có nhiều ý kiến về lễ này, như có người bảo lãng phí, vì mỗi lễ bỏ mả như thế có khi người ta làm đến mấy chục con bò, chưa kể lợn dê gà, hàng mấy trăm ghè rượu… Thực ra cái gọi là lãng phí thì… người Kinh lãng phí hơn nhiều. Nên nhớ một gia đình người Tây Nguyên có khi cả đời họ mới tổ chức một lễ bỏ mả, bỏ một lúc cho nhiều người. Và dịp ấy họ mới làm bò. Còn chúng ta, ngày nào chả ăn thịt. Mà khách trong các cuộc bỏ mả ấy rất đông, cả khách được mời và khách đi qua ghé vào, khách tò mò đến xem… đều được mời ăn mời uống, thậm chí được chia phần mang về. Có chăng cái phần cần phải xử lý là vệ sinh thực phẩm và môi trường. Hãy hình dung, ở những khu nhà mả hẻo lánh ấy, phân, máu súc vật, nước lại hiếm, nền đất và cỏ, hàng trăm con người ăn uống nhảy múa… thì việc vệ sinh hoàn toàn có thể hiểu là bằng không. Rất nhiều cuộc ngộ độc tập thể xuất phát từ các cuộc như thế này…

Trong đời sống hiện nay, có nhiều phong tục đẹp đang trở thành hủ tục.

Như việc đi lễ chùa chiền đang bị biến tướng thành nơi xin xỏ cầu ước rất tầm thường. Các di tích lịch sử văn hóa đang trở thành nơi buôn thần bán thánh rất thực dụng. Các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc đang bị biến thành những thế lực để phân phát quyền và tiền. Thậm chí người ta đi vay tiền ở các vị danh nhân rồi trả gấp ba bốn lần như thế. Hay như nạn cưới xin rùm beng đang thành gánh nặng với những gia đình thu nhập thấp. Việc thăm nhau đang bị biến tướng thành đi “lễ”, đi “tết” với túi to nhỏ các loại…

Và, phải nói thật với nhau, trong chúng ta có ai làm việc gì đấy, từ nhỏ như sửa cái cổng, mua cái xe, đến lớn như làm nhà, dựng vợ gả chồng, ma chay… mà không xem thầy xem ngày không, không sửa lễ cúng bái không? Và cũng không biết liệt những việc ấy vào phong tục hay hủ tục nhỉ?…

Cách Phân Biệt Nước Tăng Lực Bò Húc Thật Hay Giả?

Red bull, hay còn gọi là nước tăng lực bò húc, là thương hiệu nước tăng lực được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại xuất hiện nhiều sản phẩm nhái, giả kém chất lượng của thương hiệu này này, gây ra những ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp cũng như sức khoẻ của người tiêu dùng.

Red bull được biết đến như một loại nước tăng lực, giúp cho người dùng tỉnh táo và tập trung vào công việc. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiểu rõ cũng như cách dùng sản phẩm hợp lý để Red Bull…

1. Sản phẩm nước tăng lực bò húc là gì?

Bò húc là tên gọi quen thuộc của sản phẩm nước tăng lực Red Bull. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người thắc mắc rằng tại sao sản phẩm Red Bull tại Việt Nam lại có hình dáng và kích cỡ khác bên Mỹ. Liệu nó có phải hàng giả không? Thật tế, sản phẩm Red Bull đang lưu hành tại Việt Nam gồm có 2 loại: 1 được sản xuất tại Thái và 1 được sản xuất tại Việt Nam. Red Bull tại thị trường Việt Nam và châu Á nói chung đều được quản lý bởi công ty Red Bull Thái Lan. Tại thị trường này, tên gọi đúng của sản phẩm nước tăng lực này phải là Krating Daeng hoặc Red Bull Classic. Red Bull tại thị trường châu Á và thị trường châu Âu được quản lý bởi 2 công ty riêng biệt nên chuyện khác nhau về hình dáng bên ngoài cũng là việc bình thường.

Quay ngược lại nguồn gốc Red Bull, sản phẩm nước tăng lực này vốn dĩ có xuất phát từ Thái Lan. Ban đầu, nó là loại nước uống dinh dưỡng và không có ga. Sau này, doanh nhân người Áo, Dietrich Mateschitz, trong một lần đến Thái Lan sau khi dùng loại nước này đã quyết định phát triển loại thức uống này hơn. Ông đã hợp tác với công ty Thái Lan để có thể sử dụng và biến tấu sản phẩm này để phù hợp với người dùng châu Âu hơn. Nếu bạn có dịp uống Red Bull Mỹ, bạn sẽ thấy sản phẩm tuy vị không đậm bằng Red Bull tại Việt Nam nhưng hơi ga lại nồng hơn.

Đến khi sản phẩm vào Việt Nam, với biểu tượng 2 chú bò đang chạy hướng về nhau trên vỏ lon, người tiêu dùng cũng từ đó mà dần quen với tên gọi là Bò Húc. Cũng như Red Bull tại Thái Lan, sản phẩm Bò Húc có kích cỡ nhỏ gọn, vỏ lon màu vàng đồng. Trên vỏ lon vẫn có những dòng chữ tiếng Thái đặc trưng. Nếu để ý kĩ, sản phẩm Bò Húc được nhập khẩu bởi Thái Lan có bậc nấp màu đỏ, vị đậm và ga nhẹ hơn. Đối với một số người không chuộng vị đậm thì sản phẩm Bò Húc Thái được miêu tả là có mùi vị khá gắt.

2. Cách phân biệt nước tăng lực bò húc thật và giả

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm nước tăng lực bò húc được nhái giả một cách tinh vi. Đôi lúc, người tiêu dùng sẽ thấy một số thiết kế lạ trên vỏ lon nhưng khi hỏi, người bán lại bảo đó là hàng nhập khẩu từ Thái Lan. Do đó, để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý về một số đặc điểm sau:

– Về màu sắc của vỏ lon: Cả hai sản phẩm đều có màu vàng đồng. Tuy nhiên, sản phẩm thật lại có màu đậm hơn.

Do các sản phẩm nhái, giả không được kiểm soát bởi các cơ quan chức năng nên trong sản phẩm hầu như không có các chất dinh dưỡng. Vì thế, người tiêu dùng không nhận được bất cứ lợi ích từ sản phẩm nước tăng lực như tăng độ bền, độ dẻo dai của cơ thể và sự tỉnh táo. Nguy hiểm hơn, các sản phẩm nước tăng lực bò húc giả còn chứa các chất độc hại mà nếu dùng lâu dài có thể gây hại đến các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận,… Từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ cũng như tính mạng người tiêu dùng.

Hiện nay có một số cơ sở sản xuất Bò Húc nhái, giả một cách công khai nhưng chính quyền lại không phát hiện. Thành phần trong những sản phẩm nhái, giả đó chỉ có những chất hóa học tạo mùi, vị. Không những thế, họ còn nhái một cách lộ liễu bằng cách giữ nguyên hoặc thay đổi một số chi tiết nhỏ trên vỏ lon. Chính vì những sản phẩm xấu như thế mà không những sản phẩm Bò Húc thật bị mang tiếng xấu mà sức khỏe người dùng cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

4. Vậy người tiêu dùng cần làm gì để tránh mua phải hàng nhái, giả

Với những ảnh hướng xấu đến sức khỏe người dùng, không ai lại muốn mình mua phải hàng nhái, giả cả. Vì thế, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân trước những sản phẩm nhái, giả đang xuất hiện tràn lan trên thị trường hiện nay bằng những cách:

– Mua sản phẩm ở những nơi có cam kết về chất lượng như siêu thị, đại lý hoặc những cửa hàng uy tín.

– Quan sát và đọc kĩ những thông tin trên vỏ lon như nguồn gốc, mã vạch, thành phần,…

– Không nên vì ham rẻ hoặc lợi nhuận mà mua những sản phẩm nước tăng lực bò húc rẻ, không rõ nguồn gốc.

– Đặc biệt, khi phát hiện có hàng giả, người tiêu dùng cần báo cáo ngay với các cơ quan để để kịp thời xử lý những đối tượng xấu.

Việc tự phòng tránh việc mua phải những sản phẩm nhái, giả không những giúp bảo vệ chính bản thân của bạn mà nếu được lan rộng, sau một thời gian không ai mua những sản phẩm nhái, giả đó nữa, không có cầu sẽ không có cung, sẽ không còn đối tượng sản xuất và phân phối những sản phẩm như vậy nữa. Từ đó giúp cho xã hội được tốt hơn.

5. Những công dụng tuyệt vời của nước tăng lực mà bạn nên biết

Khi bạn mua đúng sản phẩm thật, bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà sản phẩm mang lại. Những công dụng đó bao gồm:

Nước tăng lực giúp bổ sung nguồn năng lượng kịp thời giúp bạn đánh bay cơn buồn ngủ và mệt mỏi hiệu quả

Các thành phần trong nước tăng lực bao gồm cafein giúp tinh thần tỉnh táo, đầu óc minh mẫn, taurin – một loại axit amin có vai trò giúp cơ thể cảm thấy phấn khởi, hưng phấn và vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra còn có các loại đường như glucoze, sacaroze giúp bổ sung kịp thời nguồn năng lượng đã mất. Chính nhờ những tính năng tuyệt vời trên mà nước tăng lực bò húc được nhiều người yêu thích sử dụng, nhất là những người lao động trong điều kiện thời tiết nắng nóng và mất nhiều sức.

Tăng độ bền, dẻo dai cơ thể

Nước tăng lực là loại nước uống ưa thích của các vận động viên thể thao và các game thủ. Bò Húc không chỉ giúp họ tỉnh táo mà còn tăng sự chịu đựng cho cơ thể. Người dùng sẽ có cảm giác đỡ mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng sau khi sử dụng sản phẩm. Đây là một trong những chức năng chính và và nguyên nhân khiến Bò Húc thu hút những đối tượng trên đến vậy. Nếu sau khi tập luyện hoặc làm việc mà cảm thấy mệt mỏi, bên cạnh bổ sung nước cho cơ thể, việc uống thêm một lon Red Bull sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

Cần sử dụng sản phẩm đúng cách

Cũng như cafe, nếu bạn sử dụng Bò Húc quá nhiều trong một ngày thì việc đó cũng sẽ không tốt chút nào. Theo khuyến nghị của Hội An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), bạn chỉ nên uống tối đa 5 lon nước tăng lực, tức tiêu thụ tối đa 400mg cafein. Đây là liều lượng an toàn đối với cơ thể. Tuy cafe không phải là chất có hại, thuy nhiên nếu nạp quá nhiều cafein có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh… Ngoài ra, có bao giờ bạn cảm thấy bồn chồn , khó ngủ sau khi uống Red Bull không? Đó là lí do vì sao bạn cần tránh uống Bò Húc vào buổi đêm vì chất cafein có gây mất ngủ. Không những thế, hai đối tượng không nên uống Bò Húc hoặc bất kì loại nước tăng lực nào chính là trẻ dưới 10 tuổi và phụ nữ mang thai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phở, Hủ Tiếu Hay Bún Bò trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!