Xu Hướng 3/2023 # Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid # Top 7 View | Channuoithuy.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phân hóa giàu nghèo giữa các nước qua đại dịch COVID-19

Theo kết quả khảo sát của BBC, đại dịch COVID-19 đã tấn công các quốc gia nghèo nhiều hơn phần còn lại của thế giới, gieo rắc bất bình đẳng trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát với gần 30.000 người tham gia cho thấy các quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch, sáu tháng sau khi COVID-19 được xác nhận vào tháng 3/2020. Chi phí tài chính là một vấn đề lớn sau khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Các nước nghèo hơn và những người trẻ cho biết họ đối mặt với khó khăn lớn nhất. Thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 45% ở những nước giàu hơn. Kết quả cũng khác nhau theo chủng tộc và giới tính, với phụ nữ gặp khó khăn nhiều hơn nam giới, và người da đen được cho thấy có mức độ mắc COVID-19 cao hơn người da trắng ở Mỹ. 

Nghiên cứu được GlobeScan thực hiện cho BBC World Service ở 27 quốc gia vào tháng 6/2020, vào giai đoạn cao điểm của đại dịch ở nhiều nơi. Tổng cộng, hơn 27.000 người đã được khảo sát về COVID-19 và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của họ.

Một thế giới không bình đẳng

Cuộc thăm dò cho thấy đại dịch đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có. Có khác biệt đáng chú ý giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước không phải là thành viên. OECD là một nhóm gồm 37 quốc gia nằm trong số các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.

Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân ở các nước không thuộc OECD bị ảnh hưởng thu nhập do đại dịch, so với 45% người sống ở các nước OECD. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy những người ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi có xu hướng nói rằng đại dịch đã có tác động đáng kể đến họ hơn là với những người sống ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Những người ở Kenya (91%), Thái Lan (81%), Nigeria (80%), Nam Phi (77%), Indonesia (76%) và Việt Nam (74%) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về tài chính. Những người có thu nhập thấp ở những nước này nói rằng họ hiện giờ có thu nhập ít hơn trước.

Trong khi đó, những người có thu nhập cao ở Australia, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi đại dịch hơn những người có thu nhập thấp nhất.

Ảnh hưởng giữa các thế hệ

Vẫn theo thăm dò này, đại dịch COVID-19 đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa giới trẻ và người già. Các thế hệ trẻ hơn nói rằng họ trải qua một thời gian khó khăn hơn các thế hệ già. Điều này có thể là do có ít cơ hội hơn để làm việc, giao tiếp xã hội và tìm kiếm giáo dục, học hành trong thời gian đại dịch xảy ra.

Khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.

Ngược lại, chỉ 49% những người thuộc Thế hệ X (những người sinh từ 1965 đến 1980) và 39% Những người thuộc nhóm Baby Boomers (bùng nổ dân số – những người sinh từ 1946 đến 1964) nói rằng họ cảm thấy như vậy.

Những người được hỏi thuộc thế hệ Z phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tài chính, với 63% nói rằng họ thấy thu nhập của mình có sự thay đổi. Ngược lại, chỉ 42% thuộc thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomers cho biết thu nhập của họ bị ảnh hưởng.

Các thế hệ cao niên hơn cũng có nhiều khả năng thoát khỏi những tổn hại về thể chất hoặc tài chính. Khoảng 56% thuộc thế hệ Baby Boomers và lớn hơn cho hay không bị tác động về thể chất hoặc tài chính, so với mức trung bình 39% trên toàn cầu.

Các phát hiện chính khác từ cuộc thăm dò bao gồm:Gần 6/10 người (57%) nói rằng họ đã bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch. Phụ nữ nói rằng họ phải đối mặt với tác động tài chính lớn hơn nam giới. Sự chênh lệch lớn nhất được cho thấy ở Đức (32% phụ nữ so với 24% nam giới), Italy (50% so với 43%) và Anh (45% so với 38%) chịu ảnh hưởng.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ cảm thấy những tác động lớn hơn từ đại dịch, với 57% nói với khảo sát rằng họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều, so với 41% những người không có con./.

Theo TTXVN

30 Cách Phân Biệt Đàn Ông Giàu Và Nghèo

Vui chút chơi..Chắc phải tập dần những thói quen của đàn ông giàu thôi!

1. Đàn ông giàu hay nói tới đi chơi. Đàn ông nghèo hay nói tới công việc. . 2. Đàn ông giàu ăn mặc theo sở thích của mình. Đàn ông nghèo ăn mặc theo sở thích của người xung quanh hoặc theo quy định. . 3. Đàn ông nghèo dẫn bạn gái vào tiệm sang trọng. Đàn ông giàu dẫn vào tiệm kín đáo. . 4. Đàn ông nghèo hay mang tiền trong túi. Đàn ông giàu mang thẻ tín dụng. Đàn ông cực giàu chả mang gì hết. . 5. Đàn ông nghèo hay nói về tài sản. Đàn ông giàu hay nói về các dự định. . 6. Đàn ông giàu tặng quà theo cảm hứng. Đàn ông nghèo tặng quà theo những ngày quy định trong năm. . 7. Đàn ông nghèo nhiều bạn bè. Đàn ông giàu nhiều cấp dưới. . 8. Đàn ông giàu thường già. Đàn ông nghèo thường trẻ. Nếu quá trẻ mà giàu thì đấy chỉ là con của đàn ông giàu. . 9. Đàn ông nghèo hay kể về những cô gái anh ấy ghét. Đàn ông giàu hay kể về những cô gái anh ấy yêu. . 10. Đàn ông giàu bước ra khỏi xe hơi là đi thẳng. Đàn ông nghèo bước ra là nhìn chung quanh. . 11. Đàn ông nghèo hay kể về những nơi đã đi qua. Đàn ông giàu hay kể về những người đã gặp. . 12. Đàn ông nghèo hay đeo dây chuyền và nhẫn vàng. Đàn ông giàu chả có gì hết. . 13. Dẫn bạn gái vào cửa hàng, đàn ông giàu thả đó rồi đi. Đàn ông nghèo luôn luôn muốn đi kèm. . 14. Nếu bạn đòi đi thi hoa hậu, đàn ông nghèo sẽ can và nó – “Em không đậu đâu”, còn đàn ông giàu cũng can và nói – “Em đậu để làm gì?”. . 15. Đến nhà bạn gái, đàn ông nghèo nhìn đồ đạc trong phòng. Đàn ông giàu nhìn tranh ảnh trên tường. . 16. Mới gặp nhau, đàn ông nghèo hỏi – “Em làm nghề gì?”. Đàn ông giàu hỏi – “Em định không làm nghề gì?”. . 17. Kể về thời thơ ấu, đàn ông nghèo hay nói – “Ngày xưa anh khổ”. Còn đàn ông giàu hay nói – “Ngày xưa anh chả biết gì”. . 18. Khi bị mất cắp, đàn ông nghèo nói – “Của đi thay người”. Còn đàn ông giàu nói – “Thôi cho chúng nó”. . 19. Vô khách sạn, đàn ông nghèo quan tâm tới những gì trong phòng. Đàn ông giàu quan tâm những gì ngoài cửa sổ. . 20. Gặp bọn cướp, đàn ông giàu đưa tiền, đàn ông nghèo chiến đấu dũng cảm. . 21. Đàn ông nghèo giáo dục con cái quan tâm tới học hành. Đàn ông giàu giáo dục con cái quan tâm tới giao tiếp. . 22. Đàn ông nghèo uống rượu theo nhãn hiệu. Đàn ông giàu uống rượu theo năm.

. 23. Đàn ông nghèo khoe bạn giàu. Đàn ông giàu khoe bạn nghèo. . 24. Đàn ông nghèo nói – “Xa em là anh chết”. Đàn ông giàu nói – “Xa em anh sẽ sống khác đi”. . 25. Dự hội nghị, đàn ông nghèo quan tâm lãnh đạo nói gì. Đàn ông giàu quan tâm ai là lãnh đạo. . 26. Đàn ông nghèo mua tặng bố mẹ vợ thuốc bổ. Đàn ông giàu mua tặng vé đi du lịch. . 27. Đàn ông nghèo da trắng trẻo. Đàn ông giàu da rám nắng. . 28. Đàn ông nghèo đọc xem báo chí viết gì. Đàn ông giàu đọc xem báo chí không viết gì. . 29. Đàn ông nghèo hứa – “Yêu em cho đến chết”. Đàn ông giàu hứa – “Yêu em cho đến hết yêu”. . 30. Đi bên em, đàn ông nghèo nắm tay. Đàn ông giàu khoác vai.

30 Cách phân biệt đàn ông giàu và nghèo

Nguồn: Tumblr,Voz,st..

Tư Duy Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

Steve Siebold, tác giả cuốn “How Rich People Think” (Cách suy nghĩ của người giàu), đã dành gần ba thập kỷ để phỏng vấn các triệu phú trên toàn thế giới để tìm ra điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Và theo ông, điều khác biệt không nằm ở những gì họ làm, những gì họ đang sở hữu mà là cách họ tư duy.

1. Hành động thay vì ngồi “chờ sung rụng”

Siebold viết: “Trong khi đại đa số chúng ta ao ước trúng số để trở nên giàu có thì những người giàu lại tìm cách giải quyết vấn đề”. Vị anh hùng mà hầu hết mọi người đang chờ đợi có lẽ là chúa trời, chính phủ, sếp hay vợ/chồng của họ. Họ tự nghĩ và tin như vậy, gán nó vào cuộc sống của mình và cứ “há miệng chờ sung” mặc thời gian trôi.

2. Người giàu coi trọng kiến thức thực tế hơn bằng cấp

Nhiều người tin tưởng rằng, càng nhiều bằng cấp thì cơ hội trở nên giàu có càng lớn. Với lố suy nghĩ cũ kĩ này bạn chẳng thể nào thoát ra được lối mòn. Có biết bao tỷ phú tự thân tầm cỡ trên thế giới chẳng qua một hệ thống giáo dục chính thống, không có bằng nọ cấp kia nhưng kiến thức, sự hiểu biết và tư duy của họ ít tai theo kịp. Thực tế trường đời dạy họ cái mà kiến thức sách vở không thể mang lại.

3. Người giàu nghĩ về tương lai trong khi người nghèo lại luôn muốn tìm về quá khứ

“Những người luôn tin rằng những tháng ngày tốt đẹp nhất đã ở lại phía sau thường khó mà giàu nổi. Họ luôn sống với quá khứ huy hoàng và thất vọng về hiện tại. Trong khi đó, những người giàu lại luôn tin vào một tương lai chưa biết trước, nhờ vậy họ nỗ lực hết mình, sẵn sàng xả thân để đạt được mục tiêu định sẵn.

4. Theo đuổi đam mê

Đối với đại đa số, muốn giàu có đồng nghĩa với việc phải luôn làm việc, kể cả là những công việc chúng ta không hề thích thú. Nhưng người giàu thì khác. Họ sẵn sàng bỏ công việc lương cao hiện tại để làm những gì mình thích rồi làm giàu từ chính những đam mê đó. Đây mới chính là chiến lược làm giàu thông minh.

5. Kì vọng cao và chấp nhận thử thách

Trong cuốn sách của mình, Siebold viết: “Các nhà tâm lý học và chuyên gia tâm thần học thường khuyên chúng ta đừng kì vọng quá nhiều vào cuộc sống để không phải thất vọng”. Tuy nhiên, “chẳng ai có thể làm giàu và đạt được ước mơ nếu không kì vọng cao”

6. Người giàu tập trung kiếm tiền trong khi người khác cố gắng tiết kiệm

Siebold cho rằng, người chỉ dành thời gian cho việc săn tìm giảm giá và chi li tiết kiệm thì sẽ dễ bỏ qua những cơ hội lớn, mặc dù tiết kiệm là đức tính cần thiết đối với bất cứ ai. Kể cả trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ, người giàu cũng không thích cách suy nghĩ “vụn vặt”. Họ là bậc thầy trong việc tập trung tinh thần để làm một việc duy nhất: kiếm tiền.

7. Họ dạy con mình cách làm giàu

Trong khi các bậc cha mẹ khác dạy con họ làm thế nào để tồn tại trong cuộc sống, người giàu sẽ dạy con làm giàu ngay từ khi chúng còn nhỏ. Họ dạy con cách đầu tư, cách chi tiêu và tiết kiệm. Để con cái tự kiếm tiền là cách để giúp chúng hiểu được giá trị của đồng tiền.

8. Người giàu thấy thoải mái trong sự bất ổn

Siebold viết: “Thoải mái về thể chất, tâm lý và tình cảm là mục tiêu chính của người nghèo. Nhưng người giàu sẽ tìm hiểu, học cách để được thoải mái trong tình trạng bất ổn đang diễn ra.”

9. Người giàu sử dụng tiền của người khác

Trong khi người nghèo cần tiền để có thể tiếp tục kiếm tiền. Siebold lại thấy rằng, những người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của họ từ túi tiền của người khác. “Người giàu không quan tâm tới việc có đủ tiền để mua cái này hay không mà họ chỉ quan tâm rằng chúng có đáng để mua, đáng để đầu tư hay không”.

10. Người thường tin rằng buộc phải lựa chọn giữa gia đình hạnh phúc và sự giàu có còn người giàu biết họ có thể có cả ha i

Ai đó thường cho rằng sự giàu có phải đánh đổi bằng thời gian bên gia đình. Siebold cho rằng: “Bạn đã bị tẩy não khi tin rằng chỉ có thể chọn một trong hai. Người giàu biết họ có thể có bất cứ điều gì nếu chấp nhận thách thức với tâm hồn chưa đầy tình yêu thương”.

11. Nghèo khó là gốc rễ của tội lỗi chứ không phải tiền bạc

Không ít người trong số chúng ta có suy nghĩ rằng, tiền bạc chính là gốc rễ của những điều xấu xa, tội lỗi, và người ta giàu chẳng qua cùng nhờ may mắn mà thôi. Đó là lí do tại sao việc trở nên giàu có hơn lại là điều đáng xấu hổ với một bộ phận người có thu nhập thấp. Siebold cho rằng: “Những người ở tầng lớp thượng lưu đều biết tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn”.

12. Ích kỷ là một đức tính tốt

Trong khi hầu hết những người khác xem ích kỉ là thói xấu thì người giàu lại nghĩ đó là đức tính tốt. Để minh chứng cho điều này, Siebold nói: “Người giàu đi khắp nơi và làm những việc khiến bản thân họ hạnh phúc. Họ không cố gắng giả vờ để cứu thế giới… Nếu bạn không thể tự chăm sóc cho chính mình thì bạn cũng chẳng làm được gì cho ai khác. Bạn không thể cho đi những gì bạn không có”.

Nguyễn Sinh

Sự Khác Nhau Giữa Người Giàu Và Người Nghèo: Đến Đường Nước Thải Cũng Khác Biệt Đến Nặng Nề

Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn hiện đang là vấn đề xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Giữa các tầng lớp xã hội có những sự khác biệt ngày càng rõ ràng, thể hiện trong lối sống thường ngày, thói quen mua sắm, giáo dục, giải trí…

Nhưng thậm chí, đến đường nước thải cũng có sự khác biệt. Và theo như một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc, đó là một sự khác biệt hết sức nặng nề giữa khu giàu và khu nghèo.

Ở đây chúng ta sẽ bỏ qua chất lượng đường ống, và cũng không phải đường ống nhà giàu có… vàng. Nó nằm ở các thành phần chất thải trong ống, và nó thể hiện rất rõ sự khác biệt về lối sống giữa 2 khu vực này.

Cụ thể nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016, với mẫu nghiên cứu lấy từ 22 nhà máy xử lý chất thải, kiểm tra dựa trên 42 chất chỉ thị về dinh dưỡng và hóa chất. Sau đó, kết quả được đem so sánh với số liệu về giá thuê nhà, công việc và trình độ học vấn tại từng khu.

Và những gì họ tìm ra quả thực đáng chú ý.

Tại các khu vực giàu có, kết quả kiểm tra cho thấy chế độ ăn của họ tốt hơn. Vitamin B tự nhiên (không phải dạng thuốc và thực phẩm chức năng) được tìm thấy nhiều ở những khu vực có giá thuê nhà cao. Điều này cũng trùng khớp với một số nghiên cứu trước kia, cho thấy tình trạng kinh tế xã hội thấp thường có chế độ ăn không đủ chất.

Ở các khu nhà giàu, dấu hiệu cho thấy họ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc – những thực phẩm được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Có điểm thú vị là khu vực này cũng tiêu thụ nhiều cafe hơn, nhưng là các loại cafe rang xay trực tiếp chứ không phải cafe đóng gói.

“Chúng tôi cho rằng việc tiêu thụ nhiều cafe ở khu vực này phản ánh 2 điều. Đầu tiên là sự tự do về tài chính cao hơn, và hai là văn hóa uống cafe phổ biến đối với nhóm có tiềm lực tài chính cùng trình độ giáo dục cao.”

Còn với khu vực có thu nhập thấp, người ta tìm thấy dư lượng thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau gốc opioid, và thuốc huyết áp rất cao.

“Chúng tôi cho rằng các loại thuốc chống trầm cảm là dấu hiệu cho gánh nặng tâm lý tại khu vực này,” – các nhà nghiên cứu cho biết.

Hay nói cách khác, sự khác biệt giữa cả 2 khu vực là khá rõ ràng. Khu nhà giàu ăn uống đủ chất hơn, ít sử dụng các loại thuốc kích thích và thuốc chống trầm cảm, cho thấy đời sống tinh thần của họ cũng có chất lượng cao hơn.

Theo Phil M. Choi – chuyên gia đứng đầu nghiên cứu – thì báo cáo của họ có thể được dùng làm nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về sức khỏe tổng quát của con người theo từng khu vực. “Kết quả cho thấy đường nước thải cũng phản ánh tình trạng kinh tế, xã hội của từng khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong các nghiên cứu khác về sức khỏe con người trong tương lai.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!