Xu Hướng 12/2023 # Phân Biệt Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Với Bệnh Zona # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Với Bệnh Zona được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ Năm, 09-03-2023

Tổn thương viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng rất dễ lẫn lộn với bệnh zona thần kinh. Nhiều tài liệu đã đề cập đến tình trạng nhầm lẫn này. Tình trạng nhầm lẫn diễn ra đặc biệt nhiều tại các tuyến huyện do người dân chưa có kiến thức đầy đủ trong phân biệt 2 loại tổn thương da nói trên. Tỷ lệ nhầm lẫn có thể lên đến 80,4% tại một số địa phương.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra

Có nhiều loại côn trùng gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Nhiều nhất là các loại côn trùng như:

Kiến ba khoang.

Kiến kim.

Con giời leo.

Kiến cong đít.

Kiến lác.

Một số ấu trùng sâu bướm.

Các khu vực nhiệt đới như châu Á, châu Phi có số ca bị viêm da tiếp xúc khá cao so với các khu vực khác. Thời điểm xảy ra nhiều nhất là lúc giao mùa.

Đối với viêm da tiếp xúc do côn trùng thường không giới hạn đối tượng bệnh nhân. Các tổn thương trên da thường xuất hiện đột ngột. Thường gặp nhất là sau khi ngủ dậy. Vùng da hở như: cổ, mặt, tay, chân,… là những khu vực thường bị viêm. Khu vực da có biểu hiện viêm đỏ như vết xước và thường có dạng vệt dài.

Bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa. Bệnh thường đi kèm với nhiều mụn nhỏ màu vàng nhạt. Vị trí tổn thương ngẫu nhiên tùy theo nơi côn trùng tiếp xúc với da.

Đối với zona thần kinh, bệnh nhân có tiền sử thủy đậu là đối tượng có nguy cơ mắc zona. thường có những cơn đau nhức trước khi phát bệnh. Đôi khi có kèm theo sốt nhẹ ở bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân mắc zona thường chỉ có các tổn thương ở một bên người (trừ bệnh nhân AIDS). Các tổn thương này chạy dọc theo dây thần kinh trên da.

Dựa vào các đặc điểm trên, bệnh nhân có thể phân biệt được 2 loại bệnh này và có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Lời kết

Zona Và Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng

Những đặc điểm giúp phân biệt bệnh Zona (giời leo) và viêm da tiếp xúc do côn trùng:

ZONA

Zona (Shingles – Giời leo) có sang thương da là mảng hồng ban – chùm bóng nước, đau nhức rất nhiều giống như bị phỏng, thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, do virus thủy đậu varicella zoster virus (VZV) thuộcnhóm herpes virus gây ra. Vì vậy, Zona còn được gọi là herpes zoster, chỉ xảy ra ở người đã từng bị thủy đậu. Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà là sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Sau khi gây bệnh, virus thủy đậu vẫn tồn tại trong tế bào thần kinh gần tủy sống của bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong trong nhiều năm và bị kiềm chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu, những virus này sẽ “thức dậy”, chuyển thành dạng hoạt động và di chuyển dọc theo lộ trình của thần kinh ra da gây tổn thương theo vùng phân bổ thân kinh – da. Sau những triệu chứng cảnh báo như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cảm giác giống như bị phỏng ngoài da, các sang thương hồng ban – bóng nước Zona đau nhức thật nhiều sẽ xuất hiện, thường chỉ ở một bên cơ thể. Hạch bạch huyết vùng lân cận có thể bị sưng to. Dân gian lầm tưởng các triệu chứng này là do con giời (cùng nhóm với con rết) tiếp xúc với da gây ra nên gọi đây là bệnh “giời leo”.

Vị trí sang thương hồng ban – bóng nước xuất hiện một bên kèm theo cảm giác đau, nóng dữ dội là triệu chứng đặc trưng của Zona. Đối với một số bệnh nhân già yếu hoặc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, sang thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể.

Zona là bệnh không lây nhiễm nhưng nếu chưa được chủng ngừa thủy đậu hay chưa từng bị thủy đậu, trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ rất dễ bị thủy đậu khi tiếp xúc với bóng nước Zona có chứa nhiều VZV.

Khoảng một đến hai tuần sau khi xuất hiện, các bóng nước Zona sẽ vỡ ra, khô lại, đóng mày và không còn virus nữa. Sang thương Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng một tháng nhưng trong một số trường hợp, cảm giác đau đớn do Zona gây ra có thể còn kéo dài nhiều tháng cho đến nhiều năm sau gọi là đau thần kinh sau Zona. 10-20% bệnh nhân mắc phải thủy đậu lúc nhỏ sẽ bị Zona lúc trên 60 tuổi nhưng cũng có khi bệnh xáy ra sớm hơn. Zona xuất hiện có tính cách riêng lẻ, không thể thành dịch và đa số bệnh nhân chỉ bị Zona một lần trong đời, rất hiếm khi bệnh tái phát.

Các đối tượng dễ bị Zona sau khi mắc phải thủy đậu: người già yếu, người được ghép thận hay ghép tủy xương, người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, người đang dùng các loại glucocorticoids hoặc thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày để điều trị bệnh tự miễn, hen suyễn, viêm khớp…

Những người làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn; những người làm vườn, chăm sóc cây kiểng có thể bị côn trùng bám vào khăn lau, cổ, mặt hay vùng da hở tứ chi, thân mình. Phản xạ tự nhiên dùng tay quệt, đập,..sẽ làm các độc chất gây bỏng da như pederin của kiến khoang, cantaridin của sâu ban miêu hay phosphorcủa con giời tiết ra gây viêm da tại vị trí tiếp xúc, không phải do virus gây ra như Zona. Do đó, sang thương viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nơi trên cơ thể và không có triệu chứng báo trước.

PHÒNG BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC

Cần mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; cho trẻ nằm trong nôi có phông màn che chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Những người thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc lắp lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa bão. Phải đóng các cửa lại trước khi mở đèn để ngăn côn trùng bay vào phòng theo ánh sáng, chú y‎ kiểm tra phát hiện côn trùng trong bồn tắm, bể chứa nước, khăn mặt, quần áo trước khi sử dụng. Không phơi quần áo, khăn mặt ở bên ngoài vào buổi chiều tối Có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da để chống muỗi và các côn trùng khác.

Môi trường sống chung quanh phải thật sạch sẽ, thông thoáng. Cần dọn dẹp phát quang kỹ những nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm; gom đốt xác cây mục, cỏ khô để xua đuổi côn trùng; phun thuốc diệt côn trùng những nơi um tùm rậm rạp cạnh khu dân cư. Có thể dùng đèn huỳnh quang để ngoài cửa dụ côn trùng bay đến và tiêu diệt vì chúng thường có khuynh hướng tụ tập ở những nơi có ánh sáng này.

Bệnh nhân có các triệu chứng ngoài da giống như bị viêm da tiếp xúc do côn trùng cần được các bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám bệnh, chẩn đoán phân biệt với Zona và các bệnh ngoài da khác để được điều trị thích hợp.

Không nên tự mua thuốc sử dụng vì nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị các loại bệnh này hoàn toàn khác nhau. Bác sĩ LÊ ĐỨC THỌ – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cách Phân Biệt Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Và Bệnh Zona

Đa số mọi người sẽ không thể phân biệt được bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh Zona. Vì các triệu chứng đặc trưng của hai căn bệnh này khá giống nhau. Đều có các biểu hiện như: cảm giác đau rát, khó chịu như bị bỏng da, xuất hiện mụn nước trên vùng da nhiễm bệnh…Tuy nhiên, để xác định và điều trị đúng bệnh bạn cần tham khảo một số cách phân biệt như sau.

Một số cách phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh Zona

Thực chất là xuất phát điểm của 2 căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Do vậy, chỉ cần bạn chú ý một số đặc điểm này, là có thể phân biệt được bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh Zona một cách dễ dàng thôi.

Phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh Zona qua nguyên nhân

Bệnh Zona là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Herpes. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Zona cao. Bởi vì, virus vẫn luôn tồn tại trong tế bào thần kinh, mặc dù người bệnh đã điều trị khỏi thủy đậu. Chúng ẩn trốn để chờ thời cơ người bệnh ăn ngủ kém, lo nghĩ và lao động trí óc nhiều làm giảm sức đề kháng hoặc sử dụng hóa chất để điều trị ung thư… virus này sẽ bùng phát bệnh Zona.

Còn bệnh viêm da do tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện nhiều vào ban đêm. Đặc biệt, thường xảy ra ở những đối tượng có thói quen cởi trần, mặc quần áo ngắn hở, hay ngủ không mắc màn, … Điều này thu hút những con côn trùng như: thiêu thân, côn trùng cánh cứng, kiến ba khoang, … tấn công vào các vùng da hở, không được che chắn.

Triệu chứng bệnh Zona

Tổn thương cơ bản của bệnh Zona là hình thành các bọng nước đứng thành chùm, thường có xu hướng dọc dây thần kinh. Chúng sẽ xẹp khô, đóng vảy và tiết vàng sẫm trong vòng khoảng 4-5 ngày sau đó. Khi lành, bọng nước sẽ để lại vết sẹo lõm bạc màu, không bao giờ mất, kèm theo hạch, đau rát tại chỗ.

Nếu bệnh Zona không được điều trị đúng cách, có thể sưng phồng mí mắt, đỏ và đau mắt. Lâu dần ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí gây mù loà.

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Cách loại côn trùng chứa nhiều độc tố, nên khi cơ thể bị chúng tiếp xúc sẽ có cảm giác buồn buồn ở da. Theo phản xạ tự nhiên, con người thường lấy tay đập, miết vào da đó. Hệ quả là độc tố của nó làm xuất hiện vệt đỏ trên da dọc theo vị trí do tay miết côn trùng, chứ không phải bị chúng đốt. Sau đó sẽ dần xuất hiện phỏng nước với nhiều hình dạng khác nhau và có màu vàng đục. Rồi chúng tự vỡ sau 1-2 ngày và đóng thành vẩy tiết. Trong khoảng 1 tuần, vẩy tiết đó sẽ tự bong da, nhạt màu dần rồi thâm lại. Viêm da tiếp xúc do côn trùng không nguy hiểm, nhưng những vết tích của nó để lại sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý cho người bệnh.

Phân Biệt Zona, Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Và Herpes Da

I. ZONA

2. Triệu chứng

Cơ năng: đau nhức trước khi thương tổn mụn nước nổi lên và đau nhiều suốt trong thời gian bị bệnh.

– Thượng tổn da: mụn nước nổi với tính chất: mụn nước to bằng hạt đậu, tập trung thành từng chùm như chùm nho, có thể nhiều chùm liên kết lại thành mảng mụn nước rộng lớn.

– Tần suất bệnh gặp cao hơn ở người lớn trên 50 tuổi, hoặc ở phụ nữ mang thai, một số người mắc một số bệnh làm cho sức đề kháng giảm như lupus đỏ hệ thống, HIV/AIDS, hay người dùng corticoid dài ngày làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút.

3. Xét nghiệm mụn nước: có tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ

4. Về điều trị: Thuốc chủ yếu là thuốc kháng virut acyclovir.

5. Di chứng: Khi lành thường để lại sẹo lõm, tăng và giảm sắc tố da lõm chõm chỗ trắng chỗ đen và tồn tại hàng năm.

– Tỉ lệ để lại di chứng đau thần kinh sau khi lành bệnh cao 40-60% ở tuổi trên 45, được gọi là đau thần kinh sau zona và có thể tồn tại từ 6 tháng đến vài năm.

6. Phòng bệnh: Phát hiện và điều trị sớm và đúng phát đồ bệnh thủy đậu có khả năng phòng được bệnh Zona . khi mắc bệnh này không nên điều trị các biện pháp dân gian như “bắt giời”mà nên đi khám chuyên khoa Da liễu sớm trong vòng 2 ngày đầu của bệnh để được điều trị sớm cũng có thể giảm tỉ lệ đau thần kinh sau zona.

II. VIÊM DA TIẾP XÚC DO CÔN TRÙNG

Có nhiều loại côn trùng có thể gây ra bệnh này khi da chúng ta tiếp xúc với chúng nhưng đặc biệt nghiêm trọng nhất là loài kiến 3 khoang, loài kiến này có cánh , bệnh thường gặp vào thời điểm chuyển mùa, hay thời tiết đang nắng chuyển mưa (khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm). Do lúc này loài kiến 3 khoang bay từ ngoài đồng, bụi cây.. vào nhà lúc chập tối , chúng gieo rắc chất tiết, phấn , cánh của chúng trong nhà. Khi da chúng ta hoặc quần áo của chúng ta tiếp xúc với chất tiết, phấn, cánh của chúng thì sẽ bị bệnh.

2. Triệu chứng:

+ Cơ năng: khi bị tiếp xúc với các chất tiết kể trên thì da có cảm giác rát như bị bỏng nhẹ, sau đó ngứa nhè nhẹ xen lẫn cảm giác đau.

+ Toàn thân: ít khi bị ảnh hưởng, có thể sốt đối với trường hợp bị tổn thương quá nhiều gây hoại tử tổ chức rộng hay khi thương tổ bị bội nhiễm.

+ Thượng tổn da: Các nhà côn trùng học đã xác định là chất pederin (C 24H 43O 9 N) có độc tính gấp 12 – 15 lần rắn hổ. Pederin có trong máu của kiến, thậm chí khi kiến chết khô 8 năm sau mà độc tính vẫn tồn tại.

3. Xét nghiệm mụn nước: không có tế bào gai lệch hình và tế bào đa nhân khổng lồ.

4. Về điều trị: chủ yếu là kháng histamine, giảm đau chống phù nề kết hợp với chấm dung dịch sát khuẩn và kem chống dị ứng. trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh và corticoid để điều trị nhiễm khuẩn và chống viêm, chống hoại tử.

5. Di chứng: Khi lành không để lại sẹo lõm, có thể để lại tăng sắc tố kéo dài vài tháng có khi hàng năm.

Không để lại di chứng đau thần kinh dai dẳng sau khi thương tổn lành như trong bệnh zona.

6. Phòng bệnh: phát quang cây cối xung quanh nhà, đêm ngủ nên đóng kín cửa và năm mùng, phơi quần áo nên lấy vào nhà sớm đế tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Khi phát hiện đầu tiên nên ngâm vùng da tổn thương trong nước lạnh khoảng 10-15 phút để làm giảm độc tố từ dịch tiết côn trùng có tác dụng giảm mức độ nặng của bệnh.

III. BỆNH HERPES DA

1. Nguyên nhân

Do Virus herpes simplex type 1 (HSV 1) và type 2 (HSV 2) gây bệnh, type 1 gây bệnh ở da là chủ yếu, type 2 chủ yếu gây bệnh ở sinh dục.

Nhiễm HSV có thể xảy ra khắp mọi nơi trên cơ thể, 70-90% nhiễm HSV1 xảy ra từ thắt lưng trở lên,70-90% nhiễm HSV2 xảy ra từ thắt lưng trở xuống và khác với bệnh zona là thương tổn của HSV không phân bố một bên cơ thể.

Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch triệu chứng có thể rầm rộ hơn, tổn thương lớn hơn hoặc loét hoại tử và vùng tổn thương lan rộng hơn và thường hay tái phát.

3. Xét nghiệm mụn nước: có tế bào gai lệc hình và tế bào đa nhân không lồ.

4. Về điều trị: thuốc điều trị chủ yếu là kháng vi rút acyclovir.

5. Di chứng: bệnh này khi lành da hoàn toàn trở về bình thường, hiếm khi để lại sẹo, trừ khi nhiễm trùng gây biến chứng loét sâu hay hoại tử.

6. Phòng bệnh tái phát: sau khi thương tổn lành cần thiết phải dùng thuốc điều trị dự phòng chống tái phát vì bênh này thường tái phát theo chu kỳ hang tháng hay 2-3 tháng.

Ở người mắc một số bệnh mạn tính như đái đường, lupus đỏ hệ thống làm suy giảm miễn dịch, hay HIV/AIDS bệnh có thể tái phát hàng tháng thì cần cần uống acyclovir dự phòng lâu dài.

Liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn khám chữa bệnh:

Medcare Skin Centre Đơn vị Điều trị các Bệnh lý về da và Thẩm mỹ da

95/36 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP.HCM Điện thoại:(028) 39 700 555 – 0845 115 115 Email: [email protected]

→ Bạn có thể đăng ký online để được Bác sĩ tư vấn cụ thể hơn ←

Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng Cần Phân Biệt Với Bệnh Zona Thần Kinh

Viêm da tiếp xúc côn trùng rất dễ nhầm lẫn với bệnh zona thần kinh. Dẫn đến hiện tượng nhầm lẫn đó là do thương tổn của 2 bệnh đều là đau rát, da vùng tổn thương bị viêm đỏ. Càng dễ nhầm hơn khi viêm da tiếp xúc côn trùng khu trú ở một bên và bệnh zona thần kinh cũng chỉ bị một bên cơ thể. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt 2 bệnh này, tránh việc dùng thuốc điều trị sai khiến bệnh mãi không khỏi.

Viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng thường xảy ra ở các vị trí da tiếp xúc với các chất dịch tiết của côn trùng sống hoặc chết. Các loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc thường là: bướm, kiến ba khoang, bọ giời, rết, sâu ban miêu,…Tổn thương da có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên cơ thể và không có triệu chứng báo trước, khác với bệnh zona xuất hiện chỉ ở một bên cơ thể có thể là bên phải hoặc bên trái. Bệnh gây ra những triệu chứng viêm da đau rát, khó chịu. Bệnh có thể lây lan thành dịch ở những người cùng môi trường sống.

Đối tượng dễ bị viêm da tiếp xúc côn trùng là người làm vườn, ngủ dưới ánh đèn,… có thể bị côn trùng bám vào khăn lau mặt, cổ gây da viêm da tiếp xúc ở mặt và một số vị trí khác như tứ chi, thân mình. Khi côn trùng bám vào tay chân, phản xạ tự nhiên như dùng tay quệt, đập sẽ khiến các chất độc gây bỏng da ( chất độc pederin của kiến ba khoang; cantharidin của sâu ban miêu hay phosphor của bọ giời tiết ra dẫn đến tiếp xúc.

Biểu hiện khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng

Nếu bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc côn trùng do ấu trùng bướm thì tổn thương thường xuất hiện tại các vùng da hở như mặt, cổ, chân, tay hoặc viêm kết mạc mắt do bị ấu trùng bay thẳng vào mắt. Thương tổn là các ban đỏ, phù nề, nổi sẩn, mủ, mụn nước, nóng và đau rát.

Khi da tiếp xúc với chất độc trong kiến ba khoang sẽ gây viêm da, thối thịt gần giống bị tạt axít. Các thương tổn thường xuất hiện trên mặt, cẳng tay, cẳng chân, trán, thường tổn có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác nếu bệnh nhân vô tình gãi là phát tán dịch tiết sang các vùng da xung quanh. Đây là thương tổn dạng “hôn nhau” chỉ có ở bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng. Tính chất của tổn thương do kiến ba khoang là những ban đỏ, nổi mụn nước, có các vết trợt loét nông trên da giống với viêm da tiếp xúc do ấu trùng bướm nhưng mức độ nặng hơn, tổn thương trên da nhiều hơn, đau rát hơn rất giống với bệnh zona. Khoảng 6-12 giờ khi tiếp xúc với côn trùng, da sẽ bị sưng và kéo dài thành vệt như cào gãi, trên đó có các mụn nước 1-5mm, mụn nước chuyển thành mụn mủ sau 2-3 ngày

Một số bệnh nhân có cảm giác ngứa và rát tăng dần, không đau nhức, kèm sốt nhẹ, có thể nổi hạch tại cổ, nách, bẹn.

Điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng

Hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc côn trùng thì mụn mủ tại vùng da tổn thương tiến triển 5-7 ngày thì đóng vảy, khô dần và khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người các phản ứng dị ứng kéo dài 2-3 tuần, da bị bội nhiễm vi khuẩn. Ðể giảm tình trạng viêm nhiễm, nếu bị viêm da tiếp xúc côn trùng, bệnh nhân nên vệ sinh sạch vùng da tiếp xúc côn trùng với nước và xà phòng, sau đó dùng các loại thuốc bôi để sát khuẩn như: milian, eosine; nếu ngứa nhiều thì dùng thêm thuốc cezil, chlorpheniramine.

Sau khi lành, tổn thương viêm da dị ứng do tiếp xúc với chất tiết côn trùng sẽ bong vảy, để lại sẹo thâm 1-2 tháng sau các vết thâm sẽ mờ dần.

Bà con nên chú ý điều trị tích cực ngay từ đầu, không gãi hoặc chà xát vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm và để lại sẹo xấu khó hồi phục sau này.

Khi có triệu chứng ngoài da giống với bị viêm da tiếp xúc côn trùng nhưng sau 72 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nến đến phòng khám và chữa bệnh da liễu để khám chẩn đoán với bệnh zona và một số bệnh da liễu khác.

Viêm da tiếp xúc côn trùng khác với zona thần kinh ở điểm gì ?

do virus có ái tính với thần kinh gây nên, các virus có thể nhân lên trong các hạch thần kinh và theo các sợi thần kinh gây ra các bệnh da liễu, nên tổn thương chỉ bị một bên cơ thể do dây thần kinh đó chi phối, rất hiếm khi bị 2 bên và đối xứng. Còn viêm da tiếp xúc côn trùng thì tổn thương xuất hiện nhiều bị trí trên cơ thể.

Thương tổn của zona thần kinh đó các mụn nước, bọng nước tập trung thành chòm. Bệnh nhân có cảm giác đau 1-2 ngày trước khi các mụn nước xuất hiện hoặc có hạch vùng lân cận. Không có thương tổn hôn nhau như viêm da tiếp xúc côn trùng.

Bệnh zona thường đau theo cơn và như điện giật, tổn thương đã khỏi nhưng đau thì tồn tại trong một thời gian dài. Còn viêm da tiếp xúc thì chủ yếu là rát, ngứa âm ỉ không đau theo cơn, tổn thương khỏi thì hết đau hoàn toàn.

Do 2 bệnh này có tỉ lệ nhầm cao do đó bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị khi chưa có chẩn đoán chính xác. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến hotline 0961 888 497 để được chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương tư vấn cụ thể hơn.

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng

Thời gian gần đây, Trung tâm Da liễu Hải Phòng tiếp nhận hàng trăm trường hợp bệnh nhân viêm da do tiếp xúc với côn trùng. Có nhiều trẻ em cũng phải đến điều trị vì bị bệnh này. Điều đáng lưu ý là nhiều bệnh nhân chủ quan, tự mua thuốc điều trị làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, phải điều trị dài ngày.

Bướm đêm và kiến khoang là nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường do 2 loại côn trùng là bướm đêm và kiến khoang gây ra. Bệnh phát ra khi da tiếp xúc trực tiếp với lông của ấu trùng bướm đêm hoặc gián tiếp qua quần áo hay do gió thổi lông dính vào da, ở lông của bướm có chất gây kích ứng da giống histamin gây viêm da cấp tính. Đối với kiến khoang là do một chất giống như Canthanidin có ở trong bụng sâu ban miêu nên khi xiết kiến khoang trên da, chất này tiếp xúc trực tiếp với da và gây bệnh.

Viêm da do tiếp xúc với côn trùng thường bùng phát từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Nguyên nhân là sau vụ thu hoạch lúa hoặc mùa mưa làm ngập ruộng khiến bướm, kiến khoang không còn chỗ trú sẽ bay vào nhà, phòng ngủ, phòng tắm và đặc biệt là ban tối, khi thắp điện sáng, bướm sẽ bay vào. Hơn nữa, vào mùa hè, mọi người thường mặc đồ thoáng, phần da hở nhiều nên dễ tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây bệnh. Nhiều người thường phát hiện thấy bệnh khi sáng ngủ dậy hoặc sau 1 ngày về thăm quê hôm sau thấy phát bệnh.

Biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Thương tổn ban đầu là những dát đỏ da, sau đó phù nề. Người bệnh thấy rát, đau, ngứa khó chịu. Trên bề mặt thương tổn màu trắng xám, lõm ở giữa, mụn nước, loét. Khi bị bội nhiễm thì có mủ trắng.

Thương tổn có hình dạng tương ứng với phần tiếp xúc với lông của bướm đêm. Có thể có từ 1 tới hàng chục thương tổn hình tròn, ô van, hình bản đồ, loang lổ, đôi khi thương tổn nhỏ và dài như vết cào của móng tay. Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm tới 10 – 20 cm. Các dát đỏ trên có thể xuất hiện ở một vùng da bên phải hoặc bên trái hay nằm rải rác 2 bên cơ thể. Đôi khi có thương tổn ở mắt làm cho mắt viêm đỏ, phù nề, nhức nhối khó chịu.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc do kiến khoang và bướm đêm là gần giống nhau nhưng do kiến khoang thường nặng hơn.

Bệnh thường phát nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Với các biểu hiện trên, nhiều bệnh nhân nhầm với bệnh zona và tự đi mua thuốc acyclovir về bôi, uống nhưng không khỏi sau mới đến khám ở cơ sở da liễu.

Phân biệt bệnh zona và bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng Zona là bệnh do virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu từ trước. Khi bệnh thủy đậu khỏi, virut vẫn còn khu trú trong hạch chờ điều kiện thuận lợi sẽ phát ra và gây bệnh zona. Bệnh thường có biểu hiện đau nhức trước khi mọc các mụn nước. Mụn nước đứng thành đám, số lượng từ vài chiếc tới hàng trăm chiếc và đặc biệt là các mụn nước thường chỉ phân bố ở một bên phải hoặc trái của cơ thể. Đau nhức tại vùng da mắc bệnh là biểu hiện hay gặp nhất. Khi khỏi bệnh thì có một số người vẫn còn đau tại nơi đã từng mọc mụn nước. Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Khi trên da xuất hiện những đám da màu đỏ, ngứa rát, đau, bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không nên điều trị để tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị do sử dụng thuốc không đúng. Bệnh nhân có thể tự xử lý ban đầu bằng cách tắm rửa, làm sạch da, thay quần áo khác.

Tại cơ sở y tế, sau khi khám chẩn đoán bệnh do côn trùng, thầy thuốc sẽ hướng dẫn điều trị tổn thương bằng các thuốc bôi: làm dịu da, sát khuẩn, kháng sinh có corticoid. Nếu bội nhiễm có mủ, loét, bôi các dung dịch màu như castellani, milian. Ngoài ra nên kết hợp uống kháng sinh như cephalexin, ampicillin… Uống kháng histamin như desloratadin, clarityne, telfast, cetirizin,…

Phòng bệnh

Để phòng bệnh, người dân nên thực hiện một số biện pháp sau: Sau vụ thu hoạch, buổi tối nên đóng kín cửa tránh côn trùng bay vào, không lộn quần áo khi phơi tránh côn trùng bò vào, không mặc quần áo có côn trùng bám vào, không diệt côn trùng trên da hay trên quần áo.

ThS.BS. Đào Mạnh Khoa

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Với Bệnh Zona trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!